Thuốc Chữa Suy Nhược Thần Kinh

Bài viết nói về nhóm thuốc chống trầm cảm trong điều trị suy nhược thần kinh. Dưới đây là rút gọn thông tin về một số loại thuốc trong nhóm này:

Citalopram Stella 20mg:

  • Chỉ định: Điều trị trầm cảm nặng, rối loạn hoảng loạn.
  • Liều lượng: 20mg/ngày, tối đa 40mg/ngày.
  • Chống chỉ định: Dưới 18 tuổi, mẫn cảm, hội chứng rối loạn động điện tim.

Oxeflu Cap (Fluoxetine 20mg):

  • Chỉ định: Rối loạn trầm cảm, ám ảnh.
  • Liều lượng: 1 viên/ngày, tăng nếu cần.
  • Chống chỉ định: Quá mẫn hoạt chất, phụ nữ mang thai, suy thận nặng.

Citalopram Danapha 20mg:

  • Chỉ định: Điều trị trầm cảm, rối loạn hoảng sợ.
  • Liều lượng: 20mg/ngày, tăng lên 40mg/ngày nếu cần.
  • Chống chỉ định: Dưới 18 tuổi, đang dùng MAOI, mắc hội chứng QT.

Medi-Paroxetin 20mg:

  • Chỉ định: Điều trị trầm cảm ở giai đoạn nặng, rối loạn lo âu.
  • Liều lượng: 1 viên/ngày, tối đa 2 viên/ngày.
  • Chống chỉ định: Dưới 18 tuổi, dị ứng hoặc mẫn cảm.

Zoloft Sertraline 50mg:

  • Chỉ định: Điều trị rối loạn lo âu, trầm cảm, OCD.
  • Liều lượng: 50mg/ngày.
  • Chống chỉ định: Gan, đang dùng MAO, trẻ dưới 16 tuổi.

Thuốc giảm lo âu cải thiện triệu chứng suy nhược thần kinh:

  1. Diazepam Vidipha 5mg: Điều trị rối loạn lo âu.
  2. Alprazolam Mylan 0.5mg: Giải lo âu, mất ngủ.
  3. Seduxen 5mg: Điều trị mất ngủ, an thần, giải lo âu.

Nhóm thuốc ổn định tâm trạng:

  1. Topamax 25mg: Điều trị động kinh, ổn định tâm trạng.
  2. Neurontin 300mg: Điều trị đau thần kinh, kiểm soát suy nhược thần kinh.

Thuốc giảm đau:

  1. Stilnox Zolpidem: Giảm triệu chứng mất ngủ.
  2. Temesta 1mg: Giảm lo âu, căng thẳng.
  3. Valium Diazepam: Điều trị lo âu, giảm triệu chứng co thắt cơ.

Lưu ý khi sử dụng thuốc:

  • Dùng theo chỉ định của bác sĩ, không tự y án.
  • Báo ngay nếu có triệu chứng phụ thường xuyên.
  • Kết hợp với lối sống khoa học, nghỉ ngơi đủ giấc, tập thể dục.

Khi cần thăm bác sĩ:

  • Đau đầu kéo dài.
  • Tâm trạng suy sụp.
  • Thị lực giảm.
  • Triệu chứng không giảm.

Thuốc chữa suy nhược thần kinh thuộc nhóm thuốc kê đơn, chỉ được dùng khi có hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tùy thuộc vào tình trạng mỗi người mà loại thuốc phù hợp sẽ được chỉ định, song phổ biến nhất là các thuốc có tác dụng kiểm soát triệu chứng liên quan đến suy nhược thần kinh như: Trầm cảm, lo âu, mất ngủ, đau đầu, căng cơ… Thông tin chi tiết sẽ được tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Tổng quan bệnh lý suy nhược thần kinh

Suy nhược thần kinh còn có nhiều tên gọi khác như hội chứng Da Costa, “trái tim người lính”, hội chứng căng thẳng, rối loạn thần kinh tim, suy nhược bán cấp,... Hội chứng có các biểu hiện tương tự như bệnh tim, tuy nhiên thông qua thăm khám thực thể thường không phát hiện có sự bất thường nào về mặt sinh lý.

Suy nhược thần kinh là gì? 
Suy nhược thần kinh là gì?

Có thể nói, suy nhược thần kinh là một trong số các bệnh lý liên quan đến hiện tượng rối loạn chức năng vỏ não và trung khu dưới vỏ não. Nguyên nhân thường là do não bộ của người bệnh làm việc quá tải, không có thời gian nghỉ ngơi, phục hồi.

