Cây Mần Ri Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Có Thực Sự Hiệu Quả?
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Cây mần ri chữa thoát vị đĩa đệm là mẹo dân gian được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại hiệu quả cao. Nhờ vào dược tính và công năng của dược liệu có thể giúp cải thiện tình trạng đau nhức, tê cứng, phục hồi tổn thương ở cột sống đáng kể.
Công dụng của cây mần ri trong chữa thoