Thuốc Chữa Sỏi Niệu Đạo

  1. Thuốc Giãn Cơ Trơn:
    • Thành phần: Drotaverin, Alverin citrat.
    • Tác dụng: Giãn cơ trơn, giảm cơn đau, hỗ trợ đào thải sỏi.
    • Tác dụng phụ: Ảo giác, buồn ngủ.
  2. Thuốc Làm Tan Sỏi:
    • Thành phần: Hỗn hợp tecpen (camphen, cineol, pinen, fenchone, borneol, anethol).
    • Tác dụng: Kiềm hóa, điều hòa nước tiểu, làm tan sỏi, ngăn ngừa biến chứng.
    • Tác dụng phụ: Cần tuân thủ đúng liều lượng để tránh tác dụng phụ.
  3. Thuốc Lợi Tiểu:
    • Thành phần: Thiazid, Quai, Giữ Kali, Thẩm thấu.
    • Tác dụng: Tăng quá trình đào thải nước, ngăn sự cô đặc nước, giảm nguy cơ hình thành sỏi.
    • Tác dụng phụ: Đầy chướng bụng, ù tai, suy thận.
  4. Thuốc Kháng Sinh:
    • Thành phần: Cephalosporin, Quinolon.
    • Tác dụng: Ngăn ngừa nhiễm trùng, bảo vệ hệ tiết niệu khỏi vi khuẩn.
    • Tác dụng phụ: Tiêu chảy nhẹ, dị ứng ngoài da.

Lưu ý khi Dùng Thuốc:

  • Chỉ dùng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Tránh thực phẩm làm tăng nguy cơ hình thành sỏi.
  • Bổ sung canxi và duy trì sinh hoạt thể dục.
  • Đề xuất thăm bác sĩ khi gặp tác dụng phụ hoặc sau thời gian dài không có hiệu quả.
 

Thuốc chữa sỏi niệu đạo bao gồm 4 nhóm chính là thuốc giãn cơ, thuốc làm tan sỏi, thuốc lợi tiểu, thuốc kháng sinh. Thuốc có tác dụng đẩy lùi tình trạng đau nhức, sưng viêm, hỗ trợ đẩy sỏi ra khỏi cơ thể. Dưới đây là thông tin chi tiết về 4 nhóm thuốc được bác sĩ khuyên dùng và cho hiệu quả cao nhất. 

Tổng Quan Bệnh Sỏi Niệu Đạo

Sỏi niệu đạo là bệnh lý xuất hiện các tinh thể khoáng chất cứng tồn tại trong ống niệu đạo. Những viên sỏi này thường hình thành ở thận - bể thận hoặc bàng quang,... sau đó di chuyển xuống niệu đạo và mắc kẹt tại đây. Điều này gây bít tắc 1 phần hoặc hoàn toàn đường niệu đạo của người bệnh, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Theo thống kê các ca mắc thực tế, các bác sĩ cho biết nam giới có tỉ lệ mắc cao hơn nữ giới. Nguyên nhân bởi đường niệu đạo của nam giới dài hơn nhiều so với nữ, điều này khiến các viên sỏi khó di chuyển để đào thải khỏi cơ thể.

soi nieu dao
Sỏi niệu đạo là bệnh lý xuất hiện các tinh thể khoáng chất cứng tồn tại trong ống niệu đạo

Sỏi niệu đạo xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, Trong đó, có 6 nguyên nhân phổ biến nhất, bao gồm cả nguyên nhân bệnh lý và các nguyên nhân khách quan ảnh hưởng trực tiếp. Cụ thể như sau:

  • Sỏi thận hoặc sỏi bàng quang di chuyển xuống: Trong quá trình bài tiết, nước tiểu được vận chuyển từ bể thận, bàng quang xuống niệu đạo kèm theo các viên sỏi xuống. Khi đến niệu đạo, do kích thước nhỏ nên hẹp nên bị kẹt tại các vị trí niệu đạo màng hoặc lỗ, niệu đạo ngoài,....
  • Hẹp niệu đạo: Niệu đạo hẹp khiến nước tiểu và các tạp chất không thể thoát ra ngoài. Sau đó các chất lắng đọng và dần hình thành các tinh thể rắn, tích tụ nên sỏi tại niệu đạo.
  • Sỏi to, gồ ghề mắc kẹt: Trong một số trường hợp sỏi nhỏ, nhẵn mịn có thể tự đào thải khỏi cơ thể trong quá trình đi tiểu. Nhưng nếu sỏi to và gồ ghề sẽ kẹt tại niệu đạo.
  • Bao quy đầu bị viêm, dính, kích thước hẹp: Một nguyên nhân phổ biến gây sỏi niệu đạo ở nam giới là do bao quy đầu viêm, dính hoặc có kích thước hẹp. Điều này khiến nước tiểu đọng lại bên trong và hình thành nên sỏi trong niệu đạo.
  • Dùng thuốc liều cao và dài ngày: Việc lạm dụng các loại thuốc (đặc biệt thuốc chữa canxi phòng ngừa loãng xương) hoặc bổ sung quá nhiều dược phẩm chứa vitamin C trong thời gian dài cũng khiến các khoáng chất lắng đọng hình thành sỏi.
  • Chế độ ăn uống không khoa học: Chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn nhiều món mặn, món ăn dầu mỡ, đồ uống có chứa cồn, có gas hoặc bổ sung quá ít nước là nguyên nhân hình thành sỏi tại niệu đạo.

