Thuốc Chữa Tràn Dịch Khớp Gối
Các loại thuốc được dùng trong điều trị có tác dụng cải thiện tình trạng đau nhức, giảm phù nề, ngăn ngừa tiêu trừ viêm nhiễm. Dưới đây là 5 loại thuốc chữa tràn dịch khớp gối thường được chỉ định:
- Paracetamol: Giảm đau cơ học, đặc biệt hiệu quả cho tràn dịch khớp gối. Tác động nhanh chóng lên hệ thần kinh trung ương. An toàn cho trẻ em và người trưởng thành.
- Thuốc Chống Viêm Không Steroid (NSAID): Giảm đau, chống viêm, phù hợp khi Paracetamol không đủ. Hiệu quả giảm đau tốt hơn so với thuốc thông thường. Sử dụng ngắn hạn để tránh rủi ro và phản ứng bất lợi.
- Thuốc kháng sinh: Kháng sinh kiểm soát bệnh lý và nguy cơ nhiễm trùng. Uống đều đặn theo chỉ dẫn bác sĩ, hạn chế khả năng kháng thuốc.
- Opioids: Sử dụng trong các trường hợp đau nặng. Kết hợp với Paracetamol cho hiệu quả tối ưu. Hạn chế sử dụng do rủi ro gây nghiện và tác dụng phụ.
- Corticosteroid - Kiểm Soát Viêm: Loại thuốc chống viêm mạnh, tương tự hormone cortisol. Ức chế miễn dịch, giảm viêm và đau. Có thể dùng dạng tiêm hoặc uống, tùy thuộc vào mức độ viêm. Chỉ sử dụng khi cần thiết để tránh tác dụng phụ và rủi ro.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
“Tràn dịch khớp gối uống thuốc gì“ là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi sử dụng thuốc là phương pháp chữa bệnh lý phổ biến hiện nay. Tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ cơn đau và tình trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp giúp kiểm soát triệu chứng bệnh lý nhanh chóng.
Tổng Quan Bệnh Lý Tràn Khớp Khớp
Các khớp trong cơ thể người đều chứa một lượng dịch nhất định với nhiệm vụ bôi trơn, giảm ma sát giữa các đốt xương khi vận động, đồng thời giúp quá trình xoay khớp được trơn tru hơn. Theo cấu tạo, dịch khớp sẽ được bao bọc trong các bao hoạt dịch, khi lượng dịch trong bao sản sinh quá nhiều có thể tràn ra ngoài, làm tràn dịch khớp.
Tràn dịch khớp nói chung và các tình trạng trạng dịch khớp nói riêng khác do nhiều nguyên nhân gây ra. Để việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, bác sĩ sẽ tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và đưa ra giải pháp điều chỉnh, khắc phục phù hợp. Dưới đây là các yếu tố nguy cơ chính gây bệnh lý, bạn đọc có thể tham khảo:
- Chấn thương: Người bị bệnh có thể là do tình trạng chấn thương trước đó gây ra. Chẳng hạn như do lao động nặng nhọc, chơi thể thao hoặc gặp tai nạn giao thông,... Các tác động đến khớp khiến dây chằng bị đứt, trật khớp, gãy xương,... sau điều trị có khả năng để lại di chứng. Một trong những trường hợp người bệnh có thể gặp phải là tràn dịch khớp, đặc biệt khi người bệnh vận động mạnh.
- Yếu tố tuổi tác: Người già có xu hướng mắc bệnh về xương khớp càng cao. Theo đó, tình trạng bệnh có khả năng xảy ra ở người cao tuổi hơn người ở tuổi thanh thiếu niên. Nguyên nhân là do hệ thống xương khớp ở người cao tuổi ngày càng yếu dần, kém linh hoạt hơn, đồng thời cũng dễ bị tổn thương. Đây là yếu tố giúp cho tình trạng bệnh diễn ra nhanh chóng hơn.
- Cân nặng: Người thừa cân, béo phì có khả năng mắc bệnh xương khớp cao hơn người khác. Do trọng lượng của cơ thể tăng khiến cho hệ thống xương khớp chịu nhiều áp lực. Đặc biệt là khớp gối, khớp phải chịu trọng lượng cơ thể đổ dồn xuống khi di chuyển, đi lại các đầu xương va chạm, ma sát vào nhau khiến cho bao dịch khớp gối bị mài mòn, tăng nguy cơ gây tràn dịch khớp.
