Thoát Vị Đĩa Đệm L5 S1

Thoát vị đĩa đệm L5 S1 là hiện tượng thoát vị đĩa đệm nằm giữa đốt sống L5 và xương cùng S1. Vị trí này chịu áp lực lớn nhất từ trọng lượng cơ thể, các hoạt động thể chất nên thường có nguy cơ tổn thương cao hơn so với các vị trí khác. Bệnh lý hầu như không gây ra triệu chứng lâm sàng trong giai đoạn đầu và chỉ phát sinh cơn đau khi đến giai đoạn thoát vị thực thụ.

Thoát vị đĩa đệm L5 S1 là gì?

Thoát vị đĩa đệm L5 S1 là thuật ngữ đề cập đến tình trạng đĩa đệm nối giữa đốt sống L5 (đốt sống cuối cùng của thắt lưng) và S1 (đoạn đầu tiên của xương cùng) thoái hoá, bao xơ nứt rách khiến nhân nhầy bên trong tràn ra ngoài. Đây được xem là điểm tựa chính của cột sống cũng là vị trí dễ bị tổn thương, thoát vị nhất.

Thoát Vị Đĩa Đệm L5 S1: Dấu Hiệu, Chẩn Đoán, Cách Điều Trị
Thoát vị đĩa đệm L5 S1 là hiện tượng thoát vị đĩa đệm nằm giữa đốt sống L5 và xương cùng S1

Dấu hiệu đầu tiên của bệnh lý là phồng đĩa đệm, sau đó chuyển sang giai đoạn lồi rồi đến thoát vị thực thụ (nhân nhầy tràn ra khỏi bao xơ). Bệnh nếu không được tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời, nhân nhầy thoát vị có thể di chuyển đến các vị trí khác - giai đoạn này gọi là thoát vị có mảnh rời.

Theo đánh giá của các chuyên gia, thoát vị đĩa đệm L5 S1 có tính chất mãn tính, tiến triển dai dẳng và hầu như không xuất hiện triệu chứng trong giai đoạn đầu. Các biểu hiện bệnh lý thường bùng phát vào giai đoạn thoát vị thực thụ, thoát vị có mảnh rơi.

Theo số liệu thống kê, ở nước ta có đến 17% người từ 60 tuổi trở lên bị đau lưng do ảnh hưởng của thoát vị đĩa đệm L5 S1.

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm L5 S1

Theo các bác sĩ chuyên khoa, thoát vị đĩa đệm L5 S1 có mối liên hệ mật thiết với yếu tố tuổi tác (lão hoá). Khi tuổi tác cao, những cơ quan trong cơ thể, bao gồm đĩa đệm sẽ có xu hướng thoái hoá.

Từ đó dẫn đến cấu trúc vòng sụn xơ bị thay đổi, nhân nhầy bị thoái hoá nước, đĩa đệm mất dần tình đàn hồi và vòng sụn mỏng dần đi. Lúc này, đĩa đệm rất dễ bị tổn thương khi gặp những tác động cơ học (té ngã, chấn thương, lao động nặng,...) và gây ra hiện tượng bao xơ phồng lồi, nứt rách và khiến nhân nhầy tràn ra bên ngoài.

Theo chuyên gia, sự kết hợp giữa nguyên nhân bên trong (đĩa đệm thoái hoá) cùng với nguyên nhân bên ngoài (các tác động cơ học) là căn nguyên phát sinh thoát vị đĩa đệm.

Nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm L5 S1
Bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1 có mối liên hệ mật thiết với yếu tố tuổi tác (lão hoá)

Một số nguyên nhân gây ra bệnh lý, bao gồm:

