Thoát Vị Đĩa Đệm

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xương khớp phổ biến đang ngày càng có xu hướng gia tăng trong xã hội hiện đại. Đặc biệt, bệnh đang dần trẻ hóa xảy ra ở người từ 30 – 60 tuổi. Biến chứng của bệnh rất khó lường, thậm chí mất khả năng vận động nếu không điều trị kịp thời

Thoát vị đĩa đệm là gì?

Đĩa đệm là bộ phận nằm giữa các đốt sống, được cấu tạo từ 2 phần là vỏ bao xơ bên ngoài và nhân nhầy bên trong. Bộ phận này đảm nhận nhiệm vụ co giãn, giúp các đốt xương hoạt động trơn tru, tránh các khớp xương cọ xát vào nhau dẫn đến tổn thương.

Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhày đĩa đệm cột sống bị dịch chuyển ra khỏi vị trí ban đầu, gây chèn ép lên các rễ thần kinh

Thoát vị đĩa đệm (tên tiếng Anh là Herniated Disc) là hiện tượng lớp bao xơ bị rách khiến cho lớp nhân nhầy bên trong đĩa đệm cột sống dịch chuyển ra khỏi vị trí vòng sợi, gây chèn ép lên các rễ thần kinh xung quanh cột sống. Tình trạng đĩa đệm bị thoát bị vị có thể xảy ra ở một hoặc nhiều đĩa đệm trên cùng một cột sống tại một thời điểm nhất định.

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm

Tình trạng thoát vị đĩa đệm có thể xuất phát từ các nguyên nhân bên ngoài lẫn bên trong cơ thể, chẳng hạn như:

1. Do sự lão hóa tự nhiên trong cơ thể

Lão hóa được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh lý nói riêng và rất nhiều bệnh lý xương khớp nói chung. Có thể hiểu đơn giản tình trạng lão hóa này là trước khi dẫn đến thoát vị thì đĩa đệm đã phải trải qua một thời gian dài chịu tác động, áp lực, suy yếu dần và mới bộc lộ triệu chứng thoái hóa

Khi đĩa đệm bị thoái hóa, sự thẩm thấu của hệ xương khớp dần kém đi khiến cho đĩa đệm không có đủ dưỡng chất để phát triển khỏe mạnh, từ đó dẫn đến mất nước và khô. Từ đó các vòng sợi bao xơ cũng dần yếu đi, đến một thời điểm nhất định đĩa đệm chịu một tác động mạnh gây nứt, rách sẽ làm dịch nhân nhầy ra bên ngoài và hình thành bệnh.

2. Do gặp chấn thương, tai nạn

Nếu như nguyên nhân lão hóa là quá trình xảy ra tự nhiên khi tuổi tác cao thì bị chấn thương do tai nạn lại là nguyên nhân khó có thể kiểm soát trước được. Trong sinh hoạt hằng ngày tiềm ẩn rất nhiều sự cố như: tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn khi chơi thể thao hay trong những sinh hoạt đơn giản hằng ngày...

Chấn thương khiến cho đĩa đệm bị tác động dẫn đến thoát vị lệch khỏi vị trí ban đầu. Với nguyên nhân này, người bệnh cần nhanh chóng thăm khám, thực hiện các xét nghiệm chụp chiếu để phát hiện các tổn thương bên trong mà mắt thường không nhìn thấy.

Thoát vị đĩa đệm
Chấn thương do tai nạn khi chơi thể thao, tai nạn lao động... là nguyên nhân gây suy yếu dẫn đến thoát vị đĩa đệm

3. Do thừa cân béo phì

Một chế độ ăn uống kém khoa học chính là nguyên nhân dẫn đến thừa cân béo phì nhanh chóng. Việc trọng lượng cơ thể tăng lên đột ngột là nguyên nhân khiến cho cột sống chịu áp lực lớn trong thời gian dài và làm tăng nguy cơ gây ra bệnh.

