Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Bách bộ là tên gọi của một loại dược liệu mọc hoang, tìm thấy nhiều ở những vùng núi phía Bắc nước ta. Bộ phận được sử dụng làm thuốc là phần củ của cây. Từ xưa người ta đã thu hoạch và bào chế củ bách bộ để làm thuốc chữa bệnh nhờ công dụng kháng khuẩn, kháng vi trùng, ký sinh trùng,…
Thông tin về bách bộ
Cây bách bộ hay còn được gọi là cây đẹt ác, bà phụ thảo, dây ba mươi. Người dân tộc còn hay gọi là cây chầu chàng, robat tơhai, hiungui, sam sip lạc. Cây dược liệu được dùng làm thuốc chữa bệnh. Theo Bản thảo cương mục bách bộ còn được gọi là bách nãi, dã thiên môn đông.
Bách bộ có tên khoa học là Stemona Tuberosa Lour, thuộc họ Stemonaceae (bách bộ). Trong Đông y, có nhiều bài thuốc chữa bệnh từ bách bộ, tuy nhiên theo các tài liệu ghi chép với các tên gọi khác nhau khiến nhiều người nhầm tưởng chúng là các dược liệu khác nhau. Tuy nhiên thực tế chúng là cùng một loại thảo dược.
Đặc điểm hình thái
Cây bách bộ là cây thân leo, dây nhỏ, sống lâu năm. Thân cây khá mảnh, bề mặt thân nhẵn. Chiều dài cây từ 6m – 8m, gốc mọc nhiều rễ củ, một chùm rễ có từ 10 – 30 củ. Một số cây trưởng thành sai củ có thể lên đến 100 củ trong một chùm rễ. Mỗi củ dài từ 15cm – 20cm, rộng từ 1,5cm – 2cm.
Lá của dược liệu có hình dạng gần giống như củ nâu, thường mọc so le, phiến lá có hình trái tim hoặc thuôn dài. Trên lá có gân chính mọc từ cuống đến ngọn theo hình cánh cung. Ngoài ra, lá còn có 10 – 12 gân ngang nhỏ, chúng mọc song song với đường gân chính.
Cây bách bộ ra hoa có mùi không thơm, thời gian ra hoa thường vào mùa hè. Hoa mọc ra từ các kẽ lá, gồm 1 – 2 bông to, độ dài cuống trung bình từ 2 cm – 4 cm. Màu sắc vàng lục, mặt trong hoa có màu đỏ tía, bên trong hoa có 4 nhị dài, và các chỉ nhị ngắn.
Phân bố
Dược liệu mọc hoang ở nhiều nơi, nhất là những khu vực đồi núi phía Bắc nước ta. Có thể tìm thấy bách bộ ở các tỉnh như Hà Giang, Hòa Bình, Bắc Cạn, Thái Nguyên,… Do hình dạng dược liệu dễ bị nhầm lẫn với một số loại sâm như sâm ngọc linh, đảng sâm,… nên khi thu hái cần phân biệt các loại dược liệu này.
Phân loại
Cây bách bộ lá đối là dạng được được cập kể trên, thường mọc hoang ở nhiều nơi và được dùng làm thuốc chữa bệnh. Ngoài ra, cây còn có nhiều loại khác, chẳng hạn như:
- Bách bộ đá
Loại này còn được gọi là bách bộ không quấn, cây thân thảo có chiều dài chỉ khoảng 20cm – 25cm, thân cây có nhánh hoặc không phân nhánh. Lá của cây thường biến thể thành vảy, mỗi vảy dài từ 5mm- 7mm, hình trứng, hình tim hoặc trông giống như ngọn mác. Loại này có hoa nở sớm, thường ra hoa vào tháng tư. Cây mọc nhiều ở các hốc đá có mùn.
- Bách bộ hoa nhỏ
Tìm thấy nhiều ở đảo Hải Nam của Trung Quốc. Loại này thường mọc thành vòng, có nhiều đốt mắt, từ các đốt mọc ra khoảng 34 lá hình dạng kim phình bụng. Hoa của loại này khá nhỏ nên người ta đã dựa vào đặt điểm này để đặt tên là bách bộ hoa nhỏ.
