Thuốc Tiêm Chữa Đau Lưng: Tác Dụng Và Rủi Ro Khi Điều Trị
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Sử dụng thuốc tiêm chữa đau lưng được chỉ định cho tình trạng nghiêm trọng. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, xem xét tình trạng sức khỏe và những rủi ro mà người bệnh có thể gặp phải trước khi tiến hành tiêm thuốc. Mọi thắc mắc bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể, chi tiết.
Thuốc tiêm chữa đau lưng là gì? Tác dụng của thuốc
Đau lưng là hiện tượng thường gặp hiện nay, tình trạng này khởi phát bởi nhiều nhiều nguyên nhân. Chẳng hạn một số yếu tố tác động chính như chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, làm việc quá sức, ăn uống thiếu chất, thói quen sinh hoạt không lành mạnh, mắc phải các bệnh lý về cột sống lưng,…
Triệu chứng đau nhức xuất hiện khiến người bệnh nhiều khó khăn trong đi lại, vận động, sinh hoạt hàng ngày. Cơn đau có thể xảy ra ở nhiều vị trí trên lưng như lưng dưới, lưng bên trái, phải, khung chậu, giữa lưng, thắt lưng,…
Tình trạng đau nhức có thể lan rộng, bắt đầu từ âm ỉ đến nhức nhối. Cơn đau có khả năng tái đi tái lại hoặc kéo dài dai dẳng khiến người bệnh không những gặp khó khăn trong sinh hoạt mà còn có dấu hiệu suy nhược cơ thể, gây hại sức khỏe. Chính vì thế, cần sớm phát hiện nguyên nhân và có biện pháp điều trị sớm.
Trường hợp bạn nhận thấy cơ đau thường xuyên xuất hiện, mức độ đau ngày càng nặng nề, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Tại đây, các bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe, nguyên nhân gây bệnh và các yếu tốt liên quan khác để chỉ định phác đồ điều trị cho bệnh nhân.
Hiện nay để điều trị đau lưng, bác sĩ thường kê đơn các loại thuốc dựa trên bệnh án của mỗi người. Trong đó, thuốc tiêm chữa đau lưng chỉ được chỉ định trong trường hợp thật sự cần thiết. Thuốc dạng tiêm có tác dụng chấm dứt các cơn đau dai dẳng, và chỉ phù hợp với tình trạng bệnh nặng.
Thông thường, thuốc được tiêm trực tiếp vào cột sống lưng. Tác dụng tức thời giúp giảm đau và khắc phục các vấn đề liên quan khác. Các dạng thuốc được sử dụng phổ biến là:
- Thuốc tiêm Corticoid:
Thuốc Corticoid dạng tiêm có tác dụng giảm đau và kháng viêm mạnh mẽ hơn các loại thuốc uống. Tuy nhiên, so với thuốc uống, thuốc dạng tiêm ít được sử dụng hơn do nguy cơ phát sinh phản ứng phụ cao.
Trong đó, đặc biệt là tình trạng làm suy giảm hoạt động của tuyến thượng thận, sử dụng liều cao kéo dài gây loãng xương, thoái hóa khớp hoặc các vấn đề xương khớp nghiêm trọng hơn. Chính vì thế, thuốc tiêm chữa đau lưng chứa Corticoid chỉ được chỉ định trong trường hợp thật sự cần thiết.
- Tiêm Ozone:
Bên cạnh thuốc tiêm Corticoid, một số trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định tiêm Ozone cho bệnh nhân nhằm mục đích giảm đau lưng nhanh chóng. Đây là một loại khí được tạo thành từ các nguyên tử CO2, tác dụng giảm đau, giảm viêm sưng xương khớp.
Áp dụng cho đối tượng bệnh nhân mắc thoát vị đĩa đệm tại vị trí cột sống thắt lưng. So với thuốc Corticoid, tiêm Ozone ít nguy cơ biến chứng và giảm đau tốt hơn. Tuy nhiên thực tế hiện nay phương pháp này vẫn chưa được áp dụng rộng rãi.
Các dạng thuốc tiêm cần được chỉ định đúng đối tượng, không sử dụng bừa bãi. Bởi, so với thuốc uống, bôi, thuốc xịt, thuốc dạng tiêm có dược tính khá mạnh. Mặc dù mang lại tác dụng nhanh chóng, tuy nhiên tác dụng phụ cũng khá mạnh mẽ. Vì thế, tốt hơn hết người bệnh nên thăm khám sớm và điều trị bằng các giải pháp an toàn hơn theo chỉ định của bác sĩ.
Khi nào nên dùng thuốc tiêm chữa đau lưng?
Như đã đề cập, tình trạng đau lưng do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, nguy cơ bệnh xương khớp gây đau lưng khá cao, người bệnh cần thăm khám để kịp thời điều trị, ngăn bệnh biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe.
Hiện nay, để cách trị đau lưng có nhiều phương pháp được áp dụng. Tùy tình trạng sức khỏe của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp điều trị phù hợp. Người bệnh nên khám chữa sớm, nhằm tránh phải can thiệp các biện pháp chuyên sâu đòi hỏi chuyên môn cao và tiềm ẩn các rủi ro cho sức khỏe tổng thể.
