Phồng Đĩa Đệm Nên Tập Gì? Các Bài Tập Hỗ Trợ Điều Trị
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Phồng đĩa đệm nên tập gì? Bên cạnh điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, bệnh nhân được khuyến khích duy trì vận động để tránh cứng khớp cơ, kích thích lưu thông máu huyết. Các bài tập không chỉ hỗ trợ điều trị phồng đĩa đệm mà còn giúp người bệnh dẻo dai, tăng cường đề kháng.
Lợi ích của tập luyện đối với người bị phồng đĩa đệm
Phồng lồi đĩa đệm là một trong những bệnh lý xương khớp phổ biến hiện nay. Đối tượng mắc bệnh thường là người cao tuổi, có sức khỏe yếu, người bị chấn thương,… Tình trạng sưng phồng chèn ép dây thần kinh gây ra các triệu chứng như đau nhức, tê bì, suy giảm vận động,…
Để phòng tránh các rủi ro, chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên điều trị càng sớm càng tốt. Bởi, phồng đĩa đệm kéo dài có thể gây thoát vị đĩa đệm và các biến chứng khác làm ảnh hưởng khả năng vận động, sức khỏe của người bệnh.
Ngoài áp dụng các biện pháp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Nhiều người thắc mắc: “Phồng đĩa đệm nên tập gì?”. Vậy, thực tế người bệnh phồng lồi đĩa đệm có nên tập thể dục không? Câu trả lời là có, người bệnh nên tham gia tập luyện thể dục.
Bởi, việc này mang lại không ít lợi ích cho sức khỏe, đồng thời còn giúp hỗ trợ quá trình điều trị diễn ra thuận lợi hơn. Cụ thể:
- Tập thể dục phù hợp, đều độ giúp dịch khớp sản sinh nhiều hơn, ổn định hoạt động của các khớp.
- Cải thiện hoạt động của sụn khớp, dây chằng, giúp chúng linh hoạt hơn, giảm khô cứng.
- Ngăn các bệnh lý liên quan như thoát vị đĩa đệm, xẹp đĩa đệm, biến chứng xương khớp gây suy giảm vận động của cơ thể.
Chính vì thế, chuyên gia khuyến khích người bệnh nên tham gia luyện tập thể dục đều đặn, vừa sức để cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, người bệnh nên lựa chọn bài tập phù hợp, thực hiện đúng động tác, kiên trì để đảm bảo an toàn, tránh các tác động ảnh hưởng đến tình trạng phồng lồi đĩa đệm.
Người bị phồng đĩa đệm nên tập gì để hỗ trợ điều trị?
Người bị phồng đĩa đệm nên tập gì? Người bệnh nên chọn các bài tập phù hợp, tác động nhẹ nhàng lên vị trí sưng phồng để tránh ảnh hưởng đến tổn thương đang xảy ra. Bên cạnh đó, việc luyện tập cần thực hiện đều đặn, xây dựng lịch tập phù hợp để cơ thể duy trì vận động, hỗ trợ đẩy nhanh hiệu quả điều trị.
Dưới đây là một số bài tập, bạn đọc có thể tham khảo. Trước khi tập, tốt hơn hết bạn nên thăm khám xác định vị trí phồng lồi đĩa đệm và tham khảo ý kiến chuyên gia để chọn lựa bài tập, xây dựng lịch tập phù hợp:
Bài tập hông
Bài tập hông có tác dụng tăng độ dẻo dai cho vùng cơ lưng dưới, giúp người bệnh vận động dễ dàng hơn, giảm đau mỏi khi bị phồng lồi đĩa đệm. Khi mới tập, người bệnh có thể duy trì tập 5 lần, đến khi cơ thể quen dần tăng lên 10 lần mỗi ngày.
Cách tập:
- Nằm trên thảm tập, dựng đầu gội lên trên, lúc này phần mông và cơ bụng ép chặt xuống để lưng thẳng trên mặt thảm.
- Từ từ nâng phần hông lên trên, giữ nguyên tư thế trong khoảng 5 giây rồi trở về tư thế ban đầu.
- Tiếp tục uốn phần lưng cong lên, hướng hông xuống dưới, giữ trong khoảng 5 lần đếm rồi thả lỏng người về tư thế cũ.
