Thuốc Chữa Viêm Amidan
Dưới đây là các loại thuốc chữa viêm amidan mà bạn nên biết:
Thuốc Hạ Sốt và Giảm Đau:
- Paracetamol: An toàn và phổ biến.
- Aspirin: Thận trọng với trẻ em dưới 12 tuổi.
Thuốc Kháng Sinh: Sử dụng chỉ khi có nhiễm khuẩn, theo hướng dẫn của bác sĩ. Ví dụ: Iba mentin, Amoxicillin, Erythromycin.
Thuốc Chống Viêm, Phù Nề: Có một số loại như Alphamostryspin 4,2mg, Prednisolone 5mg. Sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Thuốc Giảm Ho: Một số sản phẩm như Codein, Dextromethorphan, Toplexil, Bromhexin. Thận trọng với trẻ em, tham khảo ý kiến bác sĩ.
Dung Dịch Súc Miệng Sát Khuẩn: Sử dụng dung dịch súc miệng chứa cholorhexidine hoặc povidonlod giúp kiểm soát và loại bỏ vi khuẩn gây hại cho amidan. Đặc biệt hữu ích cho đối tượng dễ bị vi khuẩn xâm nhập đường hô hấp.
Lưu ý: Tất cả thuốc cần sử dụng theo liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ để tránh tác dụng phụ và đảm bảo an toàn.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Bị viêm amidan uống thuốc gì tốt là thắc mắc của nhiều người. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc điều trị chứng bệnh này, trong đó thuốc Tây y là sự lựa chọn của đông đảo bệnh nhân. Vậy khi bị viêm amidan sử dụng thuốc nào là tốt nhất? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc chỉ ra ưu và nhược điểm của hai loại thuốc, cũng như gợi ý các loại được dùng phổ biến nhất.
Tổng Quan Bệnh Lý Viêm Amidan
Amidan là 2 hạch bạch huyết (hạch lympho) nằm ở 2 bên hầu họng. Bộ phận này có chức năng bắt giữ vi khuẩn, virus và bảo vệ cơ quan hô hấp. Tuy nhiên, nếu sức khỏe bị suy giảm cộng với sự tấn công của tác nhân gây hại, amidan có thể bị nhiễm trùng và tổn thương và dẫn đến viêm amidan.
Bệnh lý có thể khởi phát ở bất cứ đối tượng và độ tuổi nào nhưng thường ảnh hưởng ở trẻ có độ tuổi từ 3 - 12 tuổi. Nguyên do là ở độ này, sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện, dễ bị vi khuẩn, virus xâm nhập và gây tổn thương amidan. Do nằm gần cổ họng nên các biểu hiện của viêm amidan dễ bị nhầm lẫn với viêm thanh quản, viêm họng.
Đa số các trường hợp bị viêm amidan đều ở mức độ nhẹ và có thể khắc phục hoàn toàn sau 7 - 10 ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tổn thương amidan kéo dài, tiến triển thành mãn tính và có thể dẫn đến phì đại amidan. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng.
Viêm amidan là một trong những bệnh viêm nhiễm đường hô hấp khởi phát bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Theo các chuyên gia đầu ngành, bệnh lý có thể xảy ra do sự tấn công của vi khuẩn, vi rút hoặc do thói quen sinh hoạt, vệ sinh răng miệng kém, sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm,...
Một số nguyên nhân gây khởi phát bệnh lý, bao gồm:
- Vi khuẩn: Các triệu chứng viêm amidan có thể bùng phát do sự tấn công của liên cầu tan huyết nhóm A, liên cầu khuẩn, xoắn khuẩn, phế cầu khuẩn, tụ cầu, các vi khuẩn trong khoang miệng.
- Virus: Một số loại virus có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như virus bạch hầu, cúm, sởi, ho gà,...
Tuy nhiên, các vi khuẩn, virus chỉ tấn công vào tổ chức amidan khi có các yếu tố thuận lợi như:
- Tiếp xúc với người bị viêm nhiễm đường hô hấp: Đa số những tác nhân nhiễm trùng có khả năng lây nhiễm qua tuyến nước bọt (giao tiếp, ăn uống chung, dùng chung vật dụng cá nhân,...) Do đó, bạn có thể bị viêm amidan nếu thường xuyên tiếp xúc với người bị viêm nhiễm đường hô hấp cấp.
