Thuốc Chữa Viêm Xoang
Dưới đây là một số thuốc trị viêm xoang được ưa chuộng hiện nay, bạn đọc có thể tham khảo:
- Chlorpheniramine: Giảm Viêm Xoang Dị Ứng. Dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Liều dùng tham khảo: 2-3 lần/ngày, cách nhau 4-6 tiếng. Chống chỉ định: Trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai, dị ứng các thành phần.
- Kobayashi Chikunain: Sử dụng 2 lần/ngày, uống với nước ấm. Liều dùng tham khảo theo độ tuổi. Chống chỉ định: Dị ứng thành phần, phụ nữ mang thai.
- Nosepen: Dùng mỗi ngày 2 lần, trước khi ăn. Liều dùng tham khảo theo độ tuổi. Chống chỉ định: Dị ứng thành phần, trẻ dưới 8 tuổi.
- Xịt Kirkland Aller-Flo: Xịt 2 lần vào không khí, 2 lần/ngày. Liều dùng tham khảo theo độ tuổi. Chống chỉ định: Trẻ dưới 4 tuổi, dị ứng thành phần.
- Otrivin 0.05%-0.1%: Dùng cho người trên 12 tuổi. Liều dùng: 3 lần/ngày, cách nhau 8-10 giờ. Chống chỉ định: Trẻ dưới 12 tuổi, dị ứng thành phần.
- Coldi-B: Dạng xịt, giảm triệu chứng viêm xoang, sổ mũi, cảm cúm. Liều dùng: 2 lần/ngày cho trẻ trên 6 tuổi và người lớn. Chống chỉ định: Dị ứng thành phần, trẻ dưới 6 tuổi, phụ nữ mang thai.
- Hadocort: Công dụng kháng viêm, chống khuẩn, hỗ trợ điều trị Tai – Mũi – Họng. Liều dùng: 1-2 xịt lần đầu, 1-2 xịt duy trì, cách nhau 2-6 giờ. Chống chỉ định: Dị ứng thành phần, trẻ dưới 6 tuổi, phụ nữ mang thai.
- Nazal Sato: Hỗ trợ viêm xoang, sổ mũi, nghẹt mũi. Liều dùng: 2-3 lần/ngày cho trẻ trên 7 tuổi và người lớn. Chống chỉ định: Dị ứng thành phần, trẻ dưới 7 tuổi, phụ nữ mang thai.
- Avamys: Cải thiện nghẹt mũi, chảy nước mũi. Liều dùng: 1-2 lần/ngày cho trẻ 2-11 tuổi, 2 lần/ngày cho trẻ 12 tuổi trở lên. Chống chỉ định: Thận trọng cho người cao tuổi, trẻ dưới 2 tuổi.
- Augmentin: Hỗ trợ viêm xoang và các vấn đề đường hô hấp. Liều dùng tham khảo theo độ tuổi. Chống chỉ định: Phụ nữ mang thai, trẻ dưới 9 tháng.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Sử dụng thuốc chữa viêm xoang mang lại hiệu quả nhanh chóng, giúp bạn cải thiện triệu chứng khó chịu, ngăn nguy cơ bệnh biến chứng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần thận trọng, nên tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Đặc biệt, trường hợp dùng quá liều, lạm dụng có khả năng gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm, ảnh hưởng sức khỏe và kết quả điều trị.
Tổng Quan Bệnh Lý Viêm Xoang
Xoang được biết đến là các hốc xương rỗng nằm trong khối xương sọ - mặt, thông với hốc mũi. Chúng được lót bởi lớp niêm mạc, đóng vai trò dẫn lưu dịch và lưu thông không khí trong cơ thể. Tình trạng viêm xoang xảy ra khi các xoang bị bít tắc, đồng thời lớp niêm mạc sưng viêm, phù nề, khi đó không khí và dịch không thể lưu thông.
Phân loại viêm xoang theo mức độ bệnh
Viêm xoang phân loại theo mức độ bệnh sẽ bao gồm 4 loại:
- Viêm xoang cấp tính: Thường xảy ra do nhiễm trùng đường hô hấp trên, đặc trưng bởi các triệu chứng như đau đầu, chảy nước mũi, nghẹt mũi, sốt cao, khứu giác giảm độ nhạy cảm, đau quanh mắt, mũi, má,... Viêm xoang cấp sẽ khỏi hoàn toàn trong vòng 12 tuần, tuy nhiên đa số người bệnh cảm thấy thoải mái chỉ sau 4 tuần.
