Huyệt Khúc Trạch: Cách Xác Định Vị Trí Và Ứng Dụng Trị Bệnh

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Huyệt Khúc Trạch là nơi giao giữa các dây thần kinh cùng bó cơ nên khi khai thông mở huyệt sẽ có tác động mạnh đến sức khỏe. Trong Đông y, các thầy thuốc thường ứng dụng huyệt trong điều trị một số bệnh lý kinh niên. Cụ thể, huyệt có thể hỗ trợ điều trị những bệnh gì? Cần lưu ý ra sao khi khai thông huyệt để đảm bảo an toàn? Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc sẽ giải đáp trong bài viết sau.

Giới thiệu tổng quan về huyệt Khúc Trạch

Huyệt Khúc Trạch lần đầu được nhắc đến trong thiên Bản Du (Thiên 2, sách Linh Khu). Tên của huyệt đạo được giải thích như sau: “Khúc” chỉ vị trí khúc khuỷu, không bằng phẳng, “Trạch” chỉ phần lõm xuống trong phạm vi rộng. Như vậy, “Khúc Trạch” được hiểu là huyệt nằm tại phần lõm vào bên trong của khuỷu tay. Về đặc tính, đây là huyệt đạo thứ 3 của của kinh Tâm bào và là huyệt Hợp, thuộc vào hành Thủy.

Vị trí huyệt Khúc Trạch nằm tại phần khuỷu tay, ngay chỗ lõm vào trên đường nếp gấp. Cách xác định huyệt đạo này đơn giản thông qua các bước như sau:

  • Bước 1: Hơi gập cánh tay lại để lộ rõ đường nếp gấp của khuỷu cánh tay.
  • Bước 2: Xác định điểm nằm ngay phía trong của đường gân cơ lớn trên nếp gấp, nơi có mạch đập mạnh chính là vị trí của huyệt đạo Khúc Trạch.

Khi tiến hành giải phẫu vị trí huyệt đạo sẽ thấy những đặc điểm sau:

  • Dưới lớp da của vùng huyệt là bờ trong gân cơ của hai đầu cánh tay, bờ trên cơ sấp tròn và cơ cánh tay trước, cùng với khe khớp khuỷu tay.
  • Các nhánh dây thần kinh cơ – da và dây thần kinh giữa chính là dây thần kinh vận động cơ.
  • Da của vùng huyệt được tiết đoạn thần kinh D1 và C6 chi phối.
huyet khuc trach
Hình ảnh minh họa huyệt đạo Khúc Trạch

Xem thêm: Huyệt Thập Tuyên: Hướng Dẫn Khai Thông Và Ứng Dụng Trị Bệnh

Công dụng của huyệt Khúc Trạch

Bất cứ huyệt đạo nào trên cơ thể cũng có tác dụng nhất định đối với sức khỏe. Huyệt Khúc Trạch cũng vậy, khi tác động đúng cách lên huyệt sẽ giúp thông Tâm khí, thư cân, đồng thời sơ giáng nghịch khí tại thượng tiêu. Đặc biệt, các công dụng được chia theo phạm vi tại chỗ, theo đường kinh và theo phạm vi toàn thân. Cụ thể như sau:

  • Phạm vi tại chỗ: Giúp điều trị chứng sưng đau khuỷu tay.
  • Theo đường kinh: Khi bấm huyệt sẽ giúp điều trị đau dạ dày, đau ruột thừa, đau cánh tay, cẳng tay, thấp tim, đau tim, hồi hộp,…
  • Phạm vi toàn thân: Huyệt có tác dụng trị sốt, chân tay co giật, khô miệng, nôn do cảm hàn hoặc thai nghén, thổ tả, phiền táo, ra mồ hôi đầu.

Cách châm cứu, bấm huyệt Khúc Trạch

Huyệt Thái Uyên là một tử huyệt, vậy nên khi tác động vào huyệt đạo này sẽ càng cần nghiêm túc, cẩn trọng, áp dụng đúng kỹ thuật từng bước để phòng tránh nguy cơ tai biến. Bởi đã không ít trường hợp tác động châm cứu, bấm huyệt sai cách làm tổn thương nội khí, dẫn đến hậu quả khôn lường.

