8 Loại Rau Trị Táo Bón Giúp Cải Thiện Nhuận Tràng Tốt Hơn

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Các loại rau trị táo bón thường cung cấp lượng chất xơ dồi dào giúp làm mềm phân, kích thích nhu động ruột, từ đó giúp quá trình đại tiện diễn ra thuận lợi. Mặc dù mang lại hiệu quả trong điều trị và phòng ngừa táo bón nhưng một số loại rau có thể ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa nếu ăn quá nhiều.

8 Loại rau trị táo bón, nhuận tràng

Táo bón là vấn đề đường tiêu hóa phổ biến ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng khó đi ngoài, tần suất đại tiện dưới 3 lần/ tuần, đầy chướng bụng, chán ăn, phân khô cứng, vón cục,… Theo các bác sĩ chuyên khoa, đa số các trường hợp bị táo bón xảy ra do chế độ ăn uống và sinh hoạt không khoa học. Bên cạnh đó, bệnh lý kéo dài cũng có thể là dấu hiệu quả một số bệnh lý, tác dụng phụ của thuốc điều trị.

8 Loại Rau Trị Táo Bón Giúp Cải Thiện Nhuận Tràng Tốt Hơn
Các loại rau trị táo bón thường cung cấp lượng chất xơ dồi dào giúp làm mềm phân, giúp quá trình đại tiện diễn ra tốt hơn

Trường hợp bị táo bón ở mức độ nhẹ, khởi phát do nguyên nhân thông thường, người bệnh có thể cải thiện thông qua chế độ ăn uống. Theo đó, người bệnh nên tăng cường bổ sung các loại rau giàu chất xơ, tác dụng nhuận tràng cũng như hạn chế tiêu thụ chất béo.

Dưới đây là một số loại rau nên bổ sung vào chế độ ăn của người bị táo bón để cải thiện triệu chứng bệnh lý:

1. Rau mồng tơi tốt cho người bị táo bón

Rau mồng tơi là một trong những thực phẩm nên bổ sung vào chế độ ăn của người bị táo bón. Loại rau này dễ trồng và được bán ở nhiều nơi với giá thành rẻ, có thể chế biến thành nhiều món ăn dinh dưỡng.

Theo tài liệu y học cổ truyền, rau mồng tơi có tính hàn, thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng,… Hàm lượng chất xơ hòa tan cũng chất nhầy trong rau mồng tơi còn giúp tăng khối lượng phân và bôi trơn đường ruột, từ đó giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Bên cạnh đó, các nghiên cứu khoa học còn nhận thấy, rau mồng tơi chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như khoáng chất, protein, vitamin, chất béo, saponin,… Nếu bổ sung loại rau này vào chế độ ăn thường xuyên sẽ giúp duy trì hoạt động của hệ tiêu hóa, đồng thời giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Rau mồng tơi tốt cho người bị táo bón 
Rau mồng tơi là một trong những thực phẩm nên bổ sung vào chế độ ăn của người bị táo bón

Cách dùng rau mồng tơi chữa táo bón khá đơn giản, bạn có thể chế biến thành các món ăn như canh tôm, luộc, rau mồng tơi nấu canh thịt bằm,… Ngoài ra, người bệnh cũng có thể giã nát rau mồng tơi, vắt lấy nước rồi hòa tan với nước đun sôi, để nguội rồi dùng để uống mỗi ngày.

2. Cải thiện tình trạng táo bón với bông cải xanh

Để cải thiện các triệu chứng khó chịu do táo bón gây ra, người bệnh có thể bổ sung bông cải xanh vào chế độ ăn hàng ngày. Hàm lượng chất xơ được tìm thấy trong thực phẩm này có tác dụng kích thích nhu động ruột, làm mềm phân và giúp phân đào thải phân ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn.

Các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra, trong bông cải xanh chứa lượng lớn hoạt chất sulforaphane, khi được dung nạp có khả năng bảo vệ niêm mạc ruột, đồng thời cải thiện chức năng của cơ quan tiêu hóa. Điều này giúp quá trình tiêu hóa, hấp thu dưỡng chất từ thức ăn tại đường ruột diễn ra tốt hơn.

