Thuốc Điều Trị Lang Ben Ở Trẻ Em
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Dùng thuốc điều trị lang ben ở trẻ em cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng bữa bãi có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe của trẻ. Tham khảo các loại thuốc, kem bôi da phù hợp cho trẻ giúp đẩy lùi lang ben qua bài viết sau.
Bệnh Lang Ben
Lang ben hay lang beng/ nấm da lang ben là thuật ngữ đề cập đến tình trạng tổn thương da do nấm, thường gặp nhất là nấm Malassezia furfur (còn có tên gọi khác là Pityrosporum orbiculare). Bệnh lý đặc trưng bởi ban dát da tăng hoặc giảm sắc tố, ít ngứa, không gây đau và thường có ranh giới rõ ràng so với vùng các vùng da xung quanh.
- Lang ben là một dạng tổn thương da xuất hiện ở tầng thượng bì do nấm Malassezia furfur gây ra
Loại nấm này sống trên tầng thượng bì da với số lượng thấp và gần như không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, khi có điều kiện thuận lợi, chúng có thể phát triển mạnh mẽ, gây hư hại các tế bào sừng và hình thành tổn thương da.
Thông thường, lang ben và các bệnh ngoài da do nấm gây ra thường khởi phát mạnh khi thời tiết nóng ẩm, nhất là nơi có mật độ dân số cao. Bệnh có khả năng lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc dùng chung các vật dụng với người nhiễm bệnh (quần áo, khăn,…)
Bệnh lý ảnh hưởng chủ yếu ở đối tượng trong độ tuổi thanh thiếu niên và ít xảy ra ở người cao tuổi. Lang beng thường không gây ngứa ngáy hoặc ngứa khi tiết nhiều mồ hôi và có thể điều trị dứt điểm.
Theo các chuyên gia đầu ngành, nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh lý là do sự phát triển quá mức của nấm men, ảnh hưởng đến sắc tố da và hình thành các vùng da tăng/giảm sắc tố bất thường. Các nghiên cứu nhận thấy, nấm Malassezia furfur tiết ra azelaic làm chậm tốc độ vận chuyển các melanin đến tế bào thượng bì, từ đó gây giảm sắc tố da.
Ngoài ra, bệnh còn có thể xảy ra bởi một số yếu tố rủi ro như:
- Thời tiết nóng ẩm: Thời tiết nóng ẩm thường gây tăng thân nhiệt, từ đó kích thích hoạt động bài tiết mồ hôi. Nấm men hấp thụ các thành phần trong dầu thừa có xu hướng phát triển mạnh và gây tổn thương da.
- Rối loạn tuyến bã nhờn: Trường hợp bị rối loạn tuyến bã nhờn thường có lượng dầu thừa và đổ nhiều mồ hôi hơn so với người bình thường. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để nấm men phát triển và gây bệnh.
- Thay đổi hormone: Sự thay đổi của hormone có thể dẫn đến rối loạn quá trình bài tiết mồ hôi, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ngoài da do nấm. Tình trạng này phổ biến ở đối tượng trong độ tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai, đang cho con bú.
- Vệ sinh cơ thể kém: Thói quen vệ sinh cơ thể kém là một trong những yếu tố quan trọng trong cơ chế bùng phát bệnh lang beng. Bởi tình trạng này có thể dẫn đến bít tắt, ứ đọng dầu thừa trong lỗ chân lông, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm men bùng phát mạnh.
- Yếu tố tuổi tác: Các nghiên cứu nhận thấy, nấm Malassezia furfur phụ thuộc nhiều vào lipid ở bề mặt da nên thường tác động đến những vùng da có hoạt động bài tiết bã nhờn mạnh. Vì vậy, bệnh thường xuất hiện ở thanh thiếu niên, ít gặp hơn ở trẻ nhỏ và người già bởi những đối tượng này có hoạt động bài tiết bã nhờn yếu hơn.
Ngoài những yếu tố trên, bệnh lang ben còn có thể xảy ra bởi một số yếu tố rủi ro khác như chế độ ăn uống không phù hợp, thừa cân – béo phì, thường xuyên sử dụng bia rượu, hệ miễn dịch suy giảm, dùng thuốc tránh thai.
