Huyệt Xích Trạch Là Gì? Tìm Hiểu Công Năng Và Cách Tác Động 

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Trong Y học cổ truyền, huyệt Xích Trạch được biết đến là nơi giao thoa giữa luồng khí bên ngoài và luồng khí bên trong của cơ thể. Vậy nên, các tác động vào huyệt vị này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, khi tác động sai cách có thể tiềm ẩn những tai biến nghiêm trọng. Để đảm bảo hiệu quả tích cực cho sức khỏe và tránh rủi ro không mong muốn, dưới đây Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc sẽ chia sẻ chi tiết thông tin về huyệt đạo này.

Giới thiệu tổng quan về huyệt Xích Trạch

Trên cơ thể con người có hàng trăm huyệt đạo và mỗi huyệt sẽ có những đặc điểm riêng biệt. Huyệt Xích Trạch cũng vậy, vì thế Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc sẽ cung cấp những thông tin chi tiết liên quan đến đặc tính, vị trí huyệt đạo ngay sau đây.

Huyệt Xích Trạch là gì? Đặc tính thế nào?

Giải thích ý nghĩa tên huyệt đạo, trong Trung Y Cương Mục ghi chép rằng tên huyệt bắt nguồn từ vị trí trí nằm tại chỗ trũng giống cái ao (trạch) tại khuỷu tay, cách đường lằn chỉ cổ tay 1 xích (đơn vị đo thời xưa), vậy nên được gọi là Xích Trạch. Ngoài ra huyệt còn có tên gọi khác là Quỷ Thọ, Quỷ Đường.

Huyệt có xuất xứ từ Thiên Bản Du (L.Khu 2), sở hữu những đặc tính như:

  • Huyệt Hợp, thuộc hành Thuỷ.
  • Huyệt tả của kinh Phế.

Huyệt Xích Trạch nằm ở đâu?

Như đã chia sẻ, vị trí huyệt đạo có thể hình dung ngay trong tên gọi. Cụ thể, Xích Trạch huyệt nằm trên đường chỉ ở mặt trước khuỷu tay. Cách xác định huyệt được thực hiện bằng cách gập cánh tay lại để hiện lên nếp gấp tại khuỷu tay, từ đó xác định vị trí huyệt tại chỗ lõm bờ ngoài của gân cơ nhị đầu cánh tay. Khi giải phẫu vị trí này sẽ thấy những đặc điểm như sau:

  • Dưới da vùng huyệt đạo là bờ ngoài gân cơ 2 đầu của cánh tay, rãnh 2 đầu ngoài, bờ trong gần phía trên cơ ngửa dài cùng cơ cánh tay trước và khớp khuỷu tay.
  • Thần kinh vận động cơ vùng huyệt là nhánh của thần kinh cơ – da và dây thần kinh quay.
  • Da vùng huyệt đạo chịu sự chi phối của tiết đoạn thần kinh C6.
huyet xich trach
Hình ảnh minh họa huyệt Xích Trạch

Xem thêm: Huyệt Thông Lý Ở Đâu? Tìm Hiểu Công Năng Và Cách Khai Thông

Tìm hiểu tác dụng huyệt Xích Trạch đối với sức khỏe

Huyệt Xích Trạch được đánh giá là một trong những huyệt đạo có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người. Bởi huyệt nằm tại nơi giao điểm giữa phần dương khí và âm khí trên cơ thể, nên khi tác động vào huyệt đúng cách sẽ hỗ trợ điều trị được nhiều chứng bệnh. Cụ thể như sau:

  • Huyệt có khả năng thúc đẩy quá trình trao đổi khí trong phổi, giúp điều hòa nhịp thở, làm sạch phổi, hỗ trợ trong điều trị ho ra máu, ho kèm sốt, tức ngực, tăng tiết dịch hô hấp, viêm họng,…
  • Khi tác động châm cứu hoặc bấm huyệt đúng cách còn có thể tăng cường chức năng thận, giúp đào thải các độc tố tồn đọng trong cơ thể, nhờ đó sức khỏe được cải thiện rõ rệt.
  • Ngoài ra, huyệt đạo còn có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng thấp khớp, sưng viêm chi trên, liệt nửa người, đau mỏi vai gáy, hen suyễn, viêm họng, viêm amidan,…

Cách châm cứu, bấm huyệt Xích Trạch chuẩn Y học cổ truyền

Việc lựa chọn chính xác phương pháp tác động huyệt đạo vô cùng quan trọng quyết định đến hiệu quả trị bệnh. Đối với huyệt Xích Trạch, trong Y học cổ truyền thường ứng dụng châm cứu và bấm huyệt. Kỹ thuật sẽ được thực hiện theo từng bước cụ thể như sau:

