Thuốc Điều Trị Rối Loạn Lipid Máu
Danh sách các loại thuốc điều trị rối loạn lipid máu được bác sĩ khuyên dùng:
- Ezetrol:
- Thành phần: Ezetimibe 10mg, croscarmellose natri, lactose monohydrate, magnesi stearat, microcrystalline cellulose, povidone và natri laurylsulfate.
- Liều lượng: Uống 10mg/ngày, có thể kết hợp với thuốc statin hoặc fenofibrate theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Đối tượng không nên dùng: Người mẫn cảm với thành phần, trẻ em dưới 6 tuổi, phụ nữ mang thai.
- Rosuvastatin Stella:
- Thành phần: Rosuvastatin 10mg, lactose monohydrate, microcrystallin cellulose, magnesi stearat, crospovidon, dibasic calci phosphat khan, hypromellose, polyethylen glycol 6000, talc, titan dioxyd, oxyd sắt đỏ.
- Liều lượng: Uống 10mg/ngày, tăng lên 20mg nếu cần thiết.
- Đối tượng không nên dùng: Người dị ứng thuốc, bệnh gan, phụ nữ mang thai, đang cho con bú.
- Crestin:
- Thành phần: Rosuvastatin 10mg.
- Liều lượng: Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và tình trạng sức khỏe.
- Đối tượng không nên dùng: Bệnh nhân dị ứng, suy gan, suy thận nặng, phụ nữ mang thai, đang cho con bú.
- Agirovastin:
- Thành phần: Rosuvastatin 10mg, Cỏ nhọ nồi, Nhân trần, Diệp hạ châu.
- Liều lượng: Bắt đầu từ 5-10mg/ngày, tăng sau mỗi 4 tuần, liều tối đa 20mg/ngày.
- Đối tượng không nên dùng: Người dị ứng, bệnh nhân suy gan, suy thận, phụ nữ mang thai, đang cho con bú.
- Lipitor:
- Thành phần: Atorvastatin 20mg, Calci carbonat, cellulose vi tinh thể, lactose monohydrat, hydroxypropyl cellulose, croscarmellose natri, polysorbat 80, magnesi stearat.
- Liều lượng: Uống 10mg mỗi ngày, có thể uống vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
- Đối tượng không nên dùng: Người dị ứng, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, bệnh nhân suy gan nặng.
- Zetia:
- Thành phần: Ezetimibe 10mg.
- Liều lượng: Uống 10mg/ngày.
- Đối tượng không nên dùng: Người dị ứng, phụ nữ mang thai, người đang cho con bú.
- Lopid:
- Thành phần: Gemfibrozil 300mg.
- Liều lượng: Tùy thuộc vào mục đích điều trị, thường là 900-1200mg/ngày.
- Đối tượng không nên dùng: Người dị ứng, bệnh nhân suy gan, suy thận, người đang dùng thuốc gemfibrozil, repaglinid, dasabuvir, simvasfatIin.
- Lescol:
- Thành phần: Fluvastatin sodium 80mg.
- Liều lượng: Uống 80mg mỗi ngày.
- Đối tượng không nên dùng: Người dị ứng, bệnh nhân gan nặng hoặc transaminase trong huyết thanh tăng cao, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú.
- Viên uống cải thiện rối loạn lipid máu:
- Nhiều sản phẩm như Organika Cholesterol, Lipitas Jpanwell, Cholesterol Aid Vitamins For Life, FAZ Ecogreen, Lipid Cleanz IMC có các thành phần tự nhiên hỗ trợ giảm mỡ máu.
Lưu ý: Người bệnh cần tuân thủ liều lượng và hạn chế tự y áp dụng các biện pháp điều trị mà không được tư vấn của bác sĩ. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe cụ thể và quyết định loại thuốc phù hợp dựa trên nhu cầu và tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân.
Rối loạn lipid máu là tình trạng các chỉ số mỡ máu tăng cao. Nếu không được kiểm soát, người bệnh dễ gặp phải các vấn đề như béo phì, tiểu đường, gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch, đột quỵ,… Vì vậy các loại thuốc điều trị rối loạn lipid máu được xem là giải pháp hữu hiệu cho người bệnh. Dưới đây là một số loại thuốc phổ biến được các bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng.
Tổng quan bệnh rối loạn lipid máu
Lipid máu (mỡ máu) là một thành phần quan trọng cần có trong máu. Nó sẽ lưu thông đi khắp cơ thể và tham gia vào quá trình tổng hợp hormone cũng như các hoạt động của những cơ quan khác. Về bản chất, lipid máu không gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Nhưng nếu chỉ số này bị thay đổi sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng tới hệ tuần hoàn của con người.
Rối loạn lipid máu là hiện tượng mất cân bằng giữa cholesterol HDL (cholesterol tốt) và cholesterol LDL (cholesterol xấu), khiến lượng LDL tăng cao và HDL giảm xuống. Trong đó, cholesterol HDL có nhiệm vụ loại bỏ cholesterol LDL ra khỏi máu. Còn cholesterol LDL lại góp phần làm tăng nguy cơ hình thành mảng bám ở mạch máu, gây ra tình trạng xơ vữa động mạch.
Khi các mảng xơ vữa ngày càng lớn, chúng có thể vỡ ra và di chuyển theo dòng máu, sau đó kết dính với các tế bào máu và hình thành các cục máu đông. Những cục máu đông này sẽ làm tắc nghẽn mạch máu, khiến khí huyết khó lưu thông và dẫn đến các bệnh như tim mạch, đột quỵ.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng rối loạn chuyển hoá lipid máu, bao gồm:
- Đột biến gen làm tăng tổng hợp quá mức cholesterol, triglyceride, LDL-C, giảm tổng hợp HDL-C hoặc tăng thanh thải HDL-C.
- Quá trình chuyển hóa trong cơ thể bị rối loạn, giảm các chất tiêu mỡ và gây lắng đọng mỡ trong cơ thể.
- Thường xuyên bị căng thẳng, stress, trầm cảm, dẫn đến mất ngủ.
- Người có tiền sử bị đái tháo đường, mắc hội chứng Cushing, suy giáp, bệnh thận mạn tính, viêm ruột, xơ gan.
- Những người ăn quá nhiều thực phẩm dầu mỡ, chất béo, sử dụng rượu bia thuốc lá trong thời gian dài.
- Người bệnh ít vận động, thường xuyên phải ngồi một chỗ, không tập luyện thể dục.
- Bệnh nhân đã và đang sử dụng các loại thuốc như thiazid, corticoides, estrogen, thuốc chẹn beta giao cảm.
Các yếu tố nguy cơ khác:
- Người cao tuổi.
- Phụ nữ sau mãn kinh.
- Có bố mẹ bị rối loạn mỡ máu.
- Người bị thừa cân béo phì.
Rối loạn chuyển hóa lipid máu thường diễn ra trong thời gian dài nên rất khó để nhận biết các dấu hiệu từ sớm. Bệnh nhân chỉ có thể phát hiện ra khi thực hiện các xét nghiệm máu ngẫu nhiên. Mặc dù vậy vẫn có những triệu chứng rối loạn mỡ máu đặc trưng, người bệnh cần hết sức chú ý:
Dấu hiệu ngoại biên:
- Xuất hiện cung giác mạc (arc cornea): Người bị rối loạn lipid sẽ xuất hiện vòng tròn có màu trắng nhạt ở quanh mống mắt. Triệu chứng này thường xuất hiện nhiều ở người dưới 50 tuổi.
- U vàng dưới màng xương (periostea xanthomas): Triệu chứng u vàng dưới màng xương ít khi xảy ra, chủ yếu xuất hiện ở vùng củ chày xương, đầu xương của mỏm khủy.
- U vàng da hoặc củ (cutaneous or tuberous xanthomas): Vị trí xuất hiện triệu chứng ở khuỷu tay, khuỷu chân và đầu gối.
- U vàng gân (tendon xanthomas): Triệu chứng này xuất hiện ở gân gót chân hoặc gân duỗi các ngón tay hoặc khớp đốt tay.
- Ban vàng mí mắt (xanthelasma): Người bệnh xuất hiện các nốt ban vàng ở vùng mí mắt trên hoặc mí mắt dưới ở cả 2 bên mắt.
- Ban vàng lòng bàn tay (palmar xanthomas): Triệu chứng xuất hiện ở các nếp gấp ngón tay và lòng bàn tay.
Dấu hiệu lâm sàng:
- Rối loạn huyết áp: Bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa lipoprotein thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, ăn không tiêu, rối loạn tiêu hóa, huyết áp không ổn định.
- Đau ngực: Bệnh rối loạn lipid máu là một trong những nguyên nhân gây ra các vụ tử vong đột ngột do đau ngực. Cơn đau này ít khi xuất hiện và chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nên nhiều người chủ quan. Tuy nhiên nếu thấy có dấu hiệu bị đau nhói ngực liên tục thì người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay.
- Tê bì chân tay: Tình trạng rối loạn chuyển hóa mỡ máu trong cơ thể diễn ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến tắc nghẽn mạch máu, khiến máu khó lưu thông đến các chi. Từ đó dẫn đến tê bì chân tay, đau mỏi, sưng tây, khiến tay chân dễ bị lạnh hơn người bình thường.
