Cam Thảo: Tổng Quan Đặc Điểm, Tác Dụng, Cách Dùng Trị Bệnh

Cam thảo là vị thuốc cổ xưa quý hiếm với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc, giảm ho, trị viêm họng, làm lành vết thương, chống viêm… Loại dược liệu này có vị ngọt thanh, múi thơm lại càng làm cho nhiều người yêu thích và chọn lựa để sử dụng.

Cam thảo
Cam thảo là vị thuốc cổ xưa được sử dụng với công dụng bồi bổ sức khỏe và điều trị bệnh

Tổng quan về dược liệu cam thảo

  • Tên gọi khác: Sinh cam thảo, bắc cam thảo, quốc lão, dã cam thảo, cam thảo đất, trôm lay…
  • Tên khoa học:
  • Họ: Họ Cánh Bướm hoặc họ Đậu với tên danh pháp khoa học là Fabaceae

1. Phân loại – Đặc điểm, hình dạng nhận biết

Cam thảo được chia làm 3 loại chính, gồm cam thảo bắc, cam thảo đất và cam thảo dây. Mỗi loại có những đặc điểm hình dạng khác nhau để phân biệt.

Đặc điểm cây cam thảo bắc

  • Đây là loại cây thân thảo, thân cây mọc đứng cao từ 0.5  – 1.5m.
  • Có tuổi thọ lâu năm và có một hệ thống rễ cùng thân ngầm rất lớn. Phần thân ngầm mọc dưới mặt đất có thể đâm ngang đến hơn 2m. Từ thân ngầm tiếp tục mọc lên các thân cây khác và phân nhánh.
  • Phần lá có hình bầu dục, dài từ 2 – 2.5m, màu xanh lục và trên bề mặt khá nhẵn bóng.
  • Hoa cam thảo bắc thường nở rộ vào mùa hè hoặc đầu mùa thu. Hình dạng của hoa khá giống cánh bướm, có màu tím phớt.
  • Quả màu nâu, trên bề mặt phủ nhiều lông và có hình cong như lưỡi liềm.

Đặc điểm cây cam thảo nam

  • Cây cam thảo nam là tên gọi khác của cam thảo đất. Đây là loại thực vật thân thảo, mọc thẳng đứng. Thân cây tròn, mảnh, mềm, có rễ to, mọc thành từng chùm có kích thước lớn. Chiều cao của phần thân tính từ mặt đất khoảng 30 – 80cm. Thân khi già đi sẽ hóa gỗ ở gốc.
  • Lá của loài cây này mọc vòng ba hoặc vòng đối, chiều dài từ 3 – 5cm, chiều rộng từ 1.5 – 3cm. Phiến lá thon dài và hẹp dần ở gốc lá, ở mép lá có răng cưa và hiện rõ gân lá hình lông chim.
  • Hoa màu trắng, nhỏ, mọc riêng lẻ hoặc mọc thành từng đôi từ nách lá.
  • Quả màu nâu đen, dạng nang nhỏ nằm trong đài hoa. Cuống quả dài từ 0.8 – 1.5cm.

Đặc điểm cam thảo dây

  • Loại cam thảo dây này còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như dây chi chi, tương tư đằng… Đây là loại cây thuộc thân leo, phân nhánh nhiều cành và nhiều xơ.
  • Lá cây giống hình dạng lông chim, chiều dài từ 15 – 24cm.
  • Hoa mọc thành từng chùm nhỏ, có màu hồng ngọc.