Kỹ thuật bấm huyệt Xích Trạch trị bệnh

Người bệnh có thể tự bấm huyệt tại nhà để hỗ trợ điều trị bệnh thông qua các bước hướng dẫn sau đây:

  • Bước 1: Xác định chuẩn xác vị trí huyệt Xích Trạch.
  • Bước 2: Đặt đầu ngón tay lên vị trí vừa xác định, thực hiện day ấn với lực vừa đủ theo vòng tròn, duy trì trong 2 – 3 phút. Quy trình này được lặp lại 2 lần/ngày để cải thiện bệnh.

Kỹ thuật châm cứu huyệt đạo

Châm cứu là phương pháp được khuyến cáo cần thực hiện bởi bác sĩ, chuyên gia tại phòng khám Đông y. Điều này nhằm đảm bảo hiệu quả chữa trị và an toàn sức khỏe cho người bệnh. Kỹ thuật châm cứu được bác sĩ áp dụng như sau:

  • Bước 1: Áp dụng các cách tìm huyệt Xích Trạch ở đâu như đã hướng dẫn.
  • Bước 2: Khử trùng, sát khuẩn kim châm cứu, sau đó đâm trực tiếp lên huyệt với độ sâu từ 0.5 – 1 thốn. Thời gian ôn cứu trong 10 phút.
  • Bước 3: Rút kim châm cứu và nhẹ nhàng xoa bóp để tăng lưu thông tuần hoàn máu.
huyet xich trach
Châm cứu lên huyệt với độ sâu từ 0.5 – 1 thốn

Phối huyệt Xích Trạch nâng cao tác dụng trị bệnh

Để nâng cao tác dụng điều trị bệnh, trong Y thư cổ ghi chép lại công thức phối huyệt Xích Trạch cùng các huyệt đạo tương hợp như sau:

  • Phối hợp cùng huyệt Thiếu Trạch (Ttr.1) giúp điều trị hụt hơi, đau hông, tâm phiền (theo Thiên Kim Phương).
  • Phối hợp cùng huyệt Cách Du (Bq.17) + huyệt Kinh Môn (Đ.25) + huyệt Y Hy (Bq.45) giúp điều trị vai lưng lạnh, bả vai đau do hư (theo Thiên Kim Phương).
  • Phối cùng huyệt Âm Giao (Nh.7) + huyệt Hành Gian (C.2) + huyệt Hợp Cốc (Đtr.4) + huyệt Khúc Trì (Đtr.11) + huyệt Tam Âm Giao (Ty.6) + huyệt Thủ Tam Lý (Đtr.10) + huyệt Túc Tam Lý (Vi.36) giúp điều trị lưng và hông sườn đau do chấn thương (theo Châm Cứu Tụ Anh).
  • Phối cùng huyệt Thần Môn (Tm.7) giúp điều trị tay tê (theo Châm Cứu Đại Thành).
  • Phối cùng huyệt Hợp Cốc (Đtr.4) + huyệt Khúc Trì (Đtr.11) giúp điều trị khuỷu tay sưng đau (theo Châm Cứu Đại Thành).
  • Phối cùng huyệt Đại Lăng (Tb.7) + huyệt Gian Sử (Tb.5) + huyệt Tiểu Hải (Ttr.8) giúp điều trị khuỷu tay sưng đau (theo Châm Cứu Đại Thành).
  • Phối hợp cùng huyệt Nhân Trung (Đc.26) + huyệt Ủy Trung (Bq.40) giúp điều trị lưng sườn đau do ngã tổn thương (theo Châm Cứu Đại Thành).
  • Phối cùng huyệt Chi Câu (Ttu.6) + huyệt Côn Lôn (Bq.60) + huyệt Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + huyệt Nhân Trung (Đc.26) + huyệt Thúc Cốt (Bq.65) + huyệt Ủy Trung (Bq.40) giúp điều trị lưng đau do chấn thương (theo Châm Cứu Đại Thành).
  • Phối cùng huyệt Khúc Trì (Đtr.11) điều trị khủy tay co rút (theo Ngọc Long Ca).
  • Phối cùng huyệt Côn Lôn (Bq.60) + huyệt Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + huyệt Hạ Liêu (Bq.34) + huyệt Nhân Trung (Đc.26) + huyệt Thúc Cốt (Bq.65) + huyệt Ủy Trung (Bq.40) điều trị lưng đau do tổn thương (theo Y Học Cương Mục).
  • Phối cùng huyệt Đàn Trung (Nh.17) + Phế Du (Bq.13) + Thái Khê (Th.3) điều trị ho nhiệt (theo Thần Cứu Kinh Luân).
  • Phối cùng huyệt Âm Giao (Nh.7) + huyệt Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + huyệt Hành Gian (C.2) + huyệt Hợp Cốc (Đtr.4) + huyệt Khúc Trì (Đtr.11) + huyệt Thủ Tam Lý (Đtr.10) + huyệt Túc Tam Lý (Vi.36) chữa chứng bệnh hông sườn và lưng đau do chấn thương (theo Thần Cứu Kinh Luân).
  • Phối cùng huyệt Đại Chùy (Đc.14) thấu huyệt Kết Hạch Huyệt + huyệt Hoa Cái (Nh.20) thấu Toàn Cơ (Nh.21) điều trị lao phổi (theo Châm Cứu Học Thượng Hải).
  • Phối cùng huyệt Uỷ Trung (Bq.40) để điều trị đơn độc, tà độc (theo Châm Cứu Học Thượng Hải).
  • Phối cùng huyệt Bá Hội (Đc.20) giúp thanh não, khai khiếu (theo Châm Cứu Học Thượng Hải).
  • Phối cùng huyệt Thiếu Xung (Tm.9) + huyệt Trung Xung (Tb.9) giúp định tâm, an thần (theo Châm Cứu Học Thượng Hải).
  • Phối Thiên Xu (Vi.25) + huyệt Trung Quản (Nh.12) + huyệt Túc Tam Lý (Vi.36) giúp tăng lực cho Vị khí (theo Châm Cứu Học Thượng Hải).
  • Phối cùng huyệt Thiếu Thương (P.11) + huyệt Thương Dương (Đtr.1) giúp thanh nhiệt ở Phế và điều lý Trường Vị (theo Châm Cứu Học Thượng Hải).
  • Phối cùng huyệt Kim Tân + huyệt Ngọc Dịch giúp sinh tân dịch (theo Phối Huyệt Kinh Lạc Giảng Nghĩa).
  • Phối cùng huyệt Cao Hoang (Bq.43) + huyệt Đại Chùy (Đc.14) + huyệt Phế Du (Bq.13) + huyệt Tam Âm Giao (Ty.6) + huyệt Thái Khê (Th.3) có tác dụng trị lao phổi (theo Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).
huyet xich trach
Phối huyệt Xích Trạch cùng huyệt tương hợp nhằm nâng cao tác dụng trị bệnh

