Người Suy Thận Nên Ăn Rau Gì Tốt, Cải Thiện Sức Khỏe Thận
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
“Người suy thận nên ăn rau gì tốt, cải thiện sức khỏe thận” là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, không phải tất cả loại rau đều tốt cho thận. Việc tiêu thụ một số thực phẩm không phù hợp có thể khiến tình trạng bệnh lý diễn tiến nặng nề, ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.
Người suy thận nên ăn rau gì để cải thiện sức khỏe thận?
Suy thận đặc trưng bởi tình trạng chức năng thận suy giảm, tổn thương ở dạng cấp và mãn tính. Thận có chức năng lọc máu, đào thải các độc tố và thanh lọc cơ thể. Khi cơ quan này bị tổn thương, suy giảm dẫn đến lượng độc tố không được đào thải, lâu dần tích tụ trong ống thận, ảnh hưởng đến hệ bài tiết và sức khoẻ tổng thể.
Suy thận được phân chia thành nhiều cấp độ và khởi phát bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là mắc các bệnh nền (đái tháo đường, cao huyết áp, viêm cầu thận, sỏi thận,…), lối sống không khoa học, quan hệ tình dục quá độ, lạm dụng thuốc Tây trong thời gian dài. Bệnh nếu không được kiểm soát kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Song song với các biện pháp y tế, người bệnh suy thận được khuyến khích xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, hạn chế gây áp lực lên thận và hỗ trợ quá trình điều trị đạt kết quả tốt nhất. Theo đó, nhóm các loại rau xanh được xem là thực phẩm mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe nói chung và người mắc bệnh thận nói riêng. Rau xanh chứa nhiều vitamin, chất xơ, khoáng chất, chất chống oxy hoá có thể hỗ trợ thanh lọc, giải độc, làm chậm quá trình lão hoá và phục hồi các mô thận bị tổn thương.
Dưới đây là một số loại rau thường được khuyến khích bổ sung vào chế độ ăn của người bị suy thận:
1. Súp lơ tốt cho người bị suy thận
Súp lơ là một trong những thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ và được khuyến khích bổ sung vào chế độ dinh dưỡng thường xuyên. Súp lơ thuộc họ cải, chứa hàm lượng chất xơ dồi dào cũng các dưỡng chất như folate, vitamin C, vitamin K, vitamin B tốt cho sức khỏe nói chung và người bị suy thận nói riêng. Hơn nữa, trong súp lơ còn chứa lượng lớn hợp chất indoles – nguồn chất xơ dồi dào có tác dụng chống viêm và làm giảm một số triệu chứng do bệnh lý gây ra.
Với những trường hợp mắc bệnh suy thận cấp thực thể, bổ sung thực phẩm này vào thực đơn thường xuyên còn giúp hạn chế quá trình hoại tử ống dẫn tại thận đáng kể. Trong các nghiên cứu nhận thấy, trung bình 124 gam súp lơ nấu chín sẽ chứa 176 mg kali, 19 mg natri và 40 gam phot pho. Những thành phần này chứa hàm lượng nhỏ nên không gây tăng áp lực lên thận.
2. Người suy thận nên ăn rau gì? Bắp cải
Bác sĩ chuyên khoa thường khuyến khích người bệnh suy thận bổ sung bắp cải vào chế độ ăn thường xuyên để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh, đồng thời cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Trong các nghiên cứu khoa học nhận thấy, bắp cải chứa nhiều hoạt chất, vitamin (C, K, B6,…, chất xơ. Việc tiêu thụ thực phẩm này thường xuyên hỗ trợ tiêu từ các gốc tự do, làm giảm áp lực lên thận và hỗ trợ phục hồi chức năng thận ở người bị suy thận giai đoạn đầu.
Theo đánh giá của các chuyên gia dinh dưỡng, bắp cải cũng là một trong những thực phẩm phù hợp cho chế độ ăn kiêng ở người bị suy thận đang điều trị lọc máu. Người bệnh có thể dùng thực phẩm này chế biến thành các món ăn bổ dưỡng như hầm súp, salad, xào, luộc,… Người bệnh có thể tiêu thụ thực phẩm này từ 2 – 3 lần/ tuần để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.