Dưới đây là những triệu chứng điển hình mà người bệnh thường phải đối diện khi mắc bệnh. Trong trường hợp có bất cứ dấu hiệu nào, bạn cần nhanh chóng đến phòng khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị sớm.

  • Đau bụng dưới và vùng sinh dục: Sỏi chèn ép hệ thống dây thần kinh, đồng thời cọ xát vào niêm mạc niệu đạo dẫn đến cảm giác đau buốt. Các cơn đau này có thể âm ỉ hoặc dữ dội, lan khắp mạn sườn, thắt lưng, bụng dưới, đặc biệt là bộ phận sinh dục tại khu vực tầng sinh môn.
  • Tiểu khó, tiểu buốt: Niệu đạo có đường kính nhỏ nên các viên sỏi này sẽ gây bít tắc, cản trở lưu thông nước tiểu gây tiểu khó. Ngoài ra, sỏi cọ xát vào niêm mạch gây trầy xước, dẫn tới cảm giác đau buốt mỗi khi tiểu.
  • Đi tiểu nhiều lần: Một trong những triệu chứng điển hiện người bị bệnh lý thường gặp phải là tình trạng đi tiểu nhiều lần. Bạn có thể buồn tiểu ngay mặc dù mới đi vệ sinh trong thời gian ngắn trước đó.
  • Nước tiểu đục, mùi hôi khó chịu: Sỏi gây tổn thương niêm mạc dẫn đến nhiễm khuẩn. Lúc này người bệnh đi tiểu sẽ thấy nước tiểu đục, có màu sắc bất thường như đỏ, hồng và kèm theo mùi hôi khó chịu.
  • Sốt, buồn nôn: Khi niệu đạo nhiễm khuẩn nghiêm trọng sẽ xuất hiện những triệu chứng nguy hiểm như sốt cao, buồn nôn, ớn lạnh, nôn mửa.

Top 4 nhóm thuốc chữa sỏi niệu đạo hiệu quả nhất

Thuốc chữa sỏi niệu đạo gồm 4 nhóm chính, với thành phần, tác dụng khác nhau. Tìm hiểu thông tin chi tiết về 4 nhóm thuốc sỏi niệu đạo này:

Nhóm thuốc giãn cơ

Thuốc giãn cơ trơn được dùng phổ biến trong điều trị sỏi niệu đạo và sỏi tiết niệu, có tác dụng giãn cơ trơn ở hệ tiết niệu, làm giảm cường độ cũng như nhịp độ co bóp của cơ trơn, qua đó giảm đau nhanh chóng. Ngoài ra, nhóm thuốc này còn hỗ trợ đào thải sỏi ra ngoài cơ thể.
Chú ý khi sử dụng thuốc giãn cơ trơn niệu đạo cần đặc biệt thận trọng vì chúng có khả năng làm mờ triệu chứng của bệnh khiến bệnh trở nặng hoặc xuất hiện một số phản ứng khác của cơ thể.
Hai loại thuốc giãn cơ trơn dùng trong trường hợp sỏi niệu đạo là:

  • Drotaverin: Được bào chế ở dạng tiêm và uống với tác dụng giảm cơn đau quặn thận do sỏi gây ra, giảm co thắt đường tiết niệu do sỏi, viêm nhiễm hoặc ứ đọng nước tiểu. Trong đó dạng thuốc hấp thụ hoàn toàn kể từ sau khi đưa vào cơ thể 12 phút. Dạng tiêm có tác dụng sau khi tiêm từ 2 - 4 phút, tối đa là 30 phút.
  • Alverin citrat: Tác động trực tiếp lên cơ trơn niệu đạo, giảm sưng phù, giảm đau co thắt.

