Bị Phồng Đĩa Đệm Có Nên Đi Bộ, Chạy Bộ Không? [Giải đáp]
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Bị phồng đĩa đệm có nên đi bộ, chạy bộ không? Đây là thắc mắc được nhiều người bệnh quan tâm. Chuyên gia cho rằng, người bệnh vẫn có thể tham gia luyện tập, tuy nhiên cần tập đúng, điều chỉnh cường độ tập sao cho phù hợp, tránh ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe.
Lợi ích của việc tập thể dục khi bị phồng đĩa đệm
Phồng đĩa đệm là dạng tổn thương cột sống có thể điều trị, đặc biệt là khi phát hiện từ giai đoạn sớm. Đây còn là trạng thái tổn thương tiền thoát vị đĩa đệm mà nhiều người đang gặp phải. Bệnh hình thành khi bao xơ suy yếu dần, khiến nhân nhầy bị tràn ra gây căng giãn bao xơ.
Khi căng phồng quá mức, bao xơ đĩa đệm có thể bị rách, nứt khiến nhân ngầy chảy ra ngoài, gây ra hiện tượng thoát vị đĩa đệm. Ở trạng thái còn được bao bọc trong bao xơ, thực tế khi đĩa đệm phình giãn quá mức vẫn nằm chèn lên dây thần kinh và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu.
Người bệnh cần sớm thăm khám khi nhận thấy cột sống bị đau nhức, khó vận động, tình trạng này lan rộng ảnh hưởng đên tay chân, đầu gối,… Lâu dần, khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nghiêm trọng sẽ phát sinh nhiều biến chứng, ảnh hưởng đến khả năng vận động và sức khỏe của người bệnh.
Hiện nay, điều trị phồng đĩa đệm không quá phức tạp, đặc biệt là khi bệnh nhân phát hiện sớm, kết hợp điều trị và thay đổi một vài thói quen sinh hoạt để cơ thể phục hồi. Trong đó, việc kết hợp điều trị theo phác đồ và luyện tập thể dục, duy trì vận động được đánh giá cao, giúp bệnh sớm phục hồi, loại bỏ nguy cơ.
Việc tập luyện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người bệnh. Chẳng hạn như:
- Cải thiện cấu trúc cột sống: Tập luyện bài tập phù hợp, đúng cách giúp các dưỡng chất trong cơ thể được chuyển hóa tốt hơn, hấp thụ đến các mô cột sống, cải thiện tình trạng phồng lồi, giúp quá trình điều trị hiệu quả hơn.
- Tăng độ đàn hồi: Việc duy trì vận động phù hợp giúp cột sống đàn hồi, dẻo dai hơn, tránh tình trạng cứng cơ, khớp.
- Duy trì vóc dáng cân đối: Tập thể dục đều đặn, đúng cách và phù hợp giúp bệnh nhân bị phồng đĩa đệm duy trì vóc dáng cân đối, giảm cân, hạn chế thừa cân, béo phì làm bệnh nghiêm trọng hơn.
- Tăng cường trao đổi chất: Việc tập luyện đúng cách còn giúp cơ thể người bệnh trao đổi chất tốt hơn, cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa, đẩy lùi tình trạng thoái hóa sớm, giúp mật độ xương khớp ổn định, chắc khỏe.,
- Cải thiện bệnh: Có thể nói, tập luyện, kết hợp ăn uống và điều trị đúng cách là chìa khóa giúp người bệnh sớm cải thiện tình trạng sức khỏe, phục hồi chức năng và duy trì vận động cho cơ thể, phòng tránh được rất nhiều rủi ro.
Chính vì thế, người bệnh phồng đĩa đệm nên duy trì vận động, tập thể dục hàng ngày. Tuy nhiên nên lựa chọn các bộ môn, bài tập phù hợp để tránh gây ảnh hưởng đến vị trí đau nhức, khiến tổn thương nghiêm trọng hơn. Người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn bài tập thể dục phù hợp, an toàn nhất.
Bị phồng đĩa đệm có nên đi bộ, chạy bộ không?
Bị phồng đĩa đệm có nên đi bộ, chạy bộ không? Có thể nói đây là thắc mắc được nhiều người bệnh quan tâm hiện nay. Nhìn chung, tình trạng phồng đĩa đệm ở giai đoạn khởi phát nếu được phát hiện và kiểm soát sớm có thể cải thiện trong thời gian ngắn, ít nguy cơ phát sinh biến chứng ảnh hưởng khả năng vận động của người bệnh.
Giai đoạn điều trị, bác sĩ vẫn khuyến khích bệnh nhân kết hợp tập luyện để duy trì chức năng xương khớp, hạn chế tình trạng cứng cơ. Tuy nhiên, việc đi bộ, chạy bộ liệu có an toàn và phù hợp không? Nhất là đối với trường hợp người bệnh vừa trải qua phẫu thuật điều trị? Dưới đây là giải đáp từ chuyên gia:
Bị phồng đĩa đệm có nên đi bộ không?
Đi bộ là một trong những hình thức tập luyện nhẹ nhàng, là sự lựa chọn phổ biến nhất trong điều trị bảo tồn của người bệnh. Không chỉ giúp cải thiện tình trạng xương khớp, đi bộ còn tăng cường lưu thông máu, tuần hoàn của cơ thể.