- Bách bộ Stemona Japonica (B1) Miq
Cây được tìm thấy nhiều ở Nhật Bản và Trung quốc. Thân cây nhẵn, củ nhiều thịt mọc thành chùm chi chít. Thân cây dài tầm dưới 3m, thường mọc leo bò trên các loại cây khác. Lá cây mọc thành vòng, không mọc đối xứng, hình dạng hơi nhọn và lượn sóng, trên lá có từ 5 – 9 gân.
Cây ra hoa trên các cuống dài mọc ra từ kẽ của cuống lá, và chỉ có duy nhất một hoa ở mỗi cuống. Màu sắc đặc trưng của hoa là xanh nhạt, hoa có 4 cánh xẻ thành hai. Hoa đực có màu tím, hình dạng như mũi tên, thường ngắn hơn hoa cái. Bao phấn cong như sợi dây, hình trứng không vòi. Loại này có quả nhẵn bóng không có lông, bên trong chứa nhiều hạt màu tím sẫm.
- Bách bộ lá hẹp
Loại này cũng là dạng thân thảo, sống lâu năm, chiều cao trung bình từ 30cm – 60cm. Cây ra củ dày thịt, mọc thành chùm. Lá cây cũng mọc thành chùm, mỗi chùm từ 3 – 5 lá, ngoài ra chúng còn mọc đối xứng trên thân cây. Cây ra hoa có màu trắng ở bên trong, bên ngoài nhìn hoa có màu đỏ, hồng. Mỗi hoa thường có 4 nhụy đực và 1 nhụy cái, ra quả có hạt nhiều, màu đen nâu.
- Bách bộ thân đứng
Cây thân gỗ, chiều cao trung bình từ 60cm – 65cm. Củ mọc thành chùm tương tự như những loại kể trên, tuy nhiên phần lá thường mọc ra ở mắt cây, mỗi mắt sẽ có khoảng 3 – 5 lá. Hoa của bách bộ thân đứng có màu xanh nhạt pha tím, hoa có 4 cánh.
Bộ phận dùng
Sử dụng rễ của lâu năm của cây làm thuốc.
Thu hái và bào chế
Như đã đề cập, người ta thường thu hái rễ củ của dược liệu để làm thuốc. Củ càng lâu năm càng nhiều thịt và chứa hàm lượng dưỡng chất dồi dào, phong phú dược tính tốt cho sức khỏe. Thời gian thu hoạch thường rơi vào cuối thu, đầu đông.
Ngoài ra, một số nơi còn thu hoạch dược liệu vào mùa xuân, giai đoạn cây chưa đâm chồi mới. Trước khi thu hái củ, thường phần dây của thân cây sẽ được cắt bỏ toàn bộ. Thu hái về, củ được rửa sạch phơi khô. Bách bộ có thể dùng khô hoặc bào chế thành các dạng khác, trong đó ngâm rượu là phổ biến nhất.
Thành phần hóa học
Trong củ dược liệu chứa nhiều alkaloid có thể kể đến các loại như stemonin, hypotuberostemonin, stenin, stemotinin, iso tuberostemonin,… Ngoài ra, còn có hoạt chất tuberostemonin L-G, cùng nhiều chất khác như glucid, protid, lipid, axit hữu cơ (axit malic, axit oxalic, axit succinic, axit axetic,…)
Tác dụng của bách bộ
Bách bộ được dùng làm thuốc chữa trị nhiều bệnh lý, vậy tác dụng chính của cây là gì? Dưới đây là các lợi ích cơ bản của dược liệu đối với sức khỏe, bạn đọc có thể tham khảo:
Tác dụng diệt khuẩn
Cây ba mươi có tác dụng trong việc ngăn ngừa và tiêu diệt một số loại vi khuẩn gây hại cho cơ thể. Chẳng hạn vi khuẩn Streptococcus Pneumoniae, Neisseria Meningitidis, Staphylococcus Aureus,,… Bên cạnh đó, dược liệu còn hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn trong ruột già, khuẩn kỵ và thương hàn.
