Cây Quế Chi: Tổng Quan Dược Liệu Và Cách Dùng Hiệu Quả

Cây quế hay cây quế chi từ lâu đã trở nên quen thuộc như một loại gia vị không thể thiếu đối với ẩm thực Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là dược liệu chữa bệnh phổ biến, được ứng dụng trong khá nhiều bài thuốc khác nhau. 

Tổng quan về dược liệu cây quế chi

Cây quế chi còn được biết đến với tên khoa học là Cinnamomum cassia Presl, là một loại thực vật thuộc họ Long Não. Ngoài ra, chúng còn được biết tới với những tên gọi dân gian như là: Cây quế, cây quế đơn, cây nhục quế, cây ngọc thụ,… Trong ẩm thực, nhờ tác dụng kích thích vị giác mà cây quế thường được sử dụng làm gia vị. Ngoài ra, chúng còn có khả năng hỗ trợ tiêu hóa rất tốt nên được nhiều chuyên gia khuyến nghị sử dụng thêm trong ẩm thực hàng ngày.

Cây quế chi vừa là loại thực phẩm, vừa là dược liệu quen thuộc
Cây quế chi vừa là loại thực phẩm, vừa là dược liệu quen thuộc

Đặc điểm hình dạng

Quế chi là loại cây thân gỗ, khá to lớn, cây thường cao từ 10m đến 20m. Với cây trưởng thành, vỏ cây sẽ tương đối nứt nẻ và phân ra nhiều cành cây. Cành cây thường nhẵn và mịn, không có lông. Lá cây mọc so le nhau để đón tối đa ánh sáng mặt trời. Phiến lá của cây quế khá dày và cứng cáp, mặt trên của lá cây có màu xanh bóng còn mặt dưới có màu hơi xám tro, có rãnh ở phía cuống lá.

Hoa của cây quế chi có màu trắng hoặc đôi khi có màu vàng nhạt, có bốn cánh và mọc thành từng cụm. Quả của cây quế thuộc dạng quả hạch, có hình thon tròn như quả trứng, màu nâu tím và bề mặt tương đối nhẵn nhụi.

Từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm là thời điểm ra hoa. Sau đó, cây quế sẽ kết quả từ tháng 10 đến tháng 12.

Phân bố

Tại Việt Nam, cây quế là loại cây được trồng trọt và khai thác khá phổ biến. Với nền khí hậu nhiệt đới phù hợp với sự phát triển của cây, chúng được trồng ở nhiều tỉnh thành của nước ta như: Cao Bằng, Yên Bái, Bắc Kạn, Bắc Giang, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Hà Giang, Khánh Hòa,… Cũng chính vì thế, nguồn cung cấp dược liệu quế chi để bào chế thuốc tại Việt Nam khá đảm bảo và có chất lượng tốt.

Quế chi được trồng ở nhiều nơi tại Việt Nam
Quế chi được trồng ở nhiều nơi tại Việt Nam

Xem thêm: Cây Cối Xay chữa bệnh gì? Khám Phá 9+ Bài Thuốc Hay Nhất 

Thu hoạch và sơ chế

Đối với việc chữa bệnh, bộ phận được ưu tiên lựa chọn thu hái và sơ chế là cành con của cây. Mặt khác, đối với những cây có tuổi đời trên 10 năm, vỏ của chúng cũng được thu hoạch để chế biến thuốc.

Vỏ của cây quế chi sẽ được thu hái 2 lần trong năm là mùa tháng 3 – tháng 4 và mùa tháng 8 – tháng 9. Sau khi thu hoạch, số vỏ này sẽ được đem đi ngâm nước 1 ngày, làm sạch rồi ủ kín trong lá chuối từ 3 ngày đến 1 tuần rồi đem ra bóng râm phơi khô. 

Đối với cành quế, người ta sẽ thu hái chúng vào mùa hè, sau đó đem đi phơi khô để làm dược liệu. Ngoài hai bộ phận thu hái chính là cành và vỏ cây, hiện nay nhiều nơi cũng hái lá của cây quế chi để cất làm tinh dầu.