Dấu hiệu nội tạng:
- Xơ vữa động mạch: Đây là triệu chứng tăng lipid máu phổ biến và xuất hiện sớm nhất. Người bệnh bị rối loạn mỡ máu trong thời gian dài sẽ khiến thành mạch bị yếu dần, dẫn đến xơ vữa và ngăn cản quá trình lưu thông máu. Nếu động mạch ở tim bị tổn thương nghiêm trọng sẽ dẫn đến tình trạng nhồi máu cơ tim, suy tim, nhồi máu não...
- Gan nhiễm mỡ: Tăng lipid máu sẽ khiến lượng mỡ chiếm phần lớn trong gan và gây chen lấn các tế bào gan. Từ đó làm tăng nguy cơ bị viêm gan, suy giảm chức năng gan. Triệu chứng này thường được phát hiện thông qua siêu âm hoặc chụp cắt lớp.
- Viêm tụy cấp: Quá trình chuyển hóa lipid sẽ khiến triglycerid trong máu tăng cao, điều này làm tăng nguy cơ bị viêm tụy cấp ở người bệnh. Khi đó người bệnh sẽ có các triệu chứng như nôn ói, sốt, đau bụng dữ dội.
Các loại thuốc điều trị rối loạn lipid máu được bác sĩ khuyên dùng
Rối loạn lipid máu uống thuốc gì là băn khoăn của rất nhiều người bệnh. Dưới đây là danh sách một số loại thuốc điều trị rối loạn chuyển hóa mỡ hiệu quả, người bệnh nên tham khảo:
Ezetrol
Ezetrol là thuốc điều trị rối loạn lipoprotein máu do Đức sản xuất. Loại thuốc này có tác dụng làm giảm lipid máu, giảm cholesterol máu nguyên phát. Đồng thời giúp ức chế chọn lọc sự hấp thu cholesterol qua ruột. Thuốc Ezetrol có thể dùng được cho người lớn và trẻ em trên 6 tuổi.
Thành phần: Ezetimibe 10mg, croscarmellose natri, lactose monohydrate, magnesi stearat, microcrystalline cellulose, povidone và natri laurylsulfate.
Liều lượng:
- Thuốc dùng dạng uống.
- Có thể uống vào bất kỳ thời gian nào trong ngày, dùng trước hoặc sau khi ăn đều được.
- Liều lượng thông thường là 10mg/ngày.
- Có thể kết hợp với thuốc statin hoặc fenofibrate theo hướng dẫn của bác sĩ.
Đối tượng không nên dùng:
- Người bị mẫn cảm với thành phần thuốc Ezetrol.
- Trẻ em dưới 6 tuổi.
- Thận trọng khi dùng thuốc Ezetrol cho phụ nữ mang thai.
Tác dụng phụ: Đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, mệt mỏi, giảm ngon miệng, đau khớp, co thắt cơ, đau cổ, đau ngực, khó tiêu, trào ngược dạ dày, buồn nôn,...
Giá bán: 420.000 đồng/hộp 30 viên
Rosuvastatin Stella
Một trong các thuốc điều trị rối loạn lipid máu được dùng phổ biến đó là Rosuvastatin Stella. Loại thuốc này có tác dụng hỗ trợ làm giảm việc gia tăng nồng độ cholesterol toàn phần, cholesterol LDL, apolipoprotein B, triglycerid. Đồng thời giúp làm tăng nồng độ cholesterol tốt trong máu.
Thành phần: Rosuvastatin 10 mg, Lactose monohydrat, microcrystallin cellulose, magnesi stearat, crospovidon, dibasic calci phosphat khan, hypromellose, polyethylen glycol 6000, talc, titan dioxyd, oxyd sắt đỏ.
Liều lượng:
- Thuốc được dùng dạng uống.
- Mỗi ngày uống 1 lần.
- Mỗi lần dùng 10mg, nếu cần thiết có thể tăng lên 20mg.
Đối tượng không nên dùng:
- Người bệnh bị dị ứng thuốc.
- Người đang bị bệnh gan hoặc tăng nồng độ transaminase trong huyết thanh.
- Phụ nữ có thai.
- Phụ nữ đang cho con bú.
- Bệnh nhân bị suy thận nặng.
- Bệnh nhân đang dùng loại thuốc ciclosporin.
- Bệnh nhân có bệnh lý về cơ.
Tác dụng phụ: Đau cơ, cứng cơ, yếu cơ, tiểu đường, tăng huyết áp, nhức đầu, chóng mặt, táo bón, buồn nôn, đau bụng, suy nhược, suy giảm nhận thức,...
Giá bán: 93.000 đồng/hộp 30 viên.
