Cách Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm
Mẹo chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà:
Xoa bóp:
- Thực hiện các động tác xoa bóp hàng ngày để kích thích máu lưu thông và giảm đau.
- Tư vấn từ bác sĩ để chọn phương pháp xoa bóp phù hợp.
Tập thể dục:
- Thực hiện bài tập cơ bản như plank, crunches, và tăng cường cơ lưng để ổn định cấu trúc đĩa đệm.
- Thảo luận với bác sĩ trước khi bắt đầu để đảm bảo an toàn và phù hợp với tình trạng sức khỏe.
Chườm lạnh hoặc nóng:
- Áp dụng chườm lạnh giúp hạn chế đau, viêm, và giảm áp lực lên đĩa đệm.
- Chườm nóng có thể giúp mở rộng mạch máu và tăng cường lưu thông.
Chế độ dinh dưỡng:
- Bổ sung canxi từ thực phẩm như sữa, sữa chua, rau cải xanh để hỗ trợ xây dựng và duy trì sức khỏe xương.
- Vitamin D từ cá hồi, trứng, và sữa giúp hấp thụ canxi.
- Protein thực vật từ đậu nành, lựu, hạt chia, và omega-3 từ cá hồi hỗ trợ tái tạo mô và giảm viêm.
Cây thuốc Nam và Đông y:
- Sử dụng lá ngải, lá lốt, cỏ xước, lá mật gấu cho tác dụng giảm đau và chống viêm.
- Các bài thuốc Đông y như Đẳng sâm, cam thảo, hoàng bá có thể được sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Phương pháp Đông y:
- Có thể tham khảo các bài thuốc từ Đông y, nhưng cần tư vấn bác sĩ trước khi sử dụng.
- Bài thuốc có thể bao gồm các thành phần như đẳng sâm, cam thảo, ý dĩ, thương truật, ngưu tất.
Lưu ý: Trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp nào, bệnh nhân cần thăm khám và thảo luận với bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Có những cách chữa thoát vị đĩa đệm nào được áp dụng phổ biến hiện nay? Đây là câu hỏi được rất nhiều bệnh nhân đặt ra khi gặp phải bệnh lý này. Theo đó, nếu không có các biện pháp kiểm soát kịp thời, bệnh nhân sẽ chịu nhiều cơn đau dai dẳng, địa đệm và cột sống tổn thương nghiêm trọng, hạn chế khả năng vận động cũng như tăng nguy cơ xảy ra biến chứng. Để không bỏ lỡ các thông tin quan trọng nhất, mời quý độc giả tiếp tục theo dõi bài viết dưới đây.
Tổng Quan Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm
Đĩa đệm là bộ phận nằm giữa các đốt sống, được cấu tạo từ 2 phần là vỏ bao xơ bên ngoài và nhân nhầy bên trong. Bộ phận này đảm nhận nhiệm vụ co giãn, giúp các đốt xương hoạt động trơn tru, tránh các khớp xương cọ xát vào nhau dẫn đến tổn thương.
Thoát vị đĩa đệm (tên tiếng Anh là Herniated Disc) là hiện tượng lớp bao xơ bị rách khiến cho lớp nhân nhầy bên trong đĩa đệm cột sống dịch chuyển ra khỏi vị trí vòng sợi, gây chèn ép lên các rễ thần kinh xung quanh cột sống. Tình trạng đĩa đệm bị thoát bị vị có thể xảy ra ở một hoặc nhiều đĩa đệm trên cùng một cột sống tại một thời điểm nhất định.
Tình trạng thoát vị đĩa đệm có thể xuất phát từ các nguyên nhân bên ngoài lẫn bên trong cơ thể, chẳng hạn như:
1. Do sự lão hóa tự nhiên trong cơ thể
Lão hóa được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh lý nói riêng và rất nhiều bệnh lý xương khớp nói chung. Có thể hiểu đơn giản tình trạng lão hóa này là trước khi dẫn đến thoát vị thì đĩa đệm đã phải trải qua một thời gian dài chịu tác động, áp lực, suy yếu dần và mới bộc lộ triệu chứng thoái hóa
Khi đĩa đệm bị thoái hóa, sự thẩm thấu của hệ xương khớp dần kém đi khiến cho đĩa đệm không có đủ dưỡng chất để phát triển khỏe mạnh, từ đó dẫn đến mất nước và khô. Từ đó các vòng sợi bao xơ cũng dần yếu đi, đến một thời điểm nhất định đĩa đệm chịu một tác động mạnh gây nứt, rách sẽ làm dịch nhân nhầy ra bên ngoài và hình thành bệnh.