Thành phần hóa học

Trong ghi chép Đông y, quế có vị ngọt cay, hương thơm, tính nóng. Ngoài ra, theo nghiên cứu của Y học hiện đại, quế có những thành phần hóa học bao gồm:

  • Flavonoid: Được biết đến như một dưỡng chất có nhiều tác dụng với sức khỏe con người, hỗ trợ cải thiện sức khỏe tim mạch, đường huyết và ngăn ngừa ung thư.
  • Tannin: Đây là hoạt chất được tìm thấy ở nhiều loại thực vật nói chung, có tác dụng giảm viêm, chống lại tổn thương tại tế bào và chống viêm hiệu quả.
  • Coumarin: Có tác dụng vượt trội trong việc chống đông máu và chống co thắt, làm giãn nở động mạch vành.

Ngoài ra, trong cây quế cũng được tìm thấy có các hoạt chất khác như: Aldehyd cinnamic, Butylacetat, Cinnamyl acetate, Aldehyd cinnamic,… Ngoài ra, trong quế còn được xác nhận có từ 1 – 3% tinh dầu.

Trong vỏ cây quế chi chứa hàm lượng tinh dầu từ 1 - 3%
Trong vỏ cây quế chi chứa hàm lượng tinh dầu từ 1 – 3%

Các công dụng của quế chi trong Y học

Vì là loài cây quen thuộc, quế chi được sử dụng nhiều cả trong ăn uống hàng ngày lẫn trong chữa bệnh. Hầu hết trong các ghi chép Y học cổ truyền lẫn trong Y học hiện đại, cây quế chi đều được sử dụng triệt để.

Tác dụng vị thuốc quế chi trong Y học cổ truyền

Theo các tài liệu để lại trong Y học cổ truyền, cây quế chi có các tính chất và công dụng như sau:

  • Tính vị: Chúng có tính ngọt cay, ấm, và tính nóng.
  • Quy kinh: Thuộc kinh bàng quang, tâm và phế.
  • Công năng: Cây quế có tác dụng thúc đẩy hoạt huyết, trừ tính hàn, giúp cơ thể đổ mồ hôi, thúc đẩy bài tiết, hỗ trợ hệ tiêu hóa và hệ hô hấp. Ngoài ra, chúng còn có khả năng làm ấm kinh lạc cũng như giảm đáng kể hội chứng ngoại sinh.
  • Chủ trị: Các bệnh về nhiễm lạnh, đường hô hấp, cổ họng có đờm, đau khớp, lạnh bụng hay huyết hàn bế kinh.

Công dụng trong Y học hiện đại

Cây quế chi cũng được sử dụng trong Y học hiện đại rất thông dụng. Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc cho biết, tác dụng chính của quế chi được ứng nhiều nhiều nhất có thể kể đến như:

  • Kích thích vị giác, hỗ trợ đường tiêu hóa, ức chế nấm.
  • Co mạch, tăng nhu động ruột và sự co bóp của tử cung.
  • Hỗ trợ tăng tuần hoàn máu, kích thích tiêu hóa và thúc đẩy hệ bài tiết của cơ thể.
  • Tiêu diệt các gốc tự do, chống xơ vữa động mạch và ngăn chặn sự hình thành các khối u.
Đây là vị dược liệu quý trong Đông y và có nhiều ứng dụng trong Tây y
Đây là vị dược liệu quý trong Đông y và có nhiều ứng dụng trong Tây y

TOP 13 bài thuốc sử dụng cây quế chi chữa bệnh hiệu quả

Cũng như nhiều dược liệu khác, cây quế chi cũng được ứng dụng vào các bài thuốc dân gian chữa bệnh tại gia. Tùy vào từng tình trạng bệnh lý, quế chi sẽ được sử dụng theo các hình thức và liệu lượng khác nhau nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

1. Bài thuốc hỗ trợ chữa trị căn bệnh tiểu đường

Tiểu đường hay đái tháo đường là một chứng bệnh phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Với việc sử dụng quế để chữa căn bệnh này, bạn cần chuẩn bị các dược liệu sau:

  • Bột quế chi: 2 muống.
  • Bột yến mạch: 1 muỗng.
  • Nước: 500ml.

Trước tiên, trộn đều 2 loại bột này với nhau thành hỗn hợp. Chia làm 2 phần và sử dụng vào buổi sáng vào buổi tối. Liệu trình này nên kéo dài 15 ngày, sau đó kiểm tra tổng quát để theo dõi tình trạng bệnh.