Crestin
Crestin là thuốc Tây điều trị rối loạn mỡ máu do Việt Nam sản xuất. Thành phần chính của thuốc là Rosuvastatin, có tác dụng điều trị rối loạn lipid máu bằng cách giảm lượng cholesterol toàn phần, giảm LDL-cholesterol và giảm triglycerid (TG). Từ đó hỗ trợ làm giảm nguy cơ bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch,...
Thành phần: Rosuvastatin: 10mg
Liều lượng:
- Điều trị tăng cholesterol máu 5-10mg/lần/ngày.
- Dự phòng biến chứng tim mạch 20mg/lần/ngày.
- Tăng cholesterol máu gia đình kiểu dị hợp tử trên bệnh nhi 5-20mg/ngày, liều khuyến cáo tối đa 20mg/ngày.
- Người cao tuổi 5mg/lần/ngày.
Đối tượng không nên dùng:
- Bệnh nhân bị dị ứng với thành phần của Crestin.
- Bệnh nhân đang bị bệnh suy gan và suy thận nặng.
- Người có bệnh lý về cơ.
- Người bệnh đang sử dụng ciclosporin.
- Phụ nữ đang mang thai.
- Người đang cho con bú.
Tác dụng phụ: Đau đầu, chóng mặt, táo bón, buồn nôn, đau bụng, đau cơ, suy nhược, ngứa ngáy, phát ban, mày đay, giảm tiểu cầu, mất trí nhớ, vàng da, viêm gan,...
Giá bán: 56.000 đồng/vỉ.
Agirovastin
Thuốc điều trị rối loạn lipid máu Agirovastin thuộc nhóm thuốc tim mạch do Việt Nam sản xuất. Công dụng chính của thuốc đó là giúp làm giảm cholesterol máu nguyên phát, rối loạn lipid máu hỗn hợp và dự phòng biến cố tim mạch.
Thành phần: Rosuvastatin 10mg, Cỏ nhọ nồi, Nhân trần, Diệp hạ châu.
Liều lượng:
- Liều khởi đầu dùng từ 5-10mg/lần/ngày.
- Tăng liều sau mỗi 4 tuần.
- Liều tối đa 20mg/lần/ngày.
- Thời gian dùng thuốc Agirovastin tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Đối tượng không nên dùng:
- Người bị dị ứng với thành phần của Agirovastin.
- Người mắc bệnh gan.
- Bệnh nhân bị suy thận nặng.
- Người có bệnh lý về cơ.
- Phụ nữ có thai.
- người đang cho con bú.
Tác dụng phụ: Tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, đau bụng, buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, nhìn mờ, mất ngủ, suy nhược, đau cơ, đau khớp, phát ban, viêm mũi, viêm xoang, ho, viêm họng.
Giá bán: 54.000 đồng/hộp 30 viên.
Lipitor
Lipitor thuộc nhóm thuốc điều trị rối loạn lipid máu Statin. Công dụng chính của loại thuốc này đó là giúp giảm cholesterol toàn phần, cholesterol LDL, triglycerid và apolipoprotein B. Đồng thời giúp tăng cholesterol HDL và dự phòng biến chứng tim mạch, đột quỵ, thúc đẩy lưu thông mạch máu và giảm đau thắt ngực.
Thành phần: Atorvastatin 20mg, Calci carbonat, cellulose vi tinh thể, lactose monohydrat, hydroxypropyl cellulose, croscarmellose natri, polysorbat 80, magnesi stearat, vỏ bao (chứa hydroxypropyl methylcellulose, polyethylen glycol 8000, titan dioxid, talc), nhũ dịch simethicon (chứa simethicon, acid sorbic, chất ổn định, acid benzoic, chất nhũ hóa stearat, nước cất).
Liều lượng:
- Sử dụng dưới dạng uống.
- Có thể uống Lipitor vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
- Liều lượng mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 10mg.
- Dùng trong vòng 2-4 tuần.
Đối tượng không nên dùng:
- Người bị dị ứng với thành phần của Lipitor.
- Phụ nữ đang mang thai.
- Phụ nữ cho con bú.
- Người bị bệnh gan nặng.
- Người có tiền sử nghiện rượu.
- Bệnh nhân đang bị mắc chứng suy giảm chức năng thận.
Tác dụng phụ: Viêm mũi họng, nhức đầu, dị ứng, tăng glucose huyết, chảy máu cam, táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, buồn nôn, khó tiêu, đau cơ, đau khớp, đau đầu, sưng khớp, đau lưng, mất ngủ, tăng cân, chán ăn, ù tai, nhìn mờ.
Giá bán: 471.000 đồng/hộp 30 viên.
Zetia
Trong danh sách các nhóm thuốc điều trị rối loạn lipid máu không thể bỏ qua thuốc Zetia. Loại thuốc này có tác dụng làm giảm cholesterol máu nguyên phát, cải thiện rối loạn lipid máu hỗn hợp và phòng ngừa các bệnh lý về tim mạch. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén do Việt Nam sản xuất.
