Thuốc Chữa Viêm Lộ Tuyến Cổ Tử Cung

Top 9 thuốc chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung hiệu quả:

  1. Metronidazole:
    • Tác dụng: Kháng khuẩn, kháng nấm.
    • Liều lượng: 2g hoặc phối hợp 500mg x 2 lần/ngày trong 10 ngày.
  2. Doxycycline:
    • Loại: Kháng sinh phổ rộng.
    • Liều lượng: 1 viên x 2 lần/ngày đầu, sau đó 1 viên/ngày.
  3. Azithromycin:
    • Loại: Kháng sinh macrolid.
    • Liều lượng: 1g một lần/ngày hoặc theo chỉ định.
  4. Spectinomycin:
    • Loại: Kháng sinh aminocycitol.
    • Liều lượng: 2g một lần hoặc 4g nếu khó điều trị.
  5. Cefixime:
    • Loại: Kháng sinh cephalosporin.
    • Liều lượng: 1-2 viên/ngày.
  6. Ceftriaxone:
    • Loại: Cephalosporin thế hệ 3.
    • Liều lượng: 1 liều duy nhất tiêm tĩnh mạch.
  7. Colposeptine:
    • Công dụng: Điều trị huyết trắng, khí hư ở phụ nữ.
    • Liều lượng: 1 viên/đêm trong 2 tuần.
  8. Fluomizin:
    • Công dụng: Điều trị nhiễm khuẩn và nhiễm nấm âm đạo.
    • Liều lượng: 1 viên trước khi đi ngủ trong 6 ngày.
  9. Valacylovir:
    • Loại: Kháng virus herpes.
    • Liều lượng: Theo hướng dẫn của bác sĩ.

Lưu ý khi sử dụng:

  • Tuân thủ liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ.
  • Duy trì vệ sinh cá nhân hàng ngày.
  • Đến bác sĩ nếu có dấu hiệu tác dụng phụ.

Nếu gặp các triệu chứng nghiêm trọng, hãy đến bác sĩ ngay, như chảy máu âm đạo, phát ban đỏ, nôn nhiều lần, ngất, tiểu ra máu, co giật, suy gan, sốc phản vệ.

Thuốc chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung là giải pháp tối ưu cho những trường hợp bị viêm nhiễm phụ khoa gây ảnh hưởng tới chất lượng đời sống sinh hoạt và tình dục. Song để biết đâu là loại thuốc điều trị bệnh phù hợp, liều lượng, cách dùng, các tác dụng phụ có thể gặp phải,… Bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn, chỉ định từ bác sĩ chuyên môn hoặc có thể tham khảo trong bài viết dưới đây.

Tổng quan bệnh lý viêm lộ tuyến cổ tử cung

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là một trong những vấn đề bệnh lý rất dễ gặp khi nữ giới đang trong độ tuổi sinh sản hiện nay. Trong khu vực ống cổ tử cung, các tế bào tuyến phát triển mạnh mẽ và dần tràn ra khu vực ngoài cổ tử cung, từ đó xuất hiện các tổn thương, bị nấm khuẩn, virus tấn công gây bệnh.

Theo thống kê cho thấy, nữ giới thường chỉ biết mình bị bệnh trong quá trình thăm khám phụ khoa. Ngoài ra, bệnh lý này cũng đã được xác định có mối quan hệ mật thiết đối với tình trạng gia tăng estrogen, đặc biệt khi nữ giới ở tuổi thành niên, tuổi sinh sản.

Bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung
Bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung

Viêm lộ tuyến cổ tử cung được các bác sĩ xác định xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phải kể tới:

Các bệnh lý phụ khoa có thể gây viêm lộ tuyến cổ tử cung
Các bệnh lý phụ khoa có thể gây viêm lộ tuyến cổ tử cung