2. Bài thuốc chữa bệnh phong hàn do hội chứng ngoại cảnh

Bệnh phong hàn có một số những triệu chứng phổ biến như: Cảm lạnh, chảy nước mũi, đau nhức xương khớp, phong thấp,… Với tính nóng, khử lạnh, quế chi cũng được sử dụng trong bài thuốc chữa trị chứng bệnh này. Các loại dược liệu chính mà bạn cần chuẩn bị gồm có:

  • Quế chi đã được cạo bỏ phần vỏ: 46g.
  • Sinh khương: 42g.
  • Thược dược: 42g.
  • Chích cam thảo: 40g.
  • Hạnh nhân: 6 hạt.
  • Ma hoàng: 6g.

Đầu tiên, bạn đem 6g ma hoàng đi sắc với 500ml nước cho đến khi cạn bớt, còn khoảng 450ml nước thì cho các nguyên liệu khác vào. Tiếp tục đun thuốc cho đến khi nước cạn còn khoảng 200ml nước thì tắt bếp. Nước thuốc chia ra làm 2 lần và uống trong ngày.

Có thể sắc thuốc hoặc nghiền quế chi thành bột mịn để sử dụng
Có thể sắc thuốc hoặc nghiền quế chi thành bột mịn để sử dụng

3. Sử dụng cây quế chi chữa chứng dương hư ở tâm

Chứng dương hư ở tâm có nhiều triệu chứng như là: Người bệnh bị đánh trống ngực, thở nông, tức ngực khó thở,… Các dược liệu cần chuẩn bị cho bài thuốc cần có:

  • Quế chi: 120g.
  • Phục linh: 160g.
  • Bạch truật: 80g.
  • Chích cam thảo: 80g.

Tá dược này là vừa đủ cho 1 tháng, nên dùng trong 1 ngày. Làm sạch dược liệu và sắc cùng với một lượng nước vừa đủ, chia làm nhiều lần trong ngày và tốt nhất là nên uống khi nước thuốc vẫn còn ấm.

4. Dùng quế chi chữa chứng dương suy ở ngực

Chứng dương suy ở ngực làm người bệnh phải chịu những triệu chứng như là: Đau tức ngực, nhịp tim ngắt quãng,… Các dược liệu mà bạn cần chuẩn bị sẽ bao gồm:

  • Quế chi: 4g.
  • Thược dược: 12g.
  • Phục linh: 12g.
  • Mẫu đơn bì: 12g.
  • Đào nhân: 8g.

Đầu tiên, bạn rửa sạch rồi sắc tất cả các loại dược liệu này với nước. Đây là định lượng cho 1 tháng thuốc. Với bài thuốc này, bạn nên kiên trì sử dụng mỗi ngày 1 thang cho đến khi khỏi bệnh.

5. Bài thuốc chữa chứng ứ huyết, thai lưu ở phụ nữ

Quế chi là một dược liệu có tác dụng hoạt huyết. Do vậy, với chứng ứ huyết và thai lưu, bạn có thể tham khảo bài thuốc sau:

  • Quế chi: 8g.
  • Phục linh: 8g.
  • Thược dược: 8g.
  • Đào nhân: 8g.
  • Đơn bì: 8g.

Bài thuốc này có 2 cách thực hiện. Với tất cả các dược liệu này, bạn có thể sắc thành nước thuốc để uống hoặc tán thành bột mịn pha với nước ấm thành hỗn hợp sền sệt rồi dùng trong nhiều ngày liên tục.

Quế chi được đánh giá là loại dược liệu đa công năng
Quế chi được đánh giá là loại dược liệu đa công năng

6. Bài thuốc hỗ trợ chữa trị u xơ tử cung

Ngoài chứng ứ huyết, thai lưu thì quế chi cũng được ứng dụng khá nhiều trong việc điều trị bệnh u xơ tử cung ở phụ nữ. Những dược liệu cần có bao gồm:

  • Quế chi: 16g.
  • Xích thược: 16g.
  • Đào nhân: 16g.
  • Mẫu lệ: 16g.
  • Hải tảo: 16g.
  • Miết giáp: 16g.
  • Hồng hoa: 10g.
  • Nga truật: 8g.
  • Nhũ hương: 8g.
  • Sơn lăng: 8g.
  • Một dược: 8g.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ, bạn tán các nguyên liệu ra thành bột mịn, trộn với mật ong rồi làm thành từng viên dùng dần. Mỗi lần sử dụng, bạn lấy đủ 12g thuốc, dùng với nước ấm. Khi sử dụng bài thuốc này, mỗi ngày bạn nên uống từ 2 đến 3 lần để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

7. Hỗ trợ chữa trị căn bệnh đa nang buồng trứng

Tuy không phải chứng bệnh hiếm gặp, nhưng đa nang buồng trứng là căn bệnh không thể xem nhẹ. Ngoài việc thăm khám, bạn có thể tham khảo bài thuốc chữa trị sau:

  • Thục địa: 16g.
  • Phục linh: 12g.
  • Bạch thược: 12g.
  • Ngải diệp: 12g.
  • Xuyên khung: 12g.
  • Quy thân: 12g.
  • Mẫu đơn bì: 10g.
  • Phụ tử: 8g.
  • Trần bì: 8g.
  • Ngô thù du: 8g.
  • Can khương: 6g.
  • Quế chi: 4g.

