Thuốc Chữa Hội Chứng Ruột Kích Thích

Dưới đây là một số thuốc được kê đơn theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa:

  • Thuốc chống táo bón: điều trị triệu chứng khó đại tiện do hiện tượng rối loạn chức năng đại tràng gây ra. Các thuốc thường dùng như Forlax, Cisapride,… giúp tăng cường vận động cho đường ruột, co thắt đào thải chất thải ra khỏi cơ thể.
  • Thuốc chống tiêu chảy: thường là loại Loperamid giúp giảm nhu động ruột và Diphenoxylate điều trị tăng vận động ruột.
  • Thuốc chống đau: chống tình trạng co thắt đường ruột nghiêm trọng hơn, kháng cholin. Một số loại như Dicyclomine, Dicycloverine, Cholinergic, Pinaverium, thuốc đối kháng Ca ở dày dày ruột, Nospa viên
  • Thuốc giảm đầy hơi: giảm tình trạng đau bụng, giúp tiêu hóa thuận lợi hơn.
  • Thuốc chống trầm cảm: được chỉ định cho bệnh nhân gặp phải hội chứng ruột kích thích có liên quan đến hoạt động của tế bào thần kinh trong ruột.

Thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích được sử dụng nhằm kiểm soát triệu chứng, ngăn tình trạng rối loạn tiêu hóa trở nên nghiêm trọng. Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, kết hợp chăm sóc và điều chỉnh thói quen sinh hoạt để bệnh sớm cải thiện.

Tổng quan bệnh lý hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích (Irritable bowel syndrome – IBS) đề cập đến tình trạng rối loạn chức năng của đại tràng, có xu hướng tái đi tái lại nhiều lần nhưng không gây tổn thương về mặt giải phẫu, tổ chức học và sinh hoá. Tỷ lệ mắc phải bệnh lý này chiếm khoảng 5 – 20% dân số và phổ biến ở nữ giới - nhất là người dưới 45 tuổi.

Hội chứng ruột kích thích là một dạng rối loạn chức năng đại tràng mãn tính
Hội chứng ruột kích thích là một dạng rối loạn chức năng đại tràng mãn tính

IBS còn được gọi là viêm đại tràng co thắt, viêm đại tràng mãn tính, ruột co thắt, viêm đại tràng tiết nhầy, viêm đại tràng chức năng,... Tuy nhiên, hiện nay tình trạng rối loạn chức năng ở đại tràng đã được thống nhất với tên gọi là hội chứng ruột kích thích.

Bệnh lý được đánh giá là tương đối lành tính, không gây ra các biến chứng nặng nề làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ cũng như không làm tăng nguy cơ ung thư như viêm đại tràng hoặc các bệnh lý xuất hiện tổn thương thực tế. Tuy nhiên, chức năng đại tràng bị rối loạn gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống, dẫn đến sụt cân, mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, tác động tiêu cực đến yếu tố tâm lý.

Các nghiên cứu nhận thấy, hội chứng ruột kích thích có liên quan đến sự tác động qua lại giữa hệ thống thần kinh ruột (trục não – ruột) và hệ thần kinh trung ương. Bệnh lý không bắt nguồn từ chế độ ăn uống, sinh hoạt, tác dụng phụ của thuốc điều trị, nhiễm trùng như các bệnh ở đường tiêu hoá khác. Tuy nhiên, những yếu tố này có thể khiến triệu chứng của IBS chuyển biến nặng nề hơn.

Hiện nay, y học vẫn chưa thể xác định nguyên nhân cụ thể gây ra hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên, thông qua tiếp nhận và điều trị, các bác sĩ nhận thấy, bệnh có mối liên hệ với nhiều yếu tố khác nhau.

Nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích
Việc tiêu thụ các thức ăn chứa nhiều chất béo, khó tiêu có thể khiến các triệu chứng bệnh lý tiến triển nặng nề hơn

Theo đó, IBS có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân trực tiếp sau:

  • Rối loạn co bóp ống tiêu hoá: Nhu động ruột của đại tràng quá chậm hoặc quá nhanh ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tiêu hoá, gây tiêu chảy, táo bón, khó tiêu, đầy bụng,.... đồng thời làm tăng nguy cơ mắc phải hội chứng ruột kích thích.
  • Các vấn đề về tâm thần: Hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ruột có thể bị rối loạn khi xuất hiện những vấn đề về tâm thần như căng thẳng, suy nhược, rối loạn lo âu. Những bất thường ở hệ thần kinh khiến chức năng đại tràng rối loạn, tác động tiêu cực đến hoạt động tiêu hoá, đồng thời làm phát sinh các biểu hiện lâm sàng.

Ngoài những nguyên nhân trên, các biểu hiện IBS có thể bùng phát, tiến triển nặng nề khi xuất hiện các yếu tố như:

  • Thực phẩm: Thực tế, các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích có xu hướng tiến triển nặng nề hơn khi dị ứng hoặc không dung nạp thực phẩm. Bên cạnh đó, một số loại thực phẩm cũng có thể gây khó tiêu, chướng bụng, táo bón. Một số loại thực phẩm tác động đến bệnh lý, bao gồm bông cải xanh, thức uống chứa gas, bia rượu, sữa, chất béo, cải bắp, socoala,...
  • Căng thẳng quá mức: Thực tế nhận thấy, căng thẳng thần kinh làm tăng mức độ rối loạn của hệ thần kinh ruột, từ đó khiến các biểu hiện hội chứng ruột kích thích trở nên nặng nề hơn.
  • Nội tiết - giới tính: Nữ giới có nguy cơ mắc IBS cao hơn so với nam giới. Hơn nữa, thay đổi nội tiết trong thời gian hành kinh và mang thai có thể khiến các triệu chứng của bệnh trở nên nặng nề hơn.
  • Các loại thuốc: Một số loại thuốc giảm đau, kháng viêm, kháng sinh có thể gây viêm dạ dày, tổn thương ống tiêu hoá. Mặc dù không phải là nguyên nhân khởi phát nhưng các loại thuốc này có thể khiến triệu chứng IBS tiến triển nặng nề hơn.
  • Ảnh hưởng của một số bệnh lý: Chức năng của đại tràng có thể bị rối loạn do nhiễm khuẩn ruột, ảnh hưởng sau phẫu thuật cắt túi mật, viêm dạ dày - ruột,...

Những đối tượng có nguy cơ cao bị hội chứng ruột kích thích:

  • Người có tiền sử gia đình mắc hội chứng ruột kích thích
  • Nữ giới dưới 45 tuổi
  • Người gặp các vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn nhân cách, căng thẳng, lo lắng,...
  • Nữ giới có nội tiết tố bất ổn

Hội chứng ruột kích thuốc không gây ra các triệu chứng điển hình và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác ở đường tiêu hoá. Theo đó, mức độ triệu chứng còn có sự khác biệt đối với từng trường hợp cụ thể.

Dấu hiệu nhận biết hội chứng ruột kích thích
Cảm giác đau quặn bụng hoặc âm ỉ, cơn đau có xu hướng thuyên giảm sau khi đi tiêu

Một số biểu hiện thường gặp do hội chứng gây ra:

  • Cảm giác đau quặn bụng hoặc âm ỉ, cơn đau có xu hướng thuyên giảm sau khi đi tiêu
  • Đầy hơi
  • Cảm giác chướng bụng
  • Táo bón hoặc tiêu chảy, đôi khi xuất hiện xen kẽ giữa tiêu chảy và táo bón
  • Phân có chất nhầy nhưng không có máu

Các biểu hiện của IBS thường tái đi tái lại nhiều lần, xảy ra tối thiểu trong 6 tháng với tần suất thấp nhất 3 ngày/ tháng.

Trong một số trường hợp, bệnh lý có thể gây ra các triệu chứng nặng nề hơn như:

  • Chán ăn
  • Sụt cân
  • Thiếu máu
  • Bên cạnh đó, bệnh lý kéo dài còn có thể gây ra căng thẳng, lo âu quá mức

Các loại thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là tình trạng rối loạn chức năng đại trạng khiến người bệnh đại tiện bất thường, đồng thời gặp phải các cơn đau từ nhẹ đến dữ dội. Tuy nhiên, khi kiểm tra không nhận thấy tổn thương thực thể bên trong đường ruột. Chính vì thế, nguyên nhân gây bệnh cho đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng.