4. Do tính chất công việc

Những công việc yêu cầu phải duy trì lâu một tư thế như ngồi, đứng, khom... khiến người bệnh không thoải mái hoặc thực hiện các công việc nặng nhọc cũng là yếu tố nguy cơ góp phần đẩy nhanh quá trình thoái hóa của đĩa đệm.

5. Một số nguyên nhân khác

  • Bệnh có tính chất di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cụ thể khi trong gia đình thành viên bị thoát vị đĩa đệm hoặc các bệnh lý xương khớp tương tự thì nguy cơ di truyền cho thế hệ sau sẽ cao hơn so với những người bình thường.
  • Người có tật xương khớp bẩm sinh như gù vẹo, thoái hóa cột sống... cũng dễ làm tăng nguy cơ dễ mắc bệnh.
  • Thường xuyên thực hiện các thói quen xấu như kẹp điện thoại vào vai nói chuyện, cúi đầu đọc sách, xem điện thoại... cũng có thể gây ảnh hưởng đến chức năng đĩa đệm cổ.

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm

Tương tự như những bệnh lý xương khớp khác, thoát vị đĩa đệm cũng có rất nhiều triệu chứng khác nhau. Trong giai đoạn đầu, triệu chứng thường khá mờ nhạt, khó nhận biết hoặc dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Chỉ khi bệnh phát triển đến giai đoạn nặng mới được biểu hiện thông qua các triệu chứng sau:

Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm khiến cột sống thắt lưng đau nhức, chân tay tê bì, yếu cơ, gây khó khăn trong việc cử động...

  • Đau nhức: Đây là triệu chứng điển hình mà bất kỳ người bệnh nào cũng gặp phải. Cơn đau nhức thường xuất hiện đột ngột ở vùng cổ, vai gáy, thắt lưng hoặc chân tay, sau đó lan rộng sang các cơ quan lân cận. Tính chất cơn đau thường diễn tiến từ âm ỉ đến dữ dội, nặng hơn khi vận động và giảm bớt khi được nghỉ ngơi.
  • Tê bì tay chân: Tình trạng tê bì xảy ra khi lớp nhân nhầy trong đĩa đệm thoát ra ngoài gây chèn ép lên các rễ dây thần kinh. Từ đó gây ra triệu chứng tê bì tại thắt lưng, cổ, sau đó dần lan xuống vùng mông, bẹn, đùi, bắp chân, gót chân. Một số trường hợp bị tê bì còn kèm theo rối loạn cảm giác, rối loạn phản xạ nóng lạnh...
  • Yếu cơ, không đi lại được: Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng, các triệu chứng biểu hiện rõ rệt với mức độ nghiêm trọng cũng là lúc khả năng vận động bị ảnh hưởng. Lúc này, người bệnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tự di chuyển, đi lại. Lâu ngày khi nằm quá nhiều dẫn đến teo cơ, bại liệt và không còn khả năng đi lại bằng hai chân, bắt buộc phải ngồi xe lăn và phụ thuộc vào người khác.
  • Một số triệu chứng khác: Ngoài các triệu chứng tổn thương tại khớp, một số trường trường hợp còn có thể gặp phải một vài triệu chứng toàn thân như: mệt mỏi, sốt cao, chán ăn, sụt cân, tinh thần sa sút...

Cách Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm

Mẹo chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà:

Xoa bóp:

  • Thực hiện các động tác xoa bóp hàng ngày để kích thích máu lưu thông và giảm đau.
  • Tư vấn từ bác sĩ để chọn phương pháp xoa bóp phù hợp.

Tập thể dục:

  • Thực hiện bài tập cơ bản như plank, crunches, và tăng cường cơ lưng để ổn định cấu trúc đĩa đệm.
  • Thảo luận với bác sĩ trước khi bắt đầu để đảm bảo an toàn và phù hợp với tình trạng sức khỏe.

