Phồng Đĩa Đệm Kiêng Ăn Gì?

Bệnh nhân phồng đĩa đệm cần tránh một số thực phẩm có thể gây tăng phản ứng viêm nhiễm, giảm canxi, và tăng áp lực lên đĩa đệm. Cụ thể:

  1. Đồ Ăn Chiên Rán Nhiều Dầu Mỡ:
    • Nên hạn chế gà rán, khoai chiên, xúc xích rán để giảm cân và áp lực trên đĩa đệm.
  2. Kiêng Ăn Thịt Đỏ:
    • Thịt đỏ có thể gây viêm nhiễm và làm giảm khả năng tái tạo đĩa đệm.
  3. Đồ Ăn Cay Nóng và Nhiều Muối Đường:
    • Tránh thức ăn cay nóng, thực phẩm chứa nhiều muối và đường để hạn chế hao hụt canxi và giảm đau nhức.
  4. Chất Kích Thích:
    • Bia, rượu, đồ uống chứa cồn và caffeine cần kiêng để không ảnh hưởng đến hấp thụ canxi và vitamin D.
  5. Thực Phẩm Hỗ Trợ:
    • Tăng cường canxi từ hải sản, sữa, ngũ cốc, bông cải xanh.
    • Bổ sung vitamin C, D, E từ rau củ, cá, hạt.
    • Nạp omega 3 từ cá hồi, rau xanh, hạt.
    • Thêm chất xơ từ đậu, rau củ, lúa mì.
    • Uống đủ nước để duy trì dịch nhờn cho đĩa đệm.

Chú ý xây dựng chế độ ăn khoa học và cân bằng để giảm đau nhức và hỗ trợ quá trình điều trị.

Bệnh nhân mắc phồng đĩa đệm kiêng ăn gì, nên ăn gì là câu hỏi nhiều người đặt ra. Bởi thực phẩm có mối liên hệ chặt chẽ tới sức khỏe xương khớp, có thể hỗ trợ giảm các triệu chứng thường gặp do bệnh gây ra. Nhưng nếu ăn uống không khoa học, đĩa đệm ngày càng tổn thương, khó phục hồi và bệnh nhân chịu nhiều đau đớn.

Tổng quan bệnh lý phồng lồi đĩa đệm

Theo cấu tạo, giữa mỗi đốt sống của các đĩa đệm có chất nhầy giúp làm giảm ma sát, chống sốc, đồng thời giúp cột sống linh hoạt hơn. Khi bị lão hóa tự nhiên hoặc tổn thương, những đĩa đệm này có xu hướng phồng, lồi và làm tăng áp lực lên ống sống. Đĩa đệm lồi thường nghiêng về một bên phải hoặc trái. Tình trạng này khiến người bệnh bị đau nhức, ngứa ran một bên cơ thể.

Phồng Lồi Đĩa Đệm: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị
Phồng lồi đĩa đệm là một dạng tổn thương cột sống phổ biến, nhất là ở người lớn tuổi

Thực tế nhận thấy, phồng đĩa đệm có thể liên quan đến một số chấn thương ở cột sống hoặc một số bệnh lý tương tự. Tổn thương do bệnh lý gây ra có thể xuất hiện ở cột sống ngực (vùng ức và ở giữa xương sườn), cột sống thắt lưng (thường là lưng dưới), cột sống cổ.

Thông thường, bệnh lý có thể không gây đau, đau âm ỉ hoặc ngứa ran tại khu vực bị ảnh hưởng. Nếu không được can thiệp điều trị sớm và chăm sóc đúng cách. Tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm.

Bên cạnh đó, những đĩa đệm bị phồng lồi có thể làm tăng áp lực lên các dây thần kinh xung quanh, từ đó gây ra cảm giác khó chịu. Trong một số trường hợp cơn đau có thể dữ dội và mãn tính.

Các đĩa đệm ở cột sống có nhiệm vụ chịu lực và ma sát, do đó có thể bị bào mòn theo thời gian. Khi cơ thể lão hóa, những đĩa đệm này có xu hướng thoái hóa và suy yếu. Theo đó, thoái hóa đĩa đệm được xem là nguyên nhân phổ biến gây phồng lồi đĩa đệm, bên cạnh đó cũng làm tăng nguy cơ viêm xương khớp ở cột sống.

