Thuốc Chữa Ngứa Vùng Kín

Dưới đây là 12 loại thuốc bôi chữa ngứa vùng kín phổ biến:

  • Permethrin: Chống rận mu và các ký sinh trùng khác. Dạng kem bôi, hàm lượng 5% hoặc dạng thoa, hàm lượng 1%.
  • Dung dịch ASA: Điều trị ngứa do bệnh ngoại da nhờ thành phần Ethanol, Aspirin, Natri salicylate. Chống chỉ định cho vết thương hở và người dị ứng Aspirin.
  • Clotrimazol 1%: Kiểm soát triệu chứng ngứa Candida. Thoa 2–3 lần/ngày, 1–2 tuần.
  • Betamethasone 0.064%: Hỗ trợ điều trị ngứa, vảy nến, lupus ban đỏ. Gel bôi ngoài da, hàm lượng 0.064%.
  • Hydrocortisone Cream 1%: Ít tác dụng phụ, co mạch, giảm ngứa. Thoa mỗi ngày, cảm nhận và tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Mekoderm – Neomycin: Kem bôi da chống ngứa, chống viêm, tiêu diệt vi khuẩn. Thành phần: Betamethasone dipropionate, Neomycin sulfate.
  • Nizoral cream 2%: Chống ngứa vùng kín do nấm. Hoạt chất: Ketoconazole. Cách sử dụng: Tuân thủ hướng dẫn bác sĩ chuyên khoa.
  • Clindamycin: Kháng sinh chống viêm, chống ngứa vùng kín do viêm nhiễm phụ khoa. Hàm lượng: 1% Clindamycin.
  • Axcel Miconazole: Hàm lượng Miconazole chống ngứa viêm da tiếp xúc. Sử dụng trong 2 tuần, thay đổi nếu không cải thiện, tư vấn bác sĩ.
  • Tioconazole 1 – 6.5%: Dạng bôi, hàm lượng Tioconazole 1% đến 6.5%. Dùng 1 lần vào buổi tối, đổi thuốc nếu triệu chứng kéo dài.
  • Butoconazole: Bôi trong âm đạo, kiểm soát nấm men vùng kín. Gây kích ứng, giảm bảo vệ bao cao su, tăng nguy cơ thai ngoài ý muốn. Đối với ngứa do suy giảm nội tiết tố, sử dụng thuốc đường uống theo chỉ định bác sĩ.

Lưu ý: Sử dụng theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Các loại thuốc chữa ngứa vùng kín có tác dụng cải thiện cơn ngứa ngáy, đau rát, sưng đỏ và một số biểu hiện đi kèm. Tùy thuộc vào nguyên nhân khởi phát, mức độ tổn thương và đối tượng sẽ lựa chọn loại thuốc phù hợp. Để đạt được kết quả điều trị tốt nhất và đảm bảo an toàn, cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Tổng quan bệnh lý ngứa vùng kín

Ngứa vùng kín là hiện tượng mà không ít chị em phụ nữ đang gặp phải. Tình trạng này có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào. Nguyên nhân có thể là do nữ giới không chăm sóc vùng kín đúng cách gây ngứa ngáy khó chịu. Tuy nhiên, nhiều khả năng cơn ngứa ngáy xuất hiện thường xuyên có liên quan đến các bệnh lý phụ khoa.

Nguyên nhân gây ngứa ngáy vùng kín
Ngứa ngáy vùng kín gây ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của chị em phụ nữ

Cần xác định nguyên nhân gây ngứa ngáy để có biện pháp điều trị hợp lý, kịp thời. Bởi, trường hợp ngứa ngáy do viêm nhiễm phụ khoa không điều trị có thể phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm sức khỏe của phụ nữ. Dưới đây là những nguyên nhân gây ngứa ngáy vùng kín phổ biến, bạn đọc có thể tham khảo:

Do thói quen sinh hoạt

Ngứa ngáy vùng kín do thói quen sinh hoạt không đảm bảo, chẳng hạn như vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, quan hệ tình dục không lành mạnh,... Đây được xem là những nguyên nhân hàng đầu khiến chị em phụ nữ bị ngứa ngáy vùng kín khó chịu. Cụ thể:

  • Lựa chọn quần lót chật: Quần áo lót có vai trò quan trọng đối với nữ giới, tuy nhiên do nằm ở bên trong nên nhiều chị em không quá chú tâm đến nó. Việc lựa chọn quần áo lót, trong đó đặc biệt là quần lót khá quan trọng. Để phòng tránh các vấn đề phụ khoa, quần lót nên chọn loại có chất liệu mềm mại, thấm hút tốt, chọn kích cỡ quần lót phù hợp với kích thước cơ thể, không mặc quá chật, bó sát khiến "cô bé" tiết nhiều mồ hôi, làm ẩm ướt và gây ngứa.
  • Sản phẩm vệ sinh không phù hợp: Ngoài quần lót, sản phẩm chăm sóc vùng kín cũng là nguyên nhân khiến "cô bé" bị ngứa ngáy. Nhất là khi chọn sản phẩm vệ sinh không phù hợp, độ pH cao hoặc thấp hơn độ pH ở âm đạo, chứa nhiều thành phần hóa học,... làm môi trường âm đạo mất cân bằng, phát sinh cơn ngứa ngáy khó chịu.
  • Dị ứng thuốc: Một số trường hợp người bệnh sử dụng thuốc điều trị bệnh bị dị ứng với thành phần của thuốc. Phổ biến nhất là các dạng thuốc bôi da, đặc biệt trường hợp bôi gần vùng kín có thể kích thích phản ứng dị ứng, khiến vùng kín bị ngứa ngáy bất thường.
  • Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ: Vấn đề vệ sinh là nguyên nhân hàng đầu gây ngứa vùng kín. Bởi, âm đạo nữ giới thường tiết dịch nhầy mỗi ngày, trường hợp không làm sạch sẽ khiến vi khuẩn, nấm ngứa tích tụ, phát triển gây ngứa. Ngoài ra, nếu không vệ sinh "cô bé" đúng cách, sạch sẽ có nguy cơ dẫn đến các bệnh lý phụ khoa khác.
  • Ăn thực phẩm gây dị ứng: Ngoài sử dụng thuốc bị dị ứng, nhiều chị em phụ nữ ăn phải thực phẩm không phù hợp, thực phẩm gây dị ứng. Trong trường hợp này, cơn ngứa ngáy có thể khởi phát toàn thân.
  • Quan hệ tình dục không an toàn: Không vệ sinh vùng kín trước và sau khi quan hệ, quan hệ mạnh bạo,... khiến cho "cô bé" bị tổn thương, viêm nhiễm, dẫn đến ngứa ngáy khó chịu.

Tình trạng ngứa ngáy vùng kín xuất hiện thường xuyên, ngày càng dữ dội hoặc kèm theo các triệu chứng khác có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm mà chị em phụ nữ không nên chủ quan.

Dưới đây là một số trường hợp:

Nhiễm khuẩn âm đạo

Nhiều chị em phụ nữ bị ngứa ngáy khó chịu ở vùng kín bắt nguồn từ nguyên nhân nhiễm khuẩn âm đạo. Theo các chuyên gia, môi trường âm đạo phụ nữ có hệ vi sinh cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn. Trong đó, các vi khuẩn có lợi sẽ giúp bảo vệ sức khỏe, đồng thời giữ độ pH cân bằng.

Nguyên nhân gây ngứa ngáy vùng kín
Ngứa ngáy có thể xuất hiện do tình trạng nhiễm khuẩn âm đạo gây ra

Tuy nhiên, khi môi trường âm đạo bất ổn, hại khuẩn phát triển lấn át lợi khuẩn sẽ khiến độ pH mất cân bằng, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm vùng kín. Khi đó, khí hư sẽ tiết ra nhiều hơn, kèm theo mùi hôi bất thường. Phụ nữ sẽ cảm nhận được cơn ngứa ngáy khó chịu xảy ra thường xuyên hơn.

Không những thế, khi bị nhiễm khuẩn âm đạo, vùng kín còn xuất hiện các mụn ngứa bất thường. Đây là tình trạng đáng báo động, cần được điều trị sớm để phòng ngứa biến chứng. Do đó, nếu thấy vùng kín ngứa ngáy, kèm theo sự xuất hiện của khí hư nặng mùi, sủi bọt, phụ nữ nên chủ động đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Nhiễm trùng nấm men

Nhiễm trùng nấm men cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến phụ nữ bị ngứa vùng kín. Lúc này, môi trường âm đạo bị mất cân bằng tạo cơ hội cho nấm men xâm nhập, phát triển. Tình trạng nhiễm nấm âm đạo chuyển biến nặng sẽ gây viêm âm đạo, nhiễm trùng hoặc phát sinh các biến chứng nguy hiểm khác.