Thành phần: Ezetimibe 10mg.
Liều lượng:
- Sử dụng thuốc bằng đường uống.
- Nên dùng mỗi ngày 1 lần.
- Mỗi lần uống 10mg.
- Có thể uống Zetia trước hoặc sau bữa ăn.
- Uống với một ly nước đầy.
Đối tượng không nên dùng:
- Người bị dị ứng thuốc.
- Phụ nữ mang thai.
- Người đang cho con bú.
- Người đang bị bệnh về gan.
Tác dụng phụ: Đau khớp, đau cơ, đau họng, đau xoang mũi, tiêu chảy, đau cánh tay, đau chân, sưng vùng họng, mặt, môi, lưỡi, phù, khó thở, rối loạn nhịp tim,...
Giá bán: Liên hệ dược sĩ để biết được giá thuốc chính xác.
Lopid
Thuốc điều trị rối loạn lipid máu Lopid được chỉ định cho những trường hợp bị tăng cholesterol máu, rối loạn lipid máu hỗn hợp và tăng triglyceride máu. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng điều trị các thể rối loạn lipid máu khác, đặc biệt ở bệnh nhân bị tiểu đường và bị bệnh U vàng.
Thành phần: Gemfibrozil 300mg gemfibrozil
Liều lượng:
- Liều khuyến cáo là 900mg - 1200mg/ngày.
- Liều 900mg dùng 1 lần trước bữa tối 30 phút.
- Liều 1200mg nên chia làm 2 lần, uống trước bữa sáng và bữa tối 30 phút.
- Liều tối đa là 1500mg/ngày.
- Nên uống với nước lọc.
Đối tượng không nên dùng:
- Người bệnh bị dị ứng với thành phần của thuốc Lopid.
- Bệnh nhân bị suy gan.
- Bệnh nhân bị suy thận.
- Người bệnh đang dùng các thuốc gemfibrozil, repaglinid, dasabuvir, simvasfatIin.
Tác dụng phụ: Vàng da do tắc mật, viêm tụy, mờ mắt, liệt dương, chóng mặt, trầm cảm, ngủ gà, đau đầu, viêm da, nổi ban, ngứa, mề đay, phù mạch, phù thanh quản, thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu ái toan,...
Giá bán: 3.400 đồng/viên.
Lescol
Lescol thuộc nhóm thuốc statin có tác dụng làm giảm mức cholesterol xấu trong máu, giảm triglycerides và tăng mức cholesterol tốt. Thuốc dùng được cho cả người lớn và trẻ em trên 10 tuổi để làm chậm quá trình hình thành mảng bám trong mạch máu, đồng thời phòng ngừa các biến chứng của bệnh tim mạch.
Thành phần: Fluvastatin sodium 80mg.
Liều lượng:
- Uống mỗi ngày 1 lần.
- Mỗi lần dùng 80mg.
- Uống cùng nước lọc.
- Nuốt nguyên cả viên thuốc, không bẻ, không nghiền nát hoặc nhai.
Đối tượng không nên dùng:
- Người bị dị ứng thuốc.
- Người bị bệnh gan nặng hoặc transaminase trong huyết thanh tăng cao.
- Phụ nữ có thai.
- Phụ nữ đang cho con bú.
Tác dụng phụ: Khó tiêu, đau bụng, buồn nôn, đau đầu, mất ngủ, ngứa, mày đay, đau cơ, mềm cơ, yếu cơ, bệnh cơ, viêm cơ, cơ niệu kịch phát, viêm gan.
Giá bán: 300.000 đồng/hộp 24 viên.
Viên uống cải thiện rối loạn lipid máu
Bên cạnh một số thuốc điều trị rối loạn lipid máu kể trên, người bệnh cũng có thể tham khảo các loại viên uống giúp giảm giảm mỡ máu được bán phổ biến trên thị trường.
Thực phẩm chức năng có dược tính không mạnh bằng thuốc đặc trị, tuy nhiên nó an toàn, có thể dùng lâu dài và ít tác dụng phụ hơn. Người bệnh nên tham khảo một số sản phẩm được bác sĩ khuyên dùng dưới đây.
Organika Cholesterol
Organika Cholesterol là viên uống cải thiện rối loạn lipid máu do Canada sản xuất. Sản phẩm có tác dụng giúp giảm mỡ máu, giảm cholesterol, giảm mỡ trong gan. Đồng thời hạn chế quá trình oxy hóa, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và phòng ngừa nguy cơ bị các bệnh như xơ vữa động mạch, tai biến, nhồi máu cơ tim,...