Lưu ý khi tác động Xích Trạch huyệt trị bệnh

Huyệt Xích Trạch có liên hệ mật thiết với các cơ quan nội tạng, đặc biệt là phổi và thận. Vậy nên, trong quá trình châm cứu, bấm huyệt cần thực sự cẩn trọng để tránh những biến chứng nguy hiểm.

  • Tìm hiểu kỹ các cách xác định huyệt Xích Trạch trước khi bấm huyệt để đảm bảo tác động chính xác, hiệu quả khi ứng dụng chữa bệnh.
  • Trong quá trình điều trị bệnh với huyệt đạo Xích Trạch, nếu cơ thể có dấu hiệu bất thường, bệnh nhân nên dừng liệu trình và thông báo với bác sĩ để được theo dõi và can thiệp khi cần thiết.
  • Không tự ý kết hợp các huyệt đạo trên cơ thể khi chưa được bác sĩ trực tiếp hướng dẫn. Để đảm bảo an toàn, nên đến các cơ sở Đông y uy tín để bác sĩ, thầy thuốc, người có chuyên môn tiến hành điều trị.

Trên đây là thông tin cơ bản về huyệt Xích Trạch do Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc cung cấp. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về huyệt đạo này, đồng thời ứng dụng hiệu quả trong quá trình cải thiện sức khỏe của mình và người thân.

Xem thêm:

Gọi ngay

0988954675

Tin mới

Chương trình tư vấn sức khỏe miễn phí diễn ra tại quận Bình Thạnh

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Đẩy Lùi Bệnh Lý Tim Mạch Tại Quận Bình Thạnh

Hướng tới “Dự án bảo vệ tim mạch Việt Nam” phủ sóng khắp 63 tỉnh...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

[HOT] Cục Máu Đông Do Vắc-Xin, Đột Quỵ Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả – Chuyên Gia Tim Mạch Giải Đáp

Thông tin AstraZeneca thừa nhận tác dụng phụ của vaccine Covid-19 của họ có thể...