Một số hình ảnh về cây cam thảo

Cam thảo
Cây cam thảo được nhân giống và trồng phổ biến tại nhiều tỉnh thành trên cả nước
Cam thảo
Hình ảnh cây cam thảo bắc trong tự nhiên
Cam thảo
Cây cam thảo nam hay còn gọi là cam thảo đất

2. Phân bố

Trong thiên nhiên có 3 loại cam thảo, nhưng trên thực tế cam thảo bắc chính là dược liệu được sử dụng phổ biến nhất trong các bài thuốc chữa bệnh. Loại cam thảo này có nguồn gốc từ Trung Quốc và nhờ các công dụng chữa bệnh trong Đông y mà loại dược liệu này ngày càng được nhân giống rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Tại Việt Nam, bạn có thể dễ dàng tìm thấy loại cây này mọc hoang ở những khu vực như ao, ruộng, ven đường… Hiện nay, cây được trồng khắp cả nước, trong đó phổ biến nhất là các tỉnh thành miền Bắc như Sơn La, Hà Giang, Điện Biên… Loại cây này phát triển tốt nhất khi được trồng ở những nơi thung lũng sâu, đủ ánh nắng mặt trời và mật độ thoát nước tốt.

3. Bộ phận dùng – Thu hái – Sơ chế

  • Bộ phận dùng: Rễ và thân cây là 2 bộ phận được sử dụng chủ yếu để làm thuốc trị bệnh.
  • Thu hái: Từ tháng 2 đến tháng 8, sau 2 – 3 năm kể từ khi gieo trồng. Cuối mùa thu đầu mùa đông là thời điểm thu hoạch cam thảo thích hợp nhất. Vì đây là lúc rễ cây cam thảo chứa nhiều bột và giàu dược chất nhất.
  • Sơ chế: Cam thảo sau khi thu hoạch mang về, chất thành đống để cho lên hơi men giúp phần rễ cam thảo có màu vàng sẫm đẹp mắt. Đem rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ hết bụi bẩn, cát đất. Tiến hành sơ chế dược liệu bằng các cách sau đây:
    • Cắt cam thảo thành từng lát mỏng, đem phơi hoặc sấy khô và cho vào túi kín bảo quản sử dụng dần.
    • Cạo sạch vỏ cam thảo, rửa sạch, cắt thành từng lát mỏng và đem phơi hoặc sấy khô. Sau đó, đem tán thành bột mịn cho vào hũ thủy tinh bảo quản ở nơi khô ráo thoáng mát.
    • Tẩm mật bằng cách ngâm cam thảo khô vào mật ong theo tỷ lệ 1kg dược liệu tương đương với 200ml mật ong và 200ml nước.

4. Thành phần hóa học

Glycyrrhetinic acid Glycyrrhizin, Neoliquiritin, Glycyrrhizic acid, Isoliquitigrenin, Liquiritin, Uralenic acid, 18b-Glycyrrhetic acid, Liquiritigenin, Neoisoliquiritin,… là những thành phần hóa học được chứng minh có lợi cho sức khỏe.

Công dụng của dược liệu cam thảo

Đây là một trong những loại dược liệu hiếm hoi được các chuyên gia y học cổ truyền và y học hiện đại khuyến khích sử dụng.

Y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, cam thảo là loại dược liệu được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc Đông y. Với vị ngọt đặc trưng, vị ngọt của cam thảo cao gấp 30 lần so với độ ngọt của đường mía, có tính bình và quy vào 3 kinh gồm tỳ, vị, tâm và phế. Cụ thể như:

  • Theo Thang Dịch Bản Thảo: tác động vào kinh túc Thái âm, Thiếu âm thận và Quyết âm Can.
  • Theo Lôi Công Bào Chích Luận: có tác dụng đến kinh tâm
  • Theo sách cổ Bản Thảo Kinh Giải: cam thảo tác động vào kinh thủ Thái âm Phế.

Đây là loại dược liệu lành tính, không chứa độc tố và đem lại nhiều công dụng như:

  • Thanh nhiệt, giải độc, chỉ thống, chỉ khai
  • Kiên gân, nội lực và trưởng cơ nhục.
  • Định phách, ích tinh, lợi bách mạch, dưỡng khí, thông cửu khiếu và an hồn.
  • Lợi khí huyết, chỉ khát, thông kinh mạch, hạ chí và ôn trùng.
  • Nhuận phế, ích khí, thông hành 12 kinh và hoãn cấp.
  • Lợi tiểu, kiện tỳ.
Cam thảo
Cam thảo có tính bình và vị ngọt thơm dễ sử dụng, được dùng phổ biến trong nhiều bài thuốc Đông y