Nguyên nhân gây suy nhược thần kinh chủ yếu bắt nguồn từ các căng thẳng trong tâm lý, áp lực cuộc sống diễn ra trong thời gian dài không được cải thiện, cứu chữa. Ngoài ra một số yếu tố khác có thể là nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh này, kể đến như:

Nguyên nhân dẫn đến suy nhược thần kinh
Căng thẳng áp lực, gặp cú sốc tâm lý,... là nguyên nhân gây suy nhược thần kinh

  • Người bệnh gặp sang chấn tâm lý: Sang chấn tâm lý khiến người bệnh sẽ trải qua nhiều cảm xúc khác nhau, suy nghĩ tiêu cực lâu ngày dẫn đến tình trạng kiệt quệ tinh thần.
  • Do ảnh hưởng bởi các bệnh lý: Chịu ảnh hưởng bởi một vài bệnh lý như viêm xoang mãn tính, viêm loét dạ dày, viêm túi mật,... khiến người bệnh suy nhược thần kinh.
  • Chế độ ăn uống không đủ dưỡng chất: Chế độ ăn uống không đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể dẫn đến thiếu hụt năng lượng khiến não bộ hoạt động kém hiệu quả.
  • Mất ngủ kéo dài: Suy nhược thần kinh còn có thể là hệ lụy do mất ngủ kéo dài, người thường xuyên phải làm việc nhưng không đảm bảo được chất lượng giấc ngủ.
  • Lạm dụng chất kích thích: Tình trạng suy nhược cũng có thể là hậu quả của quá trình nghiện rượu, lạm dụng chất kích thích trong thời gian dài gây ra.
  • Nguyên nhân khác: Môi trường ô nhiễm, nhiều tiếng ồn, không khí khói bụi, nóng nực, điều kiện sống không đảm bảo,... cũng khiến người bệnh ngày càng xuống tinh thần.

Triệu chứng suy nhược thần kinh rất đa dạng, bạn đọc nên tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết để sớm chủ động trong việc thăm khám và điều trị cho bản thân hoặc người thân, bạn bè xung quanh. Một số triệu chứng điển hình như:

  • Mất ngủ, rối loạn giấc ngủ: Người bệnh gặp tình trạng ngủ không ngon giấc, thức giấc giữa đêm hoặc mất ngủ trong thời gian dài khi bị suy nhược thần kinh. Do cơ thể không có thời gian phục hồi, não bộ không được nghỉ ngơi khiến cho chức năng của não ngày càng suy giảm.
  • Mệt mỏi cơ thể: Do tinh thần không tốt, trạng thái cơ thể mệt mỏi thường xuyên khiến người bệnh dễ phát sinh các cơn nóng giận vô cớ, khó chịu với người xung quanh. Bên cạnh mệt mỏi, người bệnh lúc này còn bị khó thở, cảm giác tim đập nhanh hơn, hồi hộp dẫn đến đau dạ dày,...
  • Rối loạn lo âu: Tình trạng này có thể xuất hiện khi bạn gặp các sự việc gây căng thẳng đầu óc, biết trước một mối đe dọa nguy hiểm sắp xảy ra. Tuy nhiên với suy nhược thần kinh, người bệnh thường không nhận biết đươc nguyên nhân làm phát sinh tình trạng rối loạn lo âu.
  • Ngại giao tiếp: Người rối loạn thần kinh thường ngại ngùng khi giao tiếp với người xung quanh, thậm chí có xu hướng trốn tránh tiếp xúc với người khác. Nguyên nhân là do não bộ bị rối loạn serotonin tạo cảm giác lo âu, căng thẳng, đặc biệt là khi người bệnh ở nơi đông người.
  • Suy giảm trí nhớ, kém tập trung: Vỏ não và các trung khu thần kinh dưới vỏ não bị suy giảm chức năng cản trở sự tập trung của người bệnh trong mọi việc, đặc biệt là khi đứng trước các vấn đề mới. Triệu chứng này gây ra ảnh hưởng lớn cho người bệnh trong công việc, sinh hoạt, học tập.
  • Hoảng loạn: Hiện tượng này cảnh báo mức độ suy nhược thần kinh đã chuyển biến nặng hơn. Lúc này người bệnh luôn trong trạng thái sợ hãi, không kiểm soát được tinh thần và hoạt động của cơ thể.
  • Các triệu chứng khác: Ngoài những biểu hiện kể trên, người bệnh có thể kèm theo một vài triệu chứng khác, như các triệu chứng về xương khớp ; triệu chứng thần kinh; triệu chứng tiêu hóa.