Tác dụng diệt côn trùng, các loại giun, ký sinh trùng
Dược liệu được ghi chép có khả năng loại bỏ giun sán và tiêu diệt một số loại côn trùng. Theo đó, chúng sẽ bị tê liệt khi bị ngâm trung dung dịch từ cây ba mươi. Ngoài ra qua một số thí nghiệm cũng cho thấy, rệp khi ngâm dung dịch từ dược liệu sẽ chết đi, ếch thì bị tê liệt sau khi tiêm dung dịch.
Bên cạnh đó, nhiều loại ký sinh trùng sau khi ngâm trong dung dịch cũng bị tiêu diệt như muỗi, rận, bọ chét, chấy,… Do dược liệu có vị đắng, chứa các thành phần làm tê liệt thần kinh, sau một thời gian chúng sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn.
Tác dụng chữa ho, bệnh hô hấp
Nhiều nghiên cứu và thí nghiệm trên động vật cho kết quả dược liệu có khả năng điều trị một số vấn đề về hô hấp. Chẳng hạn như:
- Điều trị tình trạng khó thở, khạc đờm, ho kéo dài do bệnh phổi nhờ vào dược chất có trong cây bách bộ giúp làm giãn cơ trơn phế quản, giảm chất gây viêm, giúp nhịp thở trở lại bình thường.
- Chữa bệnh viêm phổi do ảnh hưởng bởi thói quen hút thuốc lá. Các chất trong dược liệu giúp loại bỏ độc tố từ thuốc lá ra khỏi cơ thể, từ đó tình trạng ho kéo dài được cải thiện, ngăn ngừa nguy cơ viêm phổi tái phát.
- Nước sắc từ cây dược liệu có tác dụng cải thiện nhiều bệnh lý về hô hấp. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể kết hợp thêm các dược liệu khác để tăng cường hiệu quả. Đặc biệt dược liệu còn mang lại tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh lao hạch.
- Các chất có trong cây ba mươi tiết ra trong nước thuốc giúp loại bỏ hiện tượng viêm nhiễm, ngay cả với các dạng bệnh lý truyền nhiễm, giúp chấm dứt các cơn ho khó chịu.
Trên đây là những tác dụng chính mà dược liệu mang lại cho sức khỏe con người. Tuy nhiên người dùng phải thận trọng, sử dụng đúng cách, phù hợp với tình trạng bệnh lý. Bởi, trong dược liệu chứa lượng độc tính nhất định, đồng thời tác động dược tính khá mạnh đến trung khu hô hấp. Đặc biệt tránh lạm dụng quá liều.
Tính vị và Quy kinh
Bách bộ có vị đắng, tính hơi ôn.
Quy vào kinh Phế.
Cách sử dụng bách bộ
Dược liệu sau khi thu hái về được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau. Người dùng có thể sử dụng củ tươi hoặc sấy khô, ngâm rượu, nấu cao để bảo quản sử dụng dần. Dựa vào tình trạng bệnh lý của người bệnh, thầy thuốc sẽ hướng dẫn liều dùng tương ứng. Dưới đây là cách dùng phổ biến:
Sử dụng dược liệu tươi
Sau khi thu hoạch, rửa sạch dược liệu rồi ủ mềm rút phần chỉ giữa. Thái dược liệu thành nhiều lát mỏng, có thể dùng sống hoặc phơi khô. Ngoài ra bạn cũng có thể tẩm mật ong nguyên chất để qua đêm, sau đó tiếp tục sao vàng lên và sử dụng.
Sấy khô dược liệu
Củ cây ba mươi hái về rửa sạch, cắt bỏ hai đầu rồi mang đi đồ chín hoặc chần qua nước sôi. Các củ to bổ làm đôi rồi mang ra nắng phơi khô hoặc tẩm rượu cho vào lò sấy khô.