Các loại thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đời sống và sức khỏe của người bệnh

Mặc dù không phải là bệnh lý quá nguy hiểm và có thể điều trị, tuy nhiên trường hợp bệnh nhân không khám chữa sớm, hội chứng ruột kích thích có khả năng phát sinh nhiều biến chứng khác. Do đó, ngay khi nhận thấy cơ thể có triệu chứng bất thường, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị theo phác đồ.
Sử dụng thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích là giải pháp nhằm giảm triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân nhanh chóng, hiệu quả. Thuốc được kê đơn dựa theo tình trạng sức khỏe của người bệnh. Sử dụng thuốc kết hợp điều chỉnh lại chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt giúp người bệnh sớm kiểm soát bệnh, phòng tránh biến chứng.
Các loại thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích
Sử dụng thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

Dưới đây là một số thuốc được kê đơn, người bệnh nên dùng theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa:

Thuốc chống táo bón

Tùy tình trạng sức khỏe thực tế của người bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc phù hợp. Trong đó, thuốc chống táo bón là một trong những loại thuốc được sử dụng phổ biến. Mục đích điều trị triệu chứng khó đại tiện do hiện tượng rối loạn chức năng đại tràng gây ra.
Thuốc thường là các dạng có tác dụng bổ sung thêm chất xơ, giúp người bệnh thuận tiện hơn trong việc đi nặng. Các thuốc thường dùng như Forlax, Cisapride,... giúp tăng cường vận động cho đường ruột, co thắt đào thải chất thải ra khỏi cơ thể.

Thuốc chống tiêu chảy

Một trong các loại thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích được kê đơn có các thuốc thuộc nhóm chống tiêu chảy. Mục đích giúp bệnh nhân kiểm soát tình trạng đi tiêu phân loãng, tăng độ đặc của phân, đồng thời giảm dịch tiết tiêu hóa, tăng co thắt cơ hậu môn.
Thuốc chống tiêu chảy được kê cho bệnh nhân mắc phải hội chứng này thường là loại Loperamid giúp giảm nhu động ruột, mỗi ngày uống 1 - 2 viên chia thành 2 - 3 lần uống; Diphenoxylate điều trị tăng vận động ruột. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc chống đau

Người mắc phải tình trạng rối loạn chức năng đại tràng sẽ gặp phải các cơn đau từ nhẹ đến nặng nề, do đó bác sĩ có thể kê thêm vào đơn thuốc các loại thuốc giúp chống đau. Thuốc có tác dụng chống tình trạng co thắt đường ruột nghiêm trọng hơn, kháng cholin, cùng với các công dụng khác.
Trong đó còn có một số loại giúp chống trầm cảm, giúp người bệnh an thần, thuốc giúp ức chế kênh calci, điều chỉnh ngưỡng đau,... Một số loại như Dicyclomine, Dicycloverine, Cholinergic, Pinaverium, thuốc đối kháng Ca ở dày dày ruột, Nospa viên,...

Các loại thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích
Thuốc giúp hỗ trợ điều trị triệu chứng, giúp người bệnh thoải mái hơn, giảm nguy cơ biến chứng ảnh hưởng sức khỏe

Thuốc giảm đầy hơi

Người bệnh hội chứng ruột kích thích gặp phải triệu chứng nặng bụng, đầy hơi khó tiêu. Bác sĩ sẽ kê thêm thuốc giảm đầy hơi cho bệnh nhân. Thuốc có tác dụng giảm tình trạng đau bụng, giúp tiêu hóa thuận lợi hơn, tạo cảm giác dễ chịu cho người bệnh khi triệu chứng bùng phát.