Nguyên nhân gây phồng lồi đĩa đệm 
Thoái hóa đĩa đệm được xem là nguyên nhân phổ biến gây phồng lồi đĩa đệm

Ngoài ra, một số hoạt động thường ngày hoặc những tác động từ bên ngoài cơ thể cũng có thể làm tăng nguy cơ phình đĩa đệm. Theo đó, một số yếu tố làm tăng nguy cơ phình lồi đĩa đệm, bao gồm:

  • Các tư thế xấu: Những tư thế không khoa học có thể làm tăng áp lực lên cột sống, từ đó khiến các đĩa đệm bị hao mòn nhanh hơn. Theo đó, tư thế nâng vật nặng, không đúng khi ngồi máy tính, chơi thể thao trong thời gian dài có thể dẫn đến lồi đĩa đệm.
  • Thừa cân - béo phì: Có thể nhận thấy, trọng lượng cơ thể có thể làm tăng áp lực lên các cơ quan nâng đỡ, trong đó có cột sống. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về khớp, trong đó có phồng lồi đĩa đệm.
  • Tính chất nghề nghiệp: Một số hoạt động hoặc nghề nghiệp liên quan đến uốn, nâng, xoắn cột sống lặp lại thường xuyên có thể dẫn đến hao mòn đĩa đệm cột sống và làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh lý.
  • Hút thuốc: Thói quen hút thuốc lá có thể đẩy nhanh quá trình thoái hóa, từ đó làm tăng nguy cơ lồi đĩa đệm cũng như gây ra nhiều vấn đề khác về cột sống.
  • Ít vận động: Không thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao, ít vận động cột sống có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa đĩa đệm và thoái hóa khớp.
  • Chấn thương: Tổn thương hoặc chấn thương cột sống do tai nạn hoặc các hoạt động thể thao có thể gây phình đĩa đệm hoặc khiến các triệu chứng bệnh tiến triển nặng nề hơn.

Các triệu chứng do bệnh lý gây ra sẽ phụ thuộc nhiều vào vị trí tổn thương và mức độ nghiêm trọng. Theo đó, đĩa đệm có thể bị phình dọc theo bất kỳ phần nào ở cột sống. Phồng lồi đĩa đệm cột sống thắt lưng, cột sống cổ, cột sống ngực có thể gây ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể, trong đó có vị trí liên kết với các dây thần kinh bị ảnh hưởng.

Dấu hiệu nhận biết 
Các biểu hiện do bệnh lý gây ra phụ thuộc vào vị trí tổn thương và mức độ nghiêm trọng

Triệu chứng lồi đĩa đệm cổ (lồi đĩa đệm cột sống cổ), bao gồm:

  • Đau vai
  • Đau cổ
  • Đau nhói, yếu và tê ở cánh tay, bàn tay, các ngón tay

Dấu hiệu, triệu chứng phồng lồi đĩa đệm cột sống ngực (lưng trên):

  • Đau dưới bả vai (lưng trên)
  • Cơn đau có thể lan rộng đến ngực, đôi lúc có thể bị nhầm lẫn thành những vấn đề đau thượng vị, bệnh lý về tim hoặc phổi
  • Triệu chứng có thể lan đến dạ dày và gây ra một số biểu hiện tương tự như các vấn đề ở đường tiêu hóa.

Các triệu chứng phình đĩa đệm cột sống thắt lưng (lưng dưới):

  • Đau ở lưng dưới
  • Cơn đau lan đến hông, mông và xuống chân
  • Đau nhói, yếu và tê ở chân hoặc các ngón chân
  • Co thắt cơ bắp

Phồng đĩa đệm kiêng ăn gì?

Trong các bữa ăn hàng ngày, bệnh nhân phồng đĩa đệm cần chú ý tránh dùng một số loại thực phẩm dễ gây tăng các phản ứng viêm nhiễm, sụt giảm canxi hoặc tăng áp lực lên các đốt sống, đĩa đệm… Cụ thể gồm:

Đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ

Các món ăn được chiên rán ngập dầu đều chứa nhiều chất béo xấu và dễ tích tụ lại trong cơ thể. Việc nạp thường xuyên gà rán, khoai chiên, xúc xích rán, thịt nướng dễ làm cơ thể tăng cân, giảm canxi trong xương. Khi cân nặng càng lớn, đốt sống và đĩa đệm càng chịu thêm nhiều áp lực chèn ép trong việc nâng đỡ cơ thể. Lúc này, tình trạng phồng, thoát vị sẽ có diễn biến phức tạp, xương yếu và phát sinh nhiều dấu hiệu viêm nhiễm.

phong dia dem kieng an gi
Phồng đĩa đệm kiêng ăn gì? Các thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ

Phồng đĩa đệm kiêng ăn thịt đỏ

Thịt đỏ có chứa nhiều đạm, là thực phẩm gây hại cho những ai đang mắc bệnh về xương khớp. Các axit uric và chất béo bão hòa trong thịt dễ khiến viêm nhiễm gia tăng, đĩa đệm bị cản trở khả năng tái tạo, phục hồi. Ngoài ra, người bệnh lạm dụng thịt đỏ còn dễ mắc thêm các bệnh liên quan tới huyết áp, tim mạch nguy hiểm, sức khỏe ngày càng sa sút hơn.