- Viêm xoang bán cấp: Viêm xoang cấp nếu không được xử lý từ sớm sẽ chuyển sang dạng bán cấp. Mặc dù các triệu chứng ít nghiêm trọng hơn giai đoạn cấp tính nhưng người bệnh có khả năng cao bị viêm xoang mãn tính. Tình trạng này có thể kéo dài từ 1 - 3 tháng.
- Viêm xoang mạn tính: Trong trường hợp các triệu chứng của bệnh kéo dài hơn 12 tuần tức là bạn đang ở giai đoạn mãn tính - viêm xoang mạn. Bệnh lý này được chia thành 3 loại là viêm mũi họng mãn tính không polyp, viêm mũi họng mãn tính có polyp và viêm mũi dị ứng do nấm
- Viêm xoang tái phát: Là tình trạng viêm xoang tái phát nhiều lần trong vòng 1 năm, thường gặp nhất ở những người có tiền sử hen suyễn, dị ứng.
Phân loại viêm xoang theo vị trí bị viêm
Dựa vào vị trí của viêm xoang, các chuyên gia chia bệnh thành 5 loại:
- Viêm xoang hàm trên: Xoang hàm trên là xoang cạnh mũi lớn nhất trong tất cả các xoang mặt, nằm ở sau xương gò má. Bệnh lý này đặc trưng bởi những cơn đau nhức ở vùng mặt, người bệnh có thể bị sưng quanh mắt và má hoặc đau đầu.
- Viêm xoang sàng: Xoang sàng có vị trí sâu trong hốc mũi, ngay sau mặt. Nếu bộ phận này bị viêm sẽ gây đau nhức đầu ở vùng gáy, bị chảy dịch mủ và gây ho kéo dài.
- Viêm xoang trán: Đây là tình trạng sưng viêm, nhiễm trùng xoang vùng trán, gây đau nhức trán, lan sang thái dương. Một số người bị viêm xoang trán nặng có thể đau vùng hốc mắt.
- Viêm xoang bướm: Xoang bướm nằm trong thân của xương bướm, cấu tạo gồm 6 thành: Thành trước, thành sau, thành dưới, thành trên và thành hai bên. Bệnh lý này gây sốt cao, nhức đầu, rét run, đau gáy, chảy dịch xuống họng, có nguy cơ tỷ vong cao nếu lây lan rộng.
- Viêm đa xoang: Là quá trình viêm niêm mạc một hoặc nhiều xoang cùng lúc, có thể xuất hiện do nhiễm khuẩn, dị ứng, môi trường ô nhiễm, cơ thể giảm đề kháng hoặc cấu trúc giải phẫu bất thường.
Các chuyên gia cho biết có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng viêm xoang:
- Virus: Đa số bệnh nhân bị viêm xoang do sự tấn công của virus tại các xoang làm sung huyết các mô mũi, đồng thời bít kín các lỗ thông dẫn lưu xoang. Một số virus gây bệnh phổ biến là: Rhinoviruses, Adenovirus, Virus parainfluenza, Enterovirus, Virus hợp bào đường hô hấp,...
- Vi khuẩn: Trong trường hợp bị cảm lạnh sau 10 - 15 ngày không có dấu hiệu thuyên giảm có thể do vi khuẩn khu trú trong các khoang mũi họng. Sau một thời gian không được xử lý, khuẩn hại tấn công các xoang, gây viêm, điển hình là các loại như: Haemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae, Klebsiella, Moraxella catarrhalis, E.coli,...
- Vi nấm: Loại nấm thường gây viêm xoang là Aspergillus, chúng tấn công vào cơ thể khi hệ miễn dịch suy yếu, sau đó phát triển ở môi trường ẩm và tối như các xoang.
- Dị ứng: Những người có cơ địa bị dị ứng với lông động vật, phấn hoa, nấm mốc, khói bụi, nước hoa có khả năng cao bị xoang so với người bình thường. Ngoài ra, bệnh xoang do dị ứng có xu hướng chuyển biến nặng hơn các yếu tố nguy cơ khác.
- Polyp mũi: Đây là những u nhỏ khá lành tính, phát triển từ mô mũi hoặc xoang, làm bít tắc hốc xoang, từ đó ngăn dịch mũi chảy ra và gây nhiễm trùng. Polyp mũi khiến đường dẫn khí bị cản trở gây giảm độ nhạy cảm của khứu giác, người bệnh cũng bị đau đầu.
- Sức đề kháng kém: Với những người có sức đề kháng kém, suy giảm hệ miễn dịch, các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là mũi xoang không thể chống lại tác nhân gây hại từ bên ngoài gây suy yếu niêm mạc hô hấp.
