Ở Người Suy Thận Phải Lọc Máu Khi Nào? Giải Đáp
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Ở người suy thận phải lọc máu khi nào? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay. Theo các chuyên gia, tình trạng suy thận nặng như độ 4, độ 5 cần bắt buộc phải lọc máu để duy trì sự sống. Phương pháp này giúp thay thế chức năng của thận bị tổn thương, kéo dài tiên lượng sống cho người bệnh.
Ở người suy thận phải lọc máu khi nào?
Suy thận là bệnh lý nguy hiểm, có khả năng phát sinh biến chứng nếu không được điều trị sớm. Các tổn thương hình thành khiến hoạt động đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể của thận bị suy yếu. Về lâu dài, độc tố bị tích tụ lại bên trong thận gây ra nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe và sinh hoạt đời sống.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Trong đó có thể kể đến các yếu tố nguy cơ chính là do thói quen sinh hoạt không lành mạnh, ăn uống kém khoa học, lạm dụng thuốc Tây y bừa bãi,… Ngoài ra, suy thận còn có khả năng là hệ lụy của các bệnh lý nội khoa khác như cao huyết áp, đái tháo đường, sỏi tiết niệu,…
Bệnh được phân chia thành các cấp độ từ suy thận giai đoạn đầu đến tiến triển nặng. Bên cạnh đó, chuyên gia còn phân bệnh theo hai dạng chính là cấp và mãn tính. Dựa vào mức độ tổn thương và nguyên nhân gây bệnh ở mỗi người, qua thăm khám bác sĩ sẽ chỉ định phương án can thiệp phù hợp.
Ngoài các thắc mắc về mức độ nguy hiểm của bệnh suy thận, hiện nay không ít người đặt ra nghi vấn: “Ở người suy thận nên lọc máu khi nào?“. Theo đó, như các bạn đã biết, phương pháp lọc máu là một trong những biện pháp can thiệp ngoại khoa cuối cùng được thực hiện nhằm thay thế chức năng thận, giúp người bệnh kéo dài tiên lượng sống.
Chính vì thế, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp này cho đối tượng suy thận mạn, bệnh thận đã chuyển sang giai đoạn nặng, mức độ 5, với khả năng phát sinh biến chứng cao. Chức năng lọc máu của thận ở người bệnh lúc này đã bị suy giảm nghiêm trọng, chỉ còn duy trì khoảng 10% so với trạng thái bình thường.
Nếu không hỗ trợ giúp người bệnh lọc máu có thể dẫn đến tử vong. Do đó, để kéo dài sự sống cho bệnh nhân, các phương pháp can thiệp ngoại khoa chuyên sâu như lọc máu, chạy thận, ghép thận sẽ được chỉ định. Trong đó, phổ biến nhất là phương pháp lọc máu, giúp người bệnh thận ở giai đoạn cuối hoặc người suy thận mãn tính tiếp tục kéo dài tiên lượng sống tốt nhất có thể.
Phương pháp lọc máu cho người suy thận
Phương pháp lọc máu được chỉ định cho đối tượng suy thận nghiêm trọng. Một số đối tượng suy thận cấp có thể được chỉ định thực hiện giải pháp này trong trường hợp bác sĩ nhận thấy các nguy cơ gây hại sức khỏe. Tùy vào thể trạng, mức độ tổn thương thận ở mỗi người mà bác sĩ sẽ linh hoạt lựa chọn các phương pháp điều trị khác nhau.
Trong đó, tình trạng suy thận cấp thường xảy ra một cách đột ngột, làm suy giảm hoặc mất hoàn toàn chức năng đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể của thận. Chính vì vậy, lúc này người bệnh được chỉ định can thiệp lọc máu cấp cứu để không gây nguy hại đến tính mạng. Vậy, điều kiện lọc máu ở người suy thận cấp như thế nào? Một số thông tin cơ bản như:
- Lọc máu cho người bệnh suy thận không đáp ứng điều trị với furosemid.