- Cấu tạo của amidan: Không giống với những cơ quan hô hấp khác, amidan có cấu tạo bề mặt chứa các kẽ, rãnh, hốc và nằm ở vị trí "cửa ngõ". Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập và trú ngụ ở cơ quan này.
- Thời tiết thay đổi: Thực tế cho thấy, bệnh viêm amidan và một số bệnh hô hấp thường xảy ra trong giai đoạn chuyển mùa. Bởi tại thời điểm này, nhiệt độ, độ ẩm thay đổi đột ngột, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus phát triển quá mức.
- Suy giảm sức đề kháng: Nguy cơ bị viêm amidan có thể tăng cao ở người có thể trạng kém, suy giảm sức đề kháng. Bên cạnh đó, hệ miễn dịch giảm còn làm tăng áp lực đến amidan cũng như các cơ quan miễn dịch khác như (hạch lympho, VA). Đây được xem là điều kiện thuận lợi để các tác nhân gây bệnh phát triển mạnh và dẫn đến tổn thương, nhiễm trùng amidan.
- Một số yếu tố khác: Ngoài ra, bệnh viêm amidan còn có thể khởi phát do một số yếu tố như sinh sống, làm việc trong môi trường ô nhiễm, cơ địa dị ứng, vệ sinh răng miệng kém, các ổ viêm mãn tính chưa được kiểm soát hoàn toàn như viêm xoang, viêm nướu, viêm VA,...
Theo các chuyên gia đầu ngành, các triệu chứng bệnh viêm amidan sẽ phục thuộc vào giai đoạn bùng phát của bệnh. Theo đó, bệnh lý được chia thành 2 loại là viêm amidan cấp tính và viêm amidan mãn tính.
Người bệnh có thể nhận biết bệnh lý thông qua một số dấu hiệu sau:
1. Viêm amidan cấp tính
Viêm amidan cấp tính thường bùng phát các triệu chứng ồ ạt, đột ngột và diễn tiến nhanh trong vòng vài ngày. Bệnh lý không chỉ gây ra những triệu chứng cơ năng, thực thể mà còn phát sinh một số biểu hiện toàn thân. Thực tế cho thấy, mức độ triệu chứng có xu hướng tiến triển nặng đối với trẻ em, người có hệ miễn dịch kém, cơ địa dị ứng.
Một số biểu hiện viêm amidan cấp tính, bao gồm:
- Amidan sưng to, có màu đỏ tươi và đau nhức. Toàn bộ khoang miệng có mùi hôi và khô
- Đau cổ họng bị đau rát, đỏ và khô, nhất là ở 2 bên amidan. Sau vài giờ, cơn đau buốt ở cổ họng có thể tăng lên lan đến tai khiển người bệnh khó chịu.
- Bề mặt amidan có thể xuất hiện các chấm mủ trắng hoặc vàng, không bám chắc và dễ khạc nhổ, chùi.
- Bị sốt đột ngột, sốt cao đến 39 độ C kèm theo biểu hiện ớn lạnh, rét run.
- Cơ thể mệt mỏi, trong một số trường hợp có thể gây táo bón, tiểu ít
- Khó khăn hoặc đau khi nhai nuốt.
- Những trường hợp amidan sưng lớn bất thường, khi quan sát bạn có thể thấy eo họng bị thu hẹp
- Người bệnh thường bị khàn giọng, nói giọng mũi, mất tiếng, thở khò khè, ngủ ngáy
- Một số trường hợp có thể bị sưng sạch vùng cổ
Trường hợp viêm amidan xảy ra ở trẻ em có thể gây ra một số biểu hiện khác như chán ăn, chảy nhiều nước dãi, trẻ khó chịu, thường xuyên quấy khóc.
Mặc dù các triệu chứng bùng phát ồ ạt và đột ngột, nhưng nếu điều trị đúng cách và chăm sóc tốt, viêm amidan cấp tính có thể kiểm soát hoàn toàn trong vòng 7 – 10 ngày.