- Lạm dụng thuốc xịt mũi: Các loại thuốc xịt mũi có khả năng làm sạch khoang mũi, giảm tình trạng nghẹt mũi nhưng đồng thời cũng có thể làm tắc mạch máu trong mũi. Bởi vậy những ai lạm dụng sản phẩm này quá nhiều cũng gây viêm xoang với các triệu chứng nghiêm trọng.
- Hút thuốc lá: Đây là nguyên nhân phổ biến gây viêm xoang vì khói thuốc chứa nhiều thành phần độc hại, tăng khả năng kích ứng mũi, gây viêm, hệ thống làm sạch xoang tự nhiên của mũi bị tổn thương do khói thuốc, từ đó dẫn đến nhiễm trùng xoang.
- Vùng mũi bị bất thường bẩm sinh: Một số trường hợp có cấu trúc mũi bị bất thường bẩm sinh như khe hở vòm miệng, đường dẫn lưu hẹp, lệch vách ngăn mũi sẽ có khả năng cao bị nhiễm trùng xoang.
- Nguyên nhân khác: Ngoài những lý do kể trên, còn một số nguyên nhân khác dẫn đến bệnh viêm xoang như thói quen vệ sinh không đúng cách, sinh hoạt không khoa học để vi khuẩn tích tụ, tấn công, ngoài ra còn do chấn thương tạo vết bầm tím, tụ máu, phù nề ở mũi xoang.
Để nhận biết bệnh viêm xoang, bạn có thể dựa vào một số triệu chứng sau:
- Sổ mũi: Tình trạng nhiễm trùng xoang sẽ khiến bộ phận này tiết ra nhiều dịch tiết. Chất dịch từ xoang lúc này có màu vàng, xanh, trắng đục, dễ chảy vào mũi gây chảy nước mũi.
- Nghẹt mũi: Một trong những triệu chứng viêm xoang thường gặp là nghẹt mũi. Hốc xoang khi bị nhiễm trùng, phù nề sẽ cản trở đường mũi thở, gây nghẹt mũi. Khi đó khứu giác sẽ kém nhạy cảm hơn so với người bình thường.
- Đau ở xoang: Đau là triệu chứng của viêm xoang phổ biến. Người bệnh có thể xuất hiện cơn đau ở trán, hàm trên, hai bên mũi hoặc giữa hai mắt.
- Ho kéo dài: Trong trường hợp chất dịch từ hốc xoang bị viêm nhiễm không chảy vào mũi mà chảy xuống phía sau cổ họng sẽ gây ngứa ngáy, đau họng, kéo theo hệ quả là những cơn ho kéo dài vào ban đêm hoặc sáng sớm ngay khi thức dậy.
- Đau đầu: Cơn đau đầu xuất hiện do bệnh nhân phải chịu tình trạng sưng phù trong xoang. Chất dịch lỏng ở xoang tích tụ sau một đêm gây ra những cơn đau đầu vào sáng sớm, ngoài ra, bệnh nhân cũng bị đau trong môi trường có áp suất khí quyển thay đổi đột ngột.
- Triệu chứng khác: Viêm xoang có thể gây ra nhiều biểu hiện khác như sốt, đau răng, đau tai, sưng vùng mặt, hôi miệng hay mệt mỏi kéo dài.
Thuốc chữa viêm xoang được ưa chuộng
Viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm thường gặp hiện nay, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Trong đó, điển hình là tình trạng đau nhức, nặng đầu, nặng mặt, nghẹt mũi, chảy dịch có mùi hôi,... Khi gặp điều kiện thuận lợi, triệu chứng có thể tái phát nhiều lần hoặc kéo dài, gây hại cho sức khỏe và sinh hoạt đời sống.
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm xoang, thường bệnh xảy ra ở người có cơ địa nhạy cảm, hệ miễn dịch suy yếu như phụ nữ mang thai, người già và trẻ nhỏ. Ngoài ra, đối tượng phải làm việc thường xuyên trong môi trường không khí ô nhiễm, chứa hóa chất, bụi bẩn có khả năng mắc bệnh viêm xoang cao hơn những người khác.
Hiện nay có nhiều phương pháp kiểm soát và điều trị viêm xoang, phòng bệnh biến chứng gây hại cho sức khỏe và tính mạng. Trong đó, dùng thuốc trị viêm xoang được ưa chuộng hiện nay do hiệu quả nhanh, người bệnh không tốn thời gian chuẩn bị. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc tân dược phải đặc biệt thận trọng, bởi khả năng phát sinh tác dụng phụ của thuốc cũng khá cao.
Chính vì thế, người bệnh nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuân thủ đúng liều dùng, loại thuốc để bệnh sớm cải thiện, giảm thiểu thấp nhất nguy cơ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn. Dưới đây là một số thuốc chữa viêm xoang được ưa chuộng hiện nay, bạn đọc có thể tham khảo:
1. Thuốc chữa viêm xoang do dị ứng
Bệnh viêm xoang có thể khởi phát do người bệnh bị viêm mũi dị ứng kéo dài. Đối với trường hợp người bệnh mắc phải thể bệnh này cần sử dụng thuốc kháng histamin để điều trị, thuốc giúp giảm tác dụng sinh học của histamin. Trong số các thuốc kháng histamin được dùng, Chlorpheniramine là loại phổ biến nhất, sử dụng cho trường hợp dị ứng.
Liều dùng tham khảo:
- Dùng được cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.
- Trẻ từ 2 - 6 tuổi sử dụng mỗi ngày không quá 6mg.
- Trẻ từ 6 - 12 tuổi sử dụng mỗi ngày không quá 12mg.
- Trẻ trên 12 tuổi và người lớn dùng tối đa 24mg mỗi ngày.
- Uống mỗi ngày 2 - 3 lần, mỗi lần uống cách nhau 4 - 6 tiếng.
Chống chỉ định: Không sử dụng thuốc histamin cho đối tượng đang gặp vấn đề sức khỏe như dị ứng với thành phần thuốc, bị hen cấp, phì đại tuyến tiền liệt, tắc cổ bàng quang, bệnh dạ dày,... Ngoài ra, không sử dụng thuốc cho trường hợp trẻ sơ sinh và phụ nữ đang cho con bú.
Tác dụng phụ: Một số tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc chống dị ứng chữa viêm xoang như khô miệng, buồn nôn, chống mặt. Đặc biệt là tình trạng buồn ngủ khi dùng, do đó người bệnh tránh tham gia vận hành máy móc hoặc lái xe sau khi dùng thuốc. Không dùng quá liều, từ 25mg - 50mg/kg có thể phát sinh vấn đề nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng người dùng.
Giá bán tham khảo: Viên Chlorpheniramine Maleate có giá khoảng 300đ.
2. Thuốc chữa viêm xoang Kobayashi Chikunain
Kobayashi Chikunain là thuốc trị viêm xoang của Nhật Bản. Thành phần gồm các loại thảo dược quý hiếm từ thiên nhiên, giúp hỗ trợ giảm viêm, cải thiện tình trạng nghẹt mũi, chảy dịch xuống họng,... các triệu chứng do viêm xoang gây ra. Nhờ được bào chế từ thành phần thiên nhiên nên sản phẩm lành tính, sử dụng đều đặn có thể kiểm soát, ngăn viêm xoang tái phát.
Liều dùng tham khảo:
- Sử dụng mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng, tối. Uống với nước ấm để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Trẻ từ 5 - 7 tuổi dùng mỗi lần 2 viên.
- Trẻ từ 7 - 15 tuổi dùng mỗi lần 3 viên.
- Người lớn dùng mỗi lần 4 viên.
Chống chỉ định: Không sử dụng cho đối tượng bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong sản phẩm. Phụ nữ có thai hoặc người đang điều trị các bệnh lý khác trước khi dùng nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Tác dụng phụ: Kobayashi Chikunain được chiết xuất từ thành phần thiên nhiên, chính vì thế ít gây tác dụng phụ cho cơ thể. Tuy nhiên đối với người có cơ địa nhạy cảm có thể gặp phải một số phản ứng không mong muốn khi dùng thuốc. Vì thế, trước khi dùng bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để bảo vệ an toàn sức khỏe.
Giá bán tham khảo: 550.000đ hộp 112 viên.
3. Nosepen - Sản phẩm trị viêm xoang của Hàn Quốc
Nosepen là thuốc trị viêm xoang đến từ Hàn Quốc. Sản phẩm được bào chế từ các nguyên liệu thiên nhiên như cát cánh, cảm thảo, gừng, kỷ tử,... với dạng viên nén dễ sử dụng. Công dụng điều trị các triệu chứng viêm xoang, viêm mũi, ngoài ra còn giúp tăng cường đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch cho người bệnh. Nhờ đó, tình trạng ngạt mũi, chảy dịch mũi, sung huyết, đau nhức,... cải thiện đáng kể.
Liều dùng tham khảo:
- Người bệnh sử dụng thuốc mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối, dùng trước khi ăn 30 phút.
- Trẻ em uống mỗi lần 2 - 3 viên.
- Người lớn uống mỗi lần 3 - 6 viên.