Thực tế nhận thấy, các triệu chứng bệnh lang ben rất dễ nhận biết và dễ phân biệt với các bệnh ngoài da khác. Một số biểu hiện thường gặp của bệnh lý, bao gồm:
- Trên da xuất hiện các đốm có màu nâu, trắng hoặc hồng
- Bề mặt đốm bằng phẳng, ngứa ít hoặc không ngứa, có ranh giới tương đối hơn so với những vùng da lân cận.
- Vùng da bị ảnh hưởng có màu sắc bất thường do một số yếu tố. Số liệu thống kê cho thấy, tổn thương giảm sắc tố (có màu trắng) thường xuất hiện vào mùa hè.
- Tổn thương da có màu nâu hoặc màu hồng thực chất chính là hệ quả do phản ứng viêm do nấm gây ra.
- Tổn thương do lang beng gây ra có xu hướng lan rộng thành từng mảng lớn hoặc phát triển thành các đốm nhỏ, mọc khu trú ở một (vài) vùng da.
- Bệnh lý gây tổn thương da có hình bầu dục hoặc hình đa cung, kích thước từ 1 – 3cm.
- Thường xuất hiện ở ngực, lưng, cổ, mặt, chủ yếu ảnh hưởng đến phần trên của cơ thể.
- Lang beng hầu như không gây đau rát, triệu chứng nóng rát do phản ứng chà xát, cào gãi lên vùng da bị tổn thương.
- Tổn thương do bệnh lý gây ra có vảy da mịn và dễ cạo
Các loại thuốc điều trị lang ben ở trẻ em hiện nay
Lang ben là bệnh lý da liễu có thể xảy ra ở bất kỳ ai và ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể. Bệnh hình thành do vi nấm Malassezia furfur tấn công và gây hại cho da. Mặc dù không gây đau rát khó chịu, tuy nhiên lang ben có khả năng lan rộng, gây mất thẩm mỹ cho da.
Trường hợp lang ben ở trẻ em khá phổ biến. Nguyên nhân là do trẻ thường xuyên vui chơi, tiếp xúc với các đồ vật có khả năng chứa vi nấm, đồng thời chúng không tự vệ sinh sạch sẽ cơ thể,... đây là những điều kiện cho khiến cho hại khuẩn tiếp cận da và gây ra lang ben hoặc các vấn đề da liễu khác.
Tương tự như tình trạng lang ben thông thường, lang ben ở trẻ em xuất hiện ở các vùng da thường xuyên bị ẩm ướt, đổ mồ hôi, da nhờn như mặt, lưng, cổ,... Nếu không được điều trị, lang ben có thể lan rộng ra các vùng da khác trên cơ thể.
Hiện nay có nhiều phương pháp chữa lang ben, trong đó sử dụng thuốc là hướng được nhiều phụ huynh lựa chọn. Do thuốc có hiệu quả nhanh, kiểm soát lang ben, diệt vi nấm gây hại trên da.
Tuy nhiên dùng thuốc cho trẻ em cần thận trọng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để hạn chế gặp phải các phản ứng phụ không mong muốn. Tham khảo một số thuốc điều trị lang ben ở trẻ em dưới đây:
Thuốc Clotrimazole trị lang ben ở trẻ em
Clotrimazole là một loại thuốc chống nấm tổng hợp, thuộc nhóm imidazol phổ rộng. Thuốc được chỉ định sử dụng cho đối tượng bị nấm da. Cơ chế hoạt động dựa trên sự liên kết với phospholipic của màng tế bào nấm, làm thay đổi tính thấm, từ đó phá hủy tế bào nấm gây hại.
Thuốc có dạng kem bôi ngoài da hoặc dạng uống. Bác sĩ có thể chỉ định thuốc điều trị lang ben ở trẻ em với liều dùng phù hợp. Bên cạnh lang ben, Clotrimazole còn có hiệu quả điều trị nấm candida miệng, họng, nấm da, viêm móng, viêm âm đạo, âm hộ,...
Liều dùng tham khảo:
- Đường uống: Ngâm viên uống 10mg đến khi tan hoàn toàn, không nhai hoặc nuốt cả viên thuốc. Dùng mỗi ngày 5 lần, sử dụng liên tục 2 tuần.
- Dùng ngoài da: Sử dụng bôi da mỗi ngày 2 lần.
Tác dụng phụ: Trong quá trình sử dụng thuốc, trẻ có thể gặp phải một số phản ứng như buồn nôn, nôn, tăng men gan, bạch cầu trung tính, các kích thích tại chỗ,...