Trong đó, liệu pháp sử dụng thuốc tiêm chữa đau lưng áp dụng thủ thuật tiêm ngoài màng cứng được áp dụng, hiệu quả giảm đau nhanh. Nhờ thuốc được đưa trực tiếp vào màng cứng với nồng độ cao hơn so với thuốc uống hoặc truyền đường tĩnh mạch. Bên cạnh đó, so với phẫu thuật, phương pháp này cũng an toàn, hiệu quả dài lâu hơn.
Tuy nhiên, bạn đọc cần lưu ý, việc tiêm thuốc chữa đau lưng vẫn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Do đó, chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, trong trường hợp thực sự cần thiết. Ngoài ra, người bệnh nên tìm hiểu và lựa chọn địa chỉ thăm khám uy tín, chất lượng để đảm bảo an toàn trong quá trình khám chữa đau lưng.
Rủi ro khi dùng thuốc tiêm chữa đau lưng
Vậy, nguy cơ nào có thể xảy ra khi sử dụng thuốc tiêm chữa đau lưng? Trường hợp tiêm thuốc ngoài màng cứng điều trị tình trạng đau lưng dưới ảnh hưởng của bệnh xương khớp, người bệnh có thể gặp phải một số rủi ro như:
- Nhiễm trùng: Tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra nếu nơi khám chữa và điều trị mà người bệnh lựa chọn không đảm bảo an toàn, không đạt tiêu chuẩn y khoa. Cụ thể là các thiết bị y tế, vùng tiêm thuốc không được khử trùng sạch sẽ, gây ra tình trạng nhiễm trùng.
- Thủng màng cứng: Nếu người thực hiện gặp sai phạm trong lúc thực hiện điều trị, màng cứng có khả năng bị tổn thương, thủng sau tiêm. Người bệnh lúc này sẽ phải đối mặt với các cơn đau nặng nề.
- Tổn thương thần kinh: Bệnh cạnh các rủi ro kể trên, việc tiêm thuốc chữa đau lưng nếu không thực hiện đúng thủ thuật, xảy ra sai sót khi tiêm có thể ảnh hưởng đến thần kinh của người bệnh. Nguyên nhân là do tiêm sai vị trí, kỹ thuật thực hiện không đúng, vết tiêm bị nhiễm trùng,…
- Chảy máu: Chảy máu là một trong những biểu hiện người bệnh có thể gặp phải sau tiêm. Nguyên nhân là do người bệnh không được kiểm tra, xét nghiệm thận trọng trước khi tiêm. Nguy cơ người bệnh gặp rối loạn khả năng đông máu khi tiêm có thể khiến máu khoang ngoài màng cứng tràn ra ngoài sau tiêm.
Bên cạnh những rủi ro kể trên, khi tiêm thuốc chữa đau lưng, người bệnh có thể bị tụ máu, bầm tím ngoài da, bị đau nhức vị trí tiêm,… Trường hợp biến chứng nặng có thể gây nguy hại tính mạng người bệnh. Do đó, trước khi tiêm thuốc, người bệnh cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín, có bác sĩ chuyên môn tay nghề giỏi, đồng thời thăm khám cẩn thận trước khi tiến hành điều trị.
Lưu ý khi dùng thuốc tiêm chữa đau lưng
Sử dụng thuốc tiêm chữa đau lưng mang lại hiệu quả nhanh chóng, do đó thủ thuật này được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, so với các dạng thuốc khác, thuốc tiêm có nhiều rủi ro hơn, mặc dù tác dụng của thuốc nhanh chóng. Do đó, trước khi dùng bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Chỉ sử dụng thuốc dạng tiêm theo hướng dẫn của bác sĩ. Tốt nhất, bạn nên chủ động thăm khám và tuân thủ theo phác đồ điều trị. Khám chữa càng sớm, nguy cơ phải áp dụng các thủ thuật chuyên sâu càng thấp, giúp bạn phòng tránh được nhiều rủi ro.
- Không tự ý sử dụng thuốc tiêm, đồng thời, khi điều trị nên theo dõi tình trạng sức khỏe. Trường hợp gặp phải dấu hiệu bất thường, bạn nên thông báo với bác sĩ để được kiểm tra, xử lý sớm.
- Sử dụng thuốc với liều dùng hợp lý, khi khám nên khai báo các thuốc dạng uống hoặc thuốc bôi, thuốc xịt đang dùng để bác sĩ cân nhắc kết hợp điều trị thuốc tiêm khi cần thiết.
- Cần tìm hiểu và lựa chọn địa chỉ thăm khám uy tín, chất lượng, có bác sĩ giỏi với trình độ chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm trong nghề.
- Kết hợp điều trị theo chỉ định của bác sĩ và điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống hàng ngày để cơ thể sớm phục hồi, phòng tránh các tương tác không mong muốn.
Thuốc tiêm chữa đau lưng có tác dụng nhanh, dược tính mạnh hơn các dạng thuốc thông thường khác. Do đó, người bệnh chỉ dùng khi đã thông qua xét nghiệm, kiểm tra và được bác sĩ chỉ định. Trường hợp trong quá trình sử dụng thuốc gặp biểu hiện bất thường, bạn nên nhanh chóng thông báo để được hỗ trợ xử lý sớm, phòng ngừa rủi ro gây ảnh hưởng sức khỏe.
Xem Thêm:
- Top 7 Miếng Dán Đau Lưng Tốt Nhất – Giảm Đau Nhanh
- Bấm Huyệt Chữa Đau Lưng: Ưu, Nhược Điểm Khi Điều Trị
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!