Thuốc chống trầm cảm trong điều trị suy nhược thần kinh

Nhóm thuốc trầm cảm chữa suy nhược thần kinh nhờ cơ chế tác động, làm răng chất dẫn truyền thần kinh như Serotonin, Norepinephrine hay Dopamine. Qua đó thuốc giúp điều chỉnh tâm trạng, cải thiện mức năng lượng, giảm lo lắng hiệu quả.

1. Citalopram Stella 20mg

Citalopram Stella là thuốc điều trị trầm cảm và chống rối loạn hoảng sợ. Với nhóm bệnh nhân bị suy nhược thần kinh do trầm cảm, thuốc sẽ được chỉ định sử dụng.
Liều lượng: 

  • Người trên 18 tuổi: 20mg/ngày, tối đa 40mg/ngày, sử dụng trong 4-6 tháng.
  • Người trên 65 tuổi: 10mg/ngày trong 2 tuần đầu, tăng tối đa 20mg/ngày.

Cách dùng: Uống với nước.
Chỉ định: 

  • Điều trị trầm cảm nặng.
  • Điều trị rối loạn hoảng loạn hoặc không xuất hiện chứng sợ khoảng rộng.

Chống chỉ định: 

  • Người dưới 18 tuổi.
  • Đối tượng mẫn cảm Citalopram.
  • Người mắc hội chứng rối loạn động điện của tim (QT) bẩm sinh hoặc bị kéo dài khoảng QT.
  • Trường hợp đang dùng thuốc kéo dài khoảng QT.
  • Những trường hợp đang điều trị với thuốc MAOI.

Tác dụng phụ: Kích động, căng thẳng, mất ngủ, chóng mặt, đau đầu, giảm ham muốn tình dục, rối loạn vị giác, rối loạn chú ý, ù tai, tim đập nhanh, mất trí nhớ...

Citalopram Stella 20mg điều trị trầm cảm, rối loạn hoảng loạn
Citalopram Stella 20mg điều trị trầm cảm, rối loạn hoảng loạn

2. Oxeflu Cap (Fluoxetine 20mg)

Oxeflu được chỉ định trong trường hợp rối loạn trầm cảm, rối loạn ám ảnh do suy nhược thần kinh. Thuốc thuộc nhóm chống trầm cảm vòng 2, có cơ chế ngăn cản chọn lọc thu hồi Serotonin của các nơron ở hệ thần kinh trung ương.
Liều lượng: 

  • Điều trị rối loạn trầm cảm: 1 viên/lần/ngày.
  • Điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng bức: Liều khởi đầu 1 viên/ngày, sau đó có thể tăng 3 viên/ngày nếu cần.
  • Chứng ăn vô độ: 3 viên/ngày, tối đa 4 viên/ngày và chia làm 2 lần uống.

Cách dùng: Uống với nước.
Chỉ định: 

  • Rối loạn trầm cảm.
  • Rối loạn ám ảnh cưỡng bức.
  • Chứng ăn uống vô độ.

Chống chỉ định: 

  • Đối tượng quá mẫn với hoạt chất Fluoxetine của Oxeflu Cap.
  • Phụ nữ mang thai.
  • Bệnh nhân suy thận nặng.
  • Trường hợp dùng thuốc MAO.

Tác dụng phụ: Lo lắng, căng thẳng, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, huyết áp thấp, rối loạn vận động, bệnh huyết thanh, giảm tiểu cầu, hạ Natri máu.

3. Citalopram Danapha 20mg

Citalopram Danapha 20mg cũng là thuốc chữa suy nhược thần kinh thường được kê đơn. Với tác dụng điều trị rối loạn lo âu, đau thần kinh, động kinh cục bộ, thuốc cho hiệu quả trong kiểm soát triệu chứng thần kinh suy nhược.
Liều lượng: 20mg/ngày, nếu không đáp ứng có thể tăng lên 40mg/ngày.
Cách dùng: Uống với nước.
Chỉ định: 

  • Điều trị trầm cảm ở giai đoạn đầu hoặc với mục đích duy trì, ngăn tái phát.
  • Kiểm soát rối loạn hoảng sợ có hoặc không có chứng sợ đám đông.

Chống chỉ định: 

  • Trẻ dưới 18 tuổi.
  • Đối tượng đang dùng thuốc MAO (ngưng MAO ít nhất 2 tuần trước khi dùng Citalopram Danapha 20mg).
  • Bệnh nhân bị kéo dài khoảng QT hoặc mắc hội chứng QT dài bẩm sinh.
  • Trường hợp đang dùng thuốc kháng sinh Linezolid.
  • Người quá mẫn với Citalopram.