Chườm lạnh hoặc nóng:

  • Áp dụng chườm lạnh giúp hạn chế đau, viêm, và giảm áp lực lên đĩa đệm.
  • Chườm nóng có thể giúp mở rộng mạch máu và tăng cường lưu thông.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Bổ sung canxi từ thực phẩm như sữa, sữa chua, rau cải xanh để hỗ trợ xây dựng và duy trì sức khỏe xương.
  • Vitamin D từ cá hồi, trứng, và sữa giúp hấp thụ canxi.
  • Protein thực vật từ đậu nành, lựu, hạt chia, và omega-3 từ cá hồi hỗ trợ tái tạo mô và giảm viêm.

Cây thuốc Nam và Đông y:

  • Sử dụng lá ngải, lá lốt, cỏ xước, lá mật gấu cho tác dụng giảm đau và chống viêm.
  • Các bài thuốc Đông y như Đẳng sâm, cam thảo, hoàng bá có thể được sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Phương pháp Đông y:

  • Có thể tham khảo các bài thuốc từ Đông y, nhưng cần tư vấn bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Bài thuốc có thể bao gồm các thành phần như đẳng sâm, cam thảo, ý dĩ, thương truật, ngưu tất.

Lưu ý: Trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp nào, bệnh nhân cần thăm khám và thảo luận với bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Thuốc Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm

Dưới đây là 10 loại thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm:

  • Paracetamol: Giảm đau và hạ sốt. An toàn ở liều điều trị. Sử dụng trong đau thắt lưng, đau dây thần kinh tọa.
  • NSAID (Thuốc chống viêm không steroid): Giảm đau và chống viêm. Kiểm soát cơn đau và chống viêm hiệu quả. Cảnh báo về tác dụng phụ nghiêm trọng.
  • Opioids: Giảm đau mạnh cho cơn đau trung bình đến nặng. Sử dụng khi Paracetamol và NSAID không đủ. Cần theo dõi để tránh nghiện.
  • Thuốc giảm đau thần kinh: Dùng khi thoát vị đĩa đệm gây dị cảm thần kinh. Giảm triệu chứng kim châm, nóng rát.
  • Thuốc Giãn Cơ: Giảm cơn đau co thắt. Eperisone và Tolperisone được chỉ định. Sử dụng trong thoát vị đĩa đệm và các vấn đề cột sống.
  • Vitamin Nhóm B: Bổ sung cho điều trị thoát vị đĩa đệm. Phục hồi tế bào thần kinh, ngừa thoái hóa. Cảnh báo về sử dụng đúng liều và theo chỉ định.
  • Thuốc Gây Tê Tại Chỗ: Novacaine giúp giảm đau và triệu chứng thần kinh. Tiêm gây tê phòng ngừa thoái hóa cột sống. Cần thực hiện tại cơ sở y tế uy tín.
  • Tiêm Corticoid: Chống viêm và giảm đau. Được sử dụng chủ yếu tại vị trí tổn thương. Hạn chế sử dụng để tránh biến chứng.
  • Da Vinci Discovery: Sản phẩm giúp cải thiện thoát vị đĩa đệm và sức khỏe xương khớp. Thành phần chính từ sụn khí quản bò rừng. Kết hợp nhiều dưỡng chất như Kẽm, vitamin D, C, B6, Mangan, Magie, Kali, và chiết xuất cỏ đuôi ngựa.
  • Glucosamine MSM Puritan’s Pride: Thành phần chính: Glucosamine, Chondroitin Sulfate, Chất chống viêm MSM. Hỗ trợ giảm triệu chứng đau nhức, tê cứng từ thoát vị đĩa đệm.

Thoát Vị Đĩa Đệm Nên Ăn Gì

Nguyên Tắc Dinh Dưỡng Cho Người Thoát Vị Đĩa Đệm:

Ăn Gì để Hỗ Trợ Sức Khỏe?