Cải thiện tình trạng táo bón với bông cải xanh 
Để cải thiện các triệu chứng khó chịu do táo bón gây ra, người bệnh có thể bổ sung bông cải xanh vào chế độ ăn

Bên cạnh đó, hoạt chất sulforaphane còn có khả năng ức chế sự phát triển quá mức của vi sinh vật gây hại, giúp cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột. Một số món ăn dinh dưỡng được chế biến từ bông cải xanh tốt cho người bị táo bón như sinh tố bông cải xanh, bông cải xanh luộc, bông cải xanh xào thịt bò, canh bông cải xanh,…

3. Rau diếp xoăn giúp nhuận tràng, trị táo bón

Rau diếp xoăn có tính mát, có tác dụng lợi tiểu tiện, thông kinh mạch,… Bên cạnh đó, đây là còn thực phẩm giúp nhuận tràng, cải thiện tình trạng táo bón mãn tính nhờ vào hàm lượng chất xơ dồi dào cùng các khoáng chất, vitamin.

Các nghiên cứu khoa học cũng nhận thấy, trong rau diếp xoăn có chứa lượng lớn Inulin. Đây là một loại prebiotic có khả năng nuôi dưỡng lợi khuẩn đường ruột, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Đồng thời, Inulin còn giúp tăng khối lượng phân, giúp khối phân di chuyển trong đường ruột dễ dàng hơn, từ đó cải thiện các triệu chứng khó chịu do táo bón gây ra.

Rau diếp xoăn giúp nhuận tràng, trị táo bón 
Rau diếp xoăn có tính mát, có tác dụng lợi tiểu tiện, thông kinh mạch,… giúp cải thiện và phòng ngừa táo bón

Bên cạnh đó, thêm rau diếp xoăn vào chế độ ăn thường xuyên còn bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như canxi, vitamin, photpho, natri,… Nếu đang bị táo bón, người bệnh nên bổ sung rau diếp xoăn vào các bữa ăn hoặc ép lấy nước uống mỗi ngày.

4. Trị táo bón với rau diếp cá

Rau diếp cá là loại rau ăn kèm quen thuộc trong các bữa ăn của gia đình Việt. Nếu đang bị táo bón, người bệnh có thể ăn rau diếp cá để giúp nhuận tràng, đại tiện dễ dàng hơn và cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh lý gây ra.

Theo tài liệu y học cổ truyền, rau diếp cá có tính mát, công dụng lợi tiểu, giải nhiệt, kháng khuẩn, giải độc. Bên cạnh đó, các nghiên cứu hiện đại cũng chỉ ra, hàm lượng chất xơ dồi dào trong loại rau này có khả năng hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, phòng ngừa táo bón hiệu quả.

Trong tinh dầu của rau diếp cá còn chứa một số hoạt chất xơ khả năng kháng khuẩn, chống viêm tốt. Khi đi vào đường ruột có thể ức chế sự phát triển quá mức của hại khuẩn, từ đó giúp cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột. Nếu sử dụng thường xuyên sẽ hỗ trợ cải thiện các bệnh về đường tiêu hóa như viêm đại tràng, đau dạ dày,…

Trị táo bón với rau diếp cá
hàm lượng chất xơ dồi dào trong rau diếp cá có khả năng hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, phòng ngừa táo bón hiệu quả

Người bị táo bón có thể dùng rau diếp cá ăn sống, ép lấy nước uống hoặc sấy khô sắc lấy nước uống, hãm trà uống đều được.

5. Bắp cải – Thực phẩm nhuận tràng, trị táo bón

Bắp cải là thực phẩm nên bổ sung vào thực đơn của người bị táo bón để cải thiện tình trạng. Nhờ vào hàm lượng chất xơ dồi dào trong bắp cải, có tác dụng nhuận tràng, kích thích co bóp ruột, giữ nước trong lòng ruột, làm mềm phân, tăng số lần đại tiện. Bên cạnh đó, khoáng chất và vitamin có trong thực phẩm này cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Bắp cải - Thực phẩm nhuận tràng, trị táo bón 
Bắp cải là thực phẩm nên bổ sung vào thực đơn của người bị táo bón để cải thiện tình trạng

Bên cạnh đó, một số thành phần có trong bắp cải còn có khả năng loại bỏ độc tố bên trong đường tiêu hóa rất tốt, thường xuyên sử dụng thực phẩm này sẽ giúp làm sạch đường ruột. Để hỗ trợ điều trị táo bón, bạn có thể dùng bắp cải xào hoặc uống nước ép bắp cải. Ngoài ra, dùng dưa bắp cải còn giúp tăng số lượng lợi khuẩn đường ruột, giúp đường ruột khỏe mạnh.