2. Viêm amidan mãn tính
Bệnh viêm amidan mãn tính phổ biến ở trẻ vị thành niên và người trưởng thành, nhất là đối tượng nghiện bia rượu, hút thuốc lá, sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm. Trong giai đoạn mãn tính, các biểu hiện của bệnh lý thường diễn tiến âm thầm nhưng kéo dài dai dẳng.
Dưới đây là các triệu chứng bệnh viêm amidan mãn tính:
- Cảm giác nuốt vướng ở cổ họng và đi kèm với biểu hiện đau rát. Cơn đau có thể lan đến tai khiến người bệnh khó chịu.
- Hơi thở có mùi hôi ngay khi vệ sinh răng miệng sạch sẽ
- Khi nuốt cảm giác có dị vật trong cổ họng nên nhiều người bệnh thường đằng hắng
- Gây ho khan nhưng không nhiều
- Xuất hiện mủ trắng hoặc bã đậu ở các hốc, khe trên bề mặt amidan
- Ở trẻ nhỏ thường có biểu hiện thở khò khè, ngáy to
- Với những trường hợp phì đại amidan có thể gây ngưng thở khi ngủ
Tình trạng viêm amidan mãn tính gần như chỉ phát sinh các triệu chứng tại chỗ, ít khi gây ra các biểu hiện toàn thân như sưng hạch bạch huyết, sốt, cơ thể mệt mỏi. Tuy nhiên, ở giai đoạn này bệnh lý thường kéo dài dai dẳng, làm tăng nguy cơ phì đại amidan (amidan tăng kích thước), từ đó dẫn đến hình thành sỏi amidan.
Viêm amidan là bệnh lý đường hô hấp phổ biến có thể xảy ra ở nhiều đối tượng, trong đó trẻ em dễ mắc bệnh nhất do hệ miễn dịch và sức đề kháng còn non yếu, chưa hoàn thiện. Amidan - Tổ chức lympho ở hầu họng có nhiệm vụ miễn dịch và bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, nấm,... Do tiếp xúc trực tiếp với tác nhân gây hại nên vị trí này rất dễ bị viêm nhiễm.
Viêm amidan gây sưng, đau rát ngứa ngáy cổ họng của người bệnh, kèm theo các triệu chứng như sốt cao, thở khó, nuốt vướng, hơi thở có mùi hôi, mệt mỏi cơ thể,... Bệnh có thể chữa khỏi dễ dàng nếu người bệnh phát hiện và áp dụng đúng phương pháp điều trị. Trường hợp viêm amidan cấp kéo dài có thể chuyển sang mãn tính, dễ tái phát và biến chứng.
Nhiều người đặt ra thắc mắc không biết khi bị viêm amidan nên uống thuốc gì? Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dạng thuốc điều trị bệnh, trong đó hai dạng chính là thuốc Tây y và Đông y. Vậy, người bệnh sử dụng loại nào là tốt nhất?
Top 5 Thuốc Tây y chữa viêm amidan
Viêm amidan uống thuốc gì tốt? Sử dụng thuốc Tây y chữa bệnh viêm amidan là phương pháp được nhiều người lựa chọn. Thuốc Tây được bào chế có dược tính mạnh, tác dụng trực tiếp loại bỏ tác nhân gây bệnh cho cơ thể, giúp người bệnh rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Tuy nhiên, phương pháp vẫn có một số nhược điểm nhất định. Sau đây là các ưu điểm - nhược điểm bạn đọc có thể tham khảo trước khi quyết định lựa chọn thuốc Tây:
Về ưu điểm:
- Thuốc Tây có dược tính mạnh, nhanh chóng cải thiện triệu chứng khó chịu cho người bệnh như sốt, giảm đau, ớn lạnh,...
- Thuốc được bào chế sẵn dưới dạng viên, dạng tiêm thuận tiện sử dụng và mang theo bên ngoài phòng trường hợp cần thiết.
- Chi phí hợp lý, không quá cao giúp người bệnh dễ dàng tiếp cận và sử dụng.
Về nhược điểm:
- Có nguy cơ gây tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe. Trường hợp người bệnh dùng sai thuốc, không đúng liều lượng có thể bị sốc thuốc nguy hiểm.