Theo y học hiện đại

Các kết quả nghiên cứu khoa học cho biết trong cam thảo có chứa hơn 300 hoạt chất khác nhau có lợi cho sức khỏe, trong đó nổi bật nhất là đặc tính kháng viêm, chống khuẩn tự nhiên rất mạnh mẽ. Một số những lợi ích tích cực cho sức khỏe mà loại thảo dược này đem lại như:

1. Hỗ trợ điều trị chứng khó tiêu, trào ngược dạ dày

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng trong chiết xuất của rễ cam thảo có chứa một số hợp chất có khả năng làm giảm triệu cứng khó tiêu và trào ngược axit trong dạ dày, đau bụng… Chỉ cần sử dụng mỗi ngày 2 lần viên nang bào chế chứa 75mg dược liệu cam thảo liên tục trong vòng 30 ngày sẽ giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng dạ dày.

2. Hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét tá tràng

Chiết xuất từ rễ cam thảo có chứa hoạt chất glycyrrhizin được các chuyên gia chứng minh có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét tá tráng. Theo một khảo sát cho thấy, hầu hết những người sử dụng chiết xuất cam thảo kết hợp các biện pháp điều trị chuyên sâu giúp đem lại kết quả làm giảm sự xuất hiện của vi khuẩn H.pylori hiệu quả.

Đồng thời, một nghiên cứu trên chuột cho thấy sử dụng liệu 91mg chiết xuất cam thảo cho mỗi 0.5kg trọng lượng cơ thể giúp chống lại những tổn thương viêm loét dạ dày tốt hơn so với omeprazole thông dụng.

3. Ngăn ngừa ung thư

Hàm lượng cao chiết xuất cam thảo có chứa thành phần flavonid isoangustone A (IAA) có khả năng làm chậm hoặc ức chế sự phát triển của các tế bào ác tính như ung thư vú, ung thư da, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vòm họng…

4. Giảm bớt các triệu chứng đường hô hấp

Hoạt chát glycyrrhizin trong rễ cam thảo còn có khả năng làm dịu bớt triệu đường trên đường hô hấp, cải thiện cơn hen suyễn rất hiệu quả. Đồng thời, chiết xuất từ loại dược liệu này còn giúp tăng cường khả năng bảo vệ, giảm các viêm họng, đau họng hoặc đau nhức sau khi phẫu thuật

5. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Đây là một trong những công dụng tuyệt vời của cam thảo được nhiều người biết đến. Theo đó, sử dụng chiết xuất từ rễ cam thảo hằng ngày góp phần không nhỏ trong việc cải thiện các triệu chứng bệnh tiểu đường, ổn định đường huyết và tăng cường sức khỏe.

6. Cải thiện sức khỏe răng miệng

Cam thảo nổi bật với đặc tính kháng viêm, chống khuẩn mạnh, nhờ đó giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng về các bệnh răng miệng. Chỉ cần hằng ngày sử dụng 15mg chiết xuất rễ cam thảo liên tục trong vòng 7 ngày sẽ giúp làm giảm thiểu tối đa số lượng vi khuẩn Streptococcus mutans, Lactobacillus acidophilus tồn tại trong khoang miệng, đây chính là những “kẻ đầu sỏ” gây ra đau răng.

7. Làm giảm các triệu chứng mãn kinh

Chị em phụ nữ bước vào độ tuổi mãn kinh thường dễ gặp phải các triệu chứng như thường xuyên bốc hỏa, mệt mỏi, xương yếu đi, teo âm đạo, hoạt động của tim mạch và quá trình trao đổi chất trong cơ thể cũng giảm đi rất nhiều.

