Cách Chữa Viêm Xoang
Mẹo chữa viêm xoang tại nhà:
Xông hơi ấm:
- Sử dụng nước nóng kết hợp với thảo dược để xông hơi.
- Trùm một chiếc khăn lên đầu để tận dụng hơi nước ấm.
- Hơi ấm giúp làm dịu mô xoang, giảm đau nhức, nghẹt mũi.
Chườm ấm:
- Sử dụng khăn bông nhúng vào nước ấm để chườm vùng chữ T.
- Chườm ấm giúp đẩy dịch nhầy ra ngoài và làm thông thoáng mũi.
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý:
- Nước muối sinh lý giúp làm sạch vi khuẩn trong mũi và họng.
- Sử dụng dạng xịt hoặc nhỏ trực tiếp vào mũi hàng ngày.
Tập yoga:
- Các bài tập yoga kích thích hoạt huyết và giúp đẩy dịch nhầy ra khỏi mũi.
- Tăng cường chức năng cơ quan hô hấp và tăng sức đề kháng.
Xoa bóp, bấm huyệt:
- Áp dụng xoa bóp và bấm huyệt để giảm đau, thư giãn cơ, và đẩy dịch nhầy ra khỏi xoang.
Lưu ý khi điều trị viêm xoang tại nhà:
- Rửa mũi xoang hàng ngày để giữ mũi thông thoáng.
- Sử dụng nước muối để làm ẩm mũi.
- Tránh tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng.
- Kê gối cao đầu giường khi đi ngủ để giảm nghẹt mũi.
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài.
Phương pháp Tây y:
- Sử dụng thuốc chống viêm, thông mũi.
- Kháng sinh nếu viêm xoang do vi khuẩn.
- Thuốc giảm đau và kháng histamin.
Phương pháp Đông y:
- Sử dụng các bài thuốc Đông y như thạch cao, tri mẫu, Tân di, hoàng cầm.
- Áp dụng các bài thuốc như sắc nước, xông hơi.
Vị thuốc Nam:
- Sử dụng cây đại bi, tân di hoa, tía tô, cây lược vàng.
- Chuẩn bị và sử dụng theo hướng dẫn để giảm triệu chứng và hỗ trợ điều trị.
Lưu ý, việc thăm bác sĩ để chẩn đoán và hướng dẫn điều trị phù hợp là quan trọng.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Tùy từng nguyên nhân và mức độ bệnh xoang khác nhau, bạn có thể áp dụng các biện pháp xử lý như sử dụng nguyên liệu tự nhiên tại nhà, dùng thuốc Đông, Tây y, thuốc Nam hoặc can thiệp ngoại khoa. Ở bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu chi tiết 10+ cách trị viêm xoang nhanh chóng, an toàn và cho hiệu quả cao nhất.
Tổng Quan Bệnh Viêm Xoang
Xoang được biết đến là các hốc xương rỗng nằm trong khối xương sọ - mặt, thông với hốc mũi. Chúng được lót bởi lớp niêm mạc, đóng vai trò dẫn lưu dịch và lưu thông không khí trong cơ thể. Tình trạng viêm xoang xảy ra khi các xoang bị bít tắc, đồng thời lớp niêm mạc sưng viêm, phù nề, khi đó không khí và dịch không thể lưu thông.
Phân loại viêm xoang theo mức độ bệnh
Viêm xoang phân loại theo mức độ bệnh sẽ bao gồm 4 loại:
- Viêm xoang cấp tính: Thường xảy ra do nhiễm trùng đường hô hấp trên, đặc trưng bởi các triệu chứng như đau đầu, chảy nước mũi, nghẹt mũi, sốt cao, khứu giác giảm độ nhạy cảm, đau quanh mắt, mũi, má,... Viêm xoang cấp sẽ khỏi hoàn toàn trong vòng 12 tuần, tuy nhiên đa số người bệnh cảm thấy thoải mái chỉ sau 4 tuần.
- Viêm xoang bán cấp: Viêm xoang cấp nếu không được xử lý từ sớm sẽ chuyển sang dạng bán cấp. Mặc dù các triệu chứng ít nghiêm trọng hơn giai đoạn cấp tính nhưng người bệnh có khả năng cao bị viêm xoang mãn tính. Tình trạng này có thể kéo dài từ 1 - 3 tháng.