Chống chỉ định: Không sử dụng cho đối tượng bị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong sản phẩm. Không dùng cho trẻ em dưới 8 tuổi. Các trường hợp cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng như người bị bệnh cao huyết áp, suy thận, bệnh tim mạch, người cao tuổi, phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú, người bệnh dạ dày, người có cơ địa dị ứng,...
Tác dụng phụ: Sản phẩm có thành phần nguyên liệu tự nhiên nên ít gây tác dụng phụ khi sử dụng.
Giá bán tham khảo: 800.000đ - 1.000.000đ/hộp.
4. Kirkland Aller - Flo trị viêm xoang
Kirkland Aller - Flo dạng xịt giúp trị viêm xoang, thuốc được bào chế với công thức tiên tiến. Thành phần có trong sản phẩm gồm chất chống dị ứng Fluticasone Propionate 50mcg hỗ trợ điều trị các triệu chứng viêm xoang. Sản phẩm lành tính, an toàn cho sức khỏe, đã thông qua quy trình kiểm định nghiêm ngặt của Mỹ. Hiện nay sản phẩm đã có mặt tại nhiều quốc gia, được nhiều người ưa chuộng.
Liều dùng tham khảo:
- Lắc đều trước khi xịt, đồng thời xịt 2 - 3 lần vào không trung trước khi xịt trực tiếp vào mũi. Xịt dứt khoát.
- Trẻ em từ 4 - 11 tuổi dùng mỗi ngày 1 lần.
- Trẻ trên 12 tuổi và người lớn dùng mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng khi ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ.
- Dùng đều đặn 7 ngày, sau 7 ngày giảm tần suất sử dụng xuống 1 lần/ ngày.
Chống chỉ định: Không dùng cho trẻ em dưới 4 tuổi, không sử dụng cho người có cơ địa quá mẫn với bất kỳ thành phần nào có trong sản phẩm. Không sử dụng cho đối tượng bị hen suyễn, tăng nhãn áp hoặc đục thủy tinh thể, phụ nữ có thai và đang cho con bú. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Tác dụng phụ: Trong quá trình dùng thuốc xịt, người bệnh có thể bị khô mũi, mẫn cảm, phát ban, nổi mẫn. Thông báo với bác sĩ nếu bạn gặp phải các triệu chứng nặng nề.
Giá bán tham khảo: 300.000đ set 5 chai.
5. Thuốc chữa viêm xoang Otrivin 0.05% - 0.1%
Bên cạnh thuốc kể trên, Otrivin 0.05%-0.1% cũng là sản phẩm trị viêm xoang dạng xịt được sử dụng rộng rãi hiện nay. Thành phần chính có trong thuốc là Xylometazoline, hoạt chất thuộc nhóm Arylalkyl Imidazolines có tác dụng làm co mạch, kiểm soát tuần hoàn máu, cải thiện hiện tượng sung huyết tại niêm mạc mũi. Thuốc được chỉ định cho đối tượng bị viêm mũi, viêm xoang hoặc gặp phải các vấn đề về hô hấp. Đồng thời, sản phẩm còn giúp kích thích quá trình đào thải dịch tiết hô hấp, giảm hiện tượng sung huyết, tránh biến chứng viêm mũi xoang ảnh hưởng sức khỏe.
Liều dùng tham khảo:
- Dùng cho trẻ em trên 12 tuổi và người lớn.
- Sử dụng mỗi ngày 3 lần, xịt mỗi bên mũi 1 lần xịt.
- Dùng cách nhau 8 - 10 giờ/ lần, không dùng quá 3 lần mỗi ngày cho 1 bên mũi.
Chống chỉ định: Không sử dụng thuốc cho trẻ em dưới 12 tuổi, người bị quá mẫn với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc. Không dùng cho người đang bị viêm mũi teo, khô, viêm thính giác, vừa phẫu thuật tuyến yên, màng cứng, người bị viêm dây thần kinh, tăng nhãn áp,...
Tác dụng phụ: Trong quá trình sử dụng thuốc xịt mũi Otrivin 0.05% - 0.1% người bệnh có thể gặp phải một số hiện tượng như nóng rát, khô mũi, ngứa mũi,... Trường hợp hiếm gặp, người bệnh gặp tác dụng phụ như hồi hộp, tim đập loạn nhịp, đau đầu, buồn nôn, và các phản ứng dị ứng khác,... Thông báo với bác sĩ nếu bạn gặp phải các phản ứng nặng nề trong quá trình sử dụng thuốc.
Giá bán tham khảo: 50.000đ - 55.000đ hộp 1 chai 10ml.