6. Trị táo bón với rau má

Rau má thường được dùng xay nước uống, nấu canh, ăn sống, trộn cùng với giấm hay dầu mè dùng trong bữa cơm. Ngoài bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, loại rau này còn có tác dụng trị táo bón nhờ có tính mát cùng với hàm lượng chất xơ dồi dào.

Theo đó, dùng rau má thường xuyên trong bữa ăn còn đem lại nhiều tác dụng như:

  • Giải độc cho cơ thể
  • Thanh nhiệt, trị nóng trong
  • Chữa mụn nhọt
  • Tiểu tiện ra máu

Bên cạnh dùng các món ăn từ rau má để chữa táo bón, nhân dân còn giã nát cây tươi rồi dùng bã đắp vào rốn đắp khoảng 1 – 2 tiếng nhằm kích thích đi đại tiện và giảm đau bụng.

7. Cải thiện tình trạng táo bón với rau sam

Rau sam được nhân dân sử dụng để chữa trị táo bón và một số bệnh lý thường gặp khác. Loại rau này chứa hàm lượng chất xơ dồi dào, vitamin A, C, saponin, một số loại axit hữu cơ cùng nhiều khoáng chất thiết yếu tốt cho sức khỏe, hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, giải nhiệt, nhuận tràng, giải nhiệt, chữa táo bón do nóng trong người hoặc do tích tụ nhiều độc tố trong ruột.

Cải thiện tình trạng táo bón với rau sam 
Rau sam được nhân dân sử dụng để chữa trị táo bón và một số bệnh lý thường gặp khác

Cách dùng rau sam trị táo bón khá đơn giản:

  • Dùng rau sam luộc hoặc nấu canh ăn. Loại rau này có vị chua nhẹ nên dễ ăn, kích thích vị giác và mang đến cảm giác ngon miệng hơn.
  • Chuẩn bị 100g rau sam tươi nấu nước để xông hậu môn giúp cải thiện tình trạng đau rát ở khu vực này, đồng thời kích thích đi ngoài.
  • Chuẩn bị lượng lớn rau sam, rửa sạch và phơi khô. Mỗi lần dùng 30g nấu nước uống để cải thiện tình trạng táo bón.

8. Lá mơ lông – Loại rau trị táo bón

Ngoài những loại rau trên, người bị táo bón có thể cải thiện bệnh lý với lá mơ lông. Mặc dù có vị hơi đắng nhưng loại thực phẩm này có tính mát, diệt khuẩn, giúp nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, bổ tỳ vị. Nhờ đó, lá mơ lông thường được nhân dân dùng để trị táo bón cũng như một số vấn đề ở đường tiêu hóa như đầy hơi, lâu tiêu, đau dạ dày, viêm đại tràng,…

Hướng dẫn cách dùng lá mơ lông trị táo bón:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá mơ lông và 2 quả trứng gà
  • Lá mơ lông sau khi ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng rồi xắt nhuyễn
  • Đập trứng ra tô, cho thêm 1 ít muối, hạt nêm và đánh đều lên
  • Cho lá mơ vào trứng và đánh đều lần nữa
  • Chiên hỗn hợp đến khi chín đều rồi tắt bếp
  • Dùng món ăn này 3 lần/ tuần để cải thiện tình trạng táo bón, chức năng tiêu hóa

Bài viết đã tổng hợp các loại rau trị táo bón, giúp nhuận tràng. Bên cạnh xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, người bệnh cần kết hợp sinh hoạt điều độ, tập thể dục đều đặn mỗi ngày và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa trong trường hợp cần thiết để khắc phục tình trạng táo bón và phòng ngừa bệnh lý.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983845445

Tin mới

Mỡ máu cao là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Máu Nhiễm Mỡ Có Nguy Hiểm Không? Căn Bệnh “Thời Đại Mới” Tiềm Ẩn Nguy Cơ Đột Quỵ

Hệ quả của cuộc sống hiện đại, với lối sống thiếu vận động và chế...
Viện thăm khám bệnh nhân đột quỵ

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Thăm Khám MIỄN PHÍ Bệnh Nhân Đột Quỵ Hoàn Cảnh Khó Khăn 

Vào 19/11 vừa qua, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc đã phối hợp cùng...
chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...