Để thực hiện theo bài thuốc này, mỗi thang thuốc với định lượng như trên bạn cần sắc 2 lần. Mỗi lần cần sắc với 750ml nước để thu được 250ml nước rồi trộn 2 lần sắc lại với nhau, chia làm 3 lần và sử dụng trong ngày.

8. Điều hòa kinh nguyệt bằng cây quế chi

Nhiều bạn nữ gặp các vấn đề kinh nguyệt không đều khi bước vào tuổi dậy thì. Đây không phải vấn đề quá nghiêm trọng, nhưng tốt nhất là không nên để tình trạng này kéo dài. Bạn có thể tham khảo phương thuốc sau để cải thiện tình trạng này. Các loại dược liệu chính mà bạn cần chuẩn bị gồm có:

  • Quế chi: 10g.
  • Hoàng kỳ: 30g.
  • Đương quy: 15g.
  • Kỷ tử: 15g.
  • Ba kích: 12g.
  • Thục địa: 10g.
  • Ngải diệp: 10g.
  • Ngưu tất: 10g.
  • Bạch thược: 10g.
  • Xuyên khung: 8g.
  • Tiểu hồi: 6g.
  • Gừng nướng: 6g.

Sau khi rửa sạch tất cả các dược liệu thì cho vào ấm hoặc nồi dùng với 600ml nước. Đun thuốc cho đến khi nước cạn còn một nửa thì tắt bếp, chắt lấy phần nước. Số nước thuốc này cần được chia làm 3 phần và chia làm 3 lần uống trong ngày.

Quế chi có thể dùng trong bài thuốc bổ khí huyết, ấm bụng, điều kinh cho nữ

9. Bài thuốc cải thiện tiểu tiện khó nhờ cây quế chi

Với những người bệnh bị tiểu buốt, tiểu tiện khó, các bạn cũng có thể tham khảo phương thuốc sau đây. Để áp dụng, bạn cần chuẩn bị:

  • Quế chi: 4g.
  • Bạch truật: 12g.
  • Trạch tả: 12g.
  • Phục linh: 12g.
  • Trư linh: 12g.

Những nguyên liệu sau khi được làm sạch tạp chất, để khô thì tán ra thành bột mịn, trộn lẫn với nhau. Khi sử dụng, bạn nên dùng cùng với nước ấm.

10. Bài thuốc chữa trị cho bệnh viêm mào tinh hoàn

Ở nam giới, bệnh viêm mào tinh hoàn thường có thời gian phát bệnh ngắn hơn 6 tuần và gây nên các triệu chứng đau, sưng. Để chữa trị căn bệnh này, bạn có thể tham khảo bài thuốc sau đây:

  • Quế chi: 4g.
  • Sài hồ: 12g.
  • Ngưu tất: 10g.
  • Đào nhân: 8g.
  • Đại táo: 6g.
  • Chỉ xác: 6g.
  • Hồng hoa: 6g.
  • Bạch thược: 4g.
  • Ngô thù du: 4g.
  • Đương quy: 4g.
  • Tế tân: 3g.
  • Mộc thông: 3g.
  • Sinh khương: 3g.
  • Cam thảo: 2g.

Làm sạch tất cả các dược liệu rồi sắc cùng 500ml nước. Chờ đến khi nước cạn chỉ còn một nửa thì tắt bếp. Chắc lấy nước thuốc rồi chia ra uống 3 lần trong ngày và nên uống sau khi ăn xong khoảng 1 giờ đồng hồ.