3. Ớt chuông – Thực phẩm tốt cho người bị suy thận
Ớt chuông được biết đến là một trong những thực phẩm chứa hàm lượng kali ở mức thấp. Do đó, thực phẩm này thường được dùng cho người đang thực hiện chế độ ăn kiêng do suy thận. Ngoài ra, trong ớt chuông chứa hàm lượng chất xơ, axit folic, lycopene, vitamin A, vitamin C, vitamin B6 dồi dào. Các thành phần hoạt chất này giúp tăng cường sức đề kháng, làm giảm nhẹ các triệu chứng do bệnh lý gây ra. Đặc biệt, lycopene trong ớt chuông còn mang lại hiệu quả trong việc ngăn ngừa ung thư.
Ớt chuông thường được chế biến thành các món ăn bổ dưỡng như ăn ớt chuông sống, trộn salad, ớt chuông xào thịt bò, ớt chuông bỏ lò,… Người bị suy thận có thể đa dạng các món ăn từ thực phẩm này trong các bữa ăn hàng ngày để cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, đồng thời hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh lý.
4. Người suy thận nên ăn rau gì? Ngồng tỏi tươi
Ngồng tỏi tươi được đến biết đến là một trong những thực phẩm mang lại nhiều lợi ích với người bị suy thận và sức khoẻ tổng thể. Cụ thể, trong thực phẩm này có chứa các hoạt chất có tác dụng chống viêm, chống oxy hoá, điển hình là allicin. Người bệnh tiêu thụ ngồng tỏi tươi thường xuyên có thể cải thiện một số triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, suy nhược,… Ngoài ra, loại rau này còn giúp cơ thể hấp thu lượng cholesterol tốt hơn, nhờ đó ngăn ngừa các bệnh tim mạch, mỡ máu.
Để đảm bảo các chất dinh dưỡng, bạn nên dùng ngồng tỏi tươi ngay sau khi thu hoạch. Theo khuyến cáo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 50 gam ngồng tỏi tươi để đảm bảo sức khoẻ và hỗ trợ tốt quá trình điều trị suy thận.
5. Cải lông tốt cho người bị suy thận
Thông thường, các loại rau có màu xanh đậm chứa hàm lượng kali cao tác động xấu đến người mắc bệnh suy thận. Tuy nhiên, cải lông được khuyến khích bổ sung vào thực đơn của người bệnh. Nguyên nhân là trong thực phẩm này có chứa hàm lượng kali thấp, phot pho, natri rất thấp nhưng các dưỡng chất khác dồi dào, tác động tích cực đến diễn tiến của bệnh lý.
Hơn nữa, trong cải lông còn chứa một số thành phần hoạt chất tốt cho sức khoẻ tổng thể và xương khớp như mangan, canxi, vitamin K,… Ngoài ra, thành phần nitrat có trong thực phẩm này còn mang lại hiệu quả trong việc ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, cao huyết áp.
Bị suy thận nên kiêng ăn rau gì?
Như đã đề cập, không phải tất cả loại rau đều tốt cho người mắc bệnh suy thận. Theo đó, người bệnh nên hạn chế tiêu thụ nhóm thực phẩm chứa hàm lượng axit oxalic, kali, natri cao. Do đó, bên cạnh các loại rau được khuyến khích bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày, người bệnh cần kiêng một số loại rau sau:
1. Rau mồng tơi không tốt cho người bệnh suy thận
Trong rau mồng tơi có chứa hàm lượng axit oxalic cao – đây là loại axit có thể làm rối loạn khả năng hấp thu kẽm và canxi trong cơ thể. Tình trạng này có thể dẫn đến rối loạn lọc tại sỏi thận, cầu thận. Việc tiêu thụ rau mồng tơi có thể khiến các triệu chứng suy thận trở nên nghiêm trọng hơn, tăng áp lực lên thận và bắt buộc cơ quan này tăng công suất hoạt động.
Bên cạnh đó, trong loại rau này có chứa lượng lớn purin. Đây là một hợp chất có khả năng chuyển hoá thành axit uric khi đi vào cơ thể. Hiện tượng tăng nồng độ axit uric trong máu có thể làm tăng nguy cơ phát sinh biến chứng sỏi thận.
2. Suy thận nên kiêng rau gì? Rau chân vịt
Rau chân vịt cùng họ với cải lông chứa các vitamin K, A và các thành phần tốt cho sức khỏe, đồng thời ngăn ngừa ung thư. Tuy nhiên, loại rau này không được khuyến khích trong thực đơn của người bị suy thận và mắc các vấn đề về thận.