- Viêm xoang mạn tính: Trong trường hợp các triệu chứng của bệnh kéo dài hơn 12 tuần tức là bạn đang ở giai đoạn mãn tính - viêm xoang mạn. Bệnh lý này được chia thành 3 loại là viêm mũi họng mãn tính không polyp, viêm mũi họng mãn tính có polyp và viêm mũi dị ứng do nấm
- Viêm xoang tái phát: Là tình trạng viêm xoang tái phát nhiều lần trong vòng 1 năm, thường gặp nhất ở những người có tiền sử hen suyễn, dị ứng.
Phân loại viêm xoang theo vị trí bị viêm
Dựa vào vị trí của viêm xoang, các chuyên gia chia bệnh thành 5 loại:
- Viêm xoang hàm trên: Xoang hàm trên là xoang cạnh mũi lớn nhất trong tất cả các xoang mặt, nằm ở sau xương gò má. Bệnh lý này đặc trưng bởi những cơn đau nhức ở vùng mặt, người bệnh có thể bị sưng quanh mắt và má hoặc đau đầu.
- Viêm xoang sàng: Xoang sàng có vị trí sâu trong hốc mũi, ngay sau mặt. Nếu bộ phận này bị viêm sẽ gây đau nhức đầu ở vùng gáy, bị chảy dịch mủ và gây ho kéo dài.
- Viêm xoang trán: Đây là tình trạng sưng viêm, nhiễm trùng xoang vùng trán, gây đau nhức trán, lan sang thái dương. Một số người bị viêm xoang trán nặng có thể đau vùng hốc mắt.
- Viêm xoang bướm: Xoang bướm nằm trong thân của xương bướm, cấu tạo gồm 6 thành: Thành trước, thành sau, thành dưới, thành trên và thành hai bên. Bệnh lý này gây sốt cao, nhức đầu, rét run, đau gáy, chảy dịch xuống họng, có nguy cơ tỷ vong cao nếu lây lan rộng.
- Viêm đa xoang: Là quá trình viêm niêm mạc một hoặc nhiều xoang cùng lúc, có thể xuất hiện do nhiễm khuẩn, dị ứng, môi trường ô nhiễm, cơ thể giảm đề kháng hoặc cấu trúc giải phẫu bất thường.
Các chuyên gia cho biết có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng viêm xoang:
- Virus: Đa số bệnh nhân bị viêm xoang do sự tấn công của virus tại các xoang làm sung huyết các mô mũi, đồng thời bít kín các lỗ thông dẫn lưu xoang. Một số virus gây bệnh phổ biến là: Rhinoviruses, Adenovirus, Virus parainfluenza, Enterovirus, Virus hợp bào đường hô hấp,...
- Vi khuẩn: Trong trường hợp bị cảm lạnh sau 10 - 15 ngày không có dấu hiệu thuyên giảm có thể do vi khuẩn khu trú trong các khoang mũi họng. Sau một thời gian không được xử lý, khuẩn hại tấn công các xoang, gây viêm, điển hình là các loại như: Haemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae, Klebsiella, Moraxella catarrhalis, E.coli,...
- Vi nấm: Loại nấm thường gây viêm xoang là Aspergillus, chúng tấn công vào cơ thể khi hệ miễn dịch suy yếu, sau đó phát triển ở môi trường ẩm và tối như các xoang.
- Dị ứng: Những người có cơ địa bị dị ứng với lông động vật, phấn hoa, nấm mốc, khói bụi, nước hoa có khả năng cao bị xoang so với người bình thường. Ngoài ra, bệnh xoang do dị ứng có xu hướng chuyển biến nặng hơn các yếu tố nguy cơ khác.
- Polyp mũi: Đây là những u nhỏ khá lành tính, phát triển từ mô mũi hoặc xoang, làm bít tắc hốc xoang, từ đó ngăn dịch mũi chảy ra và gây nhiễm trùng. Polyp mũi khiến đường dẫn khí bị cản trở gây giảm độ nhạy cảm của khứu giác, người bệnh cũng bị đau đầu.
- Sức đề kháng kém: Với những người có sức đề kháng kém, suy giảm hệ miễn dịch, các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là mũi xoang không thể chống lại tác nhân gây hại từ bên ngoài gây suy yếu niêm mạc hô hấp.
- Lạm dụng thuốc xịt mũi: Các loại thuốc xịt mũi có khả năng làm sạch khoang mũi, giảm tình trạng nghẹt mũi nhưng đồng thời cũng có thể làm tắc mạch máu trong mũi. Bởi vậy những ai lạm dụng sản phẩm này quá nhiều cũng gây viêm xoang với các triệu chứng nghiêm trọng.
- Hút thuốc lá: Đây là nguyên nhân phổ biến gây viêm xoang vì khói thuốc chứa nhiều thành phần độc hại, tăng khả năng kích ứng mũi, gây viêm, hệ thống làm sạch xoang tự nhiên của mũi bị tổn thương do khói thuốc, từ đó dẫn đến nhiễm trùng xoang.
- Vùng mũi bị bất thường bẩm sinh: Một số trường hợp có cấu trúc mũi bị bất thường bẩm sinh như khe hở vòm miệng, đường dẫn lưu hẹp, lệch vách ngăn mũi sẽ có khả năng cao bị nhiễm trùng xoang.
- Nguyên nhân khác: Ngoài những lý do kể trên, còn một số nguyên nhân khác dẫn đến bệnh viêm xoang như thói quen vệ sinh không đúng cách, sinh hoạt không khoa học để vi khuẩn tích tụ, tấn công, ngoài ra còn do chấn thương tạo vết bầm tím, tụ máu, phù nề ở mũi xoang.
Để nhận biết bệnh viêm xoang, bạn có thể dựa vào một số triệu chứng sau:
- Sổ mũi: Tình trạng nhiễm trùng xoang sẽ khiến bộ phận này tiết ra nhiều dịch tiết. Chất dịch từ xoang lúc này có màu vàng, xanh, trắng đục, dễ chảy vào mũi gây chảy nước mũi.
- Nghẹt mũi: Một trong những triệu chứng viêm xoang thường gặp là nghẹt mũi. Hốc xoang khi bị nhiễm trùng, phù nề sẽ cản trở đường mũi thở, gây nghẹt mũi. Khi đó khứu giác sẽ kém nhạy cảm hơn so với người bình thường.
- Đau ở xoang: Đau là triệu chứng của viêm xoang phổ biến. Người bệnh có thể xuất hiện cơn đau ở trán, hàm trên, hai bên mũi hoặc giữa hai mắt.
- Ho kéo dài: Trong trường hợp chất dịch từ hốc xoang bị viêm nhiễm không chảy vào mũi mà chảy xuống phía sau cổ họng sẽ gây ngứa ngáy, đau họng, kéo theo hệ quả là những cơn ho kéo dài vào ban đêm hoặc sáng sớm ngay khi thức dậy.
- Đau đầu: Cơn đau đầu xuất hiện do bệnh nhân phải chịu tình trạng sưng phù trong xoang. Chất dịch lỏng ở xoang tích tụ sau một đêm gây ra những cơn đau đầu vào sáng sớm, ngoài ra, bệnh nhân cũng bị đau trong môi trường có áp suất khí quyển thay đổi đột ngột.
- Triệu chứng khác: Viêm xoang có thể gây ra nhiều biểu hiện khác như sốt, đau răng, đau tai, sưng vùng mặt, hôi miệng hay mệt mỏi kéo dài.
Cách chữa viêm xoang tại nhà
Mẹo tại nhà được khuyến khích thực hiện với trường hợp bị viêm xoang mức độ nhẹ, do nhiễm khuẩn, nhiễm virus, vi nấm hoặc dị ứng. Người bệnh lúc này có thể sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên với cách thực hiện đơn giản như sau:
Dùng nước muối
Các chuyên gia khuyến khích bệnh nhân viêm xoang nên sử dụng nước muối để vệ sinh mũi họng hàng ngày. Nước muối có khả năng diệt khuẩn, sát trùng rất tốt, đặc biệt độ pH tương tự với môi trường xoang, có khả năng lưu thông dịch tại ổ xoang, giảm đau nhức, khó chịu ở xoang. Bạn nên ưu tiên dùng dung dịch NaCl 0,9% là tốt nhất.
Cách thực hiện:
- Dùng bình rửa mũi chuyên dụng hoặc xilanh 20cc để lấy nước muối.
- Nghiêng đầu sang một bên, phun nước muối trực tiếp vào mũi ở bên cao hơn, sau đó thực hiện tương tự với bên còn lại.
Lá trầu không
Nguyên liệu này có chứa hàm lượng lớn tinh dầu với khả năng sát khuẩn, chống viêm, có thể hỗ trợ ức chế hoạt động của nhiều vi khuẩn gây bệnh về đường hô hấp. Đặc biệt sử dụng trầu không sẽ kháng viêm, giảm sưng và giúp mũi được thông thoáng.
Cách thực hiện:
- Đầu tiên bạn lấy 1 nắm lá trầu không tươi rửa sạch, để ráo nước rồi đun sôi cùng 300ml nước.
- Khi nước sôi, bạn cho ra chậu rồi dùng khăn lớn để xông mũi.
- Bệnh nhân bị xoang nên thực hiện cách làm này mỗi ngày 2 - 3 lần để đạt kết quả tốt nhất.
Mật ong
Mật ong có thể tăng sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch, tránh vi khuẩn tấn công vào cơ thể, đặc biệt là hốc xoang. Thêm vào đó nguyên liệu này cũng có tác dụng khử khuẩn, sát trùng, ngăn ngừa viêm nhiễm, đẩy nhanh quá trình lành thương ở mũi xoang.
Cách thực hiện:
- Bạn rửa sạch một củ gừng, để nguyên vỏ rồi thái lát mỏng.
- Cho gừng vào bình thủy tinh sạch, đổ mật ong nguyên chất vào để ngâm trong 3 tiếng rồi bảo quản trong tủ lạnh.
- Mỗi ngày người bệnh xoang lấy 1 thìa mật ong ngậm và nuốt từ từ để hỗn hợp chảy vào cổ họng, làm sạch vi khuẩn.
Rượu tỏi
Tỏi có chứa nhiều thành phần với tác dụng kháng khuẩn, diệt virus, chống oxy hóa và tiêu đờm rất tốt. Y học hiện đại đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hoạt chất Allicin trong tỏi hoạt động như một chất kháng sinh tự nhiên, ngoài ra còn có Scordinin đều hỗ trợ tiêu diệt và ức chế sự tấn công của khuẩn hại, hỗ trợ tổn thương ở hốc xoang nhanh lành, ngăn ngừa bội nhiễm. Khi kết hợp tỏi cùng rượu sẽ tăng hiệu quả điều trị viêm xoang.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 200g tỏi trắng tươi cùng 300ml rượu trắng khoảng 40 - 45 độ.
- Sau khi bóc tỏi, bạn rửa sạch với nước rồi vớt ra để ráo.
- Cho tỏi vào bình thủy tinh sạch, đổ rượu trắng ngập tỏi, đập kín nắp và bảo quản ở nơi sạch sẽ, thoáng mát.
- Trong quá trình ngâm cần thường xuyên lắc bình rượu để các hỗn hợp được trộn lẫn vào nhau.
- Sau 15 ngày, rượu tỏi chuyển sang màu vàng, bạn lấy 1 thìa rượu tỏi uống trực tiếp, mỗi ngày 2 lần vào sáng sau khi ăn và tối trước khi đi ngủ.
Chữa viêm xoang bằng Tây y
Đa số trường hợp bị bệnh viêm xoang thường được bác sĩ khuyến khích điều trị bằng phương pháp Tây y bao gồm dùng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa.
Dùng thuốc Tây y
Thông thường, sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng bệnh để kê đơn thuốc phù hợp. Một số loại thuốc chữa viêm xoang phổ biến nhất như:
- Thuốc kháng Histamin: Loại thuốc này có khả năng cải thiện tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa, hắt hơi. Thuốc kháng Histamin thường dùng là Clemastine, Chlorpheniramine, Diphenhydramine (thuốc kháng Histamin thế hệ 1) và Cetirizine, Desloratadine, Loratadine, Fexofenadine, Fexofenadine,....
- Thuốc kháng sinh chứa corticoid: Thường dùng cho trường hợp viêm xoang gây hắt hơi nghẹt mũi, ngứa mũi hay chảy nước mũi. Loại thuốc này được điều chế ở dạng xịt mũi, có thể sử dụng để điều trị các triệu chứng tại chỗ ở mũi xoang với hiệu quả thấy rõ sau 1 tuần. Thuốc kháng sinh chứa corticoid phổ biến là Fluticasone furoate, Mometasone, Beclomethasone, Betamethasone, Budesonide, Fluticasone,...
- Thuốc thông mũi: Có tác dụng làm co mạch máu và các mô đang sưng viêm trong mũi, giảm áp lực trong mũi xoang, từ đó cải thiện tình trạng nghẹt mũi. Mặc dù cho hiệu quả cao nhưng thuốc thông mũi chỉ được khuyến khích dùng ngắn hạn, không quá 3 ngày để tránh gây tác dụng phụ nguy hiểm. Loại thuốc này thường dùng gồm có Phenylephrine hydrochloride, Oxymetazoline hydrochloride, Xylometazoline,...
- Thuốc xịt kháng Cholinergic: Có khả năng làm giảm tình trạng sổ mũi thông qua cơ chế ngừng sản xuất chất nhầy, giảm nghẹt mũi, hắt hơi, phổ biến nhất là Ipratropium bromide. Loại thuốc này có dạng xịt mũi, không được khuyến khích dùng quá 3 tuần và cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc xịt nước muối: Được dùng với mục đích giữ ẩm cho đường mũi, ngăn ngừa chảy máu cam trong trường hợp khô mũi do viêm xoang hoặc tác dụng phụ của thuốc chữa xoang. Thuốc xịt nước muối chỉ nên dùng 1 - 2 lần/ngày để giảm nguy cơ tổn thương niêm mạc mũi.
Phẫu thuật
Trong trường hợp bệnh nhân viêm xoang đã áp dụng các biện pháp điều trị như dùng thuốc nhưng không có hiệu quả hoặc bị bít tắc đường dẫn lưu tự nhiên của hốc xoang, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Mục đích của can thiệp ngoại khoa mũi xoang là phục hồi quá trình thông khí và dẫn lưu phức hợp lỗ mũi xoang, từ đó đẩy nhanh quá trình lành thương lỗ mũi xoang.
Hiện nay đa số bệnh viện đều áp dụng phương pháp phẫu thuật nội soi mũi xoang, với sự hỗ trợ của thiết bị máy móc hiện đại, quá trình này diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, hạn chế xâm lấn và người bệnh có thể phục hồi nhanh. Cụ thể nội soi sử dụng ống chuyên dụng, tăng độ chiếu sáng rõ nét để bác sĩ dễ dàng quan sát các khe, các mốc giải phẫu trong hốc mũi, đánh giá tổn thương một cách chính xác, giảm được nguy cơ tổn thương hay biến chứng cho mắt dẫn đến mù lòa.
Thời gian phẫu thuật nội soi trong trường hợp này thường mất khoảng 15 - 30 phút, nếu ca bệnh phức tạp hơn, phải can thiệp nhiều xoang như xoang bướm, xoang sàng, xoang hàm, thời gian có thể kéo dài 2 tiếng.
Lưu ý khi chữa viêm xoang bằng Tây y
Khi điều trị viêm xoang bằng phương pháp Tây y, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:
- Bệnh nhân cần thăm khám kỹ lưỡng để bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng và kê đơn thuốc hoặc lên phác đồ điều trị phù hợp, đảm bảo an toàn tuyệt đối.
- Không được tự ý mua thuốc Tây về sử dụng khi bị viêm xoang, đồng thời tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng, cách dùng để tránh tác dụng phụ có thể xảy ra.
- Nếu có ý định can thiệp ngoại khoa, cần lựa chọn địa chỉ uy tín, có máy móc thiết bị hiện đại, bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao để đạt hiệu quả cao nhất, ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra.
- Người bệnh viêm xoang trong quá trình điều trị cần xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, ăn nhiều rau xanh, trái cây, món ăn nhiều kẽm, vitamin, omega 3 thực phẩm có tính kháng viêm như tỏi, gừng, nghệ,... Ngoài ra, cần tránh thực phẩm nhiều đường, dễ gây dị ứng hoặc chứa chất béo bão hòa.
- Nên giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh, vệ sinh cổ họng, mũi hàng ngày và tránh xa những tác nhân dễ gây bệnh như khói bụi, môi trường ô nhiễm, lông động vật, phấn hoa,...
Thuốc Nam chữa viêm xoang
Ngoài mẹo tại nhà, bạn hoàn toàn có thể áp dụng cách chữa bệnh viêm xoang bằng các loại thuốc Nam. Phương pháp này có đặc điểm là lành tính, an toàn, dễ thực hiện và tiết kiệm đáng kể chi phí. Cụ thể:
Cây lược vàng
Cây lược vàng có chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là Flavonoid có công dụng kháng viêm, diệt khuẩn mạnh, ngoài ra còn giảm đau nhanh, hoạt huyết, an thần, đẩy nhanh quá trình lành thương. Bên cạnh đó, thành phần Steroid trong cây lược vàng còn hỗ trợ diệt khuẩn, chống xơ cứng, ngăn ngừa bệnh ung thư.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 50g lá cây lược vàng loại bánh tẻ, không lấy loại quá già hoặc quá non, bạn mang rửa sạch và ngâm cùng nước muối pha loãng trong 15 phút.
- Tiếp đó lấy lá lược vàng mang giã nát để lấy nước cốt, thêm vài hạt muối khuấy đều để uống.
- Người bệnh viêm xoang nên áp dụng công thức này liên tục trong 5 - 7 ngày để đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng. Trong trường hợp bị viêm xoang nặng nên uống trong 5 ngày, sau đó ngưng 5 ngày rồi tiếp tục dùng.
Cây hoa ngũ sắc
Rất nhiều người bị viêm xoang đã sử dụng cây ngũ sắc để chữa bệnh và cho hiệu quả cao. Loại cây thuốc Nam này có vị hơi cay, đắng, tính mát, mùi hắc, cho tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, tiêu sưng, ngăn phù nề và tiêu thũng. Đặc biệt một số nghiên cứu hiện đại còn chỉ ra rằng cây hoa ngũ sắc có thể ức chế một số vi khuẩn gây bệnh viêm xoang, làm loãng dịch nhầy và tác dẫn lưu dịch ra khỏi các hốc xoang.
Cách thực hiện:
- Bạn lấy một nắm cây hoa ngũ sắc tươi rửa sạch, ngâm cùng nước muối loãng rồi để ráo.
- Tiếp đó dùng chày giã nát, chắt lấy nước cốt rồi dùng bông thấm nước này để nhét vào một bên lỗ mũi bị xoang trong khoảng 20 phút.
- Sau 20 phút, bạn lấy bông ra rồi xì nhẹ để mủ trong xoang chảy ra hết, cuối cùng lặp lại tương tự với bên còn lại.
- Nên áp dụng biện pháp này mỗi ngày 2 - 3 lần, kiên trì ít nhất 1 tuần để đạt được kết quả cao nhất.
Cây cỏ mực
Một trong những cách trị viêm xoang tại nhà vô cùng đơn giản với cây thuốc Nam đó là dùng cây cỏ mực. Loại cây này có chứa rất nhiều tinh dầu với khả năng diệt khuẩn, giảm phù nề trong hốc xoang nhanh chóng. Ngoài ra, cây cỏ mực cũng chứa các thành phần có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm, giúp dịch trong hốc xoang nhanh chóng được loại bỏ ra ngoài.
Cách thực hiện:
- Bạn lấy 1 nắm lá cỏ mực tươi rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng rồi vớt ra để ráo.