2. Do gặp chấn thương, tai nạn
Nếu như nguyên nhân lão hóa là quá trình xảy ra tự nhiên khi tuổi tác cao thì bị chấn thương do tai nạn lại là nguyên nhân khó có thể kiểm soát trước được. Trong sinh hoạt hằng ngày tiềm ẩn rất nhiều sự cố như: tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn khi chơi thể thao hay trong những sinh hoạt đơn giản hằng ngày...
Chấn thương khiến cho đĩa đệm bị tác động dẫn đến thoát vị lệch khỏi vị trí ban đầu. Với nguyên nhân này, người bệnh cần nhanh chóng thăm khám, thực hiện các xét nghiệm chụp chiếu để phát hiện các tổn thương bên trong mà mắt thường không nhìn thấy.
3. Do thừa cân béo phì
Một chế độ ăn uống kém khoa học chính là nguyên nhân dẫn đến thừa cân béo phì nhanh chóng. Việc trọng lượng cơ thể tăng lên đột ngột là nguyên nhân khiến cho cột sống chịu áp lực lớn trong thời gian dài và làm tăng nguy cơ gây ra bệnh.
4. Do tính chất công việc
Những công việc yêu cầu phải duy trì lâu một tư thế như ngồi, đứng, khom... khiến người bệnh không thoải mái hoặc thực hiện các công việc nặng nhọc cũng là yếu tố nguy cơ góp phần đẩy nhanh quá trình thoái hóa của đĩa đệm.
5. Một số nguyên nhân khác
- Bệnh có tính chất di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cụ thể khi trong gia đình thành viên bị thoát vị đĩa đệm hoặc các bệnh lý xương khớp tương tự thì nguy cơ di truyền cho thế hệ sau sẽ cao hơn so với những người bình thường.
- Người có tật xương khớp bẩm sinh như gù vẹo, thoái hóa cột sống... cũng dễ làm tăng nguy cơ dễ mắc bệnh.
- Thường xuyên thực hiện các thói quen xấu như kẹp điện thoại vào vai nói chuyện, cúi đầu đọc sách, xem điện thoại... cũng có thể gây ảnh hưởng đến chức năng đĩa đệm cổ.
Tương tự như những bệnh lý xương khớp khác, thoát vị đĩa đệm cũng có rất nhiều triệu chứng khác nhau. Trong giai đoạn đầu, triệu chứng thường khá mờ nhạt, khó nhận biết hoặc dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Chỉ khi bệnh phát triển đến giai đoạn nặng mới được biểu hiện thông qua các triệu chứng sau:
- Đau nhức: Đây là triệu chứng điển hình mà bất kỳ người bệnh nào cũng gặp phải. Cơn đau nhức thường xuất hiện đột ngột ở vùng cổ, vai gáy, thắt lưng hoặc chân tay, sau đó lan rộng sang các cơ quan lân cận. Tính chất cơn đau thường diễn tiến từ âm ỉ đến dữ dội, nặng hơn khi vận động và giảm bớt khi được nghỉ ngơi.
- Tê bì tay chân: Tình trạng tê bì xảy ra khi lớp nhân nhầy trong đĩa đệm thoát ra ngoài gây chèn ép lên các rễ dây thần kinh. Từ đó gây ra triệu chứng tê bì tại thắt lưng, cổ, sau đó dần lan xuống vùng mông, bẹn, đùi, bắp chân, gót chân. Một số trường hợp bị tê bì còn kèm theo rối loạn cảm giác, rối loạn phản xạ nóng lạnh...