Yếu tố gây bệnh thường liên quan đến việc người bệnh lạm dụng thuốc kháng sinh, ăn uống không đủ chất, kém khoa học, vệ sinh vùng kín không sạch sẽ,... Khi nhiễm nấm, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như ngứa, khí hư có màu trắng, vón cục bám trên thành âm đạo, một số trường hợp có nốt mủ.

Các bệnh lý lây qua đường tình dục

Bệnh lý lây qua đường tình dục là nguyên nhân khiến phụ nữ bị ngứa vùng kín phổ biến hiện nay. Một số bệnh như Chlamydia, mụn rộp sinh dục, sùi màu gà, rận lông mu, giang mai, bệnh lậu,...

Cần chủ động thăm khám và điều trị sớm, vì bệnh lây truyền từ đường tình dục có mức độ nguy hiểm cao, tính chất dai dẳng khó điều trị.

Nguyên nhân gây ngứa ngáy vùng kín
Các bệnh lý lây qua đường tình dục là một trong những nguyên nhân gây ngứa vùng kín

Bệnh da liễu

Tình trạng ngứa ngáy vùng kín có thể do các bệnh lý về da liễu gây ra, chẳng hạn như bệnh vảy nến, bệnh Eczema, viêm da tiếp xúc,...

Các bệnh lý hình thành do thói quen vệ sinh không sạch sẽ, gặp phải tác nhân gây dị ứng, mặc quần áo bó sát thường xuyên,...

Khi đó, ngoài triệu chứng ngứa ngáy, người bệnh còn quan sát thấy các biểu hiện bất thường khác ngoài da như đỏ, đóng vảy, bong tróc, nứt nẻ, nổi mụn nước, mụn mủ. Tùy vào bệnh lý da liễu mà người bệnh gặp phải mà các biểu hiện sẽ có đặc trưng riêng.

Không nên chủ quan với các bệnh lý ngoài da, bởi nếu không được chăm sóc tốt có thể gây ra các biến chứng khác. Chẳng hạn như nấm ngứa, vi khuẩn gây bệnh lan rộng xâm nhập sâu vào âm đạo phát sinh, làm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ.

Trường hợp bệnh không được chữa trị kịp thời, đúng cách có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, làm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Do đó, chuyên gia khuyến khích phụ nữ nên thăm khám khi vùng kín bị ngứa ngáy, kèm theo các biểu hiện bất thường khác xuất hiện không rõ nguyên do.

Review 12 loại thuốc chữa ngứa vùng kín được sử dụng phổ biến

Thực tế nhận thấy, có 2 nguyên nhân chính gây ra tình trạng ngứa vùng kín ở nữ giới. Nguyên nhân bệnh lý (nhiễm khuẩn âm đạo, các bệnh ngoài da, địa y Sclerosus, STDs,...) và nguyên nhân thông thường (suy giảm nội tiết tố, kích ứng hóa chất, đổ nhiều mồ hôi, vệ sinh vùng kín kém, cạo/tẩy lông vùng kín,...). Tùy thuộc vào nguyên nhân khởi phát sẽ chọn loại thuốc bôi phù hợp.

Top 12 loại Thuốc Bôi Ngứa Vùng Kín được tin dùng hiện nay
Các loại thuốc bôi ngứa vùng kín có tác dụng cải thiện cơn ngứa ngáy, đau rát, sưng đỏ và một số biểu hiện đi kèm

Dưới đây là một số loại thuốc bôi trị ngứa vùng kín được sử dụng phổ biến:

Thuốc chữa ngứa vùng kín do rận mu gây ra

Rận mu là một loại ký sinh trùng phổ biến thường sinh sống ở vùng kín và lây lan qua đường tình dục. Sự tồn tại và sinh sản của rận mu có thể gây ngứa ngáy dữ dội ở vùng kín và hậu môn. Để kiểm soát bệnh lý, bác sĩ thường sử dụng một số loại thuốc bôi sau:
1. Thuốc bôi Permethrin
Permethrin là loại thuốc bôi trị ngứa vùng kín thuộc Pyrethroid được bán dưới thương hiệu STMed. Thuốc thường được dùng điều trị ghẻ, chấy, rận. Ở dạng kem bôi Permethrin có hàm lượng 5% và thuốc thoa có hàm lượng 1%.