- Cắt nhỏ cây cỏ mực và cho vào máy xay nhuyễn cùng 200ml nước lọc.
- Lúc này lấy rây lọc lấy nước cốt vừa thu được, chia thành 2 phần uống hết trong ngày.
- Người bệnh uống nước cây cỏ mực trong khoảng 2 tuần sẽ thấy các triệu chứng viêm xoang được đẩy lùi.
Sinh khương
Sinh khương (gừng) xuất hiện rất nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh liên quan đến nhiễm trùng, nhiễm khuẩn như viêm xoang. Được biết trong sinh khương có chứa hàm lượng lớn hoạt chất Gingerol có thể chống oxy hóa, kháng viêm, diệt khuẩn và giảm sưng tấy hiệu quả. Ngoài ra, nguyên liệu này còn hỗ trợ chống hoạt động của gốc tự do, virus gây bệnh. Thêm vào đó, tinh dầu trong sinh khương cũng giúp hốc xoang thông thoáng, giảm lượng dịch mũi, thúc đẩy sự lưu thông máu giữa các khoang.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị 1 củ sinh khương nhỏ, rửa sạch rồi cắt lát.
- Đun sôi 1 lít nước, sau đó cho nguyên liệu đã chuẩn bị vào đun thêm 2 phút rồi tắt bếp.
- Bạn cho nước ra thau, dùng khăn lớn để trùm kín lại và bắt đầu xông mũi đến khi nước nguội hoàn toàn.
- Nên áp dụng cách làm này hàng ngày và kiên trì đến khi tình trạng viêm xoang được cải thiện rõ rệt.
Bài thuốc Đông y
Sử dụng bài thuốc Đông y chữa xoang là biện pháp được nhiều người ưu tiên lựa chọn. Bài thuốc Đông y sử dụng các loại thảo dược tự nhiên lành tính, cho hiệu quả cao và không gây tác dụng phụ như thuốc Tây y. Đặc biệt thuốc Đông y còn loại bỏ tận căn nguyên gây bệnh, ngăn ngừa viêm xoang tái phát.
Bài thuốc 1:
- Chuẩn bị các vị thuốc gồm tân di, thăng ma, hoàng cầm, bách hợp, cam thảo, thạch cao, tri mẫu, bạch môn.
- Mang tất cả đi rửa sạch với nước, cho vào ấm sắc cùng 3 bát nước cho đến khi cạn còn 1 bát thì bắt ra để uống 3 lần trong ngày.
Bài thuốc 2:
- Các nguyên liệu cần chuẩn bị gồm trần bì, liên kiều, bạch chỉ, thương nhĩ tử, kim ngân hoa, bạc hà, hồng hoa, đào nhân.
- Mang dược liệu đi rửa sạch, cho vào ấm sắc cùng 3 bát nước trên lửa nhỏ, đến khi cạn còn 1 bát thì tắt bếp, người bệnh chia thành 2 phần uống hết trong ngày.
Bài thuốc 3:
- Chuẩn bị tân di, kim ngân hoa, ké đầu ngựa, sinh địa, hoàng cầm, huyền sâm, đan bì, mạch môn đông.
- Tương tự như hai bài thuốc trên, bạn rửa sạch nguyên liệu, cho vào ấm sắc cùng 3 bát nước với lửa nhỏ, đến khi cạn còn 1 bát thì tắt bếp.
- Bệnh nhân viêm xoang chia thuốc thành 2 - 3 lần uống hết trong ngày.
Dưới đây là một số thuốc trị viêm xoang được ưa chuộng hiện nay, bạn đọc có thể tham khảo:
- Chlorpheniramine: Giảm Viêm Xoang Dị Ứng. Dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Liều dùng tham khảo: 2-3 lần/ngày, cách nhau 4-6 tiếng. Chống chỉ định: Trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai, dị ứng các thành phần.
- Kobayashi Chikunain: Sử dụng 2 lần/ngày, uống với nước ấm. Liều dùng tham khảo theo độ tuổi. Chống chỉ định: Dị ứng thành phần, phụ nữ mang thai.