  • Quan hệ tình dục bừa bãi: Việc quan hệ tình dục với nhiều đối tượng nhưng không có biện pháp bảo vệ như dùng bao cao su là một trong những nguyên do hàng đầu gây viêm lộ tuyến cổ tử cung. Đây cũng là yếu tố có thể làm nữ giới bị lây nhiễm nhiều bệnh lý đường tình dục khác.
  • Vệ sinh thân thể sai cách: Không chỉ viêm lộ tuyến cổ tử cung, việc vệ sinh thân thể không đảm bảo cũng dễ gây ra viêm nhiễm âm đạo. Dùng sai dung dịch vệ sinh, không làm sạch vùng kín cẩn thận khi tới ngày đèn đỏ hoặc sau khi quan hệ tình dục đều là thói quen nguy hại của không ít nữ giới hiện nay.
  • Nội tiết tố mất cân bằng gây viêm lộ tuyến cổ tử cung: Theo nghiên cứu, bệnh lý này cũng chịu sự tác động không ít của nội tiết tố estrogen. Khi hormone mất cân bằng trong giai đoạn mang thai, sau sinh, tiền mãn kinh hay nữ giới lạm dụng thuốc tránh thai, bệnh hoàn toàn có nguy cơ khởi phát.
  • Mắc bệnh phụ khoa: Có thể chị em chưa biết, viêm nhiễm phụ khoa là nguyên do gây ra không ít tổn thương ở tử cung. Ngoài ra, các bác sĩ cũng cho biết, việc chậm trễ điều trị các vấn đề phụ khoa cũng rất dễ tạo ra môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn có hại tấn công tử cung và gây bệnh.
  • Nạo phá thai hoặc đặt vòng âm đạo: Thực tế, việc đặt vòng âm đạo hay nạo phá thai có khả năng gây ra các biến chứng không nhẹ cho tử cung, đặc biệt khi thực hiện những thủ thuật này nhiều. Hơn nữa, các chị em còn có nguy cơ bị vô sinh, hiếm muộn nên thực hiện ở những cơ sở kém chất lượng, người tiến hành thủ thuật thiếu chuyên môn, kinh nghiệm.
  • Chậm trễ trong việc thăm khám: Khi mắc các vấn đề trực tiếp liên quan tới phụ khoa, nhiều người mang tâm lý e ngại, mặc cảm không muốn đi thăm khám. Chính điều này khiến cho các bệnh lý ngày càng nghiêm trọng, kéo theo nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe sinh sản, bỏ lỡ thời điểm vàng để chữa bệnh cũng như ngăn ngừa nguy cơ mắc viêm lộ tuyến cổ tử cung.

Qua các giai đoạn của bệnh lý, chúng ta đã phần nào nắm được các triệu chứng thường gặp. Không thể phủ nhận rằng, khi bệnh mới khởi phát, rất khó để xác định được bản thân có đang mắc viêm lộ tuyến cổ tử cung hay không nếu không đi thăm khám. Tuy nhiên, nếu nhận thấy các triệu chứng dưới đây, chị em nên sớm tới các cơ sở y tế làm kiểm tra cụ thể:

  • Khí hư có màu và mùi lạ: Xuất hiện khí hư bị vón cục hoặc lỏng như nước, có màu vàng, xanh hoặc trắng đục, lượng khí tiết ra khá nhiều hàng ngày. Bên cạnh đó, khí hư còn có mùi hôi rất rõ rệt, đôi khi còn có thêm bọt khác thường.
  • Ngứa vùng kín: Chị em thường bị ngứa ngáy khó chịu, dù đã vệ sinh sạch sẽ nhưng vẫn không dứt cơn ngứa.
  • Chảy máu ngoài kỳ kinh hoặc khi quan hệ: Khi đã chuyển sang giai đoạn nặng, viêm lộ tuyến cổ tử cung còn gây ra tình trạng chảy máu trong lúc quan hệ tình dục, chảy máu dù đang không phải kỳ kinh nguyệt. Các cơn đau bụng dưới diễn ra thường xuyên và kỳ kinh cũng bị rối loạn.

Top 9 thuốc chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung hiệu quả nhất

Viêm lộ tuyến cổ tử cung uống thuốc gì giúp kiểm soát bệnh tốt là vấn đề được nhiều người quan tâm. Thuốc Tây mặc dù cho hiệu quả trị bệnh và cải thiện triệu chứng tốt, tuy nhiên chúng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nên cần dùng theo chỉ định từ bác sĩ.
Dưới đây là top 9 thuốc chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung thường được bác sĩ kê đơn. Chi tiết như sau:

Metronidazole

Metronidazole là thuốc kháng sinh có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, thường dùng để điều trị bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm gây ra. Thuốc được chỉ định trong điều trị bệnh viêm nhiễm nội tiết, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng dạ dày - ruột. Bên cạnh đó còn có nhiễm trùng da, nha khoa cũng như nhiễm trùng nội tiết nữ, đặc biệt là viêm lộ tuyến cổ tử cung.
Liều lượng: Chỉ dùng 1 liều duy nhất 2g hoặc kết hợp với phương pháp điều trị phối hợp trong khoảng 10 ngày với 2 lần dùng, mỗi lần 500mg/ngày.
Cách dùng: Metronidazole dùng được ở dạng viên nén cùng bữa hoặc sau lúc ăn. Dạng dịch treo Metronidazole benzoate uống ít nhất 1 giờ sau ăn. Ngoài ra, thuốc còn dùng đặt âm đạo, hậu môn, tiêm truyền theo chỉ định của bác sĩ.
Chỉ định:

  • Nhiễm trùng nội tiết.
  • Nhiễm trùng da.
  • Bệnh nha khoa.
  • Phòng ngừa nhiễm trùng sau phẫu thuật.
  • Nhiễm trùng ngoại tiết.
  • Nhiễm trùng tiết niệu.
  • Viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm âm đạo,...

Chống chỉ định: Metronidazole không dùng cho những người quá mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc.
Tác dụng phụ: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, chán ăn, miệng có vị kim loại khó chịu, giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt, cơn động kinh, đa dây thần kinh ngoại vi, phồng rộp da, ban da, nhức đầu, nước tiểu màu sẫm, mất điều hòa, chóng mặt,...

Metronidazole là thuốc kháng sinh có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm
Metronidazole là thuốc kháng sinh có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm

Doxycycline

Doxycycline là kháng sinh phổ tác dụng rộng, thuộc nhóm tetracyclin với tác dụng kìm khuẩn với vi khuẩn hiếu khí, vi khuẩn kỵ khí, vi khuẩn gram âm và gram dương. Doxycycline được bào chế dưới dạng viên nang cứng có nắp, thân nang màu xanh.
Liều lượng: Uống 1 viên x 2 lần/ngày đầu, ngày tiếp theo uống 1 liều duy nhất 1 viên/lần. Nhiễm khuẩn nặng uống 1 viên x 2 lần/ngày.
Cách dùng: 

  • Dùng Doxycycline theo đường uống, uống với nhiều nước cùng trong bữa ăn.
  • Bệnh nhân bị suy thận không cần giảm liều vì ngoài thận Doxycycline có thể đào thải qua gan, mật, đường tiêu hóa.

Chỉ định:

  • Bệnh Brucella.
  • Bệnh tả do Vibrio cholerae.
  • U hạt bẹn do Calymmatobacterium granulomatis.
  • Viêm niệu đạo không đặc hiệu hay viêm cổ tử cung do Chlamydia trachomatis.

Chống chỉ định:

  • Người quá mẫn cảm với các tetracyclin, thuốc gây tê loại cain hoặc bất cứ thành phần nào có trong Doxycycline.
  • Người suy gan nặng.

Tác dụng phụ: Hội chứng cảm cúm thông thường, nhức đầu, rối loạn tiêu hóa, đau răng, viêm thực quản, đau khớp, phát ban, mẫn cảm với ánh sáng, nhức đầu, rối loạn thị giác, giảm bạch cầu trung tính, tăng bạch cầu ưa eosin, viêm đại tràng, viêm tĩnh mạch,...

Azithromycin

Azithromycin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm macrolid, được dùng rộng rãi trong điều trị bệnh nhiễm khuẩn. Do là thuốc kháng sinh nên nếu sử dụng sai chỉ định sẽ rất dễ dẫn tới tình trạng vi khuẩn đề kháng kháng sinh.
Liều lượng: 

  • Azithromycin dùng 1 lần/ngày, uống 1 giờ trước bữa ăn hoặc sau khi ăn 2 giờ.
  • Bệnh lây truyền qua đường sinh dục dùng liều 1g.

Cách dùng: Viridans ở người dị ứng với penicilin có thể uống, tiêm truyền tĩnh mạch, không được tiêm thẳng vào tĩnh mạch hay tiêm bắp.
Chỉ định:

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên - dưới do H. influenzae, S. pneumoniae, S. pyogenes, M. catarrhalis nhẹ và vừa.
  • Nhiễm khuẩn da.
  • Bệnh lây qua đường tình dục, viêm niệu quản, bệnh lậu, giang mai, viêm lộ tuyến cổ tử cung,...
  • Nhiễm Legionella pneumophila, phức hợp Mycobacterium avium (MAC).
  • Dự phòng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm Viridans ở người dị ứng với penicilin.