Tác dụng phụ: Rối loạn hoảng sợ, hạ Natri máu, tâm thần bất an, xuất huyết tiêu hoá, thậm chí là mong muốn tự tử.

Citalopram Danapha 20mg có dạng viên nén dễ sử dụng
Citalopram Danapha 20mg có dạng viên nén dễ sử dụng

4. Medi-Paroxetin 20mg

Medi-Paroxetin do MEDISUN Việt Nam sản xuất. Thuốc được kê đơn cho bệnh nhân suy nhược thần kinh có triệu chứng trầm cảm, lo âu.
Liều lượng: 1 viên/ngày, tối đa ngày 2 viên.
Cách dùng: Uống với nước.
Chỉ định: 

  • Bệnh nhân đang điều trị trầm cảm, nhất là ở giai đoạn nặng.
  • Người bị rối loạn lo âu, rối loạn hoảng sợ, stress sau chấn thương.
  • Đối tượng mắc hội chứng ám ảnh cưỡng chế.

Chống chỉ định: 

  • Đối tượng dị ứng hoặc có tiền sử mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của Medi-Paroxetin.
  • Người dưới 18 tuổi.
  • Bệnh nhân dùng thuốc ức chế MAO và Thioridazine trong vòng 14 ngày (nếu muốn sử dụng Medi-Paroxetin phải ngưng các thuốc này 2 tuần).

Tác dụng phụ: Buồn ngủ, hoa mắt, chóng mặt, thị lực giảm sút, cơ thể suy nhược, nôn và buồn nôn, chán ăn, đau bụng, giảm ham muốn tình dục, tim đập nhanh, xuất huyết…

5. Zoloft Sertraline 50mg

Zoloft Sertraline là thuốc chữa suy nhược thần kinh khá phổ biến, thường được chỉ định cho bệnh nhân có dấu hiệu trầm cảm. Thuốc có thể gây những tác dụng phụ không mong muốn nếu lạm dụng hoặc dùng sai đối tượng.
Liều lượng: 50mg/ngày, tương đương 1 viên Zoloft Sertraline.
Cách dùng: Uống với nước.
Chỉ định: 

  • Điều trị các triệu chứng rối loạn lo âu, trầm cảm.
  • Kiểm soát rối loạn xung lực cưỡng bức ám ảnh (hội chứng OCD).
  • Điều trị rối loạn hoảng sợ có hoặc không kèm theo chứng sợ đám đông.
  • Điều trị rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD), hội chứng ám ảnh xã hội.

Chống chỉ định: 

  • Bệnh nhân gan, người đang dùng thuốc ức chế MAO hoặc trong vòng 14 ngày sau khi ngừng MAOI.
  • Đối tượng quá mẫn các thành phần của thuốc Zoloft Sertraline.
  • Thận trọng khi dùng cho trẻ dưới 16 tuổi, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, bệnh nhân suy thận.

Tác dụng phụ: Mất ngủ, tiêu chảy, buồn nôn, suy giảm thị giác, ù tai, đau khớp, đau bụng, khó tiêu, tăng cân, suy nhược, đau tức ngực...

Zoloft Sertraline được chỉ định cho bệnh nhân lo âu, trầm cảm
Zoloft Sertraline được chỉ định cho bệnh nhân lo âu, trầm cảm

Thuốc giải lo âu cải thiện triệu chứng suy nhược thần kinh

Ngoài nhóm thuốc chữa suy nhược thần kinh có tác dụng chống trầm cảm, các thuốc giải lo âu cũng được sử dụng trong trường hợp này. Với hiệu quả giảm bớt lo lắng, sợ hãi, căng thẳng tột độ… thuốc giảm lo âu giúp kiểm soát tốt các triệu chứng ở người bị suy nhược thần kinh.

1. Diazepam Vidipha 5mg

Diazepam Vidipha 5mg được chỉ định trong điều trị rối loạn lo âu, nhất là trường hợp bị suy nhược thần kinh. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, có thể sử dụng cho nhiều đối tượng.
Liều lượng: 

  • Người lớn: 5-15mg/ngày, người trên 65 tuổi 2,5-7,5mg/ngày.
  • Trẻ em: Từ 7-14 tuổi 5 - 15mg/ngày; Từ 2-6 tuổi 2,5-7,5mg/ngày.