Thuốc bôi Permethrin
Permethrin là loại thuốc bôi trị ngứa vùng kín thuộc Pyrethroid được bán dưới thương hiệu STMed

Trong quá trình sử dụng thuốc Permethrin trị ngứa vùng kín có thể gây ra một số tác dụng phụ như mẩn đỏ, phát ban, kích ứng ở vùng kín. Thuốc chống chỉ định với phụ nữ mang thai, đang cho con bú. Để đảm bảo an toàn, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
2. Thuốc mỡ Diethylphtalat (DEP)
Thuốc mỡ DEP được biết đến là một loại thuốc có tác dụng kháng ký sinh trùng, trị ghẻ cũng như phòng chống côn trùng. Trường hợp ngứa vùng kín do rận mu gây ra có thể sử dụng thuốc để cải thiện.
Thuốc mỡ Diethylphtalat (DEP)
Thuốc mỡ DEP được biết đến là một loại thuốc có tác dụng kháng ký sinh trùng, trị ghẻ cũng như phòng chống côn trùng

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như kích ứng da, mắt, niêm mạc vùng kín.

Thuốc bôi ngứa vùng kín do các bệnh ngoài da gây nên

Tình trạng ngứa vùng kín ở nữ giới có thể xảy ra bởi một số bệnh ngoài da như viêm nang lông, viêm da tiết bã, bệnh vảy nến, chàm, hắc lào,... Trong trường hợp ngứa 2 bên mép vùng kín do mắc phải một trong những bệnh ngoài da này, có thể cải thiện bằng một số loại thuốc bôi sau:
3. Dung dịch ASA
Dung dịch ASA có chứa thành phần chính là Ethanol Natri salixylat và Axit acetylsalicylic.

Dung dịch ASA
Dung dịch ASA có chứa thành phần chính là Ethanol Natri salixylat và Axit acetylsalicylic

Trong mỗi lọ thuốc có chứa các thành phần cũng như chức năng như sau:

  • Ethanol: Có tác dụng khử trùng, diệt khuẩn, làm mát da thông qua có chế làm mất nước trong các tế bào sừng, ức chế nguồn thức ăn của nấm men, vi khuẩn.
  • Aspirin: Sau khi Ethanol làm khô các tế bào sừng, Aspirin sẽ làm bong tróc vảy, đồng thời giúp loại bỏ các loại nấm men tồn tại ở vùng kín.
  • Natri salicylate: Thành phần này có tác dụng làm giảm viêm và vùng da bị kích ứng.

Lưu ý: Dung dịch ASA không sử dụng cho vết thương hở. Bên cạnh đó, chống chỉ định cho người bị dị ứng với thành phần Aspirin.
4. Thuốc bôi Clotrimazol 1%
Thuốc bôi Clotrimazol thường được bác sĩ chỉ định dùng để kiểm soát triệu chứng ngứa vùng kín do nấm Candidas gây ra. Thuốc bôi trị ngứa vùng kín Clotrimazol thuộc nhóm Imidazole, thế hệ sau của thuốc bôi Ketoconazole.

Thuốc bôi Clotrimazol 1%
Thuốc bôi Clotrimazol thường được bác sĩ chỉ định dùng để kiểm soát triệu chứng ngứa vùng kín do nấm Candidas gây ra

Clotrimazol thường được chỉ định điều trị tình trạng ngứa vùng kín do vi nấm gây ra. Thuốc có thành phần chính là Clotrimazol, tá dược Alcohol cetostearyl, Vaselin, Natri lauryl sulfate, Dầu paraffin, Polyethylene glycol 400 và nước tinh khiết.
Mặc dù mang lại hiệu quả trong điều trị ngứa vùng kín nhưng thuốc bôi có thể gây ra một số tác dụng phụ như nóng, đau rát da, viêm da dị ứng,... Cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng thuốc để đạt được kết quả tốt nhất.