Nguyên nhân là trong rau chân vịt có chứa lượng lớn các hoạt chất gây ảnh hưởng đến chức năng bài tiết như axit oxalic, purin, natri, kali. Việc tiêu thụ loại rau này có thể khiến chức năng thận suy giảm nặng nề, từ đó tác động xấu đến bệnh nhân đang sử dụng thuốc điều trị bệnh lý.
3. Rau cải xoăn không tốt cho người suy thận
Rau cải xoăn là một trong những loại rau bổ dưỡng và xuất hiện trong các bữa ăn. Tuy nhiên, với những trường hợp bị suy giảm chức năng thận, việc tiêu thụ loại rau này có thể khiến tình trạng bệnh lý diễn tiến nặng nề và trở nên nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân là trong rau cải xoăn chứa lượng axit oxalic cao có thể làm tăng áp lực lên thận và khiến cơ quan này suy giảm nặng nề.
4. Kiêng ăn rau cần tây
Cần tây là một trong những thực phẩm lành mạnh, mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ tổng thể. Tuy nhiên, trong một số nghiên cứu mới nhất nhận thấy trong loại rau này có chứa lượng lớn chất bảo vệ thực vật tác động xấu đến chức năng thanh lọc ở thận cũng như quá trình điều trị bệnh suy thận.
Các chất này sau khi được cơ thể hấp thụ có thể gây ra tình trạng rối loạn hormone, từ đó phát sinh các bệnh lý về tuyến giáp và khiến thận dần mất đi chức năng điều hoà cơ thể. Do đó, việc thường xuyên ăn rau cần tây sẽ khiến các triệu chứng bệnh suy thận trở nên nghiêm trọng hơn.
Thực đơn dành cho người bị suy thận
Bên cạnh các loại rau nên ăn và không nên ăn, người suy thận cần kết hợp xây dựng dựng thực đơn phù hợp với tình trạng bệnh lý. Theo đó, cần cung cấp đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như đạm, chất xơ, canxi,… để cung cấp năng lượng cho cơ thể, đồng thời hỗ trợ quá trình điều trị đạt kết quả tốt nhất.
Hướng dẫn cách xây dựng thực đơn phù hợp với người bị suy thận:
- Nên ăn nhạt: Người bệnh cần hạn chế các gia vị như bột nêm, muối, đường, mì chính trong các món ăn để làm giảm áp lực lên thận.
- Hạn chế chất lỏng: Căn cứ vào chỉ số nước tiểu thải ra hàng ngày, cùng với lượng nước thất thoát qua mồ hôi, hơi thở, người bệnh có thể bổ sung lượng nước tương ứng với cơ thể.
- Năng lượng: Đối với người lớn cần cung cấp khoảng 30 – 35 kcal/ kg/ ngày và trẻ em khoảng 70 – 80 kcal/ kg/ ngày
- Protein (đạm): Với người bị suy thận, chỉ nên tiêu thụ khoảng 0,6 – 0,8g/ kg / ngày (với người nồng độ ure máu tăng). Nguồn đạm thực vật có trong lúa mì, đậu đỗ, gạo,… nên hạn chế ăn. Thay vào đó, người bệnh nên ưu tiên loại protein có giá trị sinh học cao để hạn chế nồng độ ure trong máu tăng. Ở người không bị tăng ure máu có thể ăn 1g/ kg / ngày
- Các khoáng chất và vitamin: Người bệnh nên ăn đủ theo nhu cầu nhưng tránh để nồng độ kali trong máu tăng. Đối với trường hợp sử dụng thuốc lợi tiểu, cần chú ý hiện tượng hạ kali máu khi nồng độ kali dưới 200mg/ ngày
Lưu ý: Nếu suy thận ở trẻ em, nồng độ ure trong máu không tăng cao thì ngoài ăn và hạn chế nước. Cần cho trẻ ăn uống theo chế độ dinh dưỡng bình thường để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Người suy thận nên ăn rau gì tốt, cải thiện sức khỏe thận”. Hy vọng thông tin trên sẽ giúp người bệnh dễ dàng hơn trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng bệnh lý. Để đảm bảo kết quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, xây dựng thực đơn trong suốt quá trình chữa trị.
Xem Thêm:
- 10 Loại Hoa Quả Tốt Cho Người Suy Thận Hỗ Trợ Điều Trị Hiệu Quả
- Đang Mắc Bệnh Suy Thận Có Ăn Được Sữa Chua Không?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!