Thành phần: chiết xuất hạt Yến mạch 150 mg, Chiết xuất hạt Đậu tương 200 mg, chiết xuất lá Trà xanh sấy khô 80 mg, chiết xuất gạo men đỏ 50 mg, Croscarmellose Sodium, Magnesi Stearate, Cellulose vi tinh thể, Silica.
Liều lượng:
- Uống mỗi ngày 2 lần.
- Mỗi lần 1-2 viên.
- Dùng trong bữa ăn.
Đối tượng sử dụng:
- Người trưởng thành.
- Người có lượng cholesterol xấu, cholesterol toàn phần trong máu cao.
- Đối tượng có nguy cơ cao mắc một số bệnh lý về tim mạch.
Giá bán: 495.000 đồng/hộp 60 viên.
Lipitas Jpanwell
Viên uống Lipitas Jpanwell do Nhật Bản sản xuất có tác dụng giúp làm giảm mỡ máu, giảm choleterol và triglyceride. Đồng thời hỗ trợ ngăn ngừa hình thành các cục huyết khối trong mạch máu, giảm huyết áp và cải thiện sức khỏe tim mạch. Đặc biệt Lipitas Jpanwell được bào chế từ thành phần tự nhiên nên rất an toàn cho sức khỏe tổng thể.
Thành phần: Nattokinase, Inulin, Kế sữa, L-Cystineg, Quercetin, Vitamin E, Selenium, Bột Gừng, Coenzym Q10, Monascus, Men chứa kẽm, Men chứa Selenlum, Bột vỏ hành tây, Bột nấm ngưu chương chi, Gelatin, Cellulose, Slicon dioxide, Canxi stearate
Liều lượng:
- Uống mỗi ngày 2 viên.
- Dùng thuốc cùng với nước nguội hoặc nước ấm.
Đối tượng sử dụng:
- Người có chỉ số mỡ máu và triglyceride trong máu cao.
- Người có nguy cơ bị tai biến mạch máu não do cục máu đông, huyết áp cao, xơ vữa động mạch.
Giá bán: 995.000 đồng/hộp 60 viên.
Cholesterol Aid Vitamins For Life
Viên uống Cholesterol Aid Vitamins For Life là sản phẩm do Mỹ sản xuất, có tác dụng hỗ trợ cải thiện mỡ máu, phòng ngừa các biến chứng tim mạch, duy trì huyết áp ổn định và hạn chế nguy cơ bị đột quỵ. Ngoài ra sản phẩm còn giúp tăng cường tuần hoàn máu, tái tạo các tế bào bị hư tổn và ngăn ngừa quá trình lão hóa cơ thể.
Thành phần: Chromium, Cao Trầm (Gum Guggul), Men gạo đỏ (Red Yeast Rice), Magnesium Stearate, Silicon Dioxide, Cellulose, Gelatin Clear.
Liều lượng:
- Uống mỗi ngày từ 1-2 viên.
- Nên dùng Cholesterol Aid Vitamins For Life trước hoặc trong bữa ăn.
Đối tượng sử dụng:
- Người có hàm lượng cholesterol và triglyceride trong máu cao.
- Người bị tiểu đường.
Giá bán: 319.800 đồng/hộp 60 viên.
FAZ Ecogreen
FAZ Ecogreen là sản phẩm cải thiện rối loạn lipid máu có xuất xứ từ Mỹ. Viên uống được sản xuất với công nghệ hiện đại, chứa các hoạt chất sinh học thiên nhiên giúp hỗ trợ làm giảm mỡ máu, cải thiện gan nhiễm mỡ, cân bằng huyết áp và phòng ngừa các bệnh lý tim mạch.
Thành phần: Policosanol (GDL-5) 100mg, Gynostemma Extract 5:1 150mg, Red Yeast Rice Extract 50mg, Apple Cider Vinegar Extract 200mg.
Liều lượng:
- Dùng mỗi ngày 1 viên.
- Uống sau bữa ăn tối.
- Nên dùng thường xuyên khoảng 2-3 hộp.
Đối tượng sử dụng:
- Người trên 18 tuổi gặp các vấn đề như: Gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, tiểu đường, sỏi mật, huyết áp cao, bệnh tim mạch đều có thể sử dụng.
Giá bán: 300.000 đồng/hộp 30 viên.
Lipid Cleanz IMC
Viên uống Lipid Cleanz IMC do Việt Nam sản xuất có tác dụng hỗ trợ làm giảm cholesterol trong máu, giảm nguy cơ bị mắc bệnh xơ vữa động mạch. Sản phẩm được chiết xuất từ các thành phần tự nhiên như chiết xuất từ nghệ, tỏi, hoàng bá, lá sen,... nên rất an toàn cho sức khỏe. Người bệnh có thể dùng Lipid Cleanz IMC lâu dài mà không lo sẽ gặp phải tác dụng phụ.