- Một số thành phần trong thuốc có nguy cơ gây kích ứng cho cơ thể người bệnh. Thận trọng khi dùng đối với trường hợp người bệnh là trẻ nhỏ, người có cơ địa nhảy cảm, phụ nữ mang thai.
- Dễ gặp phải tình trạng kháng thuốc, ngoài ra thuốc Tây y với tình trạng viêm amidan mãn tính, amidan quá phát thường không có hiệu quả rõ rệt.
- Thuốc chỉ có tác dụng tạm thời, điều trị khỏi bệnh tuy nhiên khả năng tái phát có thể xảy ra.
Để đạt hiệu quả tốt nhất và an toàn, người bệnh nên thăm khám và sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua, sử dụng hoặc thay đổi phác đồ để tránh gặp phải các rủi ro, xảy ra tương tác thuốc nguy hiểm đến sức khỏe. Vậy viêm amindan nên uống thuốc gì? Dưới đây là một số nhóm thuốc thường được chỉ định:
1. Thuốc hạ sốt và giảm đau
Thông thường thuốc giảm đau hạ sốt được chỉ định cho đối tượng bệnh nhân đang bị viêm amidan cấp. Người bệnh lúc này gặp phải các triệu chứng khó chịu như đau vòm họng kèm theo sốt cao, đau nhức cơ thể. Nhóm thuốc này sẽ có tác dụng giúp người bệnh khắc phục các triệu chứng đã nêu. Hai loại phổ biến là:
- Paracetamol: Là dạng phổ biến nhất hiện nay, có độ an toàn cao và ít phát sinh tác dụng phụ. Bác sĩ có thể chỉ định điều trị cho nhiều đối tượng bệnh nhân.
- Aspirin: Thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt hiệu quả hiện nay. Tuy nhiên so với paracetamol thì aspirin gây tác dụng phụ nhiều hơn, do đó thuốc thường không được chỉ định cho trẻ em dưới 12 tuổi.
2. Thuốc kháng sinh
Theo thống kê, số lượng bệnh nhân bị viêm amidan có khoảng 80% tình trạng là do nhiễm virus gây bệnh. Trường hợp nhẹ người bệnh có thể sử dụng thuốc điều trị triệu chứng mà chưa cần sử dụng đến thuốc kháng sinh. Tuy nhiên nếu xảy ra hiện tượng bội nhiễm có cả vi khuẩn, một số thuốc kháng sinh sẽ được thêm vào phác đồ để loại bỏ chúng. Chẳng hạn một số loại như:
- Nhóm Beta lactam: Được chỉ định cho trường hợp người bệnh viêm amindan do haemophilus influenzae, s.aureaus,... Có một số loại như sau:
- Iba mentin: Kháng sinh có thành phần kết hợp giữa amoxicillin và acid clavulanic. Chỉ định cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi mắc viêm amidan cấp, liều dùng 500mg/12 giờ. Đối với tình trạng bệnh nhân bị viêm amidan hốc mủ dùng 500mg/8 giờ. Mỗi ngày người bệnh dùng từ 750mg - 3000mg theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ. Trẻ em dưới 12 tuổi thăm khám và thực hiện điều trị theo bác sĩ chuyên khoa.
- Amoxicillin: Thường được sử dụng cho tình trạng bệnh viêm amidan có liên cầu. Liều dùng cho người lớn và trẻ trên 40kg mỗi ngày từ 750mg - 3000mg, ngày uống 3 lần. Trẻ dưới 40kg dùng theo chỉ định của bác sĩ.
- Cephalosporin: Dành cho ngươi viêm amidan cấp không bị kháng thuốc, sử dụng dạng thế hệ 1 - 2. Trường hợp bệnh nhân có biểu hiện kháng thuốc sử dụng thế hệ 3 - 4 bằng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Liều dùng cho người lớn và trẻ trên 12 tuổi từ 1g- 2g/ngày/2 lần. Trẻ nhỏ tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Nhóm thuốc Macrolid: Chỉ định cho bệnh nhân viêm amidan không sử dụng được nhóm thuốc Beta lactam do bị dị ứng. Một số loại như:
- Erythromycin: Liều dùng tham khảo cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi mỗi ngày dùng từ 1g - 2g, chia thành 2 - 4 lần uống trong ngày. Trẻ nhỏ hơn sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Roxithromycin: Liều dùng tham khảo cho người lớn và trẻ trên 12 tuổi 500mg mỗi ngày, chia 2 lần uống. Trẻ nhỏ sử dụng theo hướng dẫn bác sĩ.