Thuốc bôi chữa ngứa vùng kín do kích ứng da (viêm da dị ứng)

Sự tương tác giữa da cùng với các hóa chất có trong xà phòng tắm, kem dưỡng, chất tẩy rửa, băng vệ sinh, nước xả vải,... hoặc sự cọ xát làn da vùng kín với quần áo, quần lót quá chật cũng có thể gây ngứa ngáy vùng kín. Nếu triệu chứng xảy ra do viêm da dị ứng, người bệnh có thể tham khảo một số loại thuốc bôi như Hydrocortisone Cream 1%, Mekoderm - Neomycin, Betamethasone 0.064%.
5. Betamethasone 0.064%
Betamethasone 0.064% là một trong những loại thuốc bôi ngứa vùng kín ở nữ giới. Dược phẩm thuộc thương hiệu Medipharco. Thuốc bôi thuộc nhóm Corticosteroid và được bào chế ở dạng gel bôi ngoài da.
Tác dụng chính của thuốc bôi Betamethasone 0.064% là cải thiện tình trạng ngứa ngáy, chống viêm, cải thiện các triệu chứng vảy nến, lupus ban đỏ. Trong mỗi tuýp Betamethasone 0.064% chứa Betamethasone dipropionate hàm lượng 19.2mg cùng số tá dược khác.

Betamethasone 0.064%
Betamethasone 0.064% là một trong những loại thuốc bôi ngứa vùng kín ở nữ giới

Bên cạnh công dụng chính là hỗ trợ điều trị, cải thiện triệu chứng do viêm da tiếp xúc gây ra, thuốc còn có tác dụng chống viêm mạnh, làm giảm tổn thương do bệnh vảy nến, sẹo lồi lõm, bệnh lupus ban đỏ dạng đĩa gây ra.
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, rối loạn nội tiết tố, tương tác với thuốc hạ đường huyết, Paracetamol liều cao làm tăng tỷ lệ nhiễm độc gan. Do đó, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng thuốc để được hướng dẫn cụ thể.
6. Thuốc chữa ngứa vùng kín Hydrocortisone Cream 1%
Hydrocortisone Cream 1% là một trong những loại thuốc bôi trị ngứa vùng kín do viêm da tiếp xúc gây ra. Thuốc được đánh giá mang lại hiệu quả cao, ít phát sinh tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng.
Trong mỗi tuýp kem bôi có chứa 10mg Hydrocortisone, 90mg là sáp nhũ hóa Cetomacrogol, 1mg Chlorocresol, Parafin (dạng lỏng), nước tinh khiến. Những thành phần này hoạt động theo cơ chế làm co mạch để ức chế tình trạng ngứa ngáy, giúp tăng cường miễn dịch, bảo vệ làn da.
Thuốc bôi ngứa vùng kín Hydrocortisone Cream 1% 
Hydrocortisone Cream 1% là một trong những loại thuốc bôi trị ngứa vùng kín do viêm da tiếp xúc gây ra

Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như khô da, teo da, rạn da trong quá trình sử dụng. Để đảm bảo an toàn cũng như đạt được kết quả điều trị tốt nhất, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể.
7. Mekoderm - Neomycin
Mekoderm - Neomycin được biết đến là dòng kem bôi da và thuốc mỡ đến từ thương hiệu Mekophar. Thuốc có tác dụng cải thiện triệu chứng ngứa vùng kín do viêm da tiếp xúc gây ra. Dược phẩm có thành phần chính là Betamethasone dipropionate, Neomycin sulfate, tá dược vừa đủ.
Mekoderm - Neomycin 
Mekoderm - Neomycin được biết đến là dòng kem bôi da và thuốc mỡ đến từ thương hiệu Mekophar

Betamethasone có khả năng chống viêm, chống dị ứng, Neomycin giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây viêm nhiễm trên da nhanh chóng. Trong thời gian sử dụng thuốc có thể phát sinh một số tác dụng phụ như khô da, kích ứng, nóng rát, viêm nang lông, phát ban dạng mủ, tăng mọc lông, giảm sắc tố.