  • Tuổi tác cao: Đây được xem là yếu tố thuận lợi làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý xương khớp mãn tính như thoát vị đĩa đệm, loãng xương, thoái hoá khớp, thoái hoá cột sống,... Nguyên nhân là do tuổi tác cao gây suy yếu cấu trúc xương khớp, giảm khả năng linh hoạt, đàn hồi và khiến xương khớp bị tổn thương khi tác động.
  • Chấn thương: Chấn thương là một trong những nguyên nhân phổ biến gây thoát vị đĩa đệm L5 S1, nhất là ở người trẻ tuổi. Tác động cơ học mạnh có thể khiến bao xơ của đĩa đệm bị nứt rách đột ngột, khi đó chất nhầy bên trong thoái vị ra ngoài.
  • Các tác động cơ học khác: Bệnh lý cũng có thể là hệ quả do một số tác động cơ học khác như lao động nặng nhọc, vận động sai tư thế, lười vận động,... Những thói quen này có thể làm tăng áp lực lên cột sống, gây suy yếu đĩa đệm và dẫn đến tình trạng thoái vị.
  • Một số yếu tố nguy cơ: Ngoài ra, nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cũng có thể tăng lên đáng kể khi gặp các yếu tố rủi ro như tiền sử gia đình bị thoát vị đĩa đệm, thừa cân - béo phì, chế độ ăn uống thiếu canxi, khoáng chất, vitamin, ảnh hưởng của bệnh thoái hoá cột sống,... Những yếu tố này có thể tác động tiêu cực đến độ đàn hồi, dẻo dai của đĩa đệm và làm tăng nguy cơ thoát vị.

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm L5 S1

Như đã đề cập, thoát vị đĩa đệm L5 S1 thường không xuất hiện triệu chứng trong giai đoạn phồng, lồi đĩa đệm. Theo đó, các biểu hiện bệnh lý chỉ khởi phát ở giai đoạn thoát vị đĩa đệm thực thụ và giai đoạn thoát vị có mảnh rời.

Ban đầu, bệnh chỉ gây ra các triệu chứng đau nhức ở mức độ nhẹ đến trung bình. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, nhân nhầy bị thoát vị có thể chèn ép lên dây thần kinh, từ đó gây ra các triệu chứng nặng nề.

Dấu hiệu nhận biết bệnh lý
Bệnh lý điển hình bởi cơn đau vùng thắt lưng, cơn đau có thể bùng phát đột ngột hoặc xuất hiện từ từ

Các triệu chứng nhận biết bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1:

  • Bệnh lý điển hình bởi cơn đau vùng thắt lưng, cơn đau có thể bùng phát đột ngột hoặc xuất hiện từ từ.
  • Cơn đau do thoát vị đĩa đệm L5 S1 có tính chất cơ học, mức độ giảm nhẹ khi nghỉ ngơi và trở nên nặng nề khi đi lại, vận động nặng.
  • Tình trạng đau nhức vùng thắt lưng khiến người bệnh giảm biên độ hoạt động, nhất là các động tác nghiên, xoay, ngửa và cúi người
  • Khi ấn vào mỏm gai đốt sống L5 sẽ gây đau nhói
  • Một số trường hợp bệnh có thể quan sát thấy cột số bị vẹo và cong do nhân nhầy thoát vị ra bên ngoài bao xơ.

Khi mới khởi phát, bệnh lý chủ yếu gây đau nhức vùng thắt lưng. Tuy nhiên, theo thời gian, lượng nhân nhầy thoát vị có thể dẫn đến tình trạng chèn ép lên rễ thần kinh và làm xuất hiện các triệu chứng như:

  • Đau cột sống lưng lan xuống phần đùi, hông và bắp theo đường đi của dây thần kinh tạo (đau dây thần kinh tọa)
  • Cơn đau tăng lên khi hắt hơi, ho
  • Rối loạn vận động, có cảm giác (ngứa ran, tê bì, dị cảm,...)
  • Rối loạn phản xạ chi dưới
  • Rối loạn dinh dưỡng (gây yếu liệt chi, teo chi,...)

Thực tế nhận thấy, hầu hết các trường hợp bị thoát vị đĩa đệm đều không xuất hiện các triệu chứng lâm sàng hoặc chỉ gây ra cơn đau ở vùng thắt lưng. Chỉ các trường hợp bệnh tiến triển nặng nề mới gây ra các triệu chứng rõ rệt do chèn ép rễ thần kinh.

Bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1 có nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm L5 S1 có tính chất mãn tính, kéo dài dai dẳng và tiền triển chậm. Thực tế, bệnh lý hiếm khi đe dọa nghiêm trọng đến sức khoẻ. Tuy nhiên, các triệu chứng do bệnh lý gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất lao động, cuộc sống sinh hoạt và tâm lý của người bệnh.

Bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1 có nguy hiểm không?
Bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1 nếu không được kiểm soát kịp thời có thể gây ra hội chứng chùm đuôi ngựa

Trong một số trường hợp, nhân nhầy đĩa đệm có thể tràn ra ngoài hoàn toàn và chèn ép lên rễ thần kinh vùng L5 S1. Do đó, bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng sau:

  • Chất lượng cuộc sống giảm: Đây là một trong những biến chứng thường gặp nhất do các bệnh xương khớp mãn tính gây ra. Thực tế, cơn đau và các biểu hiện lâm sàng của bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, chất lượng giấc ngủ và hiệu suất lao động. Hơn nữa, đau dai dẳng, kéo dài còn tác động đến tâm lý gây căng thẳng, lo âu quá mức.
  • Bị yếu liệt chi dưới: Khi rễ thần kinh bị chèn ép lâu ngày có thể dẫn đến rối loạn vận động, phản xạ, dinh dưỡng và cảm giác ở chi dưới. Theo thời gian, những khối cơ của chi có xu hướng teo, giảm khả năng vận động, di chuyển và dẫn đến tình trạng teo cơ, yếu chi dưới.
  • Hội chứng chùm đuôi ngựa: Hội chứng này là biến nặng nề do bệnh gây ra. Tình trạng này xảy ra khi rễ thần kinh bị chèn ép trong thời gian dài và nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chức năng cơ xương khớp, cơ quan bài tiết và cả cơ quan sinh dục. Hội chứng chùm đuôi ngựa đặc trưng bởi các triệu chứng như yếu 1 hoặc 2 chân, đau thắt lưng dữ dội, đau tê chi dưới, tiểu không tự chủ hoặc bí tiểu, rối loạn cương dương, mất cảm giác vùng mông, táo bón,...

Lối sống dành cho người bị thoát vị đĩa đệm L5 S1

Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh xương khớp có tính chất mãn tính, kéo dài dai dẳng và không thể điều trị dứt điểm. Do đó, song song với các phương pháp điều trị, người bệnh cần chủ động trong việc kết hợp các biện pháp chăm sóc, sinh hoạt lành mạnh để kiểm soát bệnh lý hiệu quả.

Lối sống dành cho người bị thoát vị đĩa đệm L5 S1
Người bệnh nên bơi lội thường xuyên để giúp kéo giãn cột sống, cải thiện chức năng vận động

Lối sống dành cho người bị thoát vị đĩa đệm L5 S1:

  • Tránh những hoạt động gây tăng áp lực lên đĩa đệm như vận động mạnh, lao động nặng nhọc, thay đổi tư thế đột ngột, sau tư thế,....
  • Thừa cân - béo phì có thể làm tăng áp lực lên đĩa đệm bị thoát vị, đẩy nhanh tiến triển của bệnh. Vì vậy, người bệnh cần tập luyện thể dục thể thao, điều chỉnh chế độ ăn uống nhằm kiểm soát cân nặng, duy trì sức khỏe và vóc dáng cân đối.
  • Trong giai đoạn bệnh lý ổn định, người bệnh nên bơi lội, tập yoga thường xuyên để giúp kéo giãn cột sống, giải phóng áp lực lên đĩa đệm bị tổn thương, đồng thời cải thiện chức năng vận động. Trường hợp bệnh nặng, người bệnh nên thực hiện các bài tập vật lý trị liệu theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Căng thẳng, áp lực quá mức có thể kích thích cơ co thắt quá mức và gây ra cơn đau dữ dội ở đốt sống thắt lưng. Do đó, bên cạnh các phương pháp điều trị, người bệnh nên giữa tâm lý thoải mái, lạc quan để hỗ trợ quá trình điều trị đạt được kết quả tốt nhất.
  • Cần thận trọng khi chơi thể thao, lao động, tham gia giao thông và sinh hoạt để giảm thiểu nguy cơ bị tai nạn, chấn thương,... Những tác động cơ học mạnh có thể khiến bao xơ đĩa đệm bị nứt rách và bắt buộc can thiệp biện pháp ngoại khoa.

Bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1 khá phổ biến ở người trung niên và cao tuổi, nhất là người có thói quen sinh hoạt không lành mạnh, béo phì, thừa cân,...Bệnh lý nếu không được thăm khám và điều trị sớm có thể gây ra các biến chứng nặng nề, ảnh hưởng đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, bạn cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Mỡ máu cao là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Máu Nhiễm Mỡ Có Nguy Hiểm Không? Căn Bệnh “Thời Đại Mới” Tiềm Ẩn Nguy Cơ Đột Quỵ

Hệ quả của cuộc sống hiện đại, với lối sống thiếu vận động và chế...
chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...