  1. Bổ Sung Canxi:
    • Người thoát vị đĩa đệm cần bổ sung canxi để tái tạo tế bào xương và cải thiện chất lượng xương khớp.
    • Thực phẩm: Sữa chua, phô mai, hạt hạnh nhân, rau xanh.
  2. Ăn Thực Phẩm Chứa Omega-3:
    • Omega-3 giúp giảm viêm, giảm đau và cải thiện triệu chứng của thoát vị đĩa đệm.
    • Thực phẩm: Cá thu, cá trích, hạt hướng dương, hạt óc chó.
  3. Bổ Sung Glucosamine và Chondroitin:
    • Thực phẩm chứa nhiều Glucosamine, Chondroitin giúp tái tạo sụn khớp và cấu trúc màng tế bào.
    • Thực phẩm: Xương sườn, sụn bò, bê.
  4. Cung Cấp Nhiều Vitamin:
    • Bổ sung Vitamin giúp tăng cường chuyển hóa, cải thiện sức đề kháng và hệ miễn dịch.
    • Thực phẩm: Trái cây tươi, rau củ quả, ngũ cốc, trứng.
  5. Chất Xơ Cho Hệ Tiêu Hóa:
    • Ăn thực phẩm giàu chất xơ giúp kích thích tiêu hóa và cải thiện hệ tiêu hóa.
    • Thực phẩm: Rau củ quả, yến mạch, trái cây.
  6. Bổ Sung Protein:
    • Protein giúp hỗ trợ năng đỡ xương khớp, tạo khối cơ và cải thiện sức khỏe tổng thể.
    • Thực phẩm: Nấm, hạt, hải sản, thịt trắng.

Kiêng Ăn:

  1. Thịt Đỏ: Hạn chế thịt đỏ để giảm lượng Protein cao và nguy cơ tăng cân.
  2. Chất Béo: Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo để tránh năng lượng dư thừa.
  3. Đường Fructose và Chất Purin: Giảm tiêu thụ thực phẩm chứa đường Fructose và chất Purin để phòng tránh nguy cơ biến chứng.

Các dạng thoát vị đĩa đệm

Bệnh thoát vị đĩa đệm được chia làm 2 dạng phổ biến gồm: thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cổ. Mỗi dạng bệnh có các triệu chứng điển hình như sau:

  • Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: Đây là tình trạng lớp nhân nhầy ở vùng đĩa đệm bị thoát ra ngoài thông qua vết rách trên vỏ bao xơ. Từ đó gây chèn ép lên các rễ thần kinh, tủy sống cùng nhiều cơ quan khác khiến người bệnh chịu nhiều đau đớn, khó chịu. Trong đó, phải kể đến một số vị trí cột sống thắt lưng dễ bị thoát vị nhất là:
  • Thoát vị đĩa đệm L4 L5: Đốt sống L4, L5 là những đốt sống nằm ở vị trí thấp nhất trong cột sống thắt lưng, có nhiệm vụ đảm bảo chức năng nâng đỡ trọng lượng cơ thể. Chính vì phải chịu áp lực tải trọng lớn, nhất là khi bị tác động mạnh chấn thương càng khiến đĩa đệm dễ bị thoát vị.
  • Thoát vị đĩa đệm L5, S1: Đốt sống lưng L5 nằm ngay vị trí thứ 5 còn S1 nằm ở vị trí xương cùng thứ nhất trên cột sống. Đoạn cột sống này được xem là điểm tựa chính của cột sống. Chính vì vậy, nếu gặp bất kỳ tổn thương nào sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng đĩa đệm.
  • Thoát vị đĩa đệm cổ: Đây là tình trạng đĩa đệm giữa của các đốt sống cổ rỉ dịch, phình to lên và tách rời khỏi vị trí ban đầu. Từ đó làm bùng phát các triệu chứng đau nhức, hạn chế cử động do sự chèn ép của các đĩa đệm lên dây thần kinh. Bệnh không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng có thể gây liệt nửa người cùng nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Thoát vị đĩa đệm phát triển qua mấy giai đoạn?