Lúc này, thay vì phải chịu đựng hãy sử dụng chiết xuất từ rễ cam thảo để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng này. Vì theo nghiên cứu của các chuyên gia, các thành phần trong cam thảo có khả năng hỗ trợ cải thiện tích cực tình trạng nóng ngứa da ở cổ, ngực, từ đó giảm bớt tình trạng nóng, khó chịu, bứt rứt trong người hay tình trạng ra nhiều mồ hôi.

8. Hỗ trợ điều trị viêm gan C

Hoạt chất Glycyrrhzin cũng được đánh giá có khả năng hỗ trợ tích cực trong việc điều trị viêm gan C nhờ đặc tính kháng viêm, chống lại sự xâm nhập và tấn công gây bệnh của các virus.

9. Giảm cân hiệu quả

Công dụng này được rất nhiều người biết đến, đặc biệt là chị em phụ nữ. Chiết xuất từ rễ cam thảo chứa thành phần Glycyrrhizin cao hỗ trợ làm giảm lượng mỡ thừa, giảm cholesterol trong cơ thể, giảm chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể), từ đó giúp chị em giảm cân hiệu quả, nhanh chóng lấy lại vóc dáng thon gọn.

Cam thảo
Cam thảo dược bào chế dưới nhiều dạng như phơi, sấy khô, dạng viên nén, viên nang, bột mịn hoặc cao đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe

10. Bảo vệ chức năng gan

Những hoạt chất quý trong cam thảo, đặc biệt là Glycyrrhizin khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ nhanh chóng tạo thành hàng rào bảo vệ vững chắc chức năng gan, giúp gan không bị viêm nhiễm hay bất kỳ tổn thương nào. Đồng thời, hàm lượng Stibium hoặc Atropin trong cam thảo còn hỗ trợ đào thải các độc tố trong cơ thể, thanh lọc chức năng gan.

Ngoài những công dụng và lợi ích tốt cho sức khỏe của cam thảo, các chuyên gia còn cho biết, loại dược liệu này còn có nhiều công dụng khác như khử độc, tiêu viêm, giảm đau, tăng cường hệ miễn dịch…

Liều dùng và cách dùng

  • Cam thảo tươi dùng liều từ 20 – 40g/ ngày.
  • Cam thảo khô dùng liều từ 8 – 12g/ ngày.
  • Cách dùng: độc vị hoặc kết hợp các dược liệu khác để lấy nước uống. Hãm thành trà uống.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu cam thảo

Trong Đông y có rất nhiều bài thuốc sử dụng dược liệu cam thảo để chữa bệnh như:

1. Bài thuốc chữa viêm da, nổi mề đay, mẩn ngứa

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 15g cam thảo, 10g cây mã đề, 20g kim ngân hoa, 20g ké đầu ngựa.
  • Sơ chế dược liệu sạch sẽ và cho vào siêu thuốc sắc lấy nước.
  • Chắt nước ra chén, nhớ gan lấy phần nước trong không lẫn cặn và sử dụng hằng ngày.
  • Mỗi ngày chỉ dùng tối đa 1 thang thuốc và kiên trì sử dụng liên tục khoảng 1 tuần sẽ đạt được kết quả cải thiện bệnh rõ rệt.

2. Bài thuốc lợi tiểu

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 20g rễ cam thảo đất, 15g cây mã đề, 15g râu ngô và 16g cây râu mèo.
  • Rửa sạch các dược liệu, ngâm qua nước muối 15 phút cho sạch hoàn toàn.
  • Trộn đều các dược liệu với nhau rồi đem cho vào siêu thuốc sắc lấy nước uống.
  • Mỗi ngày chỉ sử dụng một thang thuốc và thực hiện liên tục trong vòng 5 – 7 ngày sẽ thấy sự cải thiện rõ rệt.