Người bị phồng đĩa đệm nhẹ hoàn toàn có thể đi bộ luyện tập hàng ngày. Tuy đây không phải là giải pháp tối ưu giúp chấm dứt hoàn toàn các vấn đề về cột sống và đĩa đệm, thế nhưng việc duy trì luyện tập có khả năng giúp bệnh nhân cải thiện cảm giác khó chịu, giảm đau nhức cột sống.
Các lợi ích của việc đi bộ đối với người bị phồng đĩa đệm như:
- Kích thích máu huyết lưu thông tốt hơn, tăng cường oxy đến các mô bị tổn thương, hỗ trợ cải thiện các cơn đau cấp và mãn tính.
- Hỗ trợ ổn định cấu trúc cột sống, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, thải độc tố cho hệ xương khớp.
- Có hiệu quả cải thiện tư thế cho bệnh nhân, giúp người bệnh thư giãn, tránh hiện tượng chấn thương, cứng khớp.
- Ngoài ra, việc duy trì thói quen vận động, đi bộ nhẹ nhàng còn giúp người bệnh không thừa cân, béo phì quá mức gây ảnh hưởng đến bệnh xương khớp.
Vì mang lại nhiều lợi ích kể trên, người bị phồng đĩa đệm có thể tham gia đi bộ để cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên cần lưu ý, tập đi với quãng đường ngắn, trên địa hình bằng phẳng để đảm bảo không ảnh hưởng đến tình trạng đau nhức. Dần dần khi cơ thể quen với việc luyện tập có thể tăng cường độ và kéo dài quãng đường luyện tập.
Bị phồng đĩa đệm có nên chạy bộ không?
Bị phồng đĩa đệm có nên đi bộ, chạy bộ không? Như trên đã giải đáp, người bệnh có thể đi bộ nhẹ nhàng để duy trì vận động cho xương khớp. Tuy nhiên với hình thức chạy bộ, đòi hỏi thể lực và các tác động đến cơ thể nhiều hơn có phù hợp với người bệnh không?
Theo đó, phương pháp chạy bộ có thể gây tác động lực lớn lên cơ thể, khiến người bệnh bị đau nặng hơn. Mặc dù vậy, nếu người bệnh biết cách tập luyện, duy trì vận động sau một thời gian triệu chứng phồng đĩa đệm gần như cải thiện đáng kể. Người bệnh khi luyện tập cần tránh gây căng thẳng và tạo áp lực lớn lên vùng lưng.
Tốt hơn hết, trước khi tham gia bộ môn này, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cách tập luyện phù hợp. Chạy bộ là phương pháp luyện tập giúp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chẳng hạn như giúp máu huyết lưu thông tốt hơn, tăng tuần hoàn và chuyển hóa của cơ thể, giảm tình trạng đau mỏi,…
Lưu ý khi đi bộ, chạy bộ cho người bị phồng đĩa đệm
Bị phồng đĩa đệm có nên đi bộ, chạy bộ không? Câu trả lời là có, tuy nhiên người bệnh cần tập luyện đúng cách để tránh gặp phải các rủi ro không mong muốn. Một số lưu ý trước khi luyện tập dành cho bạn đọc như sau:
- Tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia về lĩnh vực này để lựa chọn phương pháp tập luyện phù hợp, tránh gây áp lực lên cột sống, ảnh hưởng đến tình trạng phồng lồi đĩa đệm.
- Lựa chọn giày tập phù hợp, tập nơi có địa hình bằng phẳng, đường tập từ ngắn đến dài tùy theo sức bền và tình trạng phồng đĩa đệm của mỗi bệnh nhân.
- Khởi động, làm nóng các cơ trước khi tập để hạn chế chấn thương.
- Tập từ nhẹ đến nâng cao, không nên nóng vội.
- Đối với đi bộ, khi tập nên tránh hóp bụng, cần đứng thẳng không nên cong lưng và vai, không rướn người về trước khi di chuyển. Đánh tay nhịp nhàng theo bước chân, tiếp đất bằng bàn chân, lòng bàn chân lăn nhẹ, dùng lực các ngón chân đẩy cơ thể nhẹ nhàng về trước.
- Đối với chạy bộ, người bệnh có thể tập 3 – 4 lần trong tuần, không nên tăng quãng đường tập và tốc độ đột ngột. Chạy chậm, nhẹ nhàng tránh làm tổn thương hoặc tác động lực mạnh lên vùng lưng.
Trong quá trình luyện tập, người bệnh có thể theo dõi phản ứng của cơ thể. Trường hợp nhận thấy cơn đau nghiêm trọng hơn, người bệnh nên thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh phương pháp tập luyện phù hợp hơn.
Trên đây là giải đáp thắc mắc: “Bị phồng đĩa đệm có nên đi bộ, chạy bộ không?”, bạn đọc có thể tham khảo. Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo, trước luyện tập bạn nên thăm khám tình trạng phồng đĩa đệm, xác định vị trí tổn thương và nhờ bác sĩ, kỹ thuật viên vật lý trị liệu tư vấn bài tập, cách tập phù hợp và hiệu quả nhất.
Xem Thêm:
- Phồng Đĩa Đệm Nên Tập Gì? Các Bài Tập Hỗ Trợ Điều Trị
- Phồng Đĩa Đệm L3 L4 Là Gì? Triệu Chứng Và Hướng Chữa Trị
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!