Đây cũng là vị dược ứng dụng trong bài thuốc chữa viêm mào tinh hoàn
Đây cũng là vị dược ứng dụng trong bài thuốc chữa viêm mào tinh hoàn

11. Bài thuốc cho bệnh nhân ho có đờm

Ho khan và ho có đờm và hai chứng bệnh thường gặp đối với hệ hô hấp. Để chữa trị chứng bệnh này, các bạn có thể tham khảo phương thuốc sau:

  • Quế chi: 8g.
  • Phục linh: 12g.
  • Cam thảo: 8g.
  • Bạch truật: 8g.

Làm sạch dược liệu chuẩn bị rồi đem đun với 300ml nước. Đun cho đến khi lượng nước trong nồi cạn chỉ còn một nửa thì tắt bếp. Nước thuốc chia làm 2 lần và dùng trong ngày.

12. Ứng dụng quế chi chữa đau nhức xương khớp

Phong thấp, đau nhức xương khớp là bệnh mà nhiều người mắc phải, đặc biệt là khi đã bước qua độ tuổi trung niên. Để chữa bệnh đau nhức xương khớp, các bạn cần chuẩn bị những dược liệu sau:

  • Quế chi: 12g.
  • Phụ tử: 12g.
  • Sinh khương: 12g.
  • Cam thảo: 8g.
  • Đại táo: 3 quả.

Đây là định lượng cho một thang thuốc dùng trong vòng 1 ngày. Rửa sạch dược liệu, sau đó sắc cùng với 300ml nước. Đến khi lượng nước còn lại khoảng 1/3 thì dừng đun, chia ra làm nhiều lần uống trong ngày.

13. Bài thuốc sử dụng cây quế chi dành cho việc chữa trị bệnh sởi

Sởi là căn bệnh không quá hiểm gặp, thường lây qua đường hô hấp và xuất hiện chủ yếu ở trẻ em. Để chữa trị chứng bệnh này, các bạn có thể tham khảo bài thuốc sau:

  • Quế chi: 4g.
  • Cát cánh: 8g.
  • Ma hoàng: 5g.
  • Sinh khương: 5g.
  • Đại táo: 5g.
  • Cam thảo: 4g.
  • Thược dược: 4g.

Đầu tiên, bạn làm sạch rồi cho tất cả các dược liệu vào ấm, sắc với lượng nước vừa đủ trong vòng 30 phút. Số nước thuốc nên chia thành 3 lần và sử dụng trong ngày.

Quế chi cũng là vị dược có mặt trong bài thuốc trị sởi
Quế chi cũng là vị dược có mặt trong bài thuốc trị sởi

Giải đáp các câu hỏi thường gặp về cây quế chi

Cây quế chi là dược liệu thông dụng, được sử dụng khá nhiều kể cả trong văn hóa ẩm thực của người Việt Nam lẫn trong việc chữa bệnh. Tuy nhiên, để sử dụng loại dược liệu này có hiệu quả cũng như tránh các tác dụng phụ, sẽ có rất nhiều điều lưu ý mà chúng ta cần cân nhắc cũng như tham khảo ý kiến của những chuyên gia uy tín.

Những ai nên tránh dùng cây quế chi?

Như đã biết, cây quế chi có vị cay ngọt và tính nóng. Do đó, sẽ có một số người cần tránh không nên sử dụng loại dược liệu này như:

  • Phụ nữ đang ở trong giai đoạn mang thai hoặc đang cho con bú.
  • Người bị mắc các chứng bệnh khiến cơ thể bị nóng, sốt cần hạn chế hoặc không nên sử dụng quế chi hay các loại thuốc được bào chế có chứa loại dược liệu này.
  • Những bệnh nhân bị suy gan hoặc đang điều trị các vấn đề về gan.
Việc sử dụng các bài thuốc chữa bệnh từ quế cần có chỉ định của bác sĩ
Việc sử dụng các bài thuốc chữa bệnh từ quế cần có chỉ định của bác sĩ

Quế chi có tác dụng phụ không?

Tuy có dược tính cao và công năng tương đối đa dạng nhưng quế chi cũng có nhiều tác dụng phụ khi sử dụng. Một số những tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng các loại thuốc có thành phần chiết xuất từ cây quế chi có thể kể đến như là:

  • Xuất hiện các vết dị ứng, mẩn đỏ trên da, có nguy cơ bị viêm da dị ứng.
  • Bị viêm hoặc nhiệt miệng.
  • Triệu chứng nóng trong người.
  • Dễ đỏ mặt, nhịp tim tăng.

Quế chi giá bán bao nhiêu và mua ở đâu uy tín?