- Viêm nhiễm: Một số trường hợp khác, hiện tượng bệnh lý là do tác hại của tình trạng viêm nhiễm gây ra, thường gặp ở trẻ em khi hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu. Nhiễm phải vi khuẩn, virus phát sinh nhiều vấn đề cho cơ thể. Bất kỳ vị trí nào cũng có thể bị ảnh hưởng do tác nhân gây hại có thể theo đường lưu thông máu đến các khớp, xâm nhập và gây tổn thương khớp. Tình trạng này kéo dài khiến khớp bị suy yếu dần, bao hoạt dịch dễ bị rách, nứt gây tràn dịch khớp ra ngoài.
- Do bệnh xương khớp: Ngoài các nguyên nhân kể trên, tình trạng dịch khớp tràn ra khỏi bao hoạt dịch có thể là do ảnh hưởng từ các bệnh xương khớp trước đó. Chẳng hạn như bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh gout, thoái hóa khớp, viêm bao hoạt dịch, viêm khớp nhiễm khuẩn,...
Bác sĩ sẽ thăm khám và tìm ra nguyên nhân gây bệnh, sau đó chỉ định phác đồ điều trị phù hợp cho bệnh nhân. Người bệnh nên chủ động thăm khám sớm, điều trị kịp thời, phù hợp giúp bạn phòng tránh được nhiều rủi ro, nhất là nguy cơ tràn dịch khớp nặng nề ảnh hưởng khả năng vận động của cơ thể.
Bất kỳ khớp nào trên cơ thể đều có khả năng bị tràn dịch, trong đó tràn dịch khớp gối là trường hợp phổ biến nhất. Tình trạng bệnh gây ra các triệu chứng khó chịu khiến người bệnh đau đớn, suy giảm khả năng vận động. Trường hợp không điều trị, hiện tượng này có thể phát sinh nhiều biến chứng, thậm chí dẫn đến bại liệt.
Do đó, bệnh nhân nên chủ động thăm khám sớm khi nhận thấy khớp có biểu hiện bất thường như:
- Đau nhức khó chịu, khớp bị sưng, ứ nước, nóng bất thường.
- Tình trạng đau nhức còn kèm theo biểu hiện tê buốt, khó vận động, làm việc cử động khớp trở nên hạn chế hơn.
- Đau nặng hơn khi người bệnh đi lại, gập duỗi khớp bị tổn thương.
- Một số trường hợp xuất hiện vết bầm tím trên mặt khớp bị tràn dịch.
Ngoài ra, bệnh nhân còn gặp phải một vài biểu hiện liên quan đến tình trạng nhiễm khuẩn như sốt về đêm, kiệt sức,... Lúc này, người bệnh cần được đưa đến bệnh viện để thăm khám và điều trị sớm, phòng tránh các rủi ro không mong muốn ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe.
5 Loại thuốc chữa tràn dịch khớp gối hiệu quả
Khớp gối là vị trí khớp có biên độ vận động cao, chịu áp lực lớn từ trọng lượng của cơ thể. Chính vì vậy, đây là khớp dễ bị tổn thương cao hơn so với các khớp còn lại. Trong đó, tình trạng tràn dịch khớp gối là vấn đề thường gặp nhất.
Tràn dịch khớp gối xảy ra khi màng bao hoạt dịch sản sinh lượng dịch nhờn nhiều hơn so với bình thường. Dịch nhờn có nhiệm vụ bôi trơn đầu sụn, làm giảm ma sát, giúp ổ khớp cử động linh hoạt, nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên, tình trạng khớp sản sinh quá nhiều dịch nhờn có thể gây đau nhức, sưng viêm, phù nề.
Tình trạng tràn dịch khớp gối thường là hệ quả do nhiễm khuẩn, sau chấn thương, thừa cân - béo phì, ảnh hưởng của tuổi tác hoặc do tính chất công việc. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể là hệ quả của một số bệnh lý ở khớp gối như viêm khớp nhiễm khuẩn, thoái hóa khớp, viêm bao hoạt dịch, viêm khớp dạng thấp,...