Thành phần: Cao Hoàng bá, Chiết xuất Tỏi, Cao Lá sen, Alpha Lipoic Acid, Vitamin B5 (D-Calcium pantothenate), Curcuma phospholipid, Lactose, Talc, Magnesium stearate.
Liều lượng:
- Uống mỗi ngày 2 lần.
- Mỗi lần 3 viên.
- Sau khi lipid máu đã ổn định giảm xuống còn mỗi lần 1-2 viên.
- Uống Lipid Cleanz IMC trước bữa ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 giờ.
- Uống liên tục trong vòng 1-3 tháng để có hiệu quả.
Đối tượng sử dụng:
- Người bị rối loạn lipid máu (tăng cholesterol toàn phần, tăng LDL-C, tăng triglycerid, tăng VLDL-C, giảm HDL-C).
- Người có nguy cơ bị mắc bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, đột quỵ.
- Bệnh nhân bị béo phì.
- Đối tượng thường xuyên sử dụng các loại đồ uống chứa cồn.
Giá bán: 210.000 đồng/hộp 30 viên.
Lưu ý trong khi sử dụng các loại thuốc điều trị rối loạn lipid máu
Người bệnh cần phối hợp thuốc trong điều trị rối loạn lipid máu với chế độ ăn uống sinh hoạt để nâng cao hiệu quả chữa trị. Vì vậy trong thời gian dùng thuốc điều trị rối loạn lipid máu, người bệnh cần chú ý những vấn đề sau:
- Nên kiêng các nhóm thực phẩm nhiều dầu mỡ, đường và các chất kích thích.
- Nghỉ ngơi hợp lý, nên đi ngủ sớm, hạn chế căng thẳng stress.
- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày 30-60 phút để hỗ trợ giảm mỡ và cải thiện sức khỏe.
- Cần uống thuốc đúng giờ, đúng cách, đúng liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Kiểm tra chỉ số mỡ máu định kỳ để xem bệnh có cải thiện sau khi dùng thuốc hay không.
- Không tự ý kết hợp các loại thuốc với nhau bởi dược lý thuốc điều trị rối loạn lipid máu có thể tương tác với một số nhóm thuốc khác.
Dùng thuốc điều trị rối loạn lipid khi nào cần đến bệnh viện?
Trong thời gian áp dụng các loại thuốc điều trị rối loạn lipid máu, nếu nhận thấy những triệu chứng sau, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra:
- Đối với cơ, xương khớp: Đau cơ, yếu cơ, hủy cơ, nhức mỏi các khớp.
- Đối với gan mật: Hủy tế bào gan, đau bụng trên, vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu.
- Đối với tiết niệu: Đi tiểu ra máu, nhiễm trùng đường tiết niệu, tăng lượng đường huyết, gây tiểu đường.
- Đối với thần kinh: Suy giảm trí nhớ, nhầm lẫn, mất trí nhớ, phù mạch thần kinh, bệnh lý thần kinh ngoại biên,...
Mục tiêu điều trị rối loạn lipid máu là ổn định các chỉ số Cholesterol toàn phần, Triglyceride, LDL và HDL. Cách điều trị bằng nguyên liệu tự nhiên được đánh giá là an toàn, lành tính, chi phí thấp, và dễ tìm. Tuy nhiên, hiệu quả không cao, thời gian điều trị lâu, và chỉ hỗ trợ cải thiện.
Nguyên liệu tự nhiên hỗ trợ điều trị:
Gừng:
- Thành phần gingerol và shogaol giúp giảm cholesterol LDL.
- Cách thực hiện: Hấp 1 nhánh gừng với gạo vỏ, lọc và uống nước sau khi hấp. Uống 200ml trà gừng mỗi ngày.
Quế:
- Chứa cinnamaldehyde giúp giảm cholesterol và cải thiện huyết áp.
- Cách thực hiện: Trộn 3 thìa bột quế, 2 thìa mật ong với 500ml nước sôi, uống mỗi ngày.
Đậu nành:
- Thường xuyên sử dụng giúp giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt.
- Cách thực hiện: Uống 1-2 cốc sữa đậu nành mỗi ngày.
Bí đao:
- Giúp cải thiện tình trạng máu nhiễm mỡ và rối loạn lipid máu.
- Cách thực hiện: Ép nước từ 500g bí đao, thêm một chút muối, chia thành nhiều phần và uống trong ngày.
Bí đỏ:
- Dầu hạt bí ngô kiểm soát cholesterol.
- Cách thực hiện: Hấp bí đỏ, xay nhuyễn với nước, uống mỗi ngày trước khi ăn sáng.