- Clarithromycin: Liều dùng tham khảo cho người lớn và trẻ trên 12 tuổi 300mg mỗi ngày, chia thành 2 lần uống trước khi ăn.
Thuốc kháng sinh được chỉ định dùng trong thời gian ngắn, từ 7 - 14 ngày. Người bệnh không nên lạm dụng, tự ý kéo dài thời gian có thể dẫn đến quá liều khiến hệ miễn dịch suy yếu và tác động đến nội tạng. Thận trọng trước khi dùng, tránh ảnh hưởng đến thai phụ, trẻ nhỏ và người mắc các bệnh mãn tính.
3. Thuốc chống viêm, phù nề
Khi mắc bệnh viêm amidan, vùng họng của người bệnh thường bị sưng viêm, phù nề gây đau rát khó chịu khi nuốt thức ăn, nước bọt. Dựa vào tình trạng thực tế của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc phù hợp. Dưới đây là một số loại chống viêm, phù nề được dùng phổ biến:
- Alphamostryspin 4,2mg: Thuốc có hiệu quả tốt đối với các mô mềm, thành phần được bào chế từ chymotryspin giúp kháng viêm, chống phù nề. Liều dùng tham khảo 2 viên/lần, uống mỗi ngày 3 - 4 lần.
- Prednisolone 5mg: Thành phần chính của thuốc là prednisolon, hoạt chất này có tác dụng chống viêm nhờ hoạt động cản trở sự di chuyển một số tế bào miễn dịch vào vùng viêm. Liều dùng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Khi sử dụng thuốc, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, rối loạn nội tiết tố, thần kinh, suy giảm điện giải,... Ngoài ra, riêng thuốc prednisolone thường không sử dụng đối với trường hợp nguyên nhân nhiễm trùng có sự tác động của virus.
4. Thuốc giảm ho
Một trong những triệu chứng mà người bị viêm amidan gặp phải là các cơn ho khan, có đờm thường xuyên xuất hiện. Để giảm ho, một số thuốc có thể được chỉ định như:
- Codein: Tác dụng giảm ho và giảm đau nhẹ, bác sĩ có thể cho người bệnh dùng thuốc uống hoặc dạng tiêm. Liều dùng an toàn 10mg - 20mg mỗi lần uống, một ngày không dùng quá 120mg. Trẻ em nên sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Dextromethorphan: Dàng cho đối tượng bệnh nhân bị dị ứng với Codein. Thuốc có tác dụng tương tự, liều dùng cho người lớn và trẻ trên 12 tuổi mỗi ngày không quá 120mg. Trẻ nhỏ nên tham khảo chỉ định của bác sĩ.
- Toplexil: Thuốc có dạng viên nang hoặc siro dễ dùng cho trẻ em. Với dạng viên mỗi ngày người lớn uống 2 - 6 viên để giảm ho. Trẻ nhỏ dùng siro mỗi ngày 10ml, chia thành 3 - 4 lần dùng trong ngày.
- Bromhexin: Ba dạng thuốc kể trên thường được dùng cho trường hợp ho khan. Đối với bệnh nhân ho có đờm, thuốc Bromhexin có hiệu quả hơn, sử dụng được cho trẻ nhỏ. Liều dùng tham khảo cho người lớn và trẻ trên 12 tuổi 8mg/ ngày, mỗi ngày uống 2 - 3 lần. Trẻ nhỏ 2 - 12 tuổi dùng 1/8 liều dùng của người lớn, chia thành 2 - 3 lần uống trong này.
Trường hợp sử dụng thuốc ho cho bé dưới 2 tuổi, phụ huynh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Bởi thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ khi sử dụng, kể cả đối với người lớn. Chẳng hạn như dị ứng, khô môi, miệng, rối loạn thị giác,...