Thuốc giãn cơ trơn Drotaverin được dùng phổ biến trong điều trị sỏi niệu đạo
Thuốc giãn cơ trơn Drotaverin được dùng phổ biến trong điều trị sỏi niệu đạo

Tác dụng phụ:

  • Bị ảo giác hoặc gây sốc nếu dùng quá liều.
  • Buồn ngủ.
  • Mất tập trung.

Nhóm thuốc làm tan sỏi

Thuốc làm tan sỏi niệu đạo, sỏi tiết niệu có tác dụng kiềm hóa, điều hòa nồng độ khoáng chất trong nước tiểu, ngăn ngừa sự kết tinh của sỏi, giúp bào mòn sỏi nhanh, làm giãn cơ trơn để sỏi được đẩy ra ngoài dễ dàng mà không gây đau, tắc, ứ. Ngoài ra, nhóm thuốc này còn chống viêm, kháng khuẩn và ngăn ngừa biến chứng khi bị sỏi niệu đạo.
Nhóm thuốc làm tan sỏi thường chứa hỗn hợp các chất tecpen (camphen, cineol, pinen, fenchone, borneol, anethol).
Khi sử dụng thuốc làm tan sỏi, mặc dù cho hiệu quả cao nhưng người bệnh cần thận trọng, tuân thủ đúng liều lượng bác sĩ chỉ định để tránh tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe.

Nhóm thuốc lợi tiểu

Thuốc lợi tiểu có công dụng tăng quá trình đào thải nước và muối ở thận, đồng thời làm giảm lượng nước trong hệ tuần hoàn và nước ở các khoảng gian bào. Sử dụng thuốc lợi tiểu sẽ tránh tình trạng cô đặc nước và cặn bẩn, ngăn ngừa hình thành sỏi ở hệ tiết niệu, bao gồm niệu đạo.

Thuốc lợi tiểu có công dụng tăng quá trình đào thải nước và muối ở thận
Thuốc lợi tiểu có công dụng tăng quá trình đào thải nước và muối ở thận

Thuốc lợi tiểu được chia thành 4 nhóm phổ biến như sau:

  • Thuốc lợi tiểu Thiazid: Bao gồm  Hydrochlorothiazide, Chlorothiazide, Methyl Chlorothiazide,... Thuốc có khả năng giúp giãn mạch, hỗ trợ quá trình bài tiết nước tiểu và giảm canxi niệu, tránh nguy cơ hình thành sỏi thận, sỏi niệu đạo. Thông thường bệnh nhân có biểu hiện tăng huyết áp mức độ nhẹ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc lợi tiểu Thiazid.
  • Thuốc lợi tiểu quai: Loại thuốc này có tác dụng mạnh, được chỉ định với trường hợp bệnh nhân cần lợi tiểu nhiều, bị phù phổi hoặc suy tim nặng. Thuốc lợi tiểu quai bao gồm Lasix, Troferit, Edecrin, Bumex,....
  • Thuốc lợi tiểu giữ Kali: Gồm các loại thuốc Triamterene, Spironolactone, Amiloride,.... Nhóm thuốc này thích hợp để kiểm soát hội chứng Aldosteron do xơ gan thứ phát hoặc u tuyến thượng thận nguyên phát.
  • Thuốc lợi tiểu thẩm thấu: Điển hình nhất là Manitol với các liều lượng tù 5 - 10 - 20 - 30%, có khả năng làm tan máu, đồng thời tái hấp thụ tại ống thận, lọc ở cầu thận,...

Tác dụng phụ của thuốc lợi tiểu đó là:

  • Đầy chướng bụng.
  • Ù tai hoặc điếc vĩnh viễn nếu người cao tuổi hoặc suy thận dùng thuốc liều cao.
  • Khiến bệnh gout, đái tháo đường trở nên nghiêm trọng, suy giảm chức năng gan.
  • Suy thận, rối loạn nhịp tim và nhiều phản ứng phụ khác.

Nhóm thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh dùng để chữa sỏi niệu đạo có khả năng ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng. Bên cạnh đó, thuốc cũng tránh trường hợp sỏi gây trầy xước hệ tiết niệu, bảo vệ cơ quan này trước sự tấn công của vi khuẩn gây viêm nhiễm hay có nguy cơ làm xuất hiện sỏi.
Thuốc kháng sinh chữa sỏi niệu đạo được bác sĩ khuyên dùng gồm 4 loại chính:

  • Cephalosporin thế hệ 2, 3 và 4, có thể sử dụng cho mọi đối tượng. Cephalosporin chia thành các loại: Cephalexin với khả năng ức chế quá trình tổng hợp vỏ tế bào của vi khuẩn và tiêu diệt chúng, Cephalothin giúp đẩy lùi các triệu chứng của bệnh lý do cầu khuẩn gây ra, Cefazolin hỗ trợ kháng viêm, kháng khuẩn tốt.
  • Quinolon dạng viên hoặc ống, có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn, ngăn cản quá trình tổng hợp ADN, làm gián đoạn quá trình hình thành, phát triển của cầu khuẩn trong cơ thể người.

Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh có thể gặp là:

  • Tiêu chảy nhẹ.
  • Dị ứng ngoài da.
  • Chóng mặt.
  • Hạ huyết áp.
  • Đau họng.
  • Sưng lưỡi.
  • Phát ban trên da.

Thuốc kháng sinh có thể gây một số tác dụng phụ không mong muốn
Thuốc kháng sinh có thể gây một số tác dụng phụ không mong muốn

Lưu ý khi dùng thuốc chữa sỏi niệu đạo

Trong quá trình dùng thuốc chữa sỏi niệu đạo, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau để đảm bảo an toàn và đạt được hiệu quả cao nhất:

  • Chỉ uống thuốc sau khi đã tham khảo ý kiến bác sĩ, đặc biệt tuân thủ đúng chỉ định về liều lượng, cách dùng để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
  • Người bệnh nên tránh xa các thực phẩm nhiều muối, đạm động vật và thực phẩm giàu oxalat hay axit uric như trà, các loại hạt, socola, củ dền, rau bina vì chúng làm tăng nguy cơ hình thành sỏi.
  • Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu canxi, rau củ ít oxalat như cam, chanh, dưa hấu, bông cải xanh, khoai tây, cà rốt,...
  • Uống nhiều nước mỗi ngày, ít nhất là 2 lít để làm loãng nước tiểu, giảm nguy cơ hình thành sỏi.
  • Người bệnh sỏi niệu đạo nên tập thể dục thường xuyên để tăng sức khỏe tổng thể, giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường và ngăn ngừa thừa cân, béo phì.
  • Không nên nhịn tiểu, hãy tập thói quen đi tiểu vào một khung giờ cố định trong ngày, tránh lắng đọng nước tiểu cùng các tinh thể khoáng tạo thành sỏi.

Khi nào người bệnh nên khám bác sĩ

Người bệnh sỏi niệu đạo cần thăm khám bác sĩ khi gặp một trong những tình huống sau:

  • Sử dụng thuốc chữa niệu đạo gặp tác dụng phụ như hạ huyết áp, chóng mặt, suy thận, rối loạn nhịp tim, sốc, tiêu chảy, phát ban trên da.
  • Nếu sau một thời gian uống thuốc không có hiệu quả, nên thăm khám để bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp hơn.
  • Người bệnh cần gặp bác sĩ ngay nếu sỏi làm tắc đường tiết niệu, chức năng của đường tiết niệu suy giảm, bị đau nhức, sưng viêm kéo dài gây ảnh hưởng đến sinh hoạt.
  • Nếu cần thăm khám, chẩn đoán bệnh để biết mức độ viêm nhiễm, tình trạng sỏi và tìm hướng xử lý tốt nhất.

Các mẹo chữa sỏi niệu đạo tại nhà như sau:

Uống Nước:

  • Uống đủ lượng nước mỗi ngày để giúp sỏi di chuyển và ngăn chặn sự hình thành sỏi.
  • Nước lọc, nước ép cam, quýt, bưởi đều tốt cho sức khỏe.

Hạn Chế Oxalat:

  • Giảm tiêu thụ thực phẩm giàu oxalat, để ngăn chặn sự hình thành sỏi.

Ăn Thực Phẩm Có Axit Citric:

  • Ăn thực phẩm có axit citric như trái cây họ cam quýt để giúp làm tan sỏi thận.

Thăm Bác Sĩ Khi Cần:

  • Thăm bác sĩ khi có các triệu chứng như đau bụng dưới, buồn tiểu, màu nước tiểu lạ.

Điều Trị Theo Phương Pháp Tây Y:

  • Sử dụng thuốc nếu sỏi nhỏ và không gặp nhiều biến chứng.
  • Các loại thuốc phụ thuộc vào thành phần của sỏi (cystin, acid uric, canxi, struvite).

Điều Trị Ngoại Khoa:

  • Tán sỏi ngoài cơ thể hoặc qua da bằng sóng xung kích, laser.
  • Phẫu thuật mổ mở lấy sỏi trực tiếp cho sỏi lớn và khó tiếp cận.

Lưu Ý Khi Điều Trị:

  • Liên hệ bác sĩ nếu có phản ứng bất thường.
  • Hạn chế vận động mạnh khi còn sonde JJ.
  • Tuân thủ đúng liều lượng và lịch trình điều trị.