3. Bài thuốc chữa hen suyễn, ung thư phổi

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị đầy đủ các loại dược liệu sau đây: 60g cam thảo đất khô, cây thuốc dòi.
  • Rửa sạch và đem đi sắc lấy nước thuốc uống hằng ngày, sáng và chiều.
  • Kiên trì thực hiện đều đặn giúp cải thiện hiệu quả triệu chứng ho hen và hỗ trợ phần nào điều trị ung thư phổi

4. Bài thuốc chữa trị các bệnh về gan, nóng gan, men gan cao

Cách thực hiện

Cách 1:

  • Chuẩn bị 20g rễ cam thảo, diệp hạ châu, cà gai leo và hoa atiso.
  • Rửa sạch hết dược liệu, trộn chung với nhau và đem hãm với nước sôi thành trà uống hằng ngày.

Cách 2:

  • Chuẩn bị 20g cam thảo sơ chế sạch sẽ.
  • Mang đi nấu cùng đường cát trắng hoặc chưng cách thủy.
  • Lưu ý với người mắc bệnh tiểu đường nên chú ý giảm lượng đường xuống cho phù hợp.

5. Bài thuốc chữa bệnh cảm cúm

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 30g cam thảo, 10g cây ngải cứu, 15g bạc hà và 10g rau diếp cá.
  • Rửa sạch toàn bộ các dược liệu trên, ngâm 15 phút trong thau nước muối pha loãng rồi vớt ra rổ để cho ráo nước.
  • Cho hết số dược liệu trên vào siêu thuốc sắc cùng lượng nước vừa đủ, sau khi sôi lên, màu nước ngả vàng thì tắt bếp.
  • Lọc lấy nước thuốc cho ra chén, chia làm 3 phần uống hết trong ngày.

6. Bài thuốc làm giảm huyết áp, chữa trị xuất huyết não

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị các dược liệu gồm: 20g cam thảo kèm theo bạch dược, cây tầm gửi, sinh địa, lá sen, mạch môn và đỗ trọng mỗi loại 15g.
  • Dược liệu sau khi mua về rửa sạch, ngâm qua nước muối loại bỏ hết bụi bẩn, vi khuẩn trên bề mặt.
  • Cho hết vào ấm và sắc lấy nước thuốc uống hằng ngày, kiên trì liên tục cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm hoàn toàn.
Cam thảo
Sử dụng độc vị cam thảo hoặc kết hợp với một số dược liệu khác giúp hỗ trợ nhiều bệnh lý khác nhau

7. Bài thuốc chữa trị viêm họng hạt từ cam thảo

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 30g cam thảo, 20g rau diếp cá và 15g bạc hà
  • Rửa sạch thật kỹ dược liệu qua nhiều lần nước, ngâm 20 phút trong nước muối và vớt ra để cho thật ráo nước.
  • Cho vào cối giã nhuyễn, cho vào một mảnh vải mỏng và vắt lấy nước cốt.
  • Thêm vào chén nước cốt vài hạt muối biển, khuấy cho tan đều và uống hết.
  • Ngày uống từ 3 – 4 lần hoặc pha loãng ra dùng để súc miệng mỗi buổi sáng cũng rất hiệu quả.

8. Bài thuốc hỗ trợ chữa trị bệnh tiểu đường

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị đầy đủ các loại dược liệu sau đây: cam thảo đất, dây thìa canh và cây nở ngày đất mỗi loại 20g, diệp hạ châu và cây cỏ ngọt mỗi loại 10g.
  • Rửa sạch các dược liệu qua vài lần nước và ngâm trong thau nước muối 15 phút.
  • Cho hết dược liệu vào ấm sắc với 1.5 lít nước và đun trên lửa vừa.
  • Khi nước sôi cạn xuống còn 1/3 thì tắt bếp lọc lấy nước thuốc cho ra chén, chia làm 3 phần bằng nhau uống hết trong ngày.

9. Bài thuốc chữa trị thấp chẩn, nổi mụn rộp, eczema

Cách thực hiện

  • Dùng 1 nắm lá cam thảo tươi, kết hợp cùng lá đơn đỏ và sài đất rửa sạch và ngâm nước muối.
  • Giã nát và đắp trực tiếp lên vùng da bị bệnh để hỗ trợs cải thiện triệu chứng tại chỗ, ngăn ngừa viêm nhiễm.

10. Bài thuốc chữa bệnh viêm tuyến vú

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị cam thảo và xích thược mỗi loại 30g.
  • Đem sắc mỗi ngày 1 thang lấy nước uống.
  • Kiên trì thực hiện liên tục trong vòng 1 – 2 tháng sẽ đạt được kết quả cải thiện triệu chưng 1 bệnh rõ rệt,

11. Bài thuốc hỗ trợ chữa trị viêm tắc tĩnh mạch

Cách thực hiện

  • Dùng 50g cam thảo tươi rửa sạch và sắc cùng 3 chén nước.
  • Đun sôi trên lửa nhỏ liu riu khoảng 2 tiếng để thu được lương nước thuốc cô đặc.
  • Chắt lọc lấy nước thuốc chia làm 3 chén nhỏ, uống trước mỗi bữa ăn sáng, trưa và tối.

12. Bài thuốc điều trị suy nhược tâm phế, khó thở

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 12g cam thảo, 10g đương quy và 8g nhị sâm.
  • Sau khi rửa sạch đem đi sấy khô ở nhiệt độ cao và tán thành bột mịn.
  • Mỗi lần sử dụng lấy khoảng 4g bột hòa vào ly nước ấm để uống.
  • Ngày dùng 3 – 4 lần để cảm nhận hiệu quả rõ rệt qua từng ngày.

13. Trị viêm loét dạ dày bằng cam thảo

Cách thực hiện

  • Dùng cao lỏng chiết xuất cam thảo hòa vào nước ấm để sử dụng hằng ngày.
  • Liều dùng 15 – 20ml/ lần, ngày uống 4 lần và liên tục trong vòng 1 tuần sẽ đạt được kết quả cải thiện bệnh rõ rệt.

14. Bài thuốc trị chứng tiêu hóa kém ở người lớn tuổi

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị: 2g cam thảo, 5g đại táo, 2g thanh bì, 10g hà thủ ô, 3g trần bì và 3g sinh khương.
  • Đem dược liệu đi sắc lấy nước uống đều đặn hằng ngày 2 – 3 lần và liên tục trong vòng 10 tháng để đạt kết quả cải thiện hệ tiêu hóa tốt hơn.

15. Bài thuốc cải thiện sức đề kháng, bổi bổ sức khỏe

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị các dược liệu gồm 12g cam thảo, 10g đương quy, 8g nhị sâm.
  • Sau khi sơ chế sạch, phơi khô và đem tán thành bột mịn cho vào hũ kín nắp bảo quản.
  • Mỗi lần sử dụng lấy khoảng 3g hòa vào ly nước ấm, uống sau mỗi bữa ăn.
  • Tuân thủ liều dùng này người bệnh có thể áp dụng hằng ngày để tang cường sức đề kháng, cải thiện tinh thần, thoải mái và sảng khoái hơn.

Một số điều cần lưu ý khi sử dụng dược liệu cam thảo

Để đảm bảo đạt được những lợi ích tốt cho sức khỏe, hỗ trợ cải thiện các bệnh lý, bạn cần nắm rõ những điều lưu ý quan trọng sau:

Chống chỉ định sử dụng

Cam thảo là thảo dược tự nhiên, được thu hoạch và sử dụng làm dược liệu, mặc dù khá lành tính nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng được. Chẳng hạn như:

  • Phụ nữ mang thai: do trong dược liệu có chứa hàm lượng cao hoạt chất glycyrrhizin có thể tác động mạnh đến sự phát triển toàn diện của thai nhi, đặc biệt là não bộ. Không những vậy, cam thảo còn làm tăng nguy cơ sinh non, sảy thai hoặc dọa sảy rất nguy hiểm.
  • Những người có cơ địa mẫn cảm, dễ bị dị ứng với các dược liệu, đặc biệt là đối với cam thảo.
  • Người đang bị kiệt sức, ốm yếu quá mức.
  • Người bị chướng bụng, đầy hơi.
  • Ngoài ra, những người phải thực hiện phẫu thuật nên ngừng sử dụng dược liệu trước 2 tuần.