- Yếu cơ, không đi lại được: Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng, các triệu chứng biểu hiện rõ rệt với mức độ nghiêm trọng cũng là lúc khả năng vận động bị ảnh hưởng. Lúc này, người bệnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tự di chuyển, đi lại. Lâu ngày khi nằm quá nhiều dẫn đến teo cơ, bại liệt và không còn khả năng đi lại bằng hai chân, bắt buộc phải ngồi xe lăn và phụ thuộc vào người khác.
- Một số triệu chứng khác: Ngoài các triệu chứng tổn thương tại khớp, một số trường trường hợp còn có thể gặp phải một vài triệu chứng toàn thân như: mệt mỏi, sốt cao, chán ăn, sụt cân, tinh thần sa sút...
Mẹo chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà
Có khá nhiều mẹo tại nhà được ứng dụng trong điều trị thoát vị đĩa đệm hiện nay, hỗ trợ bệnh nhân giảm đau, hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực gây ra bởi bệnh. Đồng thời, người bệnh cũng có thể tăng cường sức khỏe xương khớp và tổng thể khá tốt.
Xoa bóp
Hàng ngày, người bệnh nên thực hiện các động tác xoa bóp giúp kích thích máu lưu thông, hỗ trợ giảm những cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây ra. Theo đó, cũng có rất nhiều kỹ thuật xoa bóp khác nhau, vì vậy bệnh nhân hãy tham khảo tư vấn từ bác sĩ để có những bài tập phù hợp.
Tập thể dục
Tập thể dục có thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình chữa trị thoát vị đĩa đệm. Hỗ trợ bệnh nhân ổn định cấu trúc đĩa đệm và cột sống, cải thiện linh hoạt, giảm sưng đau. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu nên thảo luận với bác sĩ để đảm bảo an toàn và phù hợp với tình trạng sức khỏe.
Những bài tập có thể tham khảo gồm:
- Tập luyện cơ bản: Bài tập plank, crunches nhẹ và bài tập tăng cường cơ lưng có thể giúp cải thiện sự ổn định cho cấu trúc cột sống.
- Yoga: Tăng cường linh hoạt và cân bằng đĩa đệm, tạo sự thư giãn cho cột sống và giúp bệnh nhân giảm căng thẳng.
- Pilates: Là bài tập giúp củng cố cơ cảm giác và cải thiện khả năng kiểm soát tại các đốt sống và đĩa đệm.
- Bài tập với bóng tập: Được sử dụng để củng cố cấu trúc lưng, giải tỏa áp lực tại đĩa đệm và cải thiện sự ổn định.
Chườm lạnh hoặc nóng
Bệnh nhân hoàn toàn có thể áp dụng các biện pháp chườm lạnh hoặc nóng tại nhà. Cách chữa thoát vị đĩa đệm này sẽ giúp bệnh nhân giảm sưng đau, hạn chế viêm và giúp máu lưu thông tốt tới từng vị trí đĩa đệm.
- Chườm lạnh: Khi đĩa đệm bị thoát vị, áp lực lên các dây thần kinh và mô mềm xung quanh có thể gây đau và viêm nhiễm. Chườm lạnh giúp hạn chế cảm giác đau, kiểm soát viêm sưng và giảm bớt áp lực. Nhiệt độ lạnh làm co lại các mạch máu, giảm lưu lượng máu và chất nhầy đến khu vực bị tổn thương. Điều này giúp làm giảm áp lực trên đĩa đệm, tạo ra một hiệu ứng giảm đau tự nhiên.
- Chườm nóng: Nhiệt độ cao có thể giúp mở rộng các mạch máu, tăng cường lưu thông máu ở các mạch tắc nghẽn. Cảm giác ấm từ chườm nóng còn có thể kích thích các thụ thể thư giãn, giúp bệnh nhân bớt đau nhức.
Theo đó, bệnh nhân hãy chườm khoảng 15 - 20 phút hàng ngày hoặc khi xuất hiện các cơn đau để giúp cơ thể dễ chịu hơn.