Đồ ăn cay nóng và nhiều muối đường

Phồng đĩa đệm kiêng ăn gì? Các món ăn có tính cay nóng hoặc chứa nhiều muối, đường đều cần hạn chế dùng. Bởi đây là những thực phẩm có thể làm hao hụt canxi trong xương, khiến viêm nhiễm trở nặng, bệnh nhân xuất hiện thêm nhiều cảm giác đau nhức chạy khắp vùng lưng. Cần tránh ăn các món nhiều tiêu, ớt, bánh kẹo ngọt hoặc một số đồ ăn muối chua, thịt nguội,...

Chất kích thích

Bia, rượu, đồ uống chứa cồn và cafein là những chất dễ tích tụ lại trong cơ thể thời gian dài, hạn chế khả năng hấp thụ canxi, vitamin D vào xương. Vì vậy, người bị bệnh phồng đĩa đệm sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc phục hồi cấu trúc cột sống, các cơn đau nhức diễn ra thường xuyên và việc dùng thuốc không cho được hiệu quả tối đa.

phong dia dem kieng an gi
Cần kiêng các loại bia rượu

Bị phồng đĩa đệm ăn gì tốt?

Các thực phẩm có chứa nhiều vitamin, khoáng chất hay các chất béo có lợi nên được sử dụng thường xuyên để giúp giảm đau nhức, hạn chế sưng viêm. Trong chế độ ăn hàng ngày, người bệnh nên ưu tiên những nhóm sau:

Thực phẩm tăng cường canxi

Để hỗ trợ giảm các tổn thương ở đĩa đệm, đốt sống, nên ăn nhiều thực phẩm chứa canxi. Khi này xương khớp sẽ có độ cứng chắc hơn, hạn chế hao hụt mật độ xương cũng như nguy cơ giòn gãy. Nên thường xuyên ăn hải sản, sữa, ngũ cốc, bông cải xanh, đậu lăng, rau dền,...

Các nhóm vitamin

Có rất nhiều vitamin cần thiết cho sức khỏe của xương khớp, đặc biệt là vitamin C, D, E. Bổ sung đầy đủ những dưỡng chất này có thể hạn chế những nứt vỡ ở đĩa đệm và đốt sống, kích thích đĩa đệm có độ đàn hồi tốt hơn. Bệnh nhân hãy ăn nhiều rau củ có màu sặc sỡ, các loại quả tươi, cá, hạt các loại,...

Omega 3

Vai trò của omega 3 đối với xương khớp là giảm các dấu hiệu viêm nhiễm, lão hóa, làm chậm quá trình phồng đĩa đệm. Hơn nữa, bệnh nhân cũng sẽ hạn chế các cơn đau khi nạp omega 3 thường xuyên. Với nhóm chất này, nên tận dụng những thực phẩm như: Cá hồi, cá thu, rau bông cải xanh, cải bó xôi, ớt chuông, mùi tây, các loại hạt,...

phong dia dem kieng an gi
Nên bổ sung thêm nhiều omega 3 vào bữa ăn

Chất xơ

Không thể thiếu chất xơ trong bữa ăn hàng ngày của bệnh nhân bị phồng đĩa đệm cũng như người có sức khỏe bình thường. Chất xơ được các chuyên gia đánh giá có tác dụng hỗ trợ giảm các phản ứng viêm nhiễm khá hiệu quả. Nhờ vậy cơn đau xương khớp dịu đi tốt hơn và cũng hạn chế những tổn thương tiêu cực khác tại đĩa đệm. Hãy bổ sung nhiều loại đậu, rau củ, lúa mì, yến mạch,....

Bổ sung đủ nước

Nạp từ 1.5 - 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp các khớp xương luôn được trơn tru, giảm tình trạng thiếu dịch nhờn cũng như thoái hóa tại đĩa đệm và đốt sống. Ngoài uống nước lọc, cũng có thể kết hợp các loại nước ép hoa quả, rau củ tươi để vừa cấp nước, vừa bổ sung thêm nhiều dưỡng chất quan trong cho cơ thể.

Phình đĩa đệm có thể chữa trị sớm để đạt kết quả tốt. Dưới đây là một số mẹo áp dụng tại nhà:

  • Chườm Nóng và Lạnh: Giúp giảm cơ cứng, giãn cơ, và tăng cường tuần hoàn máu.
  • Xoa Bóp Bấm Huyệt: Thực hiện mỗi ngày để thư giãn đốt sống và giảm đau dần.
  • Chuối Hột và Hạt Đu Đủ: Sử dụng chuối hột và hạt đu đủ để làm giảm đau và thư giãn cơ.
  • Cây Mật Gấu: Sử dụng lá mật gấu để làm nước, uống hằng ngày để giảm đau.