Bệnh thoát vị đĩa đệm thường phát triển qua 4 giai đoạn chính gồm:

  • Giai đoạn phình đĩa đệm

Đây là giai đoạn đầu tiên sau khi hình thành thoát vị đĩa đệm, ở giai đoạn này các triệu chứng thường rất mờ nhạt nên rất khó để phát hiện bệnh tại thời điểm này. Phình đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm phình to và có kích thuốc lớn hơn so với kích thước ban đầu.
Tình trạng này gây ảnh hưởng và suy giảm chức năng đĩa đệm, tùy vào mức độ phình to mà đĩa đệm có thể chèn ép lên rễ dây thần kinh nhiều hay ít. Từ đó gây ra những cơn đau thần kinh khó chịu, tuy nhiên cơn đau ở giai đoạn này thường dễ nhầm lẫn với triệu chứng đau lưng thông thường.

  • Giai đoạn lồi đĩa đệm

Sau khi phình to đĩa đệm bắt đầu chuyển sang giai đoạn lồi. Biểu hiện với một số triệu chứng như đau lưng cục bộ, cơn đau có thể rất dữ dội nếu đĩa đệm chèn ép quá mức lên dây thần kinh. Trong giai đoạn này, cơn đau nhức có khả năng lây lan, bắt đầu từ lưng và lan dần xuống hông, hai chân.
Kèm theo đó là tình trạng lớp nhân nhầy thoát ra ngoài với số lượng lớn gây ra những cơn đau nhức khó chịu ở chân. Nếu bệnh tiến triển đến giai đoạn này nhưng không được điều trị kịp thời sẽ khiến người bệnh gặp vấn đề trong việc di chuyển, có thể lệch sang trái hoặc phải, vừa mất thẩm mỹ vừa gây khó khăn cho việc vận động.

Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm diễn tiến qua 4 giai đoạn từ nhẹ đến nặng

  • Giai đoạn thoát vị đĩa đệm thực thụ

Đến giai đoạn này, lớp vỏ bao xơ bên ngoài đã bị nứt rách hoàn toàn, tạo điều kiện cho lớp nhân nhầy và các tổ chức khác thoát ra ngoài. Tuy nhiên, chúng vẫn còn bám dính với nhau tạo thành một khối, khối này đè ép lên các rễ dây thần kinh và gây ra đau nhức dữ dội, tê bì chân tay khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc vận động.
Các chuyên gia đánh giá thoát vị thực thụ là giai đoạn tương đối nguy hiểm, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều tổn thương nghiêm trọng không thể phục hồi.

  • Giai đoạn thoát vị đĩa đệm có mảnh rời

Ở giai đoạn này cơ thể người bệnh sẽ biểu hiện rất rõ thông qua các triệu chứng như nhắc đến ở phần trên. Nguyên nhân là do nhân nhầy đã thoát hết ra ngoài, tách rời hoàn toàn gây chèn ép lên các rễ dây thần kinh, từ đó gây đau nhức, khó chịu cho người bệnh.
Thậm chí, trong những trường hợp nghiêm trọng bệnh diễn tiến nặng không được điều trị có thể dẫn đến teo cơ, liệt cơ, mất khả năng kiểm soát việc đại, tiểu tiện, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn phế.
Trên đây là 4 giai đoạn cơ bản của bệnh, người bệnh cần chú ý ý quan sát và phát hiện sớm để chủ động điều trị tích cực, phòng ngừa biến chứng và giảm thiểu chi phí tối đa cho việc chạy chữa.