Chống chỉ định: Azithromycin không dùng cho người quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
Tác dụng phụ: Nôn, tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, đầy hơi, khó tiêu, ngủ gà, khó tiêu, không ngon miệng, ngứa, viêm âm đạo, phát ban, cổ tử cung,... Nặng hơn có thể bị giảm tiểu cầu, thiếu máu tan máu, viêm đại tràng giả mạc, phản ứng phản vệ, ngất, co giật, rối loạn nhịp tim chứng già nua, bệnh nhược cơ, suy gan, ban đỏ đa dạng, nhiễm độc biểu bì hoại tử,...

Spectinomycin

Spectinomycin thuộc nhóm kháng sinh aminocycitol, được dùng điều trị viêm niệu đạo, viêm cổ tử cung do lậu cầu, bệnh hạ cam, viêm trực tràng. Đồng thời giúp phòng ngừa lậu khi quan hệ tình dục với người bị nhiễm vi khuẩn lậu.
Thuốc được điều chế trong môi trường nuôi cấy khuẩn Streptomyces spectabilis và chúng không có tác dụng kháng khuẩn như các loại kháng sinh khác. Spectinomycin được hấp thu hoàn toàn sau khi tiêm bắp và 70 - 90% thuốc được đào thải qua đường tiểu ở dạng nguyên vẹn.
Liều lượng:

  • Tiêm 1 liều duy nhất 2g, có thể dùng tới 4g ở những trường hợp khó điều trị hoặc có tỷ lệ vi khuẩn kháng sinh cao.
  • Tiêm bắp sâu vào vùng ¼ trên ngoài mông và có thể chia đôi liều 4g để tiêm vào 2 vị trí khác nhau.

Cách dùng:

  • Spectinomycin được dùng theo đường tiêm bắp sâu với liều lượng tính theo dạng base.
  • Cách pha thuốc: Dùng 3,2 ml nước cất vô khuẩn cho vào lọ 2g Spectinomycin hoặc 6.2ml cho vào lọ 4g để có nồng độ 400mg/ml.
  • Cần lắc mạnh sau khi cho dung môi và trước khi rút mỗi liều thuốc.

Chỉ định:

  • Trường hợp bị bệnh lậu cấp không biến chứng ở đường tiết niệu, cổ tử cung, trực tràng, hầu họng do Neisseria gonorrhoeae.
  • Nhiễm trùng lậu cầu lan tỏa.
  • Bệnh hạ cam do Haemophilus ducreyi.

Chống chỉ định: Quá mẫn cảm với những thành phần có trong thuốc chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung Spectinomycin.
Tác dụng phụ: Đau tại chỗ viêm, sốt, rét run, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, ngứa, co thắt bụng, nổi mề đay, sốc phản vệ, thiếu máu,...

Cefixime

Nhắc tới các loại thuốc chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung, không thể bỏ qua thuốc kháng sinh phổ rộng Cefixime. Thuốc được chỉ định dùng để điều trị các bệnh mà vi khuẩn đã kháng lại amoxicillin, ampicillin, cephalosporin thế hệ I và II.
Liều lượng: Ngày uống 1 - 2 viên Cefixime, dùng 1 lần/ngày hoặc chia thành 2 lần/ngày.
Cách dùng: Cefixime dùng đường uống.
Chỉ định:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp: Bệnh viêm phế quản, giãn phế quản nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn thứ phát đường hô hấp mãn tính, viêm tai giữa, viêm phổi, viêm xoang.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu - sinh dục: Viêm thận bể thận, viêm niệu đạo do lâu, viêm bàng quang, viêm lộ tuyến cổ tử cung.
  • Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa: Bệnh lỵ, viêm đường mật, viêm túi mật.

Chống chỉ định: Người quá mẫn với các thành phần của thuốc Cefixime hoặc các loại kháng sinh beta-lactam, cephem khác.
Tác dụng phụ: Chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, đầy hơi, tiêu chảy, đau dạ dày, khó tiêu, viêm bộ phận sinh dục. Nghiêm trọng hơn có thể xuất hiện tình trạng khó tiểu, tiểu ít, co giật, nôn ra máu, đau bụng quặn thắt, vàng da - mắt, dị ứng, phản vệ, ngứa, phát ban da, sưng mặt - mũi - môi - lưỡi, sưng bàn chân - mắt cá chân,...