- Người bệnh suy thận cấp đi tiểu với lượng thấp hơn 200ml/ngày.
- Theo dõi chỉ số ure trong máu cao hơn 30 mmol/l, đồng thời chỉ số kali cũng lớn hơn 6 mmol/l. Chỉ số Na+ trong máu đo được mức cao hơn 160 mmol/l hoặc thấp hơn 115 mEq/l.
- Người bệnh suy thận cấp tăng gánh thể tích, tăng ALTMTT, biến chứng OQP.
- Phổi phù do thừa dịch.
Trường hợp người bị suy thận mãn tính là tình trạng bệnh bắt đầu bước vào giai đoạn cuối. Lúc này chức năng thận bị suy giảm nghiêm trọng, thậm chí có nguy cơ ngừng hoạt động hoàn toàn. Bác sĩ bắt buộc phải chỉ định lọc máu cho người bệnh để giúp duy trì chức năng thận, kéo dài sự sống tốt nhất có thể cho người bệnh. Điều kiện chỉ định lọc máu cho người bị suy thận mãn tính cũng tương tự như trường hợp cấp tính. Cụ thể:
- Chỉ số ure máu cao hơn 35 mmol/l, chỉ số kali vượt mức 6.5 mmol/l.
- Phổi phù, xuất hiện tình trạng rối loạn điện giải, tan máu mức độ nặng.
- Khả năng lọc thận của người bệnh giảm thấp, chỉ đạt khoảng 15 – 60 ml/phút.
Tùy vào tình trạng của từng người, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp lọc máu phù hợp. Theo đó, hiện nay có 3 phương pháp chính được thực hiện như chạy thận nhân tạo liên tục và không liên tục, lọc máu qua màng bụng. Cơ bản như sau:
Phương pháp chạy thận không liên tục
Phương pháp chạy thận không liên tục là phương pháp được áp dụng điều trị trong trường hợp suy thận nặng. Máu của người bệnh lúc này sẽ được đưa ra ngoài thông qua một ống dẫn nối từ tĩnh mạch nút (VA) – đường nối động. Máu tiếp tục được lưu chuyển thông qua một máy lọc sau đó truyền trở lại vào trong cơ thể qua ống dẫn và nút VA như ban đầu.
Máy lọc máu hoạt động tương tự như một quả thân nhân tạo. Tuy nhiên để thực hiện phương pháp này, người bệnh phải trải qua phẫu thuật để mở mạch máu ở động mạch cánh tay hoặc động mạch cổ, bẹn,… để giúp mạch máu nở rộng thuận lợi cho việc chèn ống thông vào bên trong.
Thông thường, phương pháp chạy thận nhân tạo sẽ được thực hiện mỗi tuần 3 lần. Mỗi lần lọc máu chạy thận nhân tạo mất từ 3 – 4 tiếng đồng hồ tùy thuộc vào tình trạng của từng người bệnh. Chẳng hạn như chức năng còn lại của thận, lượng máu, độc tố có trong cơ thể qua mỗi lần lọc máu của người bệnh.
Phương pháp lọc máu qua màng bụng
Lọc máu qua màng bụng là phương pháp hoạt động dựa trên cơ chế khuếch tán máu. So với biện pháp chạy thận nhân tạo thì cách lọc máu này ít gây khó chịu cho người bệnh hơn, đặc biệt có thể thực hiện tại nhà không cần đến bệnh viện mỗi tuần.
Không những thế, đây cũng là giải pháp tốt cho người không đủ sức khỏe để tham gia lọc máu bằng thận nhân tạo. Trong đó có thể kể đến như các cụ già, trẻ sơ sinh, trẻ em… Tuy nhiên trước khi tiến hành, người bệnh cũng sẽ phải trải qua cuộc tiểu phẩu để đặt một ống thông vào bên trong bụng.
Tiếp đến, bác sĩ sẽ truyền dung dịch lọc máu vô trùng vào khoang phúc mạc có màng bán thấm, màng phúc mạc bụng. Dung dịch này có chứa khoáng chất và glucose vừa đủ cho 1 lần lọc máu, đưa vào màng bụng thông qua ống dẫn đã được đặt trước đó qua tiểu phẫu.