Có được sử dụng cam thảo hằng ngày không?

Dù là dược liệu tự nhiên, lành tính và không chứa độc tố gây hại nhưng lạm dụng cam thảo quá mức có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe. Cụ thể, việc dùng cam thảo quá thường xuyên với liều lượng cao gây dư thừa chất Glycyrrhizin vô tình gây ra rối loạn các chất điện giải và chất lỏng trong cơ thể. Nguyên nhân là do nồng độ chất này quá cao làm gia tăng bất thường của hormone cortisol gây căng thẳng.

Một vài hậu quả điển hình như làm tăng huyết áp, tim đập nhanh bất thường, giảm hàm lượng kali trong máu, các cơ bị suy yếu, gây cảm giác bồn chồn, khó ngủ… Thậm chí số ít trường hợp còn gây ra ngộ độc dẫn đến suy thận, phù phổi hoặc suy tim xung huyết…

Vì vậy, những người có tiền sử mắc bệnh tim, thận, huyết áp cao và chỉ số kali trong máu đang thấp tuyệt đối không nên sử dụng loại dược liệu này vượt mức cho phép. Liều dùng cơ bản tối đa chỉ 5g/ ngày là tốt nhất và tuyệt đối không dùng trong 4 tuần liên tục.

Cam thảo
Sử dụng cam thảo với liều dùng phù hợp với tình trạng bệnh và trong thời gian ngắn để tránh dư thừa tích tụ dưỡng chất gây hại cho sức khỏe

Tương tác giữa cam thảo và một số thành phần trong các loại thuốc

Như đã thấy, trong dược liệu này có chứa rất nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe, chúng thường phát huy tác dụng khá mạnh nên việc sử dụng song song với các loại thuốc Tây có thể làm giảm tác dụng của thuốc. Điển hình như những người đang sử dụng các nhóm thuốc làm giảm cholesterol, thuốc điều hòa huyết áp, thuốc chống viêm không chứa steroid, thuốc lợi tiểu, thuốc tránh thai, thuốc làm loãng máu…

Vì vậy, trước khi quyết định sử dụng cam thảo hay bất kỳ loại dược liệu nào người bệnh cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước để tránh gây ra những rủi ro ngoài ý muốn.

Một số lưu ý khác:

Ngoài những lưu ý quan trọng trên, trước khi sử dụng cam thảo bạn cũng cần nắm rõ vài điều sau:

  • Không tự ý kết hợp các dược liệu với nhau khi chưa có sự cho phép của chuyên gia. Đặc biệt, không kết hợp nhân trần và cam thảo, bởi dược liệu vốn có đặc tính giữ nước nhưng nhân trần lại có khả năng đào thải. Sự kết hợp này không chỉ gây ảnh hưởng đến hiệu quả của bài thuốc mà còn làm tăng nguy cơ phát sinh bệnh lý.
  • Khi sắc thuốc từ dược liệu này nên ưu tiên vật dụng nấu thuốc bằng thủy tinh, sứ, tránh dùng kim loại vì có thể làm giảm dược chất trong thuốc.
  • Kết hợp với các kiêng cữ, chăm sóc sức khỏe tùy theo bệnh trạng để đạt hiệu quả cải tình trạng bệnh hiệu quả nhất.
  • Chọn mua dược liệu ở những nơi uy tín, đáng tin cậy. Đây chính là yếu tố quan trọng góp phần quyết định việc chữa trị bệnh của bạn có hiệu quả hay không.

Hy vọng những kiến thức tổng quan về công dụng và cách sử dụng dược liệu cam thảo được tổng hợp trong bài viết trên sẽ giúp quý bạn đọc có thêm những kinh nghiệm chữa bệnh và phù hợp với bản thân hoặc người thân. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, mọi thắc mắc về dược liệu vui lòng tham khảo tư vấn của các chuyên gia.

Tham khảo thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0961716466

Tin mới

chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...
Các chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày – Nghiên Cứu Bởi Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...