Thuốc kháng sinh phổ rộng Cefixime
Thuốc kháng sinh phổ rộng Cefixime

Ceftriaxone

Ceftriaxone là một cephalosporin thế hệ thứ 3 có hoạt động phổ rộng, dùng dưới dạng tiêm. Thuốc có tác dụng diệt khuẩn nhờ khả năng ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Tuy nhiên do có nhiều tác dụng phụ không mong muốn nên việc dùng thuốc cần được thực hiện và giám sát từ bác sĩ chuyên khoa.
Liều lượng: Dùng Ceftriaxone 1 liều duy nhất tiêm tĩnh mạch.
Cách dùng:

  • Thuốc kháng sinh Ceftriaxone dùng qua đường tiêm, truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.
  • Trường hợp tiêm bắp sâu, tiêm tĩnh mạch cần thực hiện chậm từ 2 - 4 phút hoặc tiêm truyền tĩnh mạch ít nhất 30 phút.

Chỉ định:

  • Bệnh hạ cam.
  • Lậu, giang mai.
  • Viêm lộ tuyến cổ tử cung.
  • Viêm màng trong tim, viêm màng não, viêm phổi, viêm dạ dày - ruột.
  • Nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn xương - khớp, nhiễm khuẩn da.
  • Thương hàn.
  • Bệnh Lyme, nhiễm khuẩn đường tiết niệu gồm cả viêm bể thận.
  • Dự phòng nhiễm khuẩn trong các cuộc phẫu thuật, nội soi can thiệp như phẫu thuật ổ bụng, âm đạo.

Chống chỉ định: Người bị dị ứng với cephalosporin hoặc từng bị phản ứng phản vệ với penicillin.
Tác dụng phụ: Phản ứng da (nổi ban, ngứa), tiêu chảy, sốt, viêm tĩnh mạch, phù tĩnh mạch, nổi mề đay, tăng - giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, đau đầu, chóng mặt, phản vệ. Ngoài ra còn có tình trạng bị thiếu máu, rối loạn đông máu, mất bạch cầu hạt, viêm đại tràng có màng giả, ban đỏ đa dạng, tiểu ra máu, tăng creatinin huyết thanh,...

Colposeptine

Colposeptine có tác dụng điều trị huyết trắng, khí hư ở phụ nữ. Thuốc hiệu quả với tất cả các loại huyết trắng gây ra do vi khuẩn, tạp khuẩn, vi nấm, trùng roi,... tuy nhiên trừ huyết trắng do bệnh lậu. Bên cạnh đó, thuốc còn giúp giảm và chữa khỏi nhiều bệnh phụ khoa, đặc biệt là tình trạng viêm lộ tuyến cổ tử cung.
Liều lượng: Đặt 1 viên Colposeptine vào âm đạo mỗi tối trước khi đi ngủ, thực hiện đều đặn trong 2 tuần.
Cách dùng:

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thấm khô nhẹ nhàng bằng khăn mềm.
  • Trước khi đặt âm đạo nên nhúng Colposeptine vào nước sạch trong khoảng 10 - 30 giây hoặc đặt thuốc trong khăn mềm ẩm.
  • Nằm ngửa, dùng gối hoặc đồ vật kê mông cao hơn để đặt thuốc vào âm đạo dễ dàng hơn.
  • Nghỉ ngơi tại chỗ khoảng nửa tiếng để cố định thuốc.

Chỉ định: Colposeptine dùng điều trị huyết trắng âm đạo do tất cả các tác nhân gây bệnh, ngoại trừ lậu cần.
Chống chỉ định:

  • Trường hợp dị ứng với Promestriene, Chlorquinaldol hoặc bất cứ thành phần hoạt chất, tá dược nào có trong thuốc.
  • Colposeptine chống chỉ định với người bệnh ung thư có liên quan tới estrogen.

Tác dụng phụ: Nổi mề đay, phát ban đỏ, mẩn ngứa, nóng rát âm đạo, nổi mụn nhọt, khó chịu, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.