Tràn dịch khớp gối có tự khỏi không? Hiện tượng dịch khớp sản sinh quá mức có thể khiến đầu gối bị sưng đau nhiều, phù nề, ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng vận động. Do đó, người bệnh cần can thiệp điều trị trong thời gian sớm nhất. Trong đó, dùng thuốc Tây là phương pháp điều trị tràn dịch khớp gối phổ biến hiện nay. Vậy tràn dịch khớp gối uống thuốc gì?
Các loại thuốc được dùng trong điều trị bệnh lý có tác dụng cải thiện tình trạng đau nhức, giảm phù nề, ngăn ngừa tiêu trừ viêm nhiễm. Dưới đây là một số loại thuốc chữa tràn dịch khớp gối thường được chỉ định:
1. Bị tràn dịch khớp gối uống thuốc gì? Thuốc giảm đau thông thường
Tình trạng đau nhức khớp là biểu hiện bệnh tràn dịch khớp nói chung và tràn dịch khớp gối nói riêng. Theo đó, cơn đau do bệnh lý gây ra có tính chất cơ học, đau nặng hơn khi đi lại, cử động, gắng sức và cải thiện khi nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nếu dịch nhờn sản xuất nhiều, khớp gối có thể bị đau nhức ngay khi bất động. Lúc này, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau thông thường (phổ biến nhất là Paracetamol).
Paracetamol là loại thuốc giảm đau không kê toa thường được dùng trong những trường hợp cơn đau do bệnh lý gây ra ở mức độ nhẹ đến trung bình. Theo đó, thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương, từ đó ức chế quá trình sản sinh tổng hợp prostaglandin, giúp kiểm soát cơn đau nhanh chóng. Bên cạnh đó, loại thuốc này có công dụng hạ sốt nhưng không tác dụng với người có thân nhiệt bình thường.
Paracetamol là thuốc giảm đau thông dụng. Ngoài cải thiện các triệu chứng tràn dịch khớp gối, thuốc còn được sử dụng để kiểm soát cơn đau do các bệnh lý xương khớp, đau do nhiễm khuẩn, viêm nhiễm đường hô hấp, đau bụng kinh và những trường hợp đau nhẹ đến trung bình khác. Thuốc được đánh giá khá an toàn ở liều điều trị, có thể dùng cho trẻ em, người trưởng thành, người cao tuổi.
Đối với phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú cũng có thể dùng Paracetamol nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn liều dùng, cân nhắc giữa rủi ro - nguy cơ. Tuy nhiên, loại thuốc này không sử dụng trong các trường hợp sau:
- Thiếu máu nhiều lần.
- Người mắc bệnh thận, phổi, tim, gan.
- Quá mẫn với Paracetamol.
- Người thiếu hụt glucose-6-phosphate dehydrogenase.
Thuốc Paracetamol thường được dùng ở đường uống. Liều dùng trong điều trị tràn dịch khớp gối từ 325 - 600mg/ lần và có thể lặp lại sau 4 - 6 giờ. Tuy nhiên, tránh dùng thuốc quá 4g/ ngày. Bên cạnh đó trong thời gian điều trị, không sử dụng bia rượu, thức uống chứa cồn khác, các loại thuốc gây độc lên gan.
2. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
Các loại thuốc chống viêm không steroid có tác dụng giảm đau, chống viêm. Bên cạnh đó, một số NSAID còn mang lại hiệu quả hạ sốt không đặc hiệu. Thuốc thường được sử dụng khi Paracetamol không mang lại hiệu quả như mong muốn.
Không giống với Paracetamol, các loại thuốc chống viêm không steroid không chỉ tác dụng lên enzyme cyclooxyenase/ prostaglandin tại hệ thần kinh trung ương mà còn tác động lên các tiền chất gây viêm toàn thân. Chính vì vậy, nhóm thuốc này mang lại hiệu quả giảm đau tốt hơn so với thuốc giảm đau thông thường. Bên cạnh đó, nhóm thuốc này còn tác dụng giảm sưng đỏ, phù nề ở đầu gối.
Tác dụng giảm đau của NSAID còn bắt nguồn từ cơ chế ức chế thụ cảm PFG 2 cùng một số tín hiệu gây đau khác. Tuy có hiệu quả, được sử dụng phổ biến nhưng các loại thuốc này vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, phản ứng bất lợi.
Không sử dụng thuốc chống viêm không steroid trong các trường hợp sau:
- Người bị rối loạn đông máu và đang sử dụng thuốc chống đau.
- Sắp phẫu thuật (bởi NSAID dẫn đến tình trạng máu khó đông).
- Phụ nữ mang thai ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối.
- Tiền sử dị ứng NSAID và Aspirin khác.
- Suy tim mãn tính.
- Suy giảm chức năng gan vừa và nặng.
- Tiền sử tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim.
Do có rủi ro cao nên thuốc chống viêm không steroid chỉ được dùng trong thời gian ngắn. Với các trường hợp gặp các vấn đề về dạ dày, có thể kết hợp thuốc ức chế axit hay thuốc bảo vệ niêm mạc nhằm phòng ngừa xuất huyết đường tiêu hóa.
NSAID tác động lên toàn bộ enzyme cyclooxyenase toàn thân nên có thể phát sinh nhiều phản ứng bất lợi. Trong thời gian dùng thuốc, cần theo dõi những biểu hiện bất thường của cơ thể, đồng thời sớm thông báo với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn hướng khắc phục.
3. Kháng sinh - Thuốc chữa tràn dịch khớp gối
Tràn dịch khớp gối uống thuốc gì? Tình trạng tràn dịch khớp có thể là hệ quả do viêm khớp nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, hiện tượng tích tụ dịch ở ổ khớp trong thời gian dài cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khớp gối. Chính vì vậy, bên cạnh sử dụng thuốc chống viêm, giảm đau, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc kháng sinh để kiểm soát bệnh lý.
Kháng sinh là loại thuốc có tác dụng ức chế, tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng. Thuốc thường được chỉ định dùng trong 2 - 6 tuần tùy thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn. Khi dùng kháng sinh, người bệnh cần sử dụng đều đặn theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa nhằm hạn chế nguy cơ kháng thuốc.
Tràn dịch khớp gối nên uống thuốc gì? Những loại kháng sinh thường được chỉ định trong điều trị tràn dịch khớp gối, bao gồm Oxacillin, Nafcillin, Amikacin, Clindamycin, Vancomycin, Gentamicin,...
4. Nhóm thuốc giảm đau gây nghiện
Thuốc giảm đau gây nghiện (opioid) là những loại thuốc giảm đau dựa trên cơ chế thần kinh trung ương. Nhóm thuốc tràn dịch khớp gối này giúp tăng ngưỡng chịu đau của cơ thể, biến đổi tâm lý, thay đổi hệ thống dẫn truyền thần kinh, đồng thời làm mất tác dụng của chất gây đau. Opioids thường được sử dụng để làm giảm các cơn đau trung bình đến nặng, nhất là trường hợp đau do ung thư, đau nội tạng.
Trong điều trị đau do tràn dịch khớp, bác sĩ chuyên khoa thường chỉ định chế phẩm kết hợp giữa Paracetamol và opioids để tăng tác dụng giảm đau. Trường hợp cơn đau không thuyên giản, người bệnh có thể sử dụng opioids có hoạt tính nhẹ như Tramadol. Ngoài công dụng giảm đau, nhóm thuốc này còn làm giảm tỏa tâm lý căng thẳng, lo âu,... do cơn đau kéo dài.
Opioids thuộc nhóm thuốc giảm đau tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương. Chính vì vậy, không sử dụng thuốc Tây điều trị tràn dịch khớp gối này trong những trường hợp sau:
- Tiền sử dị ứng/quá mẫn với thuốc giảm đau gây nghiện.
- Phụ nữ mang thai, cho con bú.
- Nghiện chất kích thích.
- Tiền sử phụ thuộc Opioids.
- Suy tim nặng, suy hô hấp.
- Suy gan nặng.
- Ngộ độc rượu cấp tính, các loại thuốc ức chế thần kinh trung ương như thuốc an thần.
Thuốc giảm đau gây nghiện thường được dùng ở liều thấp trong thời gian ngắn. Việc sử dụng thuốc trong thời gian dài có thể gây phụ thuộc và dẫn đến hội chứng cai nghiện. Trường hợp sử dụng Opioids trong dài ngày, người bệnh cần giảm liều từ từ trước khi ngưng thuốc hẳn.
5. Tràn dịch khớp gối uống thuốc gì? Corticosteroid
Corticosteroid là thuốc chống viêm mạnh, công dụng tương tự như hormone cortisol nội sinh. Thuốc hoạt động theo cơ chế ức chế miễn dịch, từ đó làm giảm phản ứng viêm, cải thiện cơn đau ở cơ quan tổn thương. Tùy thuộc vào tình trạng viêm ở ổ khớp, bác sĩ có thể chỉ định thuốc ở dạng tiêm hoặc dạng uống.
Trường hợp phản ứng viêm nặng nề, người bệnh cần tiến hành chọc hút dịch khớp, đồng thời sử dụng Corticosteroid ở dạng tiêm để kiểm soát tình trạng viêm. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có thể phát sinh nhiều tác dụng phụ và rủi ro tiềm ẩn. Do đó, Corticosteroid chỉ được cân nhắc sử dụng trong trường hợp cần thiết.
Một số lưu ý khi dùng thuốc chữa tràn dịch khớp gối
Sử dụng thuốc được xem là một trong những phương pháp được áp dụng phổ biến trong điều trị tràn dịch khớp gối. Việc dùng thuốc có tác dụng chính là giảm đau, sưng phù, kháng viêm và phòng ngừa/ tiêu trừ viêm nhiễm.
Tuy nhiên, trước khi sử dụng thuốc bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tuyệt đối không sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Nếu chưa thể thăm khám, người bệnh có thể sử dụng Paracetamol theo liều lượng khuyến cáo trên bao bì. Chỉ dùng thuốc tối đa trong vòng 5 - 7 ngày và cần gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất.
- Trước khi dùng thuốc điều trị, bạn cần chủ động thông báo với bác sĩ chuyên khoa về tiền sử dị ứng cũng như các vấn đề sức khỏe để được cân nhắc các loại thuốc, liều lượng phù hợp.
- Người bệnh cần tuân thủ liều lượng, thời gian dùng thuốc theo chỉ dẫn. Tránh tự ý ngưng dùng thuốc, thay thế loại thuốc khác hoặc hiệu chỉnh liều dùng khi chưa tham vấn y khoa.
- Không sử dụng chất kích thích, bia rượu,... trong thời gian sử dụng thuốc điều trị tràn dịch khớp gối.
- Thực tế nhận thấy, hiện tượng tràn dịch khớp gối thường là hệ quả của các bệnh xương khớp. Do đó, người bệnh cần kết hợp sử dụng thuốc và điều trị nguyên nhân nhằm kiểm soát tình trạng tràn dịch ở ổ khớp hoàn toàn.
- Song song sử dụng thuốc, người bệnh nên kết hợp với vật lý trị liệu cũng như một số phương pháp y tế khác. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể cân nhắc phẫu thuật để tránh các ảnh hưởng đến cấu trúc khớp gối, cải thiện chức năng vận động.
- Người bệnh nên chú ý các biểu hiện trong thời gian dùng thuốc, cần thông báo ngay với bác sĩ điều trị để được thăm khám, xử lý đúng cách khi có các dấu hiệu bất thường.
Mẹo chăm sóc tại nhà giúp giảm triệu chứng tràn dịch khớp gối có ưu điểm về tiết kiệm chi phí và dễ thực hiện. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng những phương pháp này chỉ mang tính hỗ trợ và không thể chữa trị triệt để. Bệnh nhân cần tới cơ sở y tế để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Cách chăm sóc bên ngoài:
- Chườm lạnh: Giảm sưng tấy ở khớp gối và đau nhức, nhưng cần chú ý tránh gây bỏng lạnh.
- Chườm nóng: Tăng tuần hoàn máu, giảm đau và hỗ trợ thư giãn cơ quanh khớp sau khi sưng giảm.
- Kê cao đầu gối khi ngủ: Giảm ứ đọng dịch tại khớp gối, giúp giảm đau và cải thiện giấc ngủ.