Chế độ dinh dưỡng
Để hỗ trợ cho đĩa đệm và cột sống khỏe mạnh hơn, bệnh nhân cần chú ý tới chế độ ăn uống như sau:
Thực phẩm có lợi:
- Canxi: Một khoáng chất quan trọng giúp xây dựng và duy trì sức khỏe của xương khớp, hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả. Thức ăn giàu canxi giúp cung cấp nguồn năng lượng cho quá trình tái tạo và tái tạo tế bào xương, giảm các tổn thương tại đĩa đệm. Do đó, các thực phẩm như sữa, sữa chua, phô mai, rau cải xanh, cải bó xôi,... nên được sử dụng trong chế độ ăn hàng ngày.
- Vitamin D: Giúp cơ thể hấp thụ canxi, khoáng chất quan trọng giúp củng cố xương và hạn chế tình trạng thoát vị đĩa đệm. Thêm vào đó, dưỡng chất này còn có tác dụng giảm viêm nhiễm và cải thiện sức khỏe hệ thống xương khớp khá tốt. Các nguồn thực phẩm giàu vitamin D bao gồm cá hồi, cá ngừ, mỡ cá hồi, trứng, nấm, sữa và chế phẩm từ sữa.
- Protein thực vật: Tham gia vào quá trình tái tạo cơ bắp và hỗ trợ sự phục hồi của các tế bào tổn thương, từ đó có thể kiểm soát các dấu hiệu thường gặp của thoát vị đĩa đệm. Các thực phẩm bao gồm đậu nành, lựu, hạt chia, hạt hạnh nhân, hạt quinoa, và rau củ xanh,... không chỉ cung cấp protein mà còn chứa nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa, hỗ trợ quá trình giảm cân, giảm tải áp lực lên các đĩa đệm khá tốt.
- Omega-3: Là một loại axit béo không no, giúp giảm viêm nhiễm và hỗ trợ chức năng của hệ thống thần kinh. Cùng với đó là khả năng giảm đau và cải thiện sự linh hoạt của các khớp, kích thích tái tạo mô và cải thiện chức năng của đĩa đệm. Các nguồn thực phẩm giàu omega-3 bao gồm cá hồi, chia seeds, hạt lanh, hạt bí ngô, dầu cá,...
Thực phẩm gây hại:
- Carbohydrate tinh chế: Nhóm thực phẩm này thường là các loại bánh ngọt, bánh quy, mì ống, khoai tây chiên,... dễ gây gia tăng viêm nhiễm, tăng các cơn đau và có thể làm bệnh nhân tăng cân nhanh chóng, tạo ra áp lực lớn lên các đĩa đệm bị tổn thương.
- Thực phẩm nhiều đường và muối: Đồ ăn ngọt có thể gây tăng cân, làm tăng áp lực lên đĩa đệm. Trong khi đó, muối sẽ giữ nước trong cơ thể và gây sưng, tăng áp lực lên đĩa đệm và đồng thời có thể gây cao huyết áp. Do đó, bệnh nhân nên hạn chế ăn thực phẩm như thức ăn nhanh, đồ đóng hộp, các loại bánh kẹo ngọt,...
Cách chữa thoát vị đĩa đệm trong Tây y
Khi điều trị thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân sẽ cần dùng các loại thuốc hoặc nếu bệnh quá nghiêm trọng có thể phải phẫu thuật. Sau khi đã tiến hành thăm khám chi tiết, bác sĩ sẽ tư vấn giải pháp tốt nhất cho bệnh nhân.
Sử dụng thuốc
Có khá nhiều loại thuốc với các liều lượng khác nhau, bệnh nhân khi sử dụng sẽ được kê đơn tùy vào mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe. Trong đó, những thuốc dùng nhiều nhất phải kể tới gồm:
- Thuốc chống viêm và giảm đau: Chủ yếu là ibuprofen, naproxen, được sử dụng để giảm viêm nhiễm và đẩy lùi các cơn đau nhanh chóng.
- Thuốc giãn cơ: Baclofen, tizanidine,dantrolene là những loại thuốc được kê đơn để bệnh nhân giảm cảm giác co cứng cột sống, hạn chế áp lực lên các đĩa đệm.