Bài tập cũng quan trọng trong việc duy trì sức khỏe xương khớp:

  • Bài Tập Hông và Kéo Giãn: Giúp giãn cơ dưới lưng và tăng sự dẻo dai.
  • Bài Tập Tư Thế Cây Cầu và Plank: Tác động chủ yếu vào cơ lưng và cánh tay.
  • Bài Tập Rắn Hổ Mang và Kéo Căng Cổ: Giúp giảm cơn đau và tăng sự linh hoạt.

Trong phương pháp trị liệu Tây y, sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ có thể giảm đau. Trong trường hợp nặng, phẫu thuật có thể cần thiết.

Đối với phương pháp Đông y, sử dụng các bài thuốc với nguyên liệu như thiên niên kiện, ngải cứu, và xương rồng có thể mang lại hiệu quả lâu dài và an toàn.

Bài viết tập trung vào việc giảm đau và thư giãn cơ thông qua mẹo tại nhà và bài tập, cũng như giới thiệu về các phương pháp Đông y và Tây y.


Dưới đây là 8 loại thuốc phổ biến trong điều trị phồng lồi đĩa đệm:

  • Paracetamol (Acetaminophen): Thuốc giảm đau và hạ sốt, thường được sử dụng cho đau nhẹ đến trung bình. Hiệu quả sau 30 phút, kéo dài 2-3 giờ. An toàn ở liều điều trị, nhưng không nên sử dụng cho những trường hợp có tiền sử khó chịu với Paracetamol.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Giảm đau và chống viêm. Khác với Paracetamol, có hiệu quả giảm đau và chống viêm. Tuy nhiên, cần cẩn trọng với tác dụng phụ như chảy máu dạ dày, loét, và tương tác với các loại thuốc khác.
  • Opioids: Giảm đau ở mức trung bình đến nặng. Tác động lên hệ thần kinh trung ương và có nguy cơ gây nghiện. Nên chỉ sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, tránh tự y áp dụng hoặc ngưng sử dụng đột ngột để tránh hội chứng cai thuốc.
  • Thuốc giảm đau thần kinh: Được chỉ định theo tình trạng cụ thể của bệnh nhân, đòi hỏi sự theo dõi cẩn thận và báo cáo tác dụng phụ đến bác sĩ.
  • Thuốc giãn cơ giảm đau: Dùng để giảm đau và thư giãn cơ trong trường hợp cơn đau phát sinh do tăng trương lực cơ, như phồng lồi đĩa đệm. Sử dụng cẩn thận, thường cần dùng nhiều lần trong ngày. Chống chỉ định cho những trường hợp nhất định như nhược cơ, phụ nữ mang thai.
  • Vitamin nhóm B: Bổ sung trong điều trị phồng lồi đĩa đệm để hỗ trợ phục hồi tổn thương tế bào thần kinh. Cảnh báo về tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc gây tê tại chỗ: Được sử dụng để giảm đau trong trường hợp phồng đĩa đệm nặng. Có thể gây tác dụng phụ như đau đầu, mệt mỏi, cần thực hiện tại các cơ sở uy tín.
  • Tiêm Corticoid: Chống viêm và giảm đau trong trường hợp phồng lồi đĩa đệm. Sử dụng cẩn thận do có rủi ro và tác dụng phụ. Chỉ sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không nên tiêm quá 3 lần/năm.

Lưu ý: Thảo luận với bác sĩ để lựa chọn loại thuốc phù hợp với tình trạng sức khỏe và tránh tình trạng tương tác không mong muốn.


Qua bài viết phồng đĩa đệm kiêng ăn gì, nên ăn những gì trên đây, mong rằng quý độc giả đã nắm được nhiều thông tin hữu ích để xây dựng chế độ ăn uống thật khoa học. Chú ý cân bằng các dưỡng chất, đảm bảo không lạm dụng một nhóm thực phẩm cụ thể để cho hiệu quả hỗ trợ trị bệnh tốt nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Bài Thuốc Mề Đay Tiêu Ban Giải Độc Thang Kết Tinh Giá Trị Thuốc Nam Bản Địa

Bài thuốc Tiêu Ban Giải Độc Thang do Trung Tâm Thuốc Dân Tộc và Viện...
Báo chí, truyền hình đưa tin về hiệu quả bài thuốc sinh lý nam Mãnh lực Phục dương khang

Báo Chí, Truyền Hình Đưa Tin Về Hiệu Quả Bài Thuốc Sinh Lý Nam Mãnh Lực Phục Dương Khang

Bài thuốc sinh lý Mãnh lực Phục dương khang của Trung tâm Thuốc dân tộc...
Mỗi bài thuốc được nghiên cứu cẩn thận

Những Nguyên Tắc Vàng Trong Bào Chế Các Bài Thuốc Của Y Diệu Đỗ Minh

Y Diệu Đỗ Minh là thương hiệu thuộc Tập đoàn Nam Y Đỗ Minh, cung...