Các biến chứng nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm

Bệnh thoát vị đĩa đệm là căn bệnh không nguy hiểm ở giai đoạn đầu, nhưng khi chuyển biến nặng thì sự xuất hiện của các biến chứng liên quan chính là mối đe dọa đáng lo ngại cho sức khỏe và khả năng vận động của người bệnh. Trong đó, có thể kể đến một số biến chứng thoát vị đĩa đệm phổ biến như:

  • Biến chứng đến hệ thần kinh: Đây là một trong những biến chứng điển hình nhất của bệnh. Nguyên nhân là do đĩa đệm khi thoát vị gây chèn ép lên các dây thần kinh cột sống. Tình trạng này khiến người bệnh thường xuyên chịu sự đau đớn, càng đau nhiều hơn khi vận động, dù là vận động nhẹ.
  • Biến chứng đường tiết niệu: Sự chèn ép của các đĩa đệm lên rễ dây thần kinh vùng thắt lưng vô tình khiến cơ tròn bị rối loạn. Tình trạng này khiến người bệnh mất khả năng tự chủ trong việc đi đại tiện và tiểu tiện.
  • Gây rối loạn cảm giác: Tương tự như gây rối loạn đại tiểu tiện, thoát vị đĩa đệm khiến người bệnh bị rối loạn cảm giác do dây các rễ dây thần kinh liên kết với da bị chèn ép quá mức, dẫn đến mất cảm giác khi tiếp xúc với nhiệt độ nóng lạnh hoặc cảm giác tê bì tay, chân.
  • Biến chứng về khả năng vận động: Những trường hợp thoát vị đĩa đệm diện rộng gây cản trở quá trình lưu thông máu đến các cơ khớp, dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng, tăng nguy cơ bị teo cơ. Nặng hơn chính là gây tàn phế, mất hoàn toàn khả năng lao động, không thể tự đi lại được, nằm yên một chỗ phụ thuộc hoàn toàn vào người khác.

Phòng ngừa thoát vị đĩa đệm bằng cách nào?

Việc điều trị thoát vị đĩa đệm là một quá trình lâu dài và phức tạp, tuy nhiên việc phòng ngừa bệnh lại không hề khó. Chỉ cần tuân thủ các lưu ý sau đây sẽ giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc phải căn bệnh này:

  • Điều chỉnh tư thế đi lại, sinh hoạt, lao động cho phù hợp. Đối với người ngồi thường xuyên cần giữ lưng thẳng, cứ sau 60 - 90 phút đổi tư thế hoặc đứng dậy tập vài động tác thư giãn gân cốt.
  • Tránh mang vác vật nặng quá mức, chú ý nghỉ ngơi nhiều hơn.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, kiểm soát cân nặng, tập thể dục đều đặn hằng ngày để tăng cường sự dẻo dai cho cột sống.
  • Thăm khám thường xuyên nếu đã từng mắc bệnh hoặc thực hiện tầm soát định kỳ để sớm phát hiện nguy cơ mắc bệnh.

Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh thoát vị đĩa đệm, hy vọng sẽ giúp giải đáp mọi thắc mắc của quý bạn đọc về căn bệnh này. Thông tin chỉ mang tính tham khảo, nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường, người bệnh nên thăm khám càng sớm càng tốt để được tư vấn biện pháp điều trị phù hợp nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

7 Mẹo Chữa Đau Dạ Dày Bằng Hạt Sen Hiệu Quả An Toàn Tại Nhà

7 Mẹo Chữa Đau Dạ Dày Bằng Hạt Sen Hiệu Quả An Toàn Tại Nhà

Hạt sen không chỉ là một thực phẩm bổ dưỡng mà còn được biết đến...
Phụ Nữ Bị Bệnh U Xơ Tử Cung Có Uống Được Tảo Xoắn Không? 

Phụ Nữ Bị Bệnh U Xơ Tử Cung Có Uống Được Tảo Xoắn Không? 

U xơ tử cung là một trong những bệnh lý phổ biến ở phụ nữ,...
Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Sức Khỏe Cho Người Dân Phường Xuân Đỉnh

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Sức Khỏe Cho Người Dân Phường Xuân Đỉnh

Vào ngày 28/8 vừa qua, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã tổ chức...