Cách dùng: Uống với nước.
Chỉ định: 

  • Đối tượng gặp bệnh trầm cảm, lo âu.
  • Bệnh nhân sản rượu, tiền sản giật, tiền mê trước phẫu thuật.

Chống chỉ định: 

  • Người mang thai 3 tháng đầu.
  • Bệnh nhân nhược cơ.
  • Đối tượng dị ứng Benzodiazepin.
  • Cẩn trọng với người bị rối loạn tâm thần.

Tác dụng phụ: Kích động, ảo giác, vàng da, tăng Transaminase và Phosphatase, cho kết quả xét nghiệm Protein niệu dương tính giả.

2. Alprazolam Mylan 0.5mg

Alprazolam Mylan là thuốc giải lo âu, kiểm soát triệu chứng suy nhược thần kinh thuộc nhóm Benzodiazepines. Tác dụng chính của thuốc là an thần, điều trị chứng lo âu, mất ngủ, trầm cảm.
Liều lượng: 0,25-0,5mg/lần, lặp lại 3 lần/ngày, nếu cần thiết có thể tăng lên liều tối đa 3-4mg/ngày.
Cách dùng: Uống với nước.
Chỉ định: 

  • Đối tượng gặp hội chứng hoảng sợ, có hoặc không kèm chứng sợ khoảng trống.
  • Người rơi vào trạng thái lo âu có liên quan đến trầm cảm, có hoặc không xuất hiện yếu tố tâm - thể.

Chống chỉ định: 

  • Bệnh nhân suy hô hấp mãn tính.
  • Người bị yếu cơ hô hấp hoặc mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ.
  • Đối tượng nhược cơ.
  • Trường hợp suy gan nặng.
  • Những người bị rối loạn tâm thần mạn tính.
  • Bệnh nhân quá mẫn Benzodiazepin.

Tác dụng phụ: Suy giảm trí nhớ, đau nhức đầu, rối loạn chú ý, mất ngủ, táo bón, mệt mỏi, giảm cân, đau dạ dày - ruột, gây ảo giác, giảm ham muốn tình dục...

Alprazolam Mylan 0.5mg là thuốc chữa suy nhược thần kinh, giải lo âu
Alprazolam Mylan 0.5mg là thuốc chữa suy nhược thần kinh, giải lo âu

3. Seduxen 5mg

Seduxen 5mg là thuốc điều trị mất ngủ, an thần, giải lo âu kê đơn. Thuốc chứa hoạt chất chính là Diazepam, dạng bào chế phổ biến nhất là viên nén.
Liều lượng: 5-15mg/ngày, chia làm 2-4 lần.
Cách dùng: Đường uống.
Chỉ định: 

  • Bệnh nhân trầm cảm.
  • Đối tượng thường xuyên bồn chồn, lo âu.
  • Người bị co cứng xương do nhiều căn nguyên khác nhau.
  • Điều trị bổ sung cho trường hợp co giật do uốn ván, động kinh.

Chống chỉ định: 

  • Bệnh nhân dị ứng, mẫn cảm hoạt chất Diazepam hoặc thành phần của Seduxen.
  • Phụ nữ mang thai.
  • Phụ nữ đang cho con bú.
  • Đối tượng mắc bệnh nặng về hô hấp, có triệu chứng khó thở.
  • Trường hợp suy gan nặng.
  • Người bị yếu cơ, mắc Glocom hoặc nghiện rượu/ma tuý.
  • Bệnh nhân trầm cảm, mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ.

Tác dụng phụ: Mệt mỏi, buồn ngủ, yếu cơ, lú lẫn, nhịp tim chậm, vàng da, rối loạn chức năng gan, khó ngủ, ù tai, ảo giác…

Các thuốc chữa suy nhược thần kinh giúp an thần

Nhóm thuốc an thần cũng rất phổ biến trong các đơn thuốc chữa suy nhược thần kinh. Bên cạnh việc kiểm soát triệu chứng lo lắng, bồn chồn, rối loạn giấc ngủ thuốc cũng giúp làm dịu hệ thần kinh, từ đó thư giãn và giảm căng thẳng quá mức cho bệnh nhân.

1. Stilnox Zolpidem

Thuốc Stilnox Zolpidem là an thần, cải thiện triệu chứng suy nhược thần kinh do mất ngủ.
Liều lượng: 1 viên/ngày hoặc tăng 2 viên/ngày tùy theo đáp ứng của bệnh nhân.
Cách dùng: Uống với nước, dùng trước khi đi ngủ.
Chỉ định: 
Bệnh nhân suy nhược thần kinh có các triệu chứng:

  • Mất ngủ tạm thời.
  • Mất ngủ ngắn hạn
  • Mất ngủ kinh niên.