- Thuốc tái tạo mô: Một số loại thuốc như gabapentin, pregabalin có thể được kê đơn để kích thích tái tạo các mô tổn thương xung quanh đĩa đệm thoát vị.
- Corticosteroids: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chọn cách tiêm corticosteroids trực tiếp vào vùng bị tổn thương để đạt hiệu quả giảm viêm nhiễm nhanh chóng.
Phẫu thuật
Bệnh nhân sẽ phải phẫu thuật khi các tổn thương không thể chữa lành bằng thuốc, cột sống mất chức năng vận động. Khi này, các kỹ thuật mổ có thể áp dụng gồm:
- Discectomy (Phẫu thuật loại bỏ mảnh đĩa đệm): Đây là phương pháp phổ biến nhất. Trong quá trình này, bác sĩ sẽ loại bỏ phần hoặc toàn bộ đĩa đệm thoát vị để giảm áp lực lên dây thần kinh.
- Laminectomy (Phẫu thuật loại bỏ một phần của đốt sống): Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật để loại bỏ một phần của đốt sống đã hư hỏng hoàn toàn để giảm áp lực lên đĩa đệm và dây thần kinh.
- Foraminotomy (Phẫu thuật mở rộng lỗ foramina): Quy trình thực hiện bằng cách mở rộng lỗ foramina (khe hẹp giữa đốt sống) để giảm áp lực lên dây thần kinh và tạo không gian cho đĩa đệm và các rễ thần kinh xung quanh.
- Spinal Fusion (Phẫu thuật cố định đốt sống): Ở ca bệnh nặng, bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật cố định hai đốt sống cùng một chỗ. Quy trình này có thể giúp giảm đau và ổn định cột sống, nhưng cũng có thể giảm khả năng cử động linh hoạt.
- Artificial Disc Replacement (Thay thế đĩa đệm nhân tạo): Đĩa đệm bị tổn thương được thay thế bằng một đĩa đệm nhân tạo, phục hồi độ linh hoạt của cột sống, bệnh nhân thực hiện các hoạt động sinh hoạt bình thường trở lại.
Cần chú ý gì khi phẫu thuật thoát vị?
Khi chuẩn bị và sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, có một số điều quan trọng bệnh nhân cần chú ý để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra một cách thuận lợi và an toàn. Dưới đây là một số điều cần lưu ý cho bệnh nhân:
- Thực hiện đúng chỉ dẫn của bác sĩ: Luôn tuân theo hướng dẫn của bác sĩ và đội ngũ y tế. Điều này bao gồm uống thuốc theo đúng liều lượng và thời gian được kê đơn, tuân thủ mọi hạn chế và giới hạn hoạt động theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Duy trì lối sống lành mạnh: Giữ cho chế độ ăn uống lành mạnh và duy trì lối sống tích cực, tránh thức ăn có thể gây tăng cân và tăng áp lực lên đĩa đệm.
- Không vận động mạnh: Tránh các hoạt động nặng nề và động tác xoay vặn cột sống giai đoạn hồi phục. Nên thực hiện các bài tập và động tác nhẹ nhàng được bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý hướng dẫn.
- Theo dõi bất thường: Sau ca mổ, bệnh nhân nếu nhận thấy các triệu chứng không bình thường như sưng, đau nhức tăng lên hoặc bất kỳ vấn đề khác cần thông báo ngay với các bác sĩ và y tá.
- Hạn chế nguy cơ nhiễm trùng: Theo dõi vết mổ để đảm bảo vệ sinh sạch sẽ để không gây ra nguy cơ nhiễm trùng hậu phẫu.
Cây thuốc Nam
Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây thuốc Nam cũng là giải pháp điều trị được nhiều người lựa chọn hiện nay. Một số vị thuốc được dùng nhiều và cho đánh giá tốt gồm có:
Lá ngải
Lá ngải cứu chứa flavonoids, sesquiterpene lactones, cho khả năng chống viêm và giảm đau do thoát vị đĩa đệm. Các tác nhân gây viêm và kích thích tới vùng bao quanh đĩa đệm tổn thương sẽ bị ức chế, từ đó giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn đáng kể.