6. Thuốc chữa viêm xoang dạng xịt Coldi - B
Coldi-B là một trong những thuốc trị viêm xoang được dùng phổ biến hiện nay. Thuốc được bào chế với dạng xịt, dùng trực tiếp giúp cải thiện các triệu chứng do viêm mũi xoang, viêm mũi họng, cảm cúm, sổ mũi mùa,... gây ra. Thành phần chính có trong thuốc là các hoạt chất như Oxymetazolin Hydroclorid, Camphor, Menthol,... và các tá dược vừa đủ khác.
Liều dùng tham khảo:
- Vệ sinh mũi trước khi xịt, xịt thử vào không khi trước khi dùng trực tiếp vào mũi. Đặt lọ hướng thẳng và xịt vào mũi dứt khoát, hít nhẹ giúp thuốc đi sâu vào trong, sau khi dùng nhớ đậy nắp cẩn thận.
- Trẻ em trên 6 tuổi và người lớn dùng mỗi ngày 2 lần sáng và tối, xịt mỗi bên mũi 1 xịt.
Chống chỉ định: Không dùng thuốc cho trường hợp bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc, trẻ em dưới 6 tuổi. Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Tác dụng phụ: Một số phản ứng phụ toàn thân như tăng huyết áp, hồi hộp, lo âu, buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, tim đập loạn nhịp,... Thông báo với bác sĩ nếu gặp phải tác dụng phụ nặng nề.
Giá bán tham khảo: 24.000đ/chai.
7. Thuốc xịt Hadocort trị viêm xoang
Hadocort là thuốc trị viêm xoang được ưa chuộng hiện nay. Thành phần có trong thuốc gồm các chất như Dexamethasone Natri Phosohat, Neomycin Sulfat, Xylometazolin, cùng với tá dược vừa đủ khác. Thuốc có công dụng kháng viêm, chống khuẩn, dị ứng, hỗ trợ điều trị các bệnh về Tai - Mũi - Họng như bệnh viêm mũi, viêm xoang, viêm họng cấp - mãn tính, viêm tai,...
Liều dùng tham khảo:
- Lắc đều trước khi dùng, xịt trực tiếp vào mũi.
- Liều dùng ban đầu 1 - 2 xịt mỗi lần, dùng cách nhau 2 giờ đồng hồ.
- Liều dùng duy trì 1 - 2 xịt mỗi lần, dùng cách nhau 4 - 6 giờ đồng hồ.
Chống chỉ định: Không dùng thuốc cho đối tượng bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc. Không dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. Không dùng cho bệnh nhân bị tăng nhãn áp, mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, bướu cổ,... Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Tác dụng phụ: Khi sử dụng thuốc, người bệnh có thể gặp phải một số biểu hiện không mong muốn, nhất là trường hợp dùng thuốc trong thời gian dài. Chẳng hạn tình trạng nhiễm trùng mắt, giảm thị lực, dị ứng toàn thân, tổn thương thần kinh thị giác,... Thông báo với bác sĩ khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường để được hỗ trợ xử lý sớm.
Giá bán tham khảo: 15.000đ/ lọ 15ml.
8. Thuốc Nazal Sato chữa viêm xoang
Nazal Sato của Nhật Bản có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm xoang và các vấn đề Tai - Mũi - Họng khác như bệnh viêm mũi, sổ mũi, nghẹt mũi,... Thành phần có trong thuốc như Naphazoline Hydrochloride, Chlorpheniramine Maleate, Benzalkonium Chloride và các phụ gia khác. Công dụng giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu do viêm xoang gây ra, đồng thời ức chế hoạt động hại khuẩn, tăng cường đề kháng cho cơ thể,...
Liều dùng tham khảo:
- Vệ sinh mũi trước khi dùng, xịt trực tiếp thuốc vào mũi.
- Liều dùng mỗi ngày 2 - 3 lần, mỗi lần xịt cách nhau 3 tiếng. Không dùng quá 6 lần mỗi ngày.
- Trẻ em 7 - 14 tuổi dùng 1 - 2 lần, không dùng quá 6 lần mỗi ngày.
- Trẻ trên 15 tuổi và người lớn mỗi lần dùng cách nhau 3 tiếng, không lạm dụng quá 6 lần/ ngày.
Chống chỉ định: Không sử dụng sản phẩm cho người bị dị ứng với thành phần có trong thuốc. Không dùng cho trẻ em dưới 7 tuổi. Trường hợp thai phụ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Tác dụng phụ: Người dùng có thể bị sưng đỏ, phát ban,... trong quá trình sử dụng. Nên thông báo sớm với bác sĩ để được hỗ trợ xử lý sớm.