Fluomizin

Fluomizin là một trong số những loại thuốc chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung khá phổ biến. Viên đặt này có công dụng kháng khuẩn, đẩy lùi các triệu chứng của bệnh phụ khoa, tránh để bệnh tái phát hoặc trở nặng hơn.
Liều lượng: Đặt 1 viên  Fluomizin trước khi đi ngủ, nên dùng liên tục trong vòng 6 ngày.
Cách dùng:

  • Rửa sạch tay với xà phòng, vệ sinh bộ phận sinh dục với nước ấm rồi thấm cho khô.
  • Ngồi xổm để đặt thuốc hoặc nằm ở tư thế cẳng chân gập lại hoặc hơi gác chân lên.
  • Xác định vị trí, dùng ngón tay đưa viên thuốc vào sâu bên trong âm đạo.
  • Nên làm ướt thuốc với nước ấm để dễ dàng thực hiện hơn.
  • Nằm yên tại chỗ ít nhất 15 phút sau khi đặt thuốc Fluomizin.

Chỉ định:

  • Nhiễm khuẩn, nhiễm nấm âm đạo hoặc bệnh do Trichomonas gây ra.
  • Dự phòng trong điều trị nhiễm khuẩn trước khi sinh và trong phẫu thuật phụ khoa.
  • Hỗ trợ điều trị trong trường hợp bị viêm lộ tuyến cổ tử cung.

Chống chỉ định:

  • Người quá mẫn cảm với thành phần có trong thuốc  Fluomizin.
  • Âm đạo có dấu hiệu bị tổn thương, có loét biểu mô.
  • Trẻ em gái, thiếu nữ chưa đủ tuổi trưởng thành về sinh dục không nên dùng thuốc chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung này.

Tác dụng phụ: Ngứa, nóng rát bộ phận sinh dục, chảy máu âm đạo,...

Valacylovir

Valacylovir là loại thuốc kháng virus, làm chậm sự phát triển và lây lan của virus herpes. Tuy Valacylovir không tiêu diệt virus herpes nhưng chúng có thể làm giảm bớt các triệu chứng và nguy cơ bị nhiễm trùng.
Thuốc Valacylovir được chỉ định dùng điều trị các bệnh nhiễm trùng gây ra bởi virus herpes ở người lớn và trẻ em. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng điều trị viêm lộ tuyến tử cung ở phụ nữ.
Liều lượng: Liều lượng dùng Valacylovir được điều chỉnh theo từng tình trạng bệnh cụ thể. Bệnh nhân cần tới bệnh viện thăm khám và dùng thuốc theo hướng dẫn, đơn kê từ bác sĩ.
Cách dùng: Uống thuốc chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung với một cốc nước lọc đầy. Chú ý uống thật nhiều nước trong khi đang dùng Valacylovir để giúp thận làm việc đúng cách.
Chỉ định: 

  • Nhiễm virus varicella zoster (VZV) - herpes zoster, zoster mắt ở người lớn có đủ khả năng miễn dịch hoặc bị ức chế miễn dịch từ nhẹ tới trung bình.
  • Nhiễm virus HSV (herpes simplex) trên da và niêm mạc: Điều trị - dự phòng mụn rộp sinh dục, mụn rộp môi.
  • Điều trị - dự phòng tái phát HSV ở những trường hợp bị nhiễm HIV.
  • Dự phòng nhiễm trùng, bệnh cytomegalovirus sau khi cấy ghép nội tạng.
  • Điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung.

Chống chỉ định: Không dùng Valacylovir nếu quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
Tác dụng phụ: Phát ban, da nhạy cảm với ánh nắng, ngứa, tiêu chảy, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, khó thở, đau bụng, giảm bạch cầu - tiểu cầu, lú lẫn, ảo giác, run, kích động, giảm ý thức, tiểu ra máu, đau thận, rối loạn chức năng gan. Một số trường hợp có thể bị phù mạch, sốc phản vệ, mê sảng, bệnh não, co giật, rối loạn nhịp tim, hôn mê, suy thận, suy thận cấp,...

Valacylovir là loại thuốc kháng virus, làm chậm sự phát triển và lây lan của virus herpes
Valacylovir là loại thuốc kháng virus, làm chậm sự phát triển và lây lan của virus herpes

Lưu ý trong thời gian dùng thuốc chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung

Để đạt rút ngắn thời gian điều trị, đạt được hiệu quả cải thiện bệnh tốt cũng như hạn chế tối đa nguy cơ gặp tác dụng phụ không mong muốn. Khi dùng thuốc thuốc chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung, bệnh nhân cần lưu ý:

  • Sử dụng thuốc chữa bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung theo đúng liều lượng, hướng dẫn được bác sĩ kê đơn.
  • Tuyệt đối không lạm dụng thuốc, ngưng thuốc đột ngột khi chưa có sự đồng ý từ bác sĩ chuyên khoa.
  • Ăn uống lành mạnh, tăng cường chất xơ, thực phẩm giàu vitamin, giảm chất béo, thực phẩm nhiều đường và các chất kích thích.
  • Tránh mặc đồ lót ẩm ướt hoặc quần áo quá bó sát, không có tính thấm hút mồ hôi tốt.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày với các loại dung dịch vệ sinh nhẹ dịu, tự nhiên.
  • Lựa chọn bài tập phù hợp, hạn chế bơi lội trong thời gian điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung.
  • Thăm khám phụ khoa đều đặn 6 tháng 1 lần hoặc theo chỉ định từ bác sĩ.

Khi nào đến bệnh viện?

Trong quá trình sử dụng thuốc chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung, nếu bệnh nhân gặp phải các triệu chứng sau thì cần nhanh chóng tới bệnh viện để thăm khám, kiểm tra và xử lý:

  • Chảy máu âm đạo.
  • Phát ban đỏ.
  • Nôn nhiều lần.
  • Nhiễm độc biểu bì hoại tử.
  • Ngất.
  • Tiểu ra máu.
  • Co giật.
  • Suy gan.
  • Sốc phản vệ.

Áp dụng Mẹo Dân Gian Tại Nhà để Chữa Viêm Lộ Tuyến Cổ Tử Cung:

Lá Bàng:

  • Tác dụng: Chống viêm, sát khuẩn, hỗ trợ cải thiện triệu chứng viêm lộ tuyến cổ tử cung.
  • Cách dùng: Lấy 10 lá bàng tươi, vò nát và nấu cùng 2 lít nước, sử dụng hỗn hợp này để vệ sinh ngoài cô bé 2 lần/ngày.

Lá Trầu Không:

  • Tác dụng: Chống ngứa, kháng viêm, cải thiện viêm nhiễm ở vùng kín.
  • Cách dùng: Rửa sạch 10 lá trầu không, nấu cùng 2 lít nước, sử dụng nước trầu không để vệ sinh vùng kín 2 lần/ngày.

Củ Gừng:

  • Tác dụng: Diệt vi khuẩn, kháng nấm, cải thiện triệu chứng viêm lộ tuyến cổ tử cung.
  • Cách dùng: Nấu 40-50g gừng tươi với 1 lít nước sôi, sử dụng nước gừng để vệ sinh ngoài vùng kín 2 lần/ngày.

Lá Chè Tươi:

  • Tác dụng: Chống oxy hóa, kháng khuẩn, hỗ trợ xử lý viêm lộ tuyến cổ tử cung.
  • Cách dùng: Hầm 1 nắm lá chè tươi với 2 thìa muối hạt, sử dụng nước trà này để rửa vùng kín 2-3 lần/ngày.

Điều Cần Chú Ý Khi Áp Dụng Mẹo Dân Gian:

  • Không lạm dụng mẹo dân gian mà thiếu tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Sử dụng nguyên liệu sạch sẽ để tránh gây viêm nhiễm cho vùng kín.
  • Kết hợp với chăm sóc vùng kín sạch sẽ, mặc quần lót rộng rãi, uống nhiều nước, ăn rau xanh, tránh chất kích thích.

Can Thiệp Bằng Tây Y:

Điều Trị Bằng Thuốc:

  • Sử dụng viên đặt, kháng sinh uống, và thuốc thoa để xử lý triệu chứng.
  • Thuốc đặt âm đạo: Colposeptine, Natizio, Polygynax...

Điều Trị Ngoại Khoa:

  • Phương pháp đốt điện, đốt Laser, và áp lạnh là những thủ thuật phổ biến.
  • Can thiệp dựa vào mức độ bệnh, chỉ định của bác sĩ.

Lưu Ý An Toàn Trong Điều Trị:

  • Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, không tự y án thuốc.
  • Thực hiện chăm sóc vùng kín, kiêng quan hệ tình dục, tránh chất kích thích.
  • Đến bác sĩ nếu có phản ứng phụ hoặc đau sau thủ thuật ngoại khoa.

Sử Dụng Thuốc Nam:

  • Kết hợp mẹo dân gian với các bài thuốc Nam như cây khổ sâm, trinh nữ hoàng cung, ích mẫu, hoàng bá.
  • Lưu ý sử dụng thảo dược sạch sẽ, không tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà.