Giá bán của quế chi có thể thay đổi tùy vào thị trường, mùa vụ và nguồn cung cấp. Tuy nhiên, thông thường giá bán vỏ quế chi tươi dao động từ 23.000 – 24.000 đồng/kg khi mua sỉ từ các doanh nghiệp, hợp tác xã chuyên ngành quế tại địa phương. Trong khi đó, giá bán của vỏ quế chi khô đã sơ chế ở dạng thái lát, thanh, bột, trà, tinh dầu,… thường dao động từ 100.000 – 300.000 VNĐ/kg.

Để mua được chế phẩm hoặc dược liệu quế chi thô uy tín và chất lượng, bạn nên tìm đến các hợp tác xã sản xuất quế chi, vườn dược liệu hoặc các nhà thuốc Y học cổ truyền chính quy có giấy phép. Hiện nay, bạn cũng có thể tìm mua vỏ quế chi qua các kênh trực tuyến tuy nhiên cần chú ý kiểm tra thông tin nhà cung cấp, đảm bảo nguồn gốc và chất lượng sản phẩm trước khi mua hàng.

Lưu ý khi mua và dùng cây quế chi làm dược liệu chữa bệnh

Khi mua và sử dụng cây quế chi làm dược liệu chữa bệnh, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Mua từ nguồn tin cậy: Chọn mua cây quế chi từ các cửa hàng, hiệu thuốc Y học cổ truyền uy tín hoặc nhà cung cấp được cấp phép, ngoài ra còn có thể thu mua trực tiếp tại vườn dược liệu để đảm bảo chất lượng và nguồn gốc của quế chi.
  • Ưu tiên chọn mua cây quế chi tươi: Nếu có thể, hãy chọn cây quế chi tươi thay vì sản phẩm đã được sơ chế sẵn, đặc biệt đã được nghiền thành bột. Cây quế tươi thường có hương thơm và chất lượng tốt hơn, đồng thời dễ chọn dược liệu chất lượng hơn.
  • Kiểm tra vỏ và lá: Nếu bạn mua cây quế chi đã được chế biến, hãy kiểm tra vỏ và lá của nó. Chúng nên có màu sắc tươi sáng, không bị hư hỏng, mục nát hoặc có dấu hiệu của sự ôi thiu.
  • Bảo quản dược liệu đúng cách: Bạn nên lưu trữ cây quế chi ở nơi khô ráo, mát mẻ và tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trực tiếp. Đảm bảo đóng kín bao bì để ngăn không khí và độ ẩm gây tổn hại đến cây quế.
  • Sử dụng đúng liều lượng: Khi sử dụng cây quế chi làm dược liệu, hãy tuân thủ liều lượng được đề xuất trong các bài thuốc hoặc theo hướng dẫn của chuyên gia y tế. Không tự ý gia giảm liều dùng, sử dụng vượt quá liều lượng, kéo dài liệu trình điều trị khuyến nghị bởi bác sĩ, chuyên gia để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
  • Tìm hiểu về tương tác thuốc: Nếu bạn đang sử dụng thuốc khác hoặc có các vấn đề sức khỏe đặc biệt, hãy thảo luận với bác sĩ hoặc nhà hướng dẫn y tế trước khi sử dụng cây quế chi. Có thể có một số tương tác thuốc hoặc hạn chế sử dụng cho những người có một số điều kiện bệnh cụ thể.
  • Cảnh trọng với nguy cơ dị ứng: Nếu bạn có tiền sử dị ứng với các thành phần của cây quế chi hoặc sản phẩm từ nó, hãy tránh sử dụng hoặc thảo luận với bác sĩ trước khi sử dụng.
Chọn mua quế chi chất lượng từ nguồn cung cấp uy tín
Chọn mua quế chi chất lượng từ nguồn cung cấp uy tín

Trên đây là một số những thông tin về loại cây quế chi. Để đảm bảo sử dụng đúng, vừa đủ và hiệu quả cho việc trị bệnh, các bạn nên tìm mua dược liệu tại những cơ sở uy tín cũng như tham khảo ý kiến của bác sĩ cũng như các chuyên gia trong ngành trước khi sử dụng.

Xem thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0961716466

Tin mới

Mỡ máu cao là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Máu Nhiễm Mỡ Có Nguy Hiểm Không? Căn Bệnh “Thời Đại Mới” Tiềm Ẩn Nguy Cơ Đột Quỵ

Hệ quả của cuộc sống hiện đại, với lối sống thiếu vận động và chế...
chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...