Bài tập kéo giãn
Bài tập kéo giãn áp dụng cho phần xương bã vai, kéo giãn từ gối đến ngực. Lợi ích giúp phần lưng, cổ vai dẻo dai hơn, giảm cảm giác đau mỏi khó chịu, kích thích máu huyết lưu thông. Thực hiện đều đặn mỗi ngày giúp hỗ trợ cải thiện bệnh phồng lỗi đĩa đệm:
Kéo giãn xương bả vai:
- Người bệnh ngồi với tư thế thẳng lưng, cằm hướng vào trong, tay thả lỏng xuôi theo thân người.
- Từ từ đẩy hai vai gần với nhau, cho đến khi cảm nhận được lực đẩy, trường hợp thấy đau nên giảm bớt lực tác động
- Giữ tư thế trong khoảng 5 giây, sau đó thư giãn đưa cơ thể về lại trạng thái ban đầu.
Kéo giãn từ gối đến ngực:
- Người bệnh nằm áp lưng xuống thảm, hai đầu gối co lại, bàn chân ép xuống mặt sàn.
- Sau đó, từ từ dùng cơ bụng đưa một bên đầu gối lên trên, áp về phía ngực nhưng không kéo căng cơ quá mức.
- Sử dụng hai bàn tay đan vào nhau ôm lấy đầu gối, hít thở đều, giữ trong khoảng 5 giây.
- Hạ chân xuống, thực hiện với bên chân còn lại.
Bài tập gập bụng
Gập bụng một phần là động tác được thực hiện giúp tác động vào cơ bụng trên. Tuy nhiên bài này cũng giúp người phồng đĩa đệm giảm đau phần cột sống lưng, giúp kéo giãn cơ, tăng lưu thông máu giảm đau, cải thiện tình trạng sưng phồng.
Cách tập:
- Người bệnh nằm ngửa trên mặt thảm, hai chân chống xuống sàn sao cho bàn chân và lưng áp sát.
- Từ từ đưa tay thẳng về hướng đầu gối, kéo nhẹ nhàng phần lưng trên lên, giữ trong khoảng 3 giây.
- Đưa người trở về tư thế cũ.
- Khi đã quen với bài tập, bạn có thể tăng độ khó và tần suất luyện tập lên.
- Thực hiện mỗi hiện 10 hiệp.
Bài tập kéo căng cổ
Bài tập có tác dụng kéo căng đốt sống cổ, kích thích máu lưu thông, giảm đau mỏi cổ vai gáy, thích hợp cho người bị phồng đĩa đệm cột sống cổ.
Cách tập:
- Người bệnh ngồi thẳng, nghiêng cổ sang bên trái, tay trái đặt lên đầu kéo chăng nhẹ vai trái.
- Thư giãn, hít thở sâu trong vài giây rồi thả cổ trở về tư thế ban đầu.
- Thực hiện với bên ngược lại, lặp lại mỗi bên vài lần giúp kéo giãn cơ cổ.
Bài tập tư thế rắn hổ mang
Tư thế này giúp người bệnh kéo căng lưng và cơ bụng, giãn cột sống giúp giảm đau do tình trạng phồng đĩa đệm gây ra. Bài tập đơn giản, người bệnh khi tập kết hợp với hít thở đều.
Cách tập:
- Người bệnh vào tư thế nằm úp xuống mặt thảm, chống hai tay xuống sàn.
- Từ từ nâng cao phần thân trên lên, rướn người về trước, hai cánh tay duỗi thẳng.
- Đầu ngẩng cao, lưng và chân duỗi thẳng, giữ tư thế trong khoảng 5 giây.
- Trở về tư thế thả lỏng, tiếp tục thực hiện thêm 7 lần.
Bài tập tư thế cây cầu
Với bài tập tư thế cây cầu, phần lưng dưới, cổ, vai được tác động giúp giảm đau, ổn định tình trạng phình đĩa đệm gây nhức mỏi. Bài tập thực hiện mỗi ngày 5 lần, khi quen dần có thể tăng lên 20 lần mỗi hiệp.
Cách tập:
- Người bệnh nằm ngửa trên sàn, chân chống trên mặt sàn, dựng đầu gối.
- Lúc này hai lòng bàn tay áp xuống dưới mặt sàn.
- Từ từ ép cơ bụng vào đùi, giữ vai cố định, đầu thoải mái.
- Nâng hông lên khỏi mặt sàn, mông và lưng tạo thành đường thẳng.