Bài Thuốc Đông Y:

  • Sử dụng các bài thuốc chứa các thành phần tự nhiên như kim tiền thảo, biển súc, hương nhu trắng.
  • Bài Thuốc Nam:
  • Sử dụng rau diếp cá, sài đất, cỏ tranh, hoàng bá và bán biên liên.
  • Kết hợp các thành phần để có hiệu quả tốt hơn.

Chế Độ Ăn Uống và Sinh Hoạt Lành Mạnh:

  • Tuân thủ chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để hỗ trợ quá trình điều trị.

Kiểm Tra Định Kỳ:

  • Thăm bác sĩ định kỳ để kiểm tra kết quả điều trị và thay đổi lối sống.

Cảnh Báo Phản Ứng Bất Thường:

  • Liên hệ bác sĩ nếu có phản ứng nghiêm trọng như đau nhiều hơn, nước tiểu có màu máu, sốt.

Bài viết giới thiệu cả phương pháp chữa trị theo hướng Đông Y và phương pháp phương Tây, cung cấp các mẹo lưu ý và bài thuốc từ các loại thảo dược.


Trong chế độ ăn uống hàng ngày để hỗ trợ điều trị sỏi niệu đạo, bệnh nhân nên:

  1. Bổ Sung Chất Xơ:
    • Ăn nhiều rau củ quả để tăng cường chất xơ, giúp di chuyển nước tiểu và ngăn chặn sự tập trung của chất tạo thành sỏi.
  2. Ăn Thực Phẩm Giàu Canxi:
    • Tiêu thụ canxi giúp kiểm soát sự hình thành sỏi niệu đạo, nên ăn thực phẩm như sữa tươi, rau cải xanh, cá hồi.
  3. Uống Nước Ép Tươi:
    • Nước ép trái cây như lựu, cam, dưa lưới có lợi cho người có vấn đề về sỏi niệu đạo.
  4. Uống Nước Lọc:
    • Nước lọc giúp hạn chế lắng đọng khoáng chất và tạo sỏi, cũng như giảm áp lực trong niệu đạo.
  5. Kiêng Ăn Thực Phẩm Gây Hại:
    • Hạn chế thịt đỏ, thực phẩm giàu muối, và thực phẩm chứa nhiều oxalate như chocolate, tỏi tây.
  6. Chú Ý Hạn Chế Muối:
    • Giảm ăn thực phẩm mặn để ngăn chặn lắng đọng chất khoáng và giảm nguy cơ hình thành sỏi.
  7. Giảm Thực Phẩm Có Purine:
    • Hạn chế thịt đỏ, thịt gia cầm, và hải sản để giảm axit uric và nguy cơ sỏi urat.
  8. Kiểm Soát Đường Huyết:
    • Giữ ổn định đường huyết và insulin để hạn chế sỏi oxalate canxi.
  9. Hạn Chế Thực Phẩm Có Oxalate:
    • Giảm thực phẩm như chocolate, củ cải, và nho để tránh tăng hình thành tinh thể sỏi niệu đạo.

Tư vấn thêm từ bác sĩ là quan trọng để có chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng sức khỏe cụ thể.


Bài viết trên đây đã gợi ý đến bạn 4 nhóm thuốc chữa sỏi niệu đạo cho hiệu quả cao, được các bác sĩ khuyến khích sử dụng. Mặc dù vậy, thuốc có khả năng gây tác dụng phụ, do đó bạn cần hỏi ý kiến chuyên gia trước khi dùng, không nên lạm dụng để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bên cạnh đó nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hàng ngày để ngăn ngừa bệnh tiến triển nghiêm trọng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

02485851102

Tin mới

7 Mẹo Chữa Đau Dạ Dày Bằng Hạt Sen Hiệu Quả An Toàn Tại Nhà

7 Mẹo Chữa Đau Dạ Dày Bằng Hạt Sen Hiệu Quả An Toàn Tại Nhà

Hạt sen không chỉ là một thực phẩm bổ dưỡng mà còn được biết đến...
Phụ Nữ Bị Bệnh U Xơ Tử Cung Có Uống Được Tảo Xoắn Không? 

Phụ Nữ Bị Bệnh U Xơ Tử Cung Có Uống Được Tảo Xoắn Không? 

U xơ tử cung là một trong những bệnh lý phổ biến ở phụ nữ,...
Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Sức Khỏe Cho Người Dân Phường Xuân Đỉnh

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Sức Khỏe Cho Người Dân Phường Xuân Đỉnh

Vào ngày 28/8 vừa qua, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã tổ chức...