Thuốc chữa ngứa vùng kín nữ do viêm âm đạo

Thực tế nhận thấy, có nhiều nguyên nhân gây viêm âm đạo như sự tấn công của vi khuẩn BV (Bacterial Vaginosis), địa y Sclerosus (LIE-kun skluh-ROW-sus), nhiễm trùng nấm men, trùng roi. Hầu hết các loại thuốc trị ngứa vùng kín do viêm âm đạo gây ra được bào chế ở dạng viêm đặt, đường uống, một số ít dược phẩm được bào chế ở dạng thuốc bôi.
Các loại thuốc bôi thường được sử dụng trong chữa ngứa vùng kín do viêm âm đạo gây ra bao gồm: Clindamycin, Axcel Miconazole, Nizoral cream 2%, Tioconazole 1 - 6.5% và Butoconazole.
8. Nizoral cream 2%
Dược phẩm Nizoral cream 2% thường được chỉ định trong điều trị các tình trạng nhiễm nấm da, trong đó giúp kiểm soát tốt tình trạng ngứa ngáy ở vùng kín do sự phát triển quá mức của các loại vi khuẩn nhờ vào thành phần chính là ketoconazole.

Nizoral cream 2%
Dược phẩm Nizoral cream 2% thường được chỉ định trong điều trị các tình trạng nhiễm nấm da

Theo đó, hoạt chất ketoconazole trong thuốc có đặc tính chống khuẩn, kháng viêm mạnh. Để đạt được kết quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, tránh tình trạng quấn, che, bịt kín vùng da bôi thuốc trừ khi có chỉ dẫn từ bác sĩ.
Khi các biểu hiện ở vùng kín thuyên giảm, người bệnh vẫn nên dùng thuốc đến khi hết lượng thuốc theo quy định. Việc ngưng thuốc quá sớm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm men kháng thuốc và phát triển mạnh mẽ hơn.
9. Clindamycin
Clindamycin là thuốc bôi trị ngứa vùng kín thuộc nhóm kháng sinh Lincosamid. Thuốc có tác dụng kháng viêm, hỗ trợ cải thiện tình trạng ngứa vùng kín do viêm nhiễm phụ khoa gây ra, đồng thời giúp kiềm khuẩn ở nồng độ cao. Mỗi tuýp thuốc bôi 30g, Clindamycin chiếm hàm lượng 1% cùng một số tá dược khác.
Clindamycin
Clindamycin là thuốc bôi trị ngứa vùng kín thuộc nhóm kháng sinh Lincosamid

Bên cạnh điều trị triệu chứng, thuốc còn có tác dụng ngăn ngừa tình trạng tái phát. Theo các bác sĩ chuyên khoa, Clindamycin có thể làm giảm khả năng bảo vệ, đồng thời gia tăng hiện tượng tan màng bao cao su. Do đó, trong thời gian sử dụng thuốc để chữa ngứa vùng kín, người bệnh cần kiêng quan hệ tình dục.
10. Thuốc bôi Axcel Miconazole
Axcel Miconazole là thuốc bôi trị ngứa vùng kín không kê đơn, thuộc phân nhóm thuốc kháng nấm. Thuốc có thành phần chính là Miconazole. Hoạt chất hoạt động theo cơ chế ức chế sinh tổng hợp ergosterol ở vi nấm, làm thay đổi thành phần lipid cấu tạo màng, nhờ đó làm suy yếu hoạt động của vi nấm.
Thuốc bôi Axcel Miconazole 
Axcel Miconazole là thuốc bôi trị ngứa vùng kín không kê đơn, thuộc phân nhóm thuốc kháng nấm

Theo thông tin từ nhà sản xuất và khuyến cáo của chuyên gia, trong khoảng 2 tuần dùng thuốc, nếu tình trạng ngứa vùng kín không thuyên giảm, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám lại và tư vấn loại thuốc phù hợp.
11. Trị ngứa vùng kín với thuốc bôi Tioconazole 1 - 6.5%
Tioconazole 1 - 6.5% là một trong những loại thuốc kháng nấm tại chỗ. Thuốc ở dạng bôi, kem hoạt chất Tioconazole chiếm 1% hàm lượng và chiếm 28% ở dạng dung dịch. Đối với dạng bôi trong âm đạo, hoạt chất này thường chiếm khoảng 6.5% hàm lượng. Đối với thuốc bôi Tioconazole 1 - 6.5%, người bệnh chỉ dần dùng 1 liều duy nhất vào buổi tối trước khi ngủ.
Trị ngứa vùng kín với thuốc bôi Tioconazole 1 - 6.5%
Tioconazole 1 - 6.5% là một trong những loại thuốc kháng nấm tại chỗ

Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, nếu triệu chứng không thuyên giảm sau 3 ngày dùng thuốc hoặc tái lại thường xuyên, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được cân nhắc thay đổi loại thuốc phù hợp. Tioconazole 1 - 6.5% có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng như đau đầu, ngứa ngáy, nóng rát âm đạo. Trường hợp nặng có thể phát ban, sưng mặt, chóng mặt, khó thở.
12. Thuốc bôi Butoconazole
Thuốc bôi ngứa vùng kín Butoconazole được sử dụng ở phía trong âm đạo giúp kiểm soát tình trạng nhiễm trùng nấm men ở vùng kín. Đối với thuốc dạng bôi bên trong âm đạo thường được khuyến khích dùng trước khi đi ngủ.
Trong quá trình sử dụng Butoconazole có thể gây ra một số triệu chứng như kích ứng âm đạo, nóng rát vùng kín, tiết dịch có mùi hôi, đau bụng. Bên cạnh đó, thuốc cũng có thể làm suy giảm hàng rào bảo vệ của bao cao su và làm tăng nguy cơ có thai ngoài ý muốn.
Thuốc bôi Butoconazole 
Thuốc bôi ngứa vùng kín Butoconazole được sử dụng ở phía trong âm đạo giúp kiểm soát tình trạng nhiễm trùng nấm men

Trường hợp bị ngứa vùng kín do suy giảm nội tiết tố, những loại thuốc bôi thường không mang lại hiệu quả. Theo đó, bác sĩ thường chỉ định các loại thuốc đường uống như Progesterone, Estradiol,... giúp cân bằng nội tiết tố, nhờ đó kiểm soát tình trạng ngứa ngáy nhanh chóng.

Một số lưu ý khi dùng thuốc chữa ngứa vùng kín

Các loại thuốc bôi trị ngứa vùng kín có tác dụng kiểm soát tình trạng ngứa ngáy và một số biểu hiện đi kèm. Tuỳ thuộc vào nguyên nhân khởi phát sẽ lựa chọn loại thuốc điều trị phù hợp.
Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, tránh phát sinh rủi ro người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chỉ sử dụng thuốc bôi vùng kín khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, cần đọc kỹ bảng thành phần của thuốc trước khi chọn mua và dùng thuốc để hạn chế tác dụng không mong muốn.
  • Vệ sinh vùng kín sạch và lau khô trước khi dùng thuốc. Tránh tình trạng quấn, bịt kín vùng da bôi thuốc để tránh tình trạng kích ứng, khiến triệu chứng trở nên nặng nề hơn.
  • Tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về liều dùng và tần suất dùng thuốc. Không tự ý thay đổi chức năng cũng như cách sử dụng.
  • Trường hợp sử dụng thuốc nhưng không cải thiện triệu chứng, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được cân nhắc thay đổi loại thuốc điều trị phù hợp.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng thuốc bôi vùng kín nhằm đảm bảo an toàn, tránh phát sinh rủi ro.
  • Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị, người bệnh cần kết hợp chăm sóc vùng kín đúng cách, sinh hoạt khoa học, ăn uống lành mạnh để giúp kiểm soát triệu chứng nhanh chóng, đồng thời phòng ngừa tái phát lâu dài.

Điều trị Ngứa Vùng Kín Tại Nhà: Phương Pháp Tự Nhiên và Đông Y

1. Thay Đổi Thói Quen Mặc Quần Lót:

  • Tránh mặc quần lót quá bó sát và chọn chất liệu thoải mái.

2. Dầu Dừa:

  • Dầu dừa giúp cải thiện tình trạng khô và dưỡng ẩm cho da.
  • Bôi dầu dừa ngoài âm hộ, không thụt vào trong, tối đa 2 lần mỗi tuần.

3. Mật Ong:

  • Mật ong có tính chống viêm và kháng khuẩn, giúp điều trị nhiễm trùng nấm men.
  • Bôi mật ong ở vùng ngoài âm hộ, không thụt vào trong, rửa sạch sau 5 phút.

4. Chườm Mát:

  • Phương pháp chườm mát hiệu quả đối với ngứa vùng kín do thay đổi hormone.

5. Yến Mạch:

  • Bột yến mạch giảm viêm nhiễm và ngứa ở vùng da nhạy cảm.
  • Bôi hỗn hợp yến mạch lên vùng da bị ngứa, rửa sạch sau 20 phút.