Cách thực hiện:
- Dùng một lượng vừa đủ lá ngải cứu đem ngâm nước muối rồi rửa sạch.
- Cho lá ngải lên chảo sao vàng cùng với muối biển rồi bọc lại bằng khăn sạch, chườm trực tiếp lên vùng đau.
Lá lốt
Lá lốt chứa nhiều hợp chất eugenol có khả năng giảm đau và chống viêm. Vì vậy có khá nhiều người đã lựa chọn sử dụng lá lốt để làm dịu các triệu chứng thường gặp do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một lượng vừa đủ lá lốt, ngâm rửa sạch rồi sao vàng cùng muối tương tự lá ngải.
- Bọc hỗn hợp bằng khăn sạch, chườm lên vùng đau nhức cho tới khi đã nguội hẳn và có thể sao lại để chườm thêm lần nữa.
Cây cỏ xước
Achyranthine, các chất chống oxy hóa trong cỏ xước được cho là có khả năng giảm viêm, hỗ trợ làm lành mô cơ và các rễ thần kinh xung quanh vùng bị ảnh hưởng bởi thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, cỏ xước có khả năng kích thích tuần hoàn máu lưu thông ổn định để bệnh nhân giảm các triệu chứng khó chịu hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Dùng một nắm cỏ xước, rửa sạch và sắc nước uống.
- Duy trì uống nước cỏ xước đều đặn hàng ngày, mỗi ngày 2 lần để cho tác dụng tốt nhất.
Lá mật gấu
Lá mật gấu có chứa nhiều excisanin A, β-sitosterol glucoside rabdoserrin A, ursolic acid,... Vậy nên có thể giúp bệnh nhân giảm tốt các cơn đau, triệu chứng sưng viêm do thoát vị đĩa đệm gây ra. Ngoài ra, đây còn là cây thuốc thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể được y học đánh giá cao.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị lượng vừa đủ lá mật gấu, rửa sạch rồi đem hãm với nước nóng.
- Sau 15 phút lấy ra uống như các loại trà thông thường.
Thuốc Đông y
Đông y có nhiều bài thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm cho hiệu quả tốt, an toàn lành tính, thích hợp cho nhiều nhóm bệnh nhân. Thuốc dùng lâu dài còn có thể cải thiện sức khỏe tổng thể rất tốt.
Có thể tham khảo các bài thuốc thoát vị sau:
Bài thuốc số 1:
- Vị thuốc: Đẳng sâm, cam thảo, nhục quế, tang ký sinh, thạch chi, tần giao, bạch thược, đương quy, xuyên khung, tế tân, đỗ trọng, phục linh.
- Cách dùng: Cho thuốc vào ấm rồi thêm nước nấu cho sôi đều trên lửa nhỏ. Phần nước thuốc thu được sẽ chia thành 3 bữa nhỏ uống trong ngày.
Bài thuốc số 2:
- Vị thuốc: Hoàng bá, tần giao, ý dĩ, thương truật, ngưu tất.
- Cách dùng: Sắc thuốc với 5 bát nước, thu về 1 bát con để uống hết trong ngày.
Bài thuốc số 3:
- Vị thuốc: Nhũ hương, cốt toái bổ, đương quy, tục đoạn, xương bồ, đào nhân, địa long, cam thảo, hồng hoa, khương hoạt, tần giao.
- Cách dùng: Sắc thuốc cùng 1 lít nước, đợi cạn ⅔ sẽ dừng lại và chắc thuốc ra uống khi còn ấm.
Dưới đây là 10 loại thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm:
- Paracetamol: Giảm đau và hạ sốt. An toàn ở liều điều trị. Sử dụng trong đau thắt lưng, đau dây thần kinh tọa.
- NSAID (Thuốc chống viêm không steroid): Giảm đau và chống viêm. Kiểm soát cơn đau và chống viêm hiệu quả. Cảnh báo về tác dụng phụ nghiêm trọng.
- Opioids: Giảm đau mạnh cho cơn đau trung bình đến nặng. Sử dụng khi Paracetamol và NSAID không đủ. Cần theo dõi để tránh nghiện.