Ngâm rượu bách bộ
Ngâm rượu bách bộ được nhiều người sử dụng. Rượu ngâm từ dược liệu có công dụng chữa bệnh viêm phế quản mãn tính, bệnh ho lâu ngày, lao phổi hoặc tình trạng mề đay, nổi mẫn ngoài da, nhiễm giun nặng. Cách ngâm rượu bách bộ thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 500g củ bách bộ tươi, làm sạch rồi bổ đôi, phơi khô.
- Sau đó cho dược liệu vào bình thủy tinh, đổ 3 lít rượu trắng 40 độ vào.
- Ngâm rượu trong khoảng 1 – 2 tuần có thể lấy ra dùng.
- Mỗi ngày uống khoảng 30ml nước rượu thuốc giúp giảm các triệu chứng khó chịu.
Nấu cao dược liệu
Nấu cao cũng là cách bào chế sử dụng được trong thời gian dài. Theo đó, củ cây ba mươi khi đã thu hái về rửa sạch, xay nhuyễn. Vắt lấy nước cốt dược liệu, đun trên lửa to đến khi nước nổi bọt, hớt sạch. Lọc nước một lần nữa rồi đun tiếp đến khi đặc quánh lại là được. Không nên nấu thành bánh cháy đắng, bởi khi đó lượng dược tính trong dược liệu có thể bị mất đi.
Các bài thuốc chữa bệnh từ bách bộ
Gợi ý một số bài thuốc chữa bệnh từ cây bách bộ, bạn đọc có thể tham khảo:
Bài thuốc chữa ho lâu năm
- Chuẩn bị: 20kg bách bộ.
- Thực hiện: Rửa sạch, xay nhuyễn vắt lấy nước cốt. Đun nước cốt đặc quánh, mỗi lần dùng khoảng 1 muỗng canh. Dùng ngày 3 lần giúp giảm ho hiệu quả.
Bài thuốc chữa bệnh lao phổi
- Chuẩn bị: 20g bách bộ, 10g mỗi vị gồm hoàng cầm, đơn bì, đào phân.
- Thực hiện: Nguyên liệu sắc với 250ml đến khi cạn còn 60ml, chắt lấy nước thuốc uống mỗi ngày 1 thang, chia thành 2 lần uống sáng và tối. Sử dụng cách chữa này liên tục trong khoảng 3 tháng giúp giảm lao phổi.
Bài thuốc chữa lo do ngứa họng, đờm ít, cảm mạo
- Chuẩn bị: 16g bách bộ, 12g mỗi vị gồm kinh giới, bạch tiền, cát cánh.
- Thực hiện: Sắc nước uống mỗi ngày 1 thang.
Bài thuốc chữa ho do viêm khí quản mãn tính, hen suyễn
- Chuẩn bị: 20g bách bộ, 5 cái miên hoa căn, 8g ma hoàng và 1 củ đại toán.
- Thực hiện: Sắc nước uống mỗi ngày 1 thang.
Bài thuốc chữa ho nhiều
- Chuẩn bị: Bách bổ củ và rễ.
- Thực hiện: Rửa sạch giã nát chắt lấy nước cốt. Trộn thêm vào mật ong nguyên chất tỷ lệ 1:1. Nấu cao hỗn hợp, bảo quản sử dụng dần. Mỗi lần dùng lấy ra một ít cao, ngậm và nuốt từ từ.
Bài thuốc chữa ho dai dẳng không dứt không rõ nguyên do
- Chuẩn bị: Bách bộ dùng cả củ lẫn rễ.
- Thực hiện: Nướng dược liệu đến khi khô, sau đó ngậm cùng với một ít nước, nuốt từ từ.
Bài thuốc trị ho cho trẻ nhỏ bị nhiễm hàn
- Chuẩn bị: Bách bộ sao vàng 30g, ma hoàng khử mắt 30g, hạnh nhân sao đã bỏ vỏ bỏ đầu nhon.
- Thực hiện: Tán thành bột rồi nặn thành viên tròn bằng hạt bồ kết. Uống lần 23 viên với nước nóng.
Bài thuốc chữa ho gà
- Chuẩn bị: 10g – 15g bách bộ, 12g bạch tiền, 4g cam thảo kết hợp với 2 tép đại toán.