Sau đó, dựa vào khả năng lọc tự nhiên, màng phúc mạc sẽ giữ lại chất lọc trong khoảng thời gian nhất định để thực hiện hấp thụ độc tố và chất thải. Tiếp đến, các chất thải sẽ được ra ra bên ngoài thông qua một ống dẫn lưu. Trong ngày, quá trình lọc thải độc tố sẽ diễn ra liên tục, lặp lại nhiều lần, có thể duy trì qua đêm nhờ vào hệ thống lọc tự động.
Mặc dù mang lại cảm giác dễ chịu hơn cho người bệnh, tuy nhiên lọc máu qua màng bụng cũng còn các hạn chế nhất định. So với biện pháp chạy thận nhân tạo hoặc các phương pháp điều trị khác, lọc máu màng bụng có hiệu quả không cao. Bởi phải mất thời gian khá dài để có thể loại bỏ được lượng chất thải cũng như các chất dư thừa khác.
Phương pháp thay thế thận nhân tạo liên tục
Phương pháp thay thế thận nhân tạo liên tục trong thời gian dài, được thiết kế để hoạt động trong khoảng 24 giờ đồng hồ. Nhờ vào khả năng lọc máu gián đoạn, các chất hòa tan, chất lỏng được loại bỏ một cách chậm rãi, giúp người bệnh phòng tránh được các biến chứng không mong muốn.
Lưu ý khi áp dụng lọc máu cho người suy thận
Phương pháp lọc máu được tiến hành cho người suy thận nặng, chức năng thận giảm thấp. Trong quá trình điều trị bằng phương pháp này, người bệnh cần lưu ý theo dõi lượng đường huyết trong cơ thể, đồng thời đảm bảo ổn định huyết áp để phòng tránh các rủi ro nguy hại sức khỏe. Bên cạnh đó, người bệnh cần lưu ý thêm các vấn đề như sau:
- Thường xuyên kiểm tra tình trạng sức khỏe, nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường nên thông báo với người thân, bác sĩ để được hỗ trợ điều trị kịp thời.
- Duy trì cân nặng hợp lý, đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất. Bổ sung cho cơ thể nhiều rau xanh, trái cây tươi để cung cấp vitamin, khoáng chất thiết yếu tăng cường sức đề kháng. Trong giai đoạn điều trị tốt nhất nên hạn chế ăn muối và các loại đồ ăn nhanh, nạp lượng nước cần thiết theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định, không tự ý bỏ thuốc, thay đổi liều dùng. Bởi, việc dùng thuốc bừa bãi có thể làm bệnh chuyển biến nặng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Nguy hiểm hơn có thể kéo theo các biến chứng khó lường khác.
- Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, hạn chế căng thẳng, stress. Nghỉ ngơi và làm việc khoa học, tránh thức khuya và làm việc nặng ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Vận động cơ thể, tập thể dục phù hợp với thể trạng để giúp máu huyết lưu thông, cải thiện sức đề kháng, hỗ trợ thúc đẩy quá trình điều trị bệnh diễn ra hiệu quả hơn.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp câu hỏi: “Ở người suy thận phải lọc máu khi nào?”. Như đã đề cập bên trên, lọc máu có thể được chỉ định cho tình trạng cấp tính nguy cơ biến chứng cao hoặc người bị suy thận mức độ nặng. Tùy vào tình trạng của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp can thiệp phù hợp. Người bệnh nên chủ động thăm khám và điều trị sớm khi nhận thấy các triệu chứng bất thường để phòng tránh các biến chứng gây hại sức khỏe.
Xem Thêm:
- Bệnh Suy Thận Có Kiêng Quan Hệ Không? Giải Đáp Chi Tiết
- Người Suy Thận Nên Ăn Rau Gì Tốt, Cải Thiện Sức Khỏe Thận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!