Lưu ý khi áp dụng:
- Kiên trì áp dụng để cảm nhận hiệu quả.
- Chọn nguyên liệu cẩn thận và sạch sẽ.
- Cân bằng liều lượng và thời gian sử dụng.
Cách điều trị Tây y bao gồm sử dụng các nhóm thuốc như statin, acid nicotinic, fibrate, resin, omega-3, ezetimibe, với lưu ý bảo vệ gan và theo hướng dẫn của bác sĩ.
Cách điều trị Đông y tập trung vào cân nhắc can, tỳ, thận, với bài thuốc thể đàm trệ, thể thấp nhiệt, và thể khí trệ huyết ứ. Áp dụng cẩn thận và theo hướng dẫn của người chuyên môn.
Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người rối loạn lipid máu:
- Tăng cường axit béo có lợi: Sử dụng cá hồi, quả óc chó, hạt lanh, bơ,...
- Chất xơ hàng ngày: Nạp 20-30g chất xơ từ trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt.
- Hạn chế chất béo bão hòa: Không ăn quá 14g/ngày từ món chiên rán, bơ, phomai, thịt xông khói,...
- Hạn chế cholesterol: Tránh thực phẩm giàu cholesterol như lòng đỏ trứng, thịt mỡ, sữa nguyên chất,...
- Giảm lượng chất béo trong calo tổng: Chia thành 5 bữa/ngày, 3 bữa chính và 2 bữa phụ.
- Chế độ ăn uống đa dạng: Không kiêng khem quá mức, tránh ăn quá nhiều một loại thực phẩm.
- Ăn chậm và nhai kỹ: Hỗ trợ tiêu hóa thức ăn.
- Uống đủ nước: Thúc đẩy quá trình trao đổi chất.
- Không ăn quá no: Mỗi bữa ăn không nên quá no.
- Không ăn khuya hoặc tối muộn: Hạn chế ăn sau giờ tối.
Thực phẩm ưu tiên cho người rối loạn lipid máu:
- Cà rốt: Giảm cholesterol, kiểm soát huyết áp và đường trong máu.
- Nấm: Thay thế thịt đỏ, giảm calo, chất béo và cholesterol.
- Hành tây: Giảm cholesterol LDL, chống viêm.
- Mướp đắng: Giảm cholesterol xấu và duy trì mức cholesterol tốt.
- Sữa tách béo: Cung cấp dinh dưỡng, ít chất béo và đường.
- Tỏi: Tăng cholesterol tốt, giảm cholesterol xấu.
- Cá biển: Chứa axit béo omega-3, tăng cholesterol HDL, giảm viêm.
- Dầu thực vật: Chống viêm, bảo vệ tim mạch, giảm cholesterol xấu.
- Hoa quả tươi: Nước, chất xơ, vitamin, chống oxy hóa, giảm rối loạn lipid máu.
- Rong biển: Ngăn chặn mảng bám cholesterol trong mạch máu, giảm triglyceride.
- Rau xanh: Chất xơ, pectin, chống oxy hóa, duy trì cân nặng và giảm cholesterol.
- Đậu: Đạm thực vật, chất xơ, giảm LDL-cholesterol.
- Hạt như hạnh nhân, óc chó: Omega-3, chất xơ, giảm cholesterol toàn phần.
Kiêng ăn:
- Thực phẩm có cholesterol cao: Sữa nguyên chất, sữa nguyên kem, bơ, phomai, thịt bò nướng, sườn lợn,...
- Thực phẩm nhiều đường: Bánh kẹo, mứt, nước ngọt có gas, tăng mức cholesterol LDL và đường máu.
- Chất kích thích: Bia, rượu, thuốc lá, ma túy, gây nghiêm trọng rối loạn lipid máu.
- Chất béo bão hòa: Hạn chế để tránh tăng huyết áp và cholesterol.
- Tinh bột: Giảm lượng tinh bột để hạn chế chuyển hóa thành triglyceride.
- Đồ ăn nhiều muối: Hạn chế để tránh tình trạng cao huyết áp và tồi tệ hóa lipid máu.
- Sữa và chế phẩm từ sữa: Chứa nhiều cholesterol, đường và chất béo, làm tăng cholesterol xấu.
Người bị rối loạn lipid máu cần duy trì chế độ ăn uống cân đối, giảm thực phẩm không tốt, và kết hợp với tập luyện để cải thiện sức khỏe lipid máu.
Trên đây là những loại thực phẩm chức năng và thuốc điều trị rối loạn lipid máu được các chuyên gia khuyên dùng. Người bệnh nên nắm được các thông tin về liều lượng, chỉ định và những lưu ý khi sử dụng để hạn chế tối đa tác dụng phụ.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!