- Thực hiện: Sắc nước uống mỗi ngày 1 thang, chia thành 3 lần uống hết trong ngày. Kiên trì sau 3 – 4 ngày tình trạng ho gà thuyên giảm hẳn.
Bài thuốc chữa ho do hư chứng
- Chuẩn bị: Bách bộ, tang căn bạch bì, thiên môn đông, tỳ bà diệp, ngũ vị tử, mạch môn đông, tử uyển.
- Thực hiện: Sắc nước uống mỗi ngày 1 thang.
Bài thuốc trị vàng da, phù da toàn thân
- Chuẩn bị: Bách bộ tươi.
- Thực hiện: Rửa sạch, giã nát, đắp trực tiếp lên rốn. Tiếp đến giã mềm một tô xôi dẻo đắp lên trên. Dùng khăn bịt lại, kiên trì sau 12 ngày thấy ruột có mùi hôi như rượu, tiểu được sẽ hết phù.
Bài thuốc trị mẫn ngứa, nổi mề đay
- Chuẩn bị: Bách bộ tươi.
- Thực hiện: Rửa sạch sau đó cắt ra và xát trực tiếp lên vùng da cần điều trị, ngày làm nhiều lần.
Bài thuốc chữa giun kim
- Chuẩn bị: Bách bộ, binh lang, sư quân tử.
- Thực hiện: Nguyên liệu liều lượng bằng nhau, tán thành bột, trộn với dầu và thụt hậu môn.
Bài thuốc trị rận, bọ chét, chí
- Chuẩn bị: 120g bách bộ, 1 lít cồn.
- Thực hiện: Ngâm dược liệu trong cồn khoảng 1 ngày, sau đó thoa lên da cần điều trị.
Bài thuốc trị giun đũa
- Chuẩn bị: 12g bách bộ.
- Thực hiện: Sắc nước uống mỗi ngày khi bụng rỗng, kiên trì áp dụng, sau 5 ngày uống thuốc xổ giun vào buổi sáng.
Bài thuốc trị giun kim
- Chuẩn bị: Bách bộ tươi.
- Thực hiện: Sắc nước kẹo rồi thụ hậu môn trong 1 tuần để loại bỏ giun kim.
Bài thuốc trị các loại côn trùng chui vào lỗ tai
- Chuẩn bị: Bách bộ sao.
- Thực hiện: Nghiền nát dược liệu, thêm dầu mè và bôi vào lỗ tai.
Lưu ý khi sử dụng bách bộ chữa bệnh
Sử dụng bách bộ chữa bệnh được nhiều người biết đến. Nhờ vào các tác dụng tuyệt vời mà thảo dược mang lại. Tuy nhiên, người dùng cần lưu ý một số vấn đề sau đây để đảm bảo việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất:
- Không nên sử dụng củ bách bộ cho người đang bị tì hư, tiêu chảy.
- Không lạm dụng, chỉ sử dụng với liều lượng được thầy thuốc chỉ định. Nếu quá liều có nguy cơ gây liệt trung khu hô hấp, nguy hại tới tính mạng.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo an toàn sức khỏe.
- Tuân thủ theo liều dùng, thời gian sử dụng được hướng dẫn. Không tự ý kết hợp với nhiều dược liệu khác khi chưa được chỉ định.
- Tùy cơ địa của mỗi người mà hiệu quả của dược liệu nhanh hay chậm, đòi hỏi sự kiên trì.
- Kết hợp chăm sóc cơ thể từ chế độ ăn uống, điều chỉnh sinh hoạt sao cho phù hợp để góp phần thúc đẩy quá trình trị bệnh nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Trên đây là thông tin về dược liệu bách bộ, bạn đọc có thể tham khảo. Để việc dùng dược liệu đạt hiệu quả tối ưu, người dùng nên thăm khám và nhờ bác sĩ, thầy thuốc chỉ định phương án phù hợp nhất. Tránh lạm dụng, phòng ngừa các rủi ro không mong muốn gây hại sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!