Vì vậy, dưới đây Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc hướng dẫn chi tiết kỹ thuật châm cứu, bấm huyệt Khúc Trạch như sau:

Liệu pháp bấm huyệt

Một trong những cách khai thông huyệt Khúc Trạch được ứng dụng phổ biến nhất là liệu pháp bấm huyệt. Với ưu điểm đơn giản, dễ thực hiện, người bệnh hoàn toàn có thể tự tiến hành tại nhà thông qua các bước sau đây.

  • Bước 1: Xác định vị trí huyệt Khúc Trạch theo hướng dẫn của thầy thuốc.
  • Bước 2: Dùng đầu ngón tay cái day ấn vào huyệt đạo theo chuyển động hình tròn trong 3 phút.

Mỗi ngày day ấn từ 2 – 3 lần vào các thời điểm sáng hoặc tối, đều đặn trong khoảng 1 tháng sẽ thấy tình trạng bệnh cải thiện đáng kể.

huyet khuc trach
Mỗi ngày day ấn từ 2 – 3 lần sẽ thấy tình trạng bệnh cải thiện đáng kể

Liệu pháp châm cứu

So với bấm huyệt, liệu pháp châm cứu có tác động sâu dưới da huyệt đạo nên hiệu quả chữa trị tốt hơn. Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến việc quá trình thực hiện cần hết sức cẩn thận để tránh gây tai biến. Vì thế, để trị bệnh với liệu pháp châm cứu huyệt Khúc Trạch, người bệnh cần đến phòng khám chuyên khoa để thầy thuốc tiến hành thực hiện.

  • Bước 1: Xác định vị trí huyệt Khúc Trạch.
  • Bước 2: Dùng kim châm cứu châm thẳng vào huyệt với độ sâu từ 0.5 – 0.8 thốn.
  • Bước 3: Cứu 3 – 5 tráng. Ôn cứu từ 5 – 10 phút. Thời gian cụ thể thầy thuốc sẽ dựa vào mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Lưu ý, trong trường hợp bị sốt cao do cảm nắng hoặc do viêm ruột thừa, thầy thuốc sẽ điều trị bằng cách dùng kim Tam Lăng châm nặn 1 ít máu ở huyệt.

Dù châm cứu hay bấm huyệt cũng cần thực hiện đúng kỹ thuật, đúng quy trình và đảm bảo yếu tố vệ sinh dụng cụ hỗ trợ, tránh viêm nhiễm nguy hiểm sức khỏe, tính mạng.

Phối huyệt Khúc Trạch trong Y học cổ truyền

Không thể phủ nhận những công dụng mà huyệt Khúc Trạch mang lại cho sức khỏe. Nhưng nếu biết cách phối hợp Khúc Trạch cùng một số huyệt đạo tương hợp sẽ giúp tăng hiệu quả này lên nhiều lần. Có nhiều cách phối huyệt để hỗ trợ điều trị các bệnh khác nhau, dưới đây Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc đã tổng hợp lại toàn bộ những cách phối được ghi chép trong tài liệu Y thư cổ như sau:

  • Phối cùng huyệt Kinh Cừ: Điều trị cánh tay đau, co rút (theo Thiên Kim Phương)
  • Phối cùng huyệt Thần Môn: Điều trị suyễn, nôn ra máu, cơ thể lạnh toát (theo Thiên Kim Phương)
  • Phối cùng huyệt Kinh Cừ + huyệt Thái Khê: Giúp điều trị tức ngực, sốt rét (theo Tư Sinh Kinh)
  • Phối cùng huyệt Hành Gian + huyệt Ngư Tế + huyệt Thần Môn + huyệt Thái Xung: Điều trị ho ra máu (theo Tư Sinh Kinh)
  • Phối cùng huyệt Chiếu Hải + huyệt Hội Âm: Điều trị chứng tê (theo Giáp Ất Kinh)
  • Phối cùng huyệt Liệt Khuyết: Điều trị ho phong đàm (theo Ngọc Long Kinh)
  • Phối cùng huyệt Ngư Tế: Điều trị họng khô, cổ khô (theo Châm Cứu Đại Thành)
  • Phối cùng huyệt Dịch Môn: Điều trị hàn huyết (theo Châm Cứu Đại Thành)
  • Phối cùng huyệt Nội Quan + huyệt Tứ Phùng: Điều trị ho gà (theo Châm Cứu Học Thượng Hải)
  • Phối cùng huyệt Hợp Cốc + huyệt Thận Du: Điều trị phổi ung (áp xe phổi), nôn ra mủ (theo Loại Kinh Đồ Dực)
  • Phối cùng huyệt Nội Quan + huyệt Khúc Trì + huyệt Tâm DuXích Trạch: Điều trị chứng vô mạch (theo Cấp Cứu Châm Cứu Liệu Pháp).