Chống chỉ định: 

  • Người mẫn cảm Zolpidem.
  • Bệnh nhân suy gan hoặc bị suy hô hấp nặng.
  • Trẻ dưới 15 tuổi.
  • Đối tượng nhược cơ.
  • Phụ nữ có thai.
  • Nữ giới đang cho con bú.

Tác dụng phụ: Lú lẫn, suy giảm trí nhớ, mệt mỏi, rối loạn tiêu hoá, choáng váng, suy nhược,...

Stilnox Zolpidem có dạng viên nén tiện lợi khi sử dụng
Stilnox Zolpidem có dạng viên nén tiện lợi khi sử dụng

2. Temesta 1mg

Temesta được bào chế dưới dạng viên nén với nhiều hàm lượng, phổ biến nhất là 1mg. Đây là thuốc chữa suy nhược thần kinh tương đối phổ biến với tác dụng chính là giảm lo âu, căng thẳng.
Liều lượng: 1-3mg/ngày, chia làm 1-3 lần, có thể tăng liều tùy vào tình trạng bệnh nhân.
Cách dùng: Uống trực tiếp.
Chỉ định: 

  • Điều trị triệu chứng lo âu, căng thẳng, tác động vào não bộ và hệ thần kinh.
  • Cải thiện giấc ngủ, an thần.
  • Hỗ trợ chống nôn, buồn nôn ở các bệnh nhân đang điều trị ung thư.

Chống chỉ định: 

  • Những người mẫn cảm với Benzodiazepine hoặc thành phần khác có trong Temesta 1mg.
  • Bệnh nhân mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ, tăng nhãn áp góc hẹp.
  • Người bị suy hô hấp, bệnh thận, gan.
  • Đối tượng có tiền sử trầm cảm, hen suyễn, co giật, động kinh.

Tác dụng phụ: Chóng mặt, đau đầu, co giật, buồn nôn, thay đổi thị lực, vàng da, rối loạn chức năng gan, sốt/đau họng kéo dài...

3. Valium Diazepam

Thuốc Valium Diazepam được sử dụng trong điều trị lo âu, giảm triệu chứng co thắt cơ, giúp an thần hiệu quả. Vì vậy, với các đối tượng suy nhược thần kinh, Valium Diazepam cũng thường xuyên được chỉ định.
Liều lượng: 5-15mg/ngày với người lớn trên 15 tuổi, người già giảm còn 2,5-7,5mg/ngày.
Cách dùng: Uống trực tiếp.
Chỉ định: 

  • Điều trị lo âu, mất ngủ, có dấu hiệu kích động.
  • Dùng cho bệnh nhân trầm cảm bị mất ngủ, lo âu hoặc sử dụng phối hợp với thuốc điều trị trầm cảm.
  • Điều trị co cơ do tổn thương não hoặc hệ thần kinh ngoại vi.

Chống chỉ định: 

  • Bệnh nhân bị nhược cơ, Glaucom góc hẹp.
  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi.
  • Phụ nữ mang thai.
  • Đối tượng quá mẫn Benzodiazepin.
  • Người mắc chứng tâm thần ám ảnh hoặc sợ hãi.
  • Không điều trị đơn độc trầm cảm vì dễ tăng nguy cơ tự sát.
  • Trường hợp bị loạn thần mạn.

Tác dụng phụ: Đau đầu, chóng mặt, yếu cơ, hung tăng, ảo giác, da bị kích ứng, bệnh về gan.

Valium Diazepam giúp giảm lo âu ở bệnh nhân suy nhược thần kinh
Valium Diazepam giúp giảm lo âu ở bệnh nhân suy nhược thần kinh

Nhóm thuốc ổn định tâm trạng

Trong điều trị suy nhược thần kinh, nhóm thuốc ổn định tâm trạng cũng được sử dụng để kiểm soát triệu chứng bệnh. Phổ biến nhất là:

1. Topamax 25mg

Topamax 25mg là thuốc chữa suy nhược thần kinh nhờ cơ chế ổn định tâm trạng, xử lý cơn đau nửa đầu, tình trạng động kinh.
Liều lượng: 

  • Người lớn: 25-50mg/tuần.
  • Trẻ em: 5-9mg/kg/ngày.