- Thuốc giảm đau thần kinh: Dùng khi thoát vị đĩa đệm gây dị cảm thần kinh. Giảm triệu chứng kim châm, nóng rát.
- Thuốc Giãn Cơ: Giảm cơn đau co thắt. Eperisone và Tolperisone được chỉ định. Sử dụng trong thoát vị đĩa đệm và các vấn đề cột sống.
- Vitamin Nhóm B: Bổ sung cho điều trị thoát vị đĩa đệm. Phục hồi tế bào thần kinh, ngừa thoái hóa. Cảnh báo về sử dụng đúng liều và theo chỉ định.
- Thuốc Gây Tê Tại Chỗ: Novacaine giúp giảm đau và triệu chứng thần kinh. Tiêm gây tê phòng ngừa thoái hóa cột sống. Cần thực hiện tại cơ sở y tế uy tín.
- Tiêm Corticoid: Chống viêm và giảm đau. Được sử dụng chủ yếu tại vị trí tổn thương. Hạn chế sử dụng để tránh biến chứng.
- Da Vinci Discovery: Sản phẩm giúp cải thiện thoát vị đĩa đệm và sức khỏe xương khớp. Thành phần chính từ sụn khí quản bò rừng. Kết hợp nhiều dưỡng chất như Kẽm, vitamin D, C, B6, Mangan, Magie, Kali, và chiết xuất cỏ đuôi ngựa.
- Glucosamine MSM Puritan’s Pride: Thành phần chính: Glucosamine, Chondroitin Sulfate, Chất chống viêm MSM. Hỗ trợ giảm triệu chứng đau nhức, tê cứng từ thoát vị đĩa đệm.
Nguyên Tắc Dinh Dưỡng Cho Người Thoát Vị Đĩa Đệm:
Ăn Gì để Hỗ Trợ Sức Khỏe?
- Bổ Sung Canxi:
- Người thoát vị đĩa đệm cần bổ sung canxi để tái tạo tế bào xương và cải thiện chất lượng xương khớp.
- Thực phẩm: Sữa chua, phô mai, hạt hạnh nhân, rau xanh.
- Ăn Thực Phẩm Chứa Omega-3:
- Omega-3 giúp giảm viêm, giảm đau và cải thiện triệu chứng của thoát vị đĩa đệm.
- Thực phẩm: Cá thu, cá trích, hạt hướng dương, hạt óc chó.
- Bổ Sung Glucosamine và Chondroitin:
- Thực phẩm chứa nhiều Glucosamine, Chondroitin giúp tái tạo sụn khớp và cấu trúc màng tế bào.
- Thực phẩm: Xương sườn, sụn bò, bê.
- Cung Cấp Nhiều Vitamin:
- Bổ sung Vitamin giúp tăng cường chuyển hóa, cải thiện sức đề kháng và hệ miễn dịch.
- Thực phẩm: Trái cây tươi, rau củ quả, ngũ cốc, trứng.
- Chất Xơ Cho Hệ Tiêu Hóa:
- Ăn thực phẩm giàu chất xơ giúp kích thích tiêu hóa và cải thiện hệ tiêu hóa.
- Thực phẩm: Rau củ quả, yến mạch, trái cây.
- Bổ Sung Protein:
- Protein giúp hỗ trợ năng đỡ xương khớp, tạo khối cơ và cải thiện sức khỏe tổng thể.
- Thực phẩm: Nấm, hạt, hải sản, thịt trắng.
Kiêng Ăn:
- Thịt Đỏ: Hạn chế thịt đỏ để giảm lượng Protein cao và nguy cơ tăng cân.
- Chất Béo: Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo để tránh năng lượng dư thừa.
- Đường Fructose và Chất Purin: Giảm tiêu thụ thực phẩm chứa đường Fructose và chất Purin để phòng tránh nguy cơ biến chứng.
Như vậy, Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc đã chia sẻ chi tiết tới bạn đọc các cách chữa thoát vị đĩa đệm thường dùng. Bệnh nhân khi muốn thực hiện phải trải qua quá trình thăm khám, tư vấn từ bác sĩ để tránh gây ra các ảnh hưởng xấu tới bệnh lý và sức khỏe.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!