5. Dung dịch súc miệng sát khuẩn
Sử dụng dung dịch súc miệng sát khuẩn giúp kiểm soát hoạt động và hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn gây hại cho amidan. Thông thường dung dịch chứa cholorhexidine hoặc povidonlod với công dụng ức chế sự sinh sôi phát triển của vi khuẩn, giảm tình trạng sưng viêm.
Dung dịch thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị các bệnh lý như viêm amidan, cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng hoặc các bệnh lý viêm loét miệng do nấm candida. Bên cạnh đó, đối tượng có cơ địa dễ bị vi khuẩn xâm nhập viêm đường hô hấp cũng được chỉ dịnh sử dụng dung dịch súc miệng để làm sạch khoang miệng.
Ngoài các loại thuốc được chỉ định phổ biến kể trên, dựa vào tình trạng viêm amidan của mỗi bệnh nhân, các bác sĩ sẽ chỉ định dạng thuốc phù hợp. Một số loại được kết hợp bổ sung nhằm tăng khả năng điều trị bệnh như thuốc kháng histamin H1 giúp giảm sổ mũi, hắt hơi,... Cùng với một số viên uống cung cấp vitamin, khoáng chất giúp tăng hệ miễn dịch, sức đề kháng cho cơ thể.
Để điều trị an toàn hiệu quả, người bệnh nên tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc Tây. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng nên tuân thủ theo chỉ định, tránh tự ý thay đổi phác đồ điều trị để hạn chế các rủi ro gây hại cho sức khỏe. Đặc biệt nguy cơ dùng thuốc bừa bãi, quá liều có thể làm cơ thể kháng thuốc, gây khó khăn cho quá trình điều tri.
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc chữa viêm amidan
Bị viêm amidan uống thuốc gì? Bên cạnh các loại thuốc Đông và Tây y được giới thiệu bên trên, để việc điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt nhất, bạn đọc không nên bỏ qua một số lưu ý về chăm sóc và cách dùng thuốc. Cụ thể như sau:
- Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ/ thầy thuốc. Không tự ý kết hợp thuốc, thay đổi phác đồ điều tri khi chưa được yêu cầu để tránh các rủi ro gây hại sức khỏe.
- Trong quá trình điều trị nếu nhận thấy cơ thể có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, người bệnh nên thông báo với thầy thuốc hoặc bác sĩ để được hỗ trợ khắc phục sớm.
- Thông báo với bác sĩ/ thầy thuốc các loại thuốc đang sử dụng, tiền sử bệnh lý hoặc các dị ứng có trước đó để bác sĩ/ thầy thuốc cân nhắc chỉ định thuốc phù hợp.
- Người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng giúp tăng cường đề kháng, năng cao hệ miễn dịch cho cơ thể. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể áp dụng một số mẹo dân gian giúp hỗ trợ điều trị như dùng nước trà mật ong chanh gừng, xông hơi mũi bằng thảo dược,... để giảm nguy cơ lạm dụng hoặc lạm dụng thuốc trị bệnh.
- Tập thể dục, vận động rèn luyện thể chất phù hợp. Tránh xa khói thuốc lá, hạn chế rượu bia, đồ uống có cồn, thức ăn, nước uống lạnh.
- Trường hợp viêm amidan tái phát nhiều lần trong năm hoặc có các biểu hiện bất thường như phì đại amidan gây khó ngủ, mệt mỏi,... cần kiểm tra hoặc tiến hành phẫu thuật loại bỏ amidan nhằm triệt để giải quyết ổ viêm.
Mẹo chữa viêm amidan tại nhà
Khi gặp tình trạng sưng viêm amidan, bạn có thể áp dụng những mẹo sau để giảm triệu chứng khó chịu.
Uống nhiều nước ấm:
- Uống nước ấm giúp họng giảm đau rát hiệu quả.
- Các loại canh, súp, trà nóng cũng dịu cơn ho và tốt cho sức khỏe.
- Kết hợp với mật ong, trà chứa pectin hay glycerine.
Súc miệng với nước muối:
- Súc miệng với nước muối giúp làm sạch và kháng viêm họng.