Phương Pháp Đông Y:

  • Sử dụng bài thuốc Đông y như thang thuốc lá xà sàng tử, lá nhội, bồ kết, hoặc thang thuốc hoàng bá, liên kiều, thiên lý quang.

Ưu/Nhược Điểm Của Các Phương Pháp:

  • Ưu điểm: An toàn, lành tính, hỗ trợ cải thiện sức khoẻ nói chung.
  • Nhược điểm: Đòi hỏi kiên trì, thời gian sắc nấu, hiệu quả khác nhau ở mỗi bệnh nhân.

Lưu Ý Khi Sử Dụng Thuốc Nam và Đông Y:

  • Sử dụng thảo dược lâu dài mới có hiệu quả.
  • Đừng bỏ lỡ giai đoạn vàng điều trị.
  • Sử dụng thảo dược sạch sẽ, ngừng nếu có phản ứng phụ.

Kết Luận:

Bài viết này mang đến những lựa chọn đa dạng trong việc chữa trị viêm lộ tuyến cổ tử cung, nhấn mạnh sự kết hợp giữa mẹo dân gian, Tây y, Nam dược, và Đông y. Quan trọng nhất là lưu ý đến sự thăm khám và tư vấn của bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp và an toàn nhất.


Viêm lộ tuyến cổ tử cung đòi hỏi chế độ dinh dưỡng đặc biệt để hỗ trợ điều trị và ngăn chặn biến chứng. Dưới đây là một số nguyên tắc chính:

Thực Phẩm Có Lợi:

  1. Vitamin C: Có trong ổi, bưởi, cam, quả mọng, cà chua, giúp tăng cường khả năng miễn dịch và giảm viêm nhiễm.
  2. Prebiotic: Từ hành, tỏi, măng tây, chuối, yến mạch, giúp giảm viêm và cải thiện sức khỏe đường ruột.
  3. Omega 3: Cá hồi, quả mọng, dầu oliu, nấm, chống viêm và bảo vệ tim mạch.
  4. Carotenoids (Vitamin A): Trong rau màu xanh đậm, cà rốt, bí ngô, ớt chuông, giúp phục hồi tế bào tổn thương và ngăn chặn nguy cơ ung thư.
  5. Folate (Vitamin B): Từ ngũ cốc, bông cải xanh, dâu tây, bơ, rau bina, chuối, hỗ trợ đề kháng và giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung.

Thực Phẩm Cần Hạn Chế:

  1. Đồ Ăn Ngọt và Dầu Mỡ: Gây ẩm ướt và tăng viêm nhiễm.
  2. Đồ Cay Nóng: Tăng tích tụ độc tố và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.
  3. Chất Kích Thích: Bia, rượu, cà phê, làm suy giảm miễn dịch và tăng tổn thương.

Chăm sóc dinh dưỡng đúng cách, cùng với sự hỗ trợ từ bác sĩ, giúp bệnh nhân viêm lộ tuyến cổ tử cung hồi phục nhanh chóng và giảm nguy cơ biến chứng.


Trên đây là gợi ý về top 9 thuốc chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung thường được bác sĩ chỉ định. Mặc dù cho hiệu quả tốt, nhưng thuốc tiềm ẩn nguy cơ gặp tác dụng phụ cao. Vì thế, bệnh nhân cần thăm khám và chỉ dùng thuốc khi được bác sĩ kê đơn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0989 913 935

Tin mới

Phụ Nữ Bị Bệnh U Xơ Tử Cung Có Uống Được Tảo Xoắn Không? 

Phụ Nữ Bị Bệnh U Xơ Tử Cung Có Uống Được Tảo Xoắn Không? 

U xơ tử cung là một trong những bệnh lý phổ biến ở phụ nữ,...
Viện Y Dược thăm khám, xét nghiệm mỡ máu miễn phí tại Hậu Giang

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Thăm Khám, Xét Nghiệm Mỡ Máu MIỄN PHÍ Tại Hậu Giang

Ngày 28/8/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc đã phối hợp cùng Trung tâm...
Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Sức Khỏe Cho Người Dân Phường Xuân Đỉnh

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Sức Khỏe Cho Người Dân Phường Xuân Đỉnh

Vào ngày 28/8 vừa qua, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã tổ chức...