- Xoa bóp: Giảm áp lực và kích thích giảm sưng cũng như thư giãn cơ.
Chăm sóc từ bên trong:
Chế độ dinh dưỡng:
- Chất chống oxy hóa từ hoa quả, atiso, hạt, rau xanh.
- Omega-3 từ cá thu, cá hồi, cá ngừ.
- Vitamins A, C, E, K từ rau củ quả và thịt cá.
- Chất xơ từ rau củ, ngũ cốc nguyên hạt.
- Uống sữa để cung cấp canxi và vitamin D.
Thực phẩm nên kiêng:
- Đồ ăn nhiều muối.
- Đồ ngọt và đường.
- Chất béo xấu từ đồ chiên, đồ ăn nhanh.
- Bia và rượu.
Lưu ý khi dùng mẹo chữa trị tại nhà:
- Không chườm nước lạnh hoặc nóng trực tiếp lên vùng có vết thương.
- Kiểm tra nhiệt độ trước khi chườm nước nóng.
- Dùng lực vừa đủ khi xoa bóp, tránh gây tổn thương.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tự áp dụng mẹo chữa trị.
Cách chữa trị theo Tây y:
- Sử dụng thuốc chống viêm không steroid, kháng sinh, corticosteroid.
- Chọc hút dịch khớp và phẫu thuật khi cần thiết.
Cây thuốc Nam và Đông y:
- Cỏ hôi, dây đau xương, cây trinh nữ, phèn đen có thể được sử dụng dưới dạng đắp, chườm hoặc uống dạng thuốc.
Lưu ý trong quá trình chữa trị:
- Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.
- Kiểm tra nhiệt độ khi chườm nước.
- Đảm bảo đúng liều lượng khi sử dụng các loại thuốc.
- Thực hiện vật lý trị liệu theo hướng dẫn chuyên gia.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tự chữa trị.
Tóm lại, việc chăm sóc tại nhà có thể giúp giảm triệu chứng tràn dịch khớp gối, nhưng cần sự chú ý và hỗ trợ từ bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Trong trường hợp tràn dịch khớp gối, cần kiên trì hạn chế một số thực phẩm có thể gây tổn thương và tăng nguy cơ viêm nhiễm. Dưới đây là một số nhóm thực phẩm cần tránh:
- Thực phẩm cay nóng: Như ớt, tiêu, tương chứa capsaicin có thể kích thích cơ thể và tăng đau, viêm nhiễm tại vị trí khớp.
- Đồ ăn nhiều dầu mỡ: Thức ăn giàu dầu mỡ không chỉ gây tăng cân mà còn kích thích phản ứng viêm.
- Thực phẩm nhiều muối: Muối có thể làm tăng sưng và áp lực lên khớp, đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe xương.
- Thực phẩm nhiều đường: Đường có thể thay đổi cấu trúc collagen, cần thiết cho sức khỏe của xương khớp.
- Nội tạng động vật: Có thể chứa vi khuẩn và virus có thể gây nhiễm trùng khi hệ miễn dịch yếu.
- Đồ ăn nhanh: Chứa nhiều chất bảo quản và chất béo có thể kích thích phản ứng viêm.
- Thực phẩm chứa chất béo bão hòa: Gây viêm nhiễm và cản trở quá trình di chuyển của khớp.
- Chất kích thích: Rượu bia, cà phê, trà có thể làm ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan trong cơ thể.
Để hỗ trợ quá trình điều trị và giảm triệu chứng, nên bổ sung thức ăn giàu omega-3, nhiều vitamin (D, K, C), canxi, gia vị có tính kháng viêm, và thực phẩm giàu protein. Điều này có thể giúp giảm sưng viêm, đau nhức, và tăng cường chức năng của hệ xương khớp.
Bài viết đã giải đáp thắc mắc "tràn dịch khớp gối uống thuốc gì?" và một số lưu ý trong quá trình dùng thuốc. Tuy nhiên, tùy vào nguyên nhân, mức độ triệu chứng, thể trạng, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp. Để đảm bảo an toàn cũng như đạt được kết quả điều trị tốt nhất, người bệnh nên tham vấn y khoa để được thăm khám và tư vấn cụ thể.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!