Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Cây bạch đồng nữ hay còn gọi là cây mò trắng là thảo dược mọc hoang, được sử dụng làm thuốc điều trị nhiều bệnh lý. Trong đó điển hình nhất là dùng điều trị bệnh phụ nữ như khí hư bạch đới, rối loạn kinh nguyệt,… Bên cạnh đó, dược liệu còn được dùng trong điều trị mụn nhọt, cải thiện huyết áp, đau mỏi xương khớp và nhiều vấn đề khác.
Thông tin về dược liệu cây Bạch Đồng Nữ
Cây bạch đồng nữ còn có tên gọi khác là mò trắng hay bấn trắng, tên khoa học là Clerdendron gragrans Vent, thuộc họ Verbenaceae (họ cỏ roi ngựa). Dược liệu mọc hoang ở nhiều nơi được dùng làm thuốc chữa bệnh.
Đặc điểm dược liệu
Cây bạch đồng nữ mọc thành bụi nhỏ, cao khoảng 1m – 1.5m, cây có lá hình trứng dài từ 10cm – 20cm. Mỗi lá có chiều rộng khoảng 8cm – 18cm, xung quanh mép lá có nhiều răng cưa thô và to. Màu sắc của mặt lá phía trên xanh đậm hơn mặt bên dưới, đồng thời lá có lông ngắn mềm bao phủ cả mặt trên và dưới.
Cây ra lá có cuống dài, hoa mọc thành cụm màu trắng hoặc có loại hồng nhạt, mùi thơm, hình dạng chùm hoa như hình mâm xôi với nhiều tán hoa. Đài hoa có hình phễu, 5 thùy hình tròn 3 cạnh.
Đường kính của tràng hoa khoảng 1.5cm, cuống hoa nhỏ dài khoảng 2.5cm. Phần nhụy nằm trên miệng ống và thò dài ra bên ngoài. Hoa thường ra vào các tháng 7 – 8, đậu quả khoảng tháng 9 – 10. Hình dạng quả tròn.
Phân bố
Cây bạch đồng nữ được tìm thấy nhiều ở các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới tại châu Á. Còn tại nước ta, dược liệu mọc hoang nhiều nơi thuộc các tỉnh trung du và đồng bằng. Loại cây này mọc thành bụi nhỏ và rất ưa ánh sáng, chịu được nóng. Chúng thường mọc lẫn cùng với nhiều loại cây khác ven đường, chân đồi, làng mạc.
Hiện nay nhờ mang lại giá trị cho sức khỏe nên dược liệu đã được trồng để thu hái làm thuốc. Thời gian trồng cây thường vào mùa xuân, có thể trồng bằng hạt hoặc cây con, khá dễ trồng, không kén đất. Chỉ cần đất đủ độ ẩm, không bị ngập nước, đồng thời người chăm sóc cũng không mất nhiều công sức, chỉ cần tưới cây giữ ẩm và làm cỏ.
Bộ phận dùng
Sử dụng rễ và lá làm thuốc.
Thu hái và chế biến
Lá bạch đồng nữ (mò trắng) có thể thu hái quanh năm, đặc biệt vào thời gian cây chuẩn bị ra hoa. Hái chọn các loại lá bánh tẻ, không sâu úa. Phần rễ thu hái từ những cây dược liệu đã trưởng thành. Sau khi đào mang đi rửa sạch, phơi hoặc sấy khô để bảo quản.
Bảo quản
Bảo quản nguyên rễ hoặc cùng có thể thái phiến mỏng. Để dược liệu nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm móc.
Thành phần hóa học
Qua các nghiên cứu cho thấy, cây dược liệu chứa nhiều muối canxi. Bên cạnh đó còn có các hoạt chất có lợi khác như flavonoid, tanin, cumarin, acid nhân thơm, cùng với aldehyd nhân thơm, dẫn chất amin cabonyl,…
Vị thuốc cây bạch đồng nữ
Tính vị
Cây bạch đồng nữ có tính hàn, vị đắng.
Quy kinh
Quy vào kinh Tâm, kinh Tỳ.
Tác dụng dược lý
Theo y học cổ truyền: Dược liệu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể, trừ phong thấp, giảm viêm. Được dùng trong hỗ trợ điều trị các vấn đề về phụ khoa cho phụ nữ như rối loạn kinh nguyệt, viêm loét tử cung. Ngoài ra cây bạch đồng nữ còn có tác dụng trị mụn nhọt, viêm mật, vàng da, huyết áp.
Theo y học hiện đại:
- Nghiên cứu cho thấy dược liệu có tác dụng hạ huyết áp, thích hợp cho người mắc bệnh huyết áp cao nhờ vào tác dụng giãn mạch ngoại vi. Ngoài ra dược liệu còn giúp kích thích tiểu tiện, ngăn tình trạng viêm do ảnh hưởng của phenol.