Cách dùng: Uống trực tiếp.
Chỉ định: 

  • Điều trị động kinh cục bộ ở người lớn, trẻ em trên 6 tuổi.
  • Điều trị dự phòng đau nửa đầu (không bao gồm đau nửa đầu cấp tính).
  • Ổn định tâm trạng, hỗ trợ trường hợp suy nhược thần kinh.

Chống chỉ định: 

  • Đối tượng quá mẫn Topiramate.
  • Phụ nữ có thai/cho con bú.
  • Nữ giới đang không sử dụng biện pháp tránh thai tối ưu.

Tác dụng phụ: Tăng Amoniac huyết, bệnh não, rối loạn khí sắc/trầm cảm.

2. Neurontin 300mg

Neurontin 300mg giúp điều trị cơn đau thần kinh, hỗ trợ kiểm soát hiệu quả tình trạng suy nhược thần kinh.
Liều lượng: 

  • Điều trị động kinh: 900-3600mg/ngày, tối đa 4800mg/ngày.
  • Điều trị đau thần kinh: 900-3600mg/ngày, có thể tăng liều nếu bệnh nhân đáp ứng.

Cách dùng: Uống trực tiếp.
Chỉ định: 

  • Điều trị đau thần kinh cho người trên 18 tuổi.
  • Kiểm soát, điều trị động kinh cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi.
  • Chống chỉ định:
  • Người bị đau thần kinh dưới 18 tuổi.
  • Trẻ dưới 12 tuổi bị động kinh.

Tác dụng phụ: Mệt mỏi, đau lưng, sốt, đau đầu, khô miệng/họng, nôn và buồn nôn, tăng cân, phù ngoại vi, mất trí nhớ, rối loạn vận động, co giật...

Neurontin 300mg có tác dụng điều trị đau thần kinh
Neurontin 300mg có tác dụng điều trị đau thần kinh

Một số nhóm thuốc khác

Không có thuốc chữa suy nhược thần kinh cụ thể, những tân dược được sử dụng giúp kiểm soát triệu chứng bệnh, từ đó cải thiện tình trạng suy nhược thần kinh. Bên cạnh thuốc an thần, chống trầm cảm, giảm lo âu… một số nhóm thuốc khác cũng thường được kê đơn:

  • Thuốc hỗ trợ giấc ngủ: Bệnh nhân suy nhược thần kinh thường xuyên bị mất ngủ. Các thuốc thường gặp: Zolpidem, Phenobarbital, Dimedrol…
  • Thuốc giãn cơ: Nhóm thuốc giúp giảm đau cơ, cải thiện cơn co thắt. Thông dụng nhất gồm: Benzodiazepin, Cyclobenzaprine…
  • Thuốc giảm đau: Đau đầu, đau nhức cơ thể là dấu hiệu thường thấy ở bệnh nhân suy nhược thần kinh. Trường hợp này có thể sử dụng Acetaminophen, Paracetamol hoặc thuốc thuộc nhóm NSAID.

Lưu ý khi dùng thuốc chữa suy nhược thần kinh

Để đảm bảo an toàn, nâng cao hiệu quả điều trị suy nhược thần kinh bệnh nhân cần lưu ý:

  • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua và dùng tại nhà để tránh những rủi ro đáng tiếc.
  • Nếu phát hiện triệu chứng bất thường của cơ thể khi dùng thuốc cần ngưng ngay và báo với bác sĩ để được hỗ trợ.
  • Kết hợp dùng thuốc với xây dựng chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học, tích cực thư giãn, giải tỏa stress.
  • Ngủ đủ giấc, đúng giờ, tránh thức khuya, có thể cải tạo không gian phòng ngủ để dễ vào giấc và ngủ sâu hơn.
  • Tích cực tập luyện thể thao, uống đủ nước để cơ thể luôn khỏe mạnh.
  • Tránh xa rượu bia, các chất kích thích vì chúng có thể gây kích thích thần kinh, khiến tình trạng suy nhược thêm nặng nề.

Bệnh nhân nên xây dựng lối sống tích cực, khoa học
Bệnh nhân nên xây dựng lối sống tích cực, khoa học

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Trong thời gian điều trị suy nhược thần kinh với đơn thuốc được chỉ định nhưng tình trạng không thuyên giảm, thậm chí xuất hiện các triệu chứng sau bạn cần đến bệnh viện ngay:

  • Đau đầu kéo dài.
  • Tinh thần suy sụp.
  • Thị lực giảm.
  • Cơ thể mệt mỏi.
  • Tâm trạng bồn chồn, lo âu tăng.
  • Chán ăn, miệng và họng khô, tiêu hoá kém.
  • Da vàng, sụt cân.
  • Yếu cơ, mất sức.
  • Co giật.