Chống chỉ định: Không dùng thuốc cho đối tượng dị ứng với thành phần trong thuốc, người có cơ địa quá mẫn. Không sử dụng cho trường hợp người bệnh bị nhiễm nấm toàn thân. Không dùng cho trẻ em dưới 3 tuổi.
Kem Nizoral trị lang ben ở trẻ em
Nizoral cũng là một trong những thuốc điều trị lang ben ở trẻ em nói riêng, bệnh lang ben nói chung. Đây là một trong những sản phẩm chống nấm tại chỗ được dùng phổ biến hiện nay. Ngoài dạng kem bôi, thuốc còn có dạng uống, đáp ứng nhu cầu của nhiều người bệnh.
Nizoral được chỉ định cho các đối tượng bị nấm da, hoặc người mắc bệnh viêm da tiết bã,... Sản phẩm có các dạng như kem bôi trị lang ben, dầu gội trị nấm và viên nén uống trực tiếp diệt nấm tiêu hóa, nội tạng,... Tùy vào tình trạng của từng người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc phù hợp.
Liều dùng tham khảo:
Dùng bôi ngoài: Bôi thuốc lớp mỏng vào vị trí bị lang ben. Sử dụng mỗi ngày 2 lần, liên tục 1 - 2 tuần giúp cải thiện tình trạng nấm da.
Đường uống:
- Trẻ em từ 15kg - 30kg dùng mỗi ngày 1 lần, uống trong bữa ăn.
- Trẻ em trên 30kg dùng theo liều lượng của người lớn mỗi ngày 1 - 2 viên, dùng trong bữa ăn.
Tác dụng phụ: Sử dụng đường uống có thể khiến trẻ bị chán ăn, mất ngủ, sợ ánh sáng, nhức đầu, chóng mặt,... Dùng theo đường bôi ngoài da có thể bị kích ứng, ngứa, đỏ, bỏng da, viêm da tiếp xúc,... Thông báo với bác sĩ nếu nhận thấy trẻ có dấu hiệu bất thường trong quá trình sử dụng thuốc.
Chống chỉ định: Không sử dụng cho người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc. Bệnh nhân bị bệnh gan cấp, mãn tính không dùng thuốc theo đường uống.
Thuốc điều trị lang ben ở trẻ em Fluconazole
Fluconazole được chỉ định sử dụng cho trường hợp bị nhiễm trùng nấm men, là một trong những dạng thuốc kháng nấm được sử dụng phổ biến hiện nay. Thuốc được bào chế dưới dạng kem bôi da tại chỗ, dạng uống hoặc dạng tiêm.
Tùy vào mức độ lang ben ở trẻ em, bác sĩ sẽ chỉ định sản phẩm phù hợp. Trường hợp lang ben mới hình thành, kem bôi da Fluconazole sẽ được chỉ định. Ngược lại nếu tình trạng lan ben lan rộng, bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp thêm viên uống hoặc dạng tiêm khi cần thiết.
Liều dùng tham khảo: Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc điều trị lang ben ở trẻ em để đảm bảo an toàn sức khỏe.Tùy vào tình trạng nhiễm nấm của mỗi bé, bác sĩ chỉ định liều dùng phù hợp.
Tác dụng phụ: Trong quá trình sử dụng, trẻ có thể gặp phải một số phản ứng phụ, phụ huynh cần lưu ý. Có thể kể đến như: buồn nôn, chán ăn, vàng da, sốt, ớn lạnh,... Cần thông báo với bác sĩ khi nhận thấy trẻ có các biểu hiện bất thường để được xử lý khắc phục sớm.
Chống chỉ định: Không dùng Fluconazole cho đối tượng bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc. Thận trọng trước khi dùng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc phù hợp và an toàn nhất.
Thuốc Itraconazole trị lang ben
Itraconazole cũng là thuốc trị nấm được dùng phổ biến hiện nay, có thể sử dụng cho trẻ em đang bị lang ben. Ngoài diệt vi nấm gây bệnh lang ben, Itraconazole còn được dùng diệt nấm da chân, bẹn, kẽ tay,... và ngăn ngừa nhiễm trùng đối với bệnh nhân mắc các bệnh suy giảm hệ miễn dịch.
Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang dùng đường uống hoặc dạng dung dịch. Dựa vào thực trạng lang ben của trẻ, bác sĩ sẽ chỉ định dạng thuốc phù hợp. Bố mẹ không nên tự ý cho trẻ sử dụng thuốc bừa bãi để giảm thiểu rủi ro gặp phản ứng phụ không mong muốn.