Giá bán tham khảo: 195.000đ/ chai 30ml.
9. Thuốc xịt mũi chữa viêm xoang Avamys
Avamys được dùng cho đối tượng bị viêm xoang và các vấn đề Tai - Mũi - Họng. Thành phần chính là Fluticasone Furoate có tác dụng cải thiện triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi,... do bệnh viêm xoang gây ra. Tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ để sớm đạt được kết quả như mong đợi.
Liều dùng tham khảo:
- Trẻ em từ 2 - 11 tuổi dùng mỗi ngày 1 lần, trường hợp nặng có thể tăng lên 2 lần.
- Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn dùng mỗi ngày 2 lần, khi triệu chứng thuyên giảm có thể giảm liều dùng xuống 1 lần/ ngày.
Chống chỉ định: Thận trọng trước khi dùng, tham khảo ý kiến bác sĩ đối với trường hợp người cao tuổi, trẻ dưới 2 tuổi, bà bầu và sản phụ sau sinh. Không dùng cho người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.
Tác dụng phụ: Người bệnh có thể gặp phải một số phản ứng phụ trong quá trình sử dụng thuốc như chảy máu mũi, đau đầu, loét niêm mạc mũi,... Thông báo với bác sĩ nếu bạn nhận thấy các biểu hiện bất thường trở nên nghiêm trọng hơn.
Giá bán tham khảo: 250.000đ - 300.000đ.
10. Augmentin - Thuốc kháng sinh chữa viêm xoang
Augmentin là thuốc thuộc nhóm kháng sinh Penicillin, được sử dụng trong hỗ trợ điều trị viêm xoang do viêm nhiễm vi khuẩn. Ngoài ra, thuốc còn được chỉ định cho đối tượng gặp các vấn đề về viêm nhiễm đường hô hấp như viêm amidan tái phát, viêm tai giữa, viêm phế quản,... và nhiều trường hợp nhiễm khuẩn khác.
Liều dùng tham khảo:
- Dùng được cho trẻ em trên 9 tháng tuổi. Tuy nhiên tốt hơn hết nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
- Trẻ em từ 9 tháng tuổi - 2 tuổi dùng 125mg/8 giờ.
- Trẻ từ 2 - 12 tuổi dùng 250mg/ 8 giờ.
- Trẻ trên 12 tuổi và người lớn dùng 500mg/ 8 giờ.
Chống chỉ định: Không tự ý sử dụng cho phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú. Không dùng cho trẻ sơ sinh dưới 9 tháng tuổi và người quá mẫn với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.
Tác dụng phụ: Một số phản ứng không mong muốn có thể xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc có thể kể đến như phát ban, tiêu chảy, buồn nôn,... Thông báo ngay với bác sĩ nếu triệu chứng trở nên nặng nề.
Giá bán tham khảo: 200.000đ/ hộp 12 gói.
Cần lưu ý gì khi dùng thuốc chữa viêm xoang?
Trên đây là một số thuốc trị viêm xoang được sử dụng phổ biến hiện nay, bạn đọc có thể tham khảo. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, trước và trong quá trình sử dụng bạn đọc nên lưu ý một vài vấn đề như sau:
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng, tùy tình trạng sức khỏe của mỗi người bác sĩ sẽ chỉ định thuốc điều trị phù hợp.
- Tuân thủ theo hướng dẫn điều trị, không lạm dụng thuốc hoặc tự ý thay đổi liều dùng, kết hợp thuốc hoặc ngưng thuốc giữa chừng. Một số phản ứng phụ có thể xảy ra trong quá trình điều trị, đặc biệt nghiêm trọng nếu dùng quá liều hoặc kết hợp thuốc bừa bãi dẫn đến tương tác thuốc.
- Người đang có bệnh nền, đang dùng thuốc đặc trị các bệnh lý khác nên thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn điều trị và chỉ định dạng thuốc phù hợp.
- Vệ sinh mũi trước khi dùng thuốc giúp dược chất thẩm thấu tốt hơn, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm nặng nề hơn. Đồng thời, bảo vệ đường hô hấp, hạn chế tiếp xúc nơi đông người, môi trường nhiều khói bụi, hóa chất độc hại,... Nên đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.
- Vệ sinh răng miệng, mũi xoang mỗi ngày giúp hạn chế tình trạng vi khuẩn lưu trú, gây hại và làm bùng phát viêm xoang.
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đủ chất, kiêng những món ăn có nguy cơ gây dị ứng, kích thích khiến bệnh tái phát. Bổ sung nhiều rau củ quả, trái cây tươi để cung cấp vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Hạn chế dùng rượu bia, đồ uống chứa cồn, chất kích thích, không nên hút thuốc lá,...