- Các thí nghiệm được tiến hành trên động vật cho thấy sự thay đổi của huyết áp hạ đột ngột, tỷ lệ chiếm 1/2 trong tổng số động vật được thí nghiệm, phần còn lại có biểu hiện hạ huyết áp từ từ nhưng không kéo dài.
- Ngoài ra, một số thí nghiệm trên chuột bạch còn cho thấy cây bạch đồng nữ còn có tác dụng trấn tĩnh, không gây buồn ngủ, làm giãn mạch, giảm đau,…
Liều dùng và cách sử dụng
Sử dụng từ 15g – 20g/lần, sắc thuốc lấy nước uống đơn độc hoặc kết hợp thêm nhiều vị thuốc khác.
Độc tính
Cây có độc tính thấp.
Bài thuốc thuốc chữa bệnh từ cây bạch đồng nữ
Sử dụng cây bạch đồng nữ làm thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh lý cho phụ nữ, đồng thời giúp giảm các triệu chứng của nhiều bệnh lý khác. Tham khảo một số bài thuốc dưới đây:
1. Bài thuốc trị huyết áp cao
Sắc 12 gram – 16 gram bạch đồng nữ lấy nước thuốc uống mỗi ngày, không để qua đêm. Kiên trì áp dụng một thời gian tình trạng tăng huyết áp bắt đầu cải thiện đáng kể.
2. Bài thuốc trị đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt
Sử dụng 2 gram bạch đồng nữ, kết hợp với ngải cứu, ích mẫu, hương phụ mỗi vị 2 gram. Sắc nấu thành cao lỏng với lượng 20ml, bảo quản dùng dần, uống trước khi có kinh 10 ngày.
3. Bài thuốc chữa khí hư, bạch đới ở nữ
Sử dụng 20 gram bạch đồng nữ, 10 gram mỗi vị trần bì, ngải cứu, hương phụ, ích mẫu. Nguyên liệu sắc với 1 lít nước, dùng nước thuốc trong ngày không để qua đêm. Áp dụng liên tục khoảng 2 – 3 tuần sau khi có kinh.
4. Bài thuốc trị đỏ khớp, nóng sưng khớp
Nguyên liệu gồm có 80 gram cây bạch đồng nữ, 8 gram mỗi vị tầm xuân, cà gai leo, đơn răng cưa, cành dâu và cây đơn tướng quân, kết hợp cùng với 120 gram dây gấm. Sắc nấu nước chia thành 2 lần uống trong ngày.
5. Bài thuốc tổn thương niêm mạc mắt, vàng da
Chuẩn bị 10 gram rễ bạch đồng nữ rửa sạch, sắc nấu với 400ml nước đến khi cạn còn một nửa, chia thuốc thành 2 lần uống trong ngày.
6. Bìa thuốc trị mụn nhọt, chốc lở
Sử dụng một nắm cây bạch đồng nữ rửa sạch đun sôi khoảng 15 phút, dùng nước ngâm và tắm rửa trị bệnh ngoài da.
7. Bài thuốc trị viêm gan, vàng da
Sử dụng 20 gram bạch đồng nữ kết hợp với 20 gram cà gai leo. Rửa sạch nguyên liệu nấu với 1 lít nước đầy đến khi cạn còn 500ml. Chia thuốc thành nhiều lần uống hết trong ngày.
8. Bài thuốc điều hòa kinh nguyệt
Sử dụng các nguyên liệu gồm 16 gram bạch đồng nữu, 2 gram nghệ vàng, ngải cứu, 10 gram đậu đen, 4 gram ích mẫu và 15 gram hương phụ. Sắc nước uống ngày 1 thang, dùng trong ngày.
9. Bài thuốc trị viêm gan
Sử dụng 15 gram bạch đồng nữ, diệp hạ châu, chi tử kết hợp với 12 gram nhân trần. Sắc với 600ml nước đến khi cạn còn 200ml, uống mỗi ngày liên tục trong khoảng 3 – 4 tuần.
Lưu ý khi dùng cây bạch đồng nữ chữa bệnh
Cây bạch đồng nữ mang lại nhiều giá trị cho sức khỏe, đặc biệt hiệu quả trong chữa trị các bệnh lý phụ khoa. Tuy nhiên khi dùng bạn nên thận trọng một số vấn đề:
- Không lạm dụng dược liệu, sử dụng với lượng ồ ạt có khả năng gây ngộ độc.
- Thận trọng khi dùng với người có tiền sử dị ứng với thảo dược, tốt hơn hết nên thăm khảo ý kiến bác sĩ, thầy thuốc trước khi dùng.
- Không dùng cho phụ nữ đang mang thai, người bị suy giảm chức năng gan, thận,…
Dược liệu cây bạch đồng nữ được thu hái làm thuốc chữa trị nhiều vấn đề cho chị em phụ nữ. Ngoài ra dược liệu còn mang lại nhiều lợi ích chữa trị các bệnh lý khác. Nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên thăm khám và nhờ bác sĩ, thầy thuốc uy tín tư vấn và lựa chọn dược liệu điều trị phù hợp nhất.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!