Thuốc chống trầm cảm

Nhóm thuốc chống trầm cảm được chỉ định cho bệnh nhân gặp phải hội chứng ruột kích thích có liên quan đến hoạt động của tế bào thần kinh trong ruột. Thuốc giúp ức chế và ổn định hoạt động tế bào thần kinh, giảm căng thẳng, lo lắng cho bệnh nhân.
Trường hợp người bệnh không bị trầm cảm hoặc gặp phải các vấn đề về tâm lý ảnh hưởng tiêu hóa, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc với liều lượng thấp. Trong thời gian dùng thuốc, người bệnh có thể gặp phải một số phản ứng bất thường như buồn ngủ, mờ mắt, hay khô miệng, chóng mặt,...
Sử dụng thuốc tân dược giúp điều trị hội chứng ruột kích thích nhanh chóng và hiệu quả. Nhờ thuốc có dược tính mạnh, giúp kiểm soát triệu chứng, giảm nguy cơ bệnh biến chứng nguy hại sức khỏe của người bệnh. Tuân thủ theo chỉ định, kết hợp điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống để bệnh sớm cải thiện.

Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích

Sử dụng thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa. Khi dùng, người bệnh nên theo dõi tình trạng sức khỏe, kịp thời thông báo cho bác sĩ nếu nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường. Một số lưu ý trong quá trình dùng thuốc để bệnh sớm cải thiện, bạn đọc nên lưu ý:

Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ

Đây là một trong những lưu ý người bệnh cần quan tâm. Việc dùng thuốc cần theo đúng liệu trình, phác đồ và hướng dẫn được bác sĩ chuyên khoa yêu cầu. Người bệnh trong thời gian dùng thuốc nếu nhận thấy phản ứng bất thường nên thông báo để bác sĩ có các điều chỉnh sao cho phù hợp nhất.

Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích
Người bệnh nên thăm khám và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý dùng thuốc tân dược

Mỗi bệnh nhân sẽ có tình trạng sức khỏe riêng biệt, việc dùng thuốc trước hết phải qua thăm khám, kiểm tra, xác định bệnh lý và mức độ tổn thương mà bệnh nhân gặp phải. Do đó, người bệnh tránh tự ý mua và sử dụng thuốc bừa bãi để hạn chế các rủi ro không mong muốn, nhất là gặp phải tác dụng phụ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp

Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị hội chứng ruột kích thích nói riêng và các bệnh lý nói chung khác. Nếu người bệnh xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp, tình trạng sức khỏe có chiều hướng cải thiện tốt hơn, phòng tránh các rủi ro ảnh hưởng kết quả điều trị và sức khỏe tổng thể.
Theo đó, một số vấn đề bạn đọc cần lưu ý về dinh dưỡng và thói quen hàng ngày để giúp đẩy lùi triệu chứng khó chịu do hội chứng ruột kích thích gây ra. Chẳng hạn:

  • Ưu tiên lựa chọn những thực phẩm giàu chất xơ, giảm tình trạng táo bón như các loại ngũ cốc nguyên cám, trái cây tươi, rau củ quả, các loại đậu,... Việc tăng cường chất xơ trong bữa ăn giúp kích thích hoạt động tiêu hóa tốt hơn, giảm nguy cơ táo bón, giúp đường ruột hoạt động trơn tru.
  • Đồng thời, người bệnh cần cắt giảm các nhóm thức ăn có nguy cơ gây ảnh hưởng cho hoạt động tiêu hóa như đồ ăn chế biến sẵn, đồ đóng hộp, đồ ăn quá ngọt,... Chúng có thể khiến tình trạng táo bón, rối loạn hoạt động đại tràng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Không dùng thức uống chứa cồn như rượu bia, hạn chế đồ uống chứa gas, nước ngọt đóng chai, cà phê,... Bởi chúng có khả năng tác động đến niêm mạc ruột, tăng co bóp và làm rối loạn hoạt động chuyển hóa.
  • Điều chỉnh thói quen ăn uống, nên ăn đúng giờ, tránh bỏ bữa, hạn chế ăn quá no, có thể chia nhỏ bữa ăn, giảm áp lực lên hệ tiêu hóa.
  • Bổ sung cho cơ thể đủ nước, uống kết hợp nước ép trái cây tươi giúp cung cấp vitamin cho cơ thể.
  • Sắp xếp thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý hơn, không nên làm việc quá sức, stress trong thời gian dài khiến hoạt động tiêu hóa bị ảnh hưởng, rối loạn gây bệnh đường ruột như tình trạng hội chứng ruột kích thích.