- Nosepen: Dùng mỗi ngày 2 lần, trước khi ăn. Liều dùng tham khảo theo độ tuổi. Chống chỉ định: Dị ứng thành phần, trẻ dưới 8 tuổi.
- Xịt Kirkland Aller-Flo: Xịt 2 lần vào không khí, 2 lần/ngày. Liều dùng tham khảo theo độ tuổi. Chống chỉ định: Trẻ dưới 4 tuổi, dị ứng thành phần.
- Otrivin 0.05%-0.1%: Dùng cho người trên 12 tuổi. Liều dùng: 3 lần/ngày, cách nhau 8-10 giờ. Chống chỉ định: Trẻ dưới 12 tuổi, dị ứng thành phần.
- Coldi-B: Dạng xịt, giảm triệu chứng viêm xoang, sổ mũi, cảm cúm. Liều dùng: 2 lần/ngày cho trẻ trên 6 tuổi và người lớn. Chống chỉ định: Dị ứng thành phần, trẻ dưới 6 tuổi, phụ nữ mang thai.
- Hadocort: Công dụng kháng viêm, chống khuẩn, hỗ trợ điều trị Tai – Mũi – Họng. Liều dùng: 1-2 xịt lần đầu, 1-2 xịt duy trì, cách nhau 2-6 giờ. Chống chỉ định: Dị ứng thành phần, trẻ dưới 6 tuổi, phụ nữ mang thai.
- Nazal Sato: Hỗ trợ viêm xoang, sổ mũi, nghẹt mũi. Liều dùng: 2-3 lần/ngày cho trẻ trên 7 tuổi và người lớn. Chống chỉ định: Dị ứng thành phần, trẻ dưới 7 tuổi, phụ nữ mang thai.
- Avamys: Cải thiện nghẹt mũi, chảy nước mũi. Liều dùng: 1-2 lần/ngày cho trẻ 2-11 tuổi, 2 lần/ngày cho trẻ 12 tuổi trở lên. Chống chỉ định: Thận trọng cho người cao tuổi, trẻ dưới 2 tuổi.
- Augmentin: Hỗ trợ viêm xoang và các vấn đề đường hô hấp. Liều dùng tham khảo theo độ tuổi. Chống chỉ định: Phụ nữ mang thai, trẻ dưới 9 tháng.
- Rau Củ và Trái Cây:
- Quả cam, quýt, chanh: Chứa nhiều vitamin C giúp giảm sưng viêm ở niêm mạc xoang.
- Cà rốt, cần tây, rau bina: Những loại rau xanh này hỗ trợ tăng cường đề kháng và làm loãng dịch tiết.
- Thực Phẩm Giàu Kẽm:
- Hến, hàu, ốc, sò: Chứa kẽm giúp giảm viêm và sưng ở niêm mạc xoang.
- Thực Phẩm Kháng Sinh Tự Nhiên:
- Củ hành, gừng, tỏi: Có tính kháng sinh tự nhiên giúp ức chế vi khuẩn và virus.
- Thực Phẩm Giàu Omega-3:
- Cá hồi, cá nục, cá mòi, cá thu: Omega-3 giúp làm dịu niêm mạc và giảm đau nhức.
- Thực Phẩm Có Tính Ấm:
- Táo tàu, đường đỏ, gạo nếp: Có tác dụng làm dịu niêm mạc, cải thiện hoạt động dẫn lưu dịch tiết.
- Hạn Chế Thực Phẩm Cay Nóng:
- Ớt, tiêu, mù tạt: Tránh thức ăn cay nóng để không kích thích niêm mạc hô hấp.
- Kiêng Ăn Thực Phẩm Gây Dị ứng:
- Tôm, cua, thịt gà: Những thực phẩm có thể gây dị ứng, kích thích xoang và làm tăng triệu chứng.
Có rất nhiều cách trị viêm xoang từ mẹo tại nhà, phương pháp Tây y, Đông y hay thuốc Nam, phù hợp với mức độ, thể bệnh khác nhau. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối, tốt nhất bạn nên thăm khám bác sĩ và trao đổi kỹ hơn về các biện pháp điều trị, đồng thời kiên trì áp dụng nếu muốn ngăn ngừa bệnh tái phát.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!