Liều dùng tham khảo: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Tác dụng phụ: Một số tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc Itraconazole có thể kể đến như tình trạng tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, chảy mũi, đau đầu,... Thông báo với bác sĩ nếu trẻ gặp phải các phản ứng nặng nề hơn như sốt, đau nặng bụng trên,...
Chống chỉ định: Không sử dụng cho người bị quá mẫn với bất kỳ thành phần nào có trong sản phẩm.
Thuốc điều trị lang ben ở trẻ em Ketoconazole
Khi nhắc đến thuốc điều trị lang ben ở trẻ em, chắc hẳn nhiều người không thể bỏ qua loại Ketoconazole. Đây là thuốc chữa lang ben và các dạng bệnh lý liên quan đến nhiễm nấm khác như nấm móng, nấm đường tiêu hóa, âm đạo, nội tạng,..
Ngoài ra, Ketoconazole còn được sử dụng cho nhiều trường hợp khác. Chẳng hạn như dùng Ketoconazole dự phòng cho trường hợp bệnh nhân bị sút cơ chế đề kháng. Hiện nay sản phẩm có hai dạng dùng ngoài da và dạng uống.
Liều dùng tham khảo:
- Dạng uống: Sử dụng theo hướng dẫn, thông thường trẻ em dưới 30kg dùng mỗi ngày không quá 100mg. Trẻ trên 30kg, sử dụng liều mỗi ngày 1 viên/200mg/ngày.
- Thuốc bôi: Sử dụng ngày 1 lần, trong 2 - 4 tuần theo hướng dẫn của bác sĩ.
Tác dụng phụ: Trường hợp nhẹ thường gây buồn nôn, ngứa da, đỏ da, đâu đầu, chóng mặt,... Trường hợp nặng gây khó thở, phát ban, sưng mặt, môi, lưỡi,... Cần thông báo để được bác sĩ hỗ trợ khắc phục càng sớm càng tốt.
Chống chỉ định: Không dùng thuốc nếu cơ thể quá mẫn với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.
Trên đây là một số thuốc điều trị lang ben ở trẻ em, bạn đọc có thể tham khảo. Tuy nhiên trước khi sử dụng, bố mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh gây ra các phản ứng phụ không mong muốn, ảnh hưởng sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Lưu ý khi dùng thuốc điều trị lang ben ở trẻ em
Sử dụng thuốc điều trị lang ben ở trẻ em mang lại hiệu quả nhanh, tuy nhiên nguy cơ gây phản ứng phụ cũng khá cao. Do đó, trong quá trình sử dụng, bố mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng, không nên tự ý dùng hoặc kết hợp bừa bãi nhiều loại thuốc để phòng tránh tác dụng phụ không mong muốn.
- Vệ sinh vùng da bị lang ben cho trẻ sạch sẽ trước khi sử dụng thuốc bôi da để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
- Không lạm dụng, nên sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt không bôi kem ngoài da quá dày, vừa không tiết kiệm thuốc vừa khiến thuốc khó thẩm thấu vào da. Tốt nhất chỉ thoa một lớp mỏng.
- Rửa tay trước khi tiếp xúc với thuốc bôi da để hạn chế viêm nhiễm lan rộng hoặc trở nên nghiêm trọng hơn.
- Để thuốc khô từ từ trên da, không nên dùng vải hoặc băng gạc băng lại.
- Nếu trong thời gian dùng thuốc, nhận thấy trẻ có biểu hiện bất thường, bạn nên thông báo để bác sĩ điều chỉnh cho phù hợp.
- Kết hợp điều trị bằng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp hơn, bổ sung cho trẻ những món giàu vitamin, khoáng chất thiết yếu. Hạn chế các món chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng,...
- Vệ sinh cơ thể bé hàng ngày, làm vệ sinh không gian sống, lựa chọn quần áo thoải mái cho trẻ, tránh để cơ thể trẻ bị ẩm ướt tạo điều kiện cho nấm ngứa gây hại.
Hy vọng qua bài viết bạn đọc đã biết một số thuốc điều trị lang ben ở trẻ em. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, trước khi dùng, bố mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ, phòng ngừa các phản ứng phụ không mong muốn cho trẻ nhỏ.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!