Hạn chế đồ ăn cứng:
- Tránh ăn đồ cứng để không làm tổn thương amidan và làm nghiêm trọng tình trạng viêm.
Tăng độ ẩm không khí:
- Sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc hít hơi nước ấm để giảm cảm giác khô họng.
Hạn chế nói chuyện:
- Hạn chế nói chuyện để tránh kích thích niêm mạc họng.
Khi cần gặp bác sĩ:
- Nếu có giọng khàn, khó thở, hoặc sốt cao, cần thăm bác sĩ ngay.
- Đau họng kèm phát ban, sưng cổ hoặc lưỡi, cổ cứng, cần đến gặp bác sĩ.
Phương pháp Tây y:
- Uống thuốc như nước súc miệng sát khuẩn, thuốc giảm đau, kháng sinh tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Lưu ý khi sử dụng thuốc:
- Sử dụng kháng sinh nếu nguyên nhân là vi khuẩn.
- Uống thuốc trước khi ăn 30 phút.
- Tránh lạm dụng thuốc.
- Uống nhiều nước khi dùng thuốc.
Cắt amidan:
- Phương pháp này thường dành cho trường hợp viêm amidan mãn tính hoặc tái phát nhiều lần.
Đông y:
- Có nhiều bài thuốc từ dược liệu như huyền sâm, toái cốt tử, kim ngân hoa, hủ trường, thục chi, lá đinh lăng, lá hẹ, rau diếp cá, cây lược vàng.
Quan trọng nhất, nếu triệu chứng kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, cần thăm bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.
Chế Độ Ăn Cho Người Bị Viêm Amidan: Nguyên Tắc và Top Thực Phẩm Hỗ Trợ
Amidan, hai hạch lympho ở họng, đảm nhận vai trò bảo vệ cơ thể. Viêm amidan xảy ra khi sức khỏe suy giảm và amidan bị tổn thương. Ăn uống đúng cách không chỉ giảm áp lực lên amidan mà còn hỗ trợ điều trị.
Nguyên Tắc Ăn Uống:
- Bổ Sung Dinh Dưỡng: Ưu tiên thực phẩm giàu vitamin C, Omega-3, và kẽm như cam, cá hồi, hàu.
- Rau Xanh: Rau mồng tơi, dưa leo giúp làm dịu amidan sưng viêm.
- Không Thực Phẩm Kích Thích: Hạn chế đồ cay, thức uống có gas, và thực phẩm gây kích ứng niêm mạc.
Top Thực Phẩm Hỗ Trợ:
- Vitamin C-rich: Cam, quýt, dâu tây - giảm đến 50% biểu hiện viêm amidan.
- Rau Xanh: Rau mồng tơi, dưa leo - giảm áp lực lên amidan.
- Thực Phẩm Giàu Kẽm: Hàu, hạt bí, thịt bò - tăng sức đề kháng.
- Chống Viêm, Kháng Khuẩn: Gừng, đinh hương, nghệ - giảm triệu chứng và hỗ trợ điều trị.
- Protein-rich: Thịt gà, trứng - tăng sức khỏe cơ bắp.
- Uống Đủ Nước: 2 - 2.5 lít mỗi ngày - làm dịu cổ họng và bảo vệ amidan.
Kiêng Ăn:
- Thực Phẩm Khó Nuốt: Rau củ sấy, bánh mì sấy - gây tổn thương niêm mạc.
- Dầu Mỡ và Gia Vị Nhiều: Gây kích thích niêm mạc họng.
- Bia Rượu và Cà Phê: Làm tăng thân nhiệt, gây kích ứng.
- Thực Phẩm Chứa Nhiều Axit: Tắc, chanh, me - làm tăng cảm giác đau.
Hy vọng qua bài viết sau đây bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc: "Viêm amidan uống thuốc gì?". Hai dạng phổ biến là thuốc Tây y và Đông y, dựa vào nhu cầu, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân để lựa chọn hướng điều trị phù hợp. Người bệnh nên thăm khám trước khi dùng thuốc để bảo đảm an toàn và sớm đạt hiệu quả, giúp cơ thể phục hồi, tránh biến chứng nguy hiểm.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!