Mẹo chữa suy nhược tại nhà:

  • Chế độ ăn uống hợp lý: Bổ sung đầy đủ protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Tránh các đồ uống kích thích như bia, rượu.
  • Tập thể dục: Thực hiện thường xuyên các bài tập như yoga, thiền, đi bộ để cải thiện sức khỏe.
  • Ngủ đủ giấc: Duy trì thói quen ngủ sớm và đủ giấc để hỗ trợ cơ thể và tinh thần.
  • Tránh stress: Quản lý công việc, thời gian nghỉ ngơi một cách khoa học, giữ tinh thần lạc quan.

Khi cần gặp bác sĩ:

  • Triệu chứng mệt mỏi, lo âu, không ngủ được, tim đập nhanh.
  • Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề khác.

Chữa bệnh bằng Tây y:

  • Sử dụng thuốc kê đơn như Ginkgo Biloba, piracetam.
  • Thuốc giảm đau như paracetamol.
  • Thuốc an thần, trấn tĩnh như Diazepam, Chlordiazepoxide.
  • Bổ sung vitamin.

Lưu ý khi sử dụng thuốc:

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.
  • Sử dụng thuốc của thương hiệu uy tín.
  • Ngừng sử dụng nếu có dấu hiệu bất thường.

Chữa bệnh bằng Đông y:

  • Sử dụng các loại cây như lục lạc ba lá, nữ lang, tía tô đất.
  • Kết hợp thành các bài thuốc như bài thuốc 1, 2, 3, 4 để cải thiện triệu chứng.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện.
  • Hy vọng với những biện pháp trên, tình trạng suy nhược thần kinh sẽ được cải thiện.

Suy nhược thần kinh là tình trạng có thể xuất phát từ thiếu hụt dưỡng chất và lối sống không lành mạnh. Để giảm thiểu các triệu chứng và hỗ trợ quá trình phục hồi, người bệnh nên tập trung vào chế độ ăn uống chứa các dưỡng chất quan trọng như:

  1. Nhóm vitamin B: Cá hồi, rau xanh đậm, thịt bò, sữa, trứng.
  2. Hải sản: Cung cấp selen, magie và các khoáng chất hỗ trợ hoạt động của não bộ. Có thể bổ sung 2-3 bữa hải sản mỗi tuần.
  3. Omega 3: Cá biển, dầu oliu, dầu vừng, dầu hạt lanh giúp giảm đau đầu và cải thiện tình trạng não bộ.
  4. Thực phẩm chống oxy hóa: Cà chua, cải xoăn, dâu tây, việt quất, bưởi, nho, trà xanh giảm căng thẳng và hỗ trợ trí nhớ.
  5. Bí đỏ: Chứa tryptophan và glutamic, giúp nâng cao trí nhớ và giảm mệt mỏi.
  6. Sữa: Tăng cường sức khỏe não bộ và cân bằng hoạt động dẫn truyền thần kinh.
  7. Socola: Hỗ trợ giảm oxy hóa và tạo cảm giác hứng khởi, nhưng cần ăn với lượng hợp lý.

Ngoài ra, cần hạn chế ăn các thực phẩm có thể gây hại như thực phẩm chế biến nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, thức uống có đường, và cần kiêng ăn đồ ngọt. Cà phê và đồ uống có cồn cũng nên được hạn chế để tránh tác động kích thích trực tiếp tới não bộ. Bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp với tình trạng sức khỏe cá nhân.


Suy nhược thần kinh là dấu hiệu của rối loạn chức năng tế bào não, trung khu thần kinh. Để thuốc chữa suy nhược thần kinh phát huy hiệu quả bệnh nhân nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, kết hợp ăn uống nghỉ ngơi điều độ. Đặc biệt tuyệt đối không tự ý tăng liều, kết hợp với thuốc điều trị bệnh lý khác khi chưa tham vấn ý kiến của bác sĩ.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tin mới

Thoái Hóa Xương Khớp Đau Nhức, Hạn Chế Vận Động Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Thoái hóa xương khớp không chỉ là gánh nặng của người già mà còn là...

Xử lý thoát vị đĩa đệm từ căn nguyên – Bài thuốc Y học cổ truyền cho người Việt

Thoát vị đĩa đệm gây đau, tê cứng cột sống, teo cơ, tàn phế, cản...
Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Sưu tầm, kế thừa, nghiên cứu và ứng dụng các bài thuốc cổ phương là...