- Thực hiện tư thế này trong khoảng 5 giây, kết hợp hít thở đều, sau đó hạ cơ thể trở về tư thế ban đầu.
Bài tập xoay bả vai
Bài tập giúp giảm đau mỏi phần vai cổ do tình trạng phồng lồi đĩa đệm gây ra. Bên cạnh đó, bài tập còn giúp thư giãn các cơ, tăng độ linh hoạt cho các khớp, duy trì vận động cho người bệnh, kích thích máu huyết lưu thông.
Cách tập:
- Người bệnh đứng hoặc ngồi đều thực hiện được.
- Tư thế thoải mái, giữ hai chân rộng bằng vai.
- Tiếp đến bạn dùng lực nâng hai vai lên, cầu vai chuyển động tạo vòng tròn
- Chuyển động lặp lại 5 lần, sau đó đổi chiều xoay.
Bài tập plank
Bài tập plank có lẽ đã không còn xa lạ với nhiều người. Bài tập có tác dụng vào hai cánh tay, giảm đau nhức lưng do bệnh xương khớp gây ra. Đặc biệt cải thiện tình trạng đau buốt ở vùng thắt lưng, hông.
Cách tập:
- Người bệnh nằm sấp, hai tay khuỷu tay đặt xuống sàn.
- Tiếp đến người bệnh từ từ nâng thân người lên.
- Lúc này mũi chân, khuỷu tay sẽ chịu lực toàn bộ cơ thể, giữ lưng thẳng trong lúc tập.
- Mới làm quen người bệnh có thể giữ tư thế 10 – 15 giây, sau đó tăng dần.
- Tập mỗi ngày 10 lần giúp cải thiện tình trạng phình đĩa đệm.
Trên đây là một số bài tập hỗ trợ điều trị tình trạng phồng lồi đĩa đệm, bạn đọc có thể tham khảo. Xây dựng lịch tập đều đặn, kiên trì để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý khi tập luyện cho người bị phồng lồi đĩa đệm
Phồng lồi đĩa đệm là tình trạng xương khớp ngày càng phổ biến hiện nay, bệnh có thể phát triển thành tình trạng thoát vị đĩa đệm. Nếu không phát hiện và điều trị, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng vận động.
Bên cạnh tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh nên điều chỉnh và tập luyện thể dục thường xuyên để duy trì chức năng xương khớp, giúp máu huyết lưu thông và hỗ trợ điều trị phồng lồi đĩa đệm.
Một số lưu ý khi luyện tập cho người bệnh từ chuyên gia:
- Trước khi bước vào quá trình tập luyện giảm phồng đĩa đệm, người bệnh cần thăm khám, xác định mức độ và vị trí tổn thương. Sau đó tham khảo ý kiến của bác sĩ về bài tập để được hướng dẫn cụ thể, đảm bảo an toàn và hiệu quả.
- Làm nóng cơ thể trước khi tập để các khớp, cơ xương làm quen với các chuyển động, tránh tình trạng căng giãn quá mức.
- Tập luyện nhẹ nhàng, không nên nóng vội, lắng nghe cơ thể. Tập dần để cơ thể thích nghi có thể nâng cao bài tập và kéo dài thời gian luyện tập.
- Thực hiện đúng động tác, kết hợp hít thở sâu để tăng cường oxy cho máu và các cơ.
- Trường hợp nhận thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường khi tập, bạn nên ngưng tập luyện và tham vấn ý kiến bác sĩ.
- Kết hợp luyện tập đều đặn, ăn uống đủ chất, uống đủ nước giúp cơ thể cải thiện sức khỏe toàn diện hơn.
Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã giải đáp được câu hỏi: “Phồng đĩa đệm nên tập gì?”. Bài viết cũng đã cung cấp một số gợi ý về bài tập hỗ trợ điều trị bệnh, bạn đọc có thể tham khảo. Tuy nhiên nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả cho quá trình điều trị, bạn nên thăm khám và nhờ bác sĩ chuyên khoa, kỹ thuật viên trị liệu tư vấn bài tập phù hợp.
Xem Thêm:
- Bị Phồng Đĩa Đệm Có Nên Đi Bộ, Chạy Bộ Không? [Giải đáp].
- Phồng Đĩa Đệm L3 L4 Là Gì? Triệu Chứng Và Hướng Chữa Trị
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!