Trên đây là những cách phối huyệt đạo đã được ghi chép trong y thư cổ. Trên thực tế, thầy thuốc sẽ còn linh hoạt bổ sung thêm hoặc giảm bớt huyệt đạo trong quá trình trị bệnh. Điều này sẽ phụ thuộc tùy vào tình trạng cơ thể người bệnh và mức độ bệnh hiện tại ra sao.

huyet khuc trach
Phối hợp Khúc Trạch cùng một số huyệt đạo tương hợp sẽ giúp tăng hiệu quả trị bệnh

Lưu ý khi tác động khai mở huyệt đạo

Để quá trình ứng dụng huyệt đạo trong trị bệnh đạt hiệu quả tốt và đảm bảo an toàn cho sức khỏe, trong Y học cổ truyền đưa ra một số nguyên tắc quan trọng mà cả người bệnh và thầy thuốc đều cần tuân thủ. Các nguyên tắc cụ thể như sau:

  • Trong quá trình châm cứu và bấm huyệt, người bệnh cần ở trong tư thế thoải mái, thả lỏng để đảm bảo kết quả điều trị tốt nhất.
  • Trước và sau khi châm cứu, bấm huyệt, người bệnh không sử dụng các loại đồ uống có cồn như bia rượu, không hút thuốc hay dùng các chất kích thích. Bởi những chất này sẽ làm giảm hiệu quả chữa bệnh, thậm chí dẫn đến những tác dụng phụ nguy hiểm.
  • Trong quá trình thực hiện khai thông bấm huyệt, nếu cơ thể xuất hiện các tình trạng bất thường như đổ nhiều mồ hôi, hoa mắt, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn,… cần ngừng ngay và nhanh chóng báo cho thầy thuốc để được cấp cứu.
  • Không tự ý phối các huyệt đạo với nhau khi chưa được sự hướng dẫn của thầy thuốc. Bởi kết hợp sai cách có thể dẫn đến những tai biến nguy hiểm sức khỏe.
  • Phương pháp tác động châm cứu, bấm huyệt trị bệnh thường mất nhiều thời gian để phát huy tác dụng. Vậy nên, người bệnh cần thực sự kiên trì, không vội vàng, chán nản mà bỏ dở liệu trình chữa bệnh.
  • Để thúc đẩy hiệu quả điều trị bệnh lý, cải thiện sức khỏe, người bệnh kết hợp một chế độ ăn uống đủ chất, sinh hoạt khoa học, không thức khuya, ngủ đủ giấc, cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi. Đồng thời tập thể dục mỗi ngày để nâng cao đề kháng cho cơ thể.
  • Không thể phủ nhận hiệu quả từ phương pháp châm cứu, bấm huyệt trị bệnh. Nhưng một số trường hợp được khuyến cáo không châm cứu, bấm huyệt như: Phụ nữ có thai, trẻ nhỏ, người bị rối loạn đông máu, bị suy giảm chức năng gan thận,…

Huyệt Khúc Trạch là huyệt đạo quan trọng, khi xác định đúng cách và khai thông đúng kỹ thuật sẽ giúp điều trị nhiều bệnh lý điển hình. Đồng thời, để đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả, trong quá trình ứng dụng huyệt đạo cần tuân thủ đúng theo các nguyên tắc đã được thầy thuốc, bác sĩ xây dựng.

Xem thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0988954675

Tin mới

Mỡ máu cao là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Máu Nhiễm Mỡ Có Nguy Hiểm Không? Căn Bệnh “Thời Đại Mới” Tiềm Ẩn Nguy Cơ Đột Quỵ

Hệ quả của cuộc sống hiện đại, với lối sống thiếu vận động và chế...
Viện thăm khám bệnh nhân đột quỵ

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Thăm Khám Bệnh Nhân Đột Quỵ Hoàn Cảnh Khó Khăn 

Vào 19/11 vừa qua, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc đã phối hợp cùng...
chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...