Tăng cường hoạt động thể chất và quản lý căng thẳng

Bên cạnh điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt, người bệnh nên sắp xếp thời gian tập luyện thể dục để tăng cường đề kháng cho cơ thể. Lựa chọn các bài tập phù hợp, bộ môn thể thao vừa sức, sắp xếp lịch tập đều đặn giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Tập thể dục còn giúp bạn giảm căng thẳng, giải tỏa áp lực giúp giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa.

Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích
Điều trị bằng thuốc kết hợp điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống và tập luyện thể dục tăng cường thể chất

Việc tập luyện đều đặn giúp hoạt động của đường ruột ổn định và trơn tru, thúc đẩy hoạt động tiêu hóa ngày càng khỏe mạnh. Bên cạnh tập luyện, bạn có thể áp dụng thêm một số động tác massage bụng, giúp thư giãn, tăng nhu động ruột giúp việc tiêu hóa thuận lợi hơn.
Đồng thời, nên quản lý căng thẳng, giảm áp lực thần kinh khiến hoạt động tiêu hóa rối loạn. Theo thống kê, tỷ lệ bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích do bị rối loạn tinh thần, stress nặng là khá cao. Do đó, bên cạnh điều trị, bạn nên điều chỉnh thói quen sống, giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, sắp xếp lại công việc và dành thời gian cho cơ thể nghỉ ngơi nhiều hơn.

Hội chứng ruột kích thích là hiện tượng đại tràng bị rối loạn chức năng, gây khó chịu cho người bệnh mà không có tổn thương về mặt giải phẫu hay sinh hóa. Dấu hiệu nhận biết bao gồm đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, táo bón, tiêu chảy, và các vấn đề nặng hơn như chán ăn, sụt cân, lo âu kéo dài.

Nguyên nhân chính của bệnh này vẫn chưa được xác định chính xác, nhưng có liên quan đến thực phẩm, căng thẳng, tác dụng phụ của thuốc, rối loạn nội tiết tố, và các vấn đề về thần kinh hoặc co bóp trong ống tiêu hóa.

Nhiều người đã chọn sử dụng mẹo dân gian để điều trị hội chứng ruột kích thích tại nhà, như sử dụng lá ổi, nghệ, mè đen, củ riềng, lá mơ lông, quả sung, cây lược vàng, nha đam, củ sen, hoa chuối. Dưới đây là các cách chi tiết:

Dùng lá ổi:

  • Lấy một nắm lá ổi non, ngâm trong nước muối loãng, rửa sạch.
  • Đun lá ổi với nước, chắt lấy nước uống hàng ngày.

Nghệ:

  • Sử dụng 50g nghệ tươi, giã nát hoặc xay nhuyễn.
  • Trộn với 3 muỗng mật ong, chia thành 2 lần uống hằng ngày.

Mè đen:

  • Rang 100g mè đen, giã thành bột.
  • Mỗi lần dùng 1 muỗng cà phê, nhai kỹ rồi thêm nước, dùng 2 lần mỗi ngày.

Củ riềng:

  • Sử dụng 20g củ riềng tươi, 20g lá lốt.
  • Hấp với nước trong 3 phút, chắt lấy nước uống mỗi ngày.

Lá mơ lông:

  • Sử dụng lá mơ lông số lượng cần thiết.
  • Ăn sống hoặc nấu chín, có thể thêm vào món ăn hằng ngày.

Quả sung:

  • Nướng quả sung chín hẳn, sau đó hãm với nước sôi 20 phút.
  • Dùng nước trà quả sung để cải thiện tiêu hóa.

Cây lược vàng:

  • Sử dụng lá và thân cây, ngâm với rượu trắng 15 ngày.
  • Dùng mỗi ngày 1 chén nhỏ.

Nha đam:

  • Dùng 5 lá nha đam tươi, xay nhuyễn và trộn với mật ong.
  • Lấy 30ml mỗi lần, ăn 3 lần mỗi ngày.

Củ sen:

  • Sử dụng 40g củ sen, 60g gạo tẻ và đậu ván.
  • Nấu cháo và ăn khi còn nóng.