- Xây dựng thói quen sống lành mạnh, ngủ đủ giấc, thư giản tinh thần, hạn chế stress, căng thẳng quá mức,... Tập luyện thể dục vừa sức, nâng cao sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch.
Mẹo chữa viêm xoang tại nhà:
Xông hơi ấm:
- Sử dụng nước nóng kết hợp với thảo dược để xông hơi.
- Trùm một chiếc khăn lên đầu để tận dụng hơi nước ấm.
- Hơi ấm giúp làm dịu mô xoang, giảm đau nhức, nghẹt mũi.
Chườm ấm:
- Sử dụng khăn bông nhúng vào nước ấm để chườm vùng chữ T.
- Chườm ấm giúp đẩy dịch nhầy ra ngoài và làm thông thoáng mũi.
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý:
- Nước muối sinh lý giúp làm sạch vi khuẩn trong mũi và họng.
- Sử dụng dạng xịt hoặc nhỏ trực tiếp vào mũi hàng ngày.
Tập yoga:
- Các bài tập yoga kích thích hoạt huyết và giúp đẩy dịch nhầy ra khỏi mũi.
- Tăng cường chức năng cơ quan hô hấp và tăng sức đề kháng.
Xoa bóp, bấm huyệt:
- Áp dụng xoa bóp và bấm huyệt để giảm đau, thư giãn cơ, và đẩy dịch nhầy ra khỏi xoang.
Lưu ý khi điều trị viêm xoang tại nhà:
- Rửa mũi xoang hàng ngày để giữ mũi thông thoáng.
- Sử dụng nước muối để làm ẩm mũi.
- Tránh tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng.
- Kê gối cao đầu giường khi đi ngủ để giảm nghẹt mũi.
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài.
Phương pháp Tây y:
- Sử dụng thuốc chống viêm, thông mũi.
- Kháng sinh nếu viêm xoang do vi khuẩn.
- Thuốc giảm đau và kháng histamin.
Phương pháp Đông y:
- Sử dụng các bài thuốc Đông y như thạch cao, tri mẫu, Tân di, hoàng cầm.
- Áp dụng các bài thuốc như sắc nước, xông hơi.
Vị thuốc Nam:
- Sử dụng cây đại bi, tân di hoa, tía tô, cây lược vàng.
- Chuẩn bị và sử dụng theo hướng dẫn để giảm triệu chứng và hỗ trợ điều trị.
Lưu ý, việc thăm bác sĩ để chẩn đoán và hướng dẫn điều trị phù hợp là quan trọng.
- Rau Củ và Trái Cây:
- Quả cam, quýt, chanh: Chứa nhiều vitamin C giúp giảm sưng viêm ở niêm mạc xoang.
- Cà rốt, cần tây, rau bina: Những loại rau xanh này hỗ trợ tăng cường đề kháng và làm loãng dịch tiết.
- Thực Phẩm Giàu Kẽm:
- Hến, hàu, ốc, sò: Chứa kẽm giúp giảm viêm và sưng ở niêm mạc xoang.
- Thực Phẩm Kháng Sinh Tự Nhiên:
- Củ hành, gừng, tỏi: Có tính kháng sinh tự nhiên giúp ức chế vi khuẩn và virus.
- Thực Phẩm Giàu Omega-3:
- Cá hồi, cá nục, cá mòi, cá thu: Omega-3 giúp làm dịu niêm mạc và giảm đau nhức.
- Thực Phẩm Có Tính Ấm:
- Táo tàu, đường đỏ, gạo nếp: Có tác dụng làm dịu niêm mạc, cải thiện hoạt động dẫn lưu dịch tiết.
- Hạn Chế Thực Phẩm Cay Nóng:
- Ớt, tiêu, mù tạt: Tránh thức ăn cay nóng để không kích thích niêm mạc hô hấp.
- Kiêng Ăn Thực Phẩm Gây Dị ứng:
- Tôm, cua, thịt gà: Những thực phẩm có thể gây dị ứng, kích thích xoang và làm tăng triệu chứng.
Hy vọng qua bài viết bạn đọc đã biết thêm một số loại thuốc chữa viêm xoang được sử dụng phổ biến hiện nay. Thuốc có tác dụng kiểm soát triệu chứng hiệu quả và nhanh chóng, tuy nhiên tốt hơn hết người dùng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Đồng thời kết hợp tái khám thường xuyên để theo dõi tình trạng phục hồi, nếu sau một thời gian dùng thuốc không cải thiện bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!