6. Điều Trị Bằng Tây Y:

  • Sử dụng các loại thuốc kháng histamin, corticosteroid, bảo vệ da, làm se da tùy theo nguyên nhân gây bệnh.

7. Đông Y Chữa Bệnh:

  • Các bài thuốc đông y như Sinh địa, Hoàng kỳ, lá bạc thau, Rễ bạch đồng nữ có thể hỗ trợ.

8. Các Vị Thuốc Nam:

  • Lá trầu không, lá ổi, lá lốt, cây ích mẫu có công dụng chống viêm, kháng khuẩn.

Lưu Ý Khi Sử Dụng Thuốc:

  • Tuân thủ liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ.
  • Vệ sinh hàng ngày, sử dụng quần lót vừa vặn và thoải mái.
  • Sử dụng thuốc trước khi đi ngủ và tuân thủ các hướng dẫn khác của bác sĩ.

Cảnh Báo:

  • Liên hệ với bác sĩ nếu có thắc mắc hoặc tình trạng không cải thiện.
  • Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế cho tư vấn y tế chuyên nghiệp.

Bài viết sau đây chia sẻ về những thực phẩm nên kiêng khi phái nữ bị ngứa vùng kín:

  1. Đồ ăn cay nóng: Mỳ cay, tokbokki, lẩu tứ xuyên, và các gia vị như ớt, mù tạt, sa tế nên tránh khi gặp tình trạng ngứa vùng kín. Đồ ăn cay có thể tăng nhiệt độ cơ thể, gây đau rát và kích thích sự phát triển của vi khuẩn, làm trở nên nặng hơn.
  2. Hải sản: Cua, ghẹ, tôm, mực có thể làm tăng ngứa và gây khó chịu. Mặc dù là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, nhưng khi gặp vấn đề về phụ khoa, nên hạn chế tiêu thụ để tránh phát triển mầm bệnh.
  3. Đồ ngọt chứa nhiều đường: Bánh kẹo, mứt, siro, và nước ngọt nên được giảm thiểu. Đường tăng cường điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nấm và vi khuẩn, làm gia tăng tình trạng viêm nhiễm.
  4. Đồ muối chua: Kim chi, dưa muối, sung muối, cà pháo là những thực phẩm có thể làm mất cân bằng pH ở vùng kín, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển.
  5. Thực phẩm nhiều chất béo: Thực phẩm như mỡ động vật, phô mai, khoai tây chiên có thể tăng nhiệt độ vùng kín và làm tăng khí hư, gây cảm giác nóng và ngứa ngáy.
  6. Các chất kích thích: Rượu, bia, cà phê, thuốc lá, và nước ngọt có ga nên được hạn chế, vì chúng có thể làm yếu hệ miễn dịch và tăng khả năng nhiễm bệnh.

Bài viết cũng đề cập đến những thực phẩm có thể giúp giảm ngứa vùng kín, như sữa chua, rau củ, trái cây, tỏi, hành tây, và thực phẩm giàu vitamin D và E. Đồng thời, bảo đảm chế độ ăn uống lành mạnh, duy trì vệ sinh vùng kín, và hạn chế sử dụng sản phẩm hóa học để giảm nguy cơ mắc các vấn đề về phụ khoa.


Bài viết đã tổng hợp các loại thuốc chữa ngứa vùng kín và một số lưu ý trong quá trình sử dụng. Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để đảm bảo kết quả điều trị tốt nhất cũng như hạn chế phát sinh tác dụng phụ, người bệnh nên tham vấn y khoa để được tư vấn loại thuốc phù hợp.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0989 913 935

Tin mới

VTV2, Báo Chí Nói Gì Về Bài Thuốc Thanh Bì Dưỡng Can Thang?

Sau nhiều năm được ứng dụng điều trị, Thanh bì Dưỡng can thang của Trung...

Bài Thuốc Thanh Bì Dưỡng Can Thang Đặc Trị Viêm Da Cơ Địa An Toàn, Hiệu Quả

Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc Nam được nghiên cứu bài bản bởi...

Thanh Bì Dưỡng Can Thang Có Tác Dụng Phụ Không? Hướng Dẫn Dùng Thuốc Hiệu Quả 

Thanh bì Dưỡng can thang với bảng thành phần 100% thuốc Nam đã được chứng...