Hoa chuối:

  • Thái mỏng hoa chuối, đun nấu thành cháo.
  • Uống nước cháo khi còn ấm.

Hội chứng ruột kích thích là một vấn đề quan trọng đối với nhiều người bệnh, và chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị. Dưới đây là cách xây dựng chế độ ăn cho người mắc hội chứng ruột kích thích:

Chế độ ăn cho người mắc hội chứng ruột kích thích:

Hội chứng ruột kích thích là một loại rối loạn chức năng đại tràng, ảnh hưởng đến tiêu hóa. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh lý này.

Nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn:

  • Cung cấp đủ calo: Đảm bảo cơ thể nhận đủ 2000-2500 calo/ngày để tránh suy nhược.
  • Đa dạng thực phẩm: Bổ sung đủ loại thực phẩm để cung cấp dưỡng chất cần thiết.
  • Chia nhỏ khẩu phần: Chia ăn thành 4-5 bữa để giảm áp lực tiêu hóa.
  • Ăn chín, uống sôi: Tránh thực phẩm sống có thể gây nhiễm khuẩn.
  • Thói quen ăn uống lành mạnh: Ăn chậm, nhai kỹ, tránh vận động mạnh sau bữa ăn.

Thực phẩm nên bổ sung:

  • Thực phẩm giàu chất xơ: Khoai tây, yến mạch, khoai lang giúp điều hoà nhu động ruột.
  • Sữa chua và probiotic: Hỗ trợ cân bằng vi khuẩn đường ruột.
  • Thực phẩm giàu protein vừa phải: Thịt lợn nạc, thịt gà, đậu phụ, cá thu.
  • Thực phẩm giàu Omega-3: Cá hồi, quả bơ, dầu dừa, dầu ô liu.
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Viêm mạch, gạo lứt, yến mạch giúp điều hòa nhu động ruột.
  • Uống đủ nước: Giúp cơ thể thanh lọc, cân bằng điện giải, hỗ trợ tiêu hoá.

Thực phẩm nên kiêng:

  • Rau có chất xơ cao: Bông cải xanh, cải brussel có thể làm tăng biểu hiện hội chứng.
  • Thức ăn chứa dầu mỡ và gia vị cay nóng: Gia vị có thể làm tăng áp lực đường ruột.
  • Thực phẩm khó tiêu hoá: Thực phẩm chứa nhiều đạm, chất béo, gia vị cay nóng.
  • Bia rượu, nước ngọt có gas, cà phê: Cồn và caffeine làm tăng áp lực tiêu hoá.
  • Thực phẩm sống: Sashimi, sushi có thể gây nhiễm khuẩn và kích thích viêm ruột.

Trên đây là một số loại thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích và các lưu ý cần thiết. Trước khi dùng, người bệnh nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa, sử dụng thuốc theo phác đồ để đảm bảo hiệu quả và an toàn sức khỏe. Kết hợp dùng thuốc và sinh hoạt phù hợp hơn để nâng cao hiệu quả điều trị. Trong thời gian dùng thuốc nếu gặp phản ứng bất thường, người bệnh nên thông báo sớm để bác sĩ điều chỉnh, xử lý kịp thời.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0983845445

Tin mới

7 Mẹo Chữa Đau Dạ Dày Bằng Hạt Sen Hiệu Quả An Toàn Tại Nhà

7 Mẹo Chữa Đau Dạ Dày Bằng Hạt Sen Hiệu Quả An Toàn Tại Nhà

Hạt sen không chỉ là một thực phẩm bổ dưỡng mà còn được biết đến...
Phụ Nữ Bị Bệnh U Xơ Tử Cung Có Uống Được Tảo Xoắn Không? 

Phụ Nữ Bị Bệnh U Xơ Tử Cung Có Uống Được Tảo Xoắn Không? 

U xơ tử cung là một trong những bệnh lý phổ biến ở phụ nữ,...
Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Sức Khỏe Cho Người Dân Phường Xuân Đỉnh

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Sức Khỏe Cho Người Dân Phường Xuân Đỉnh

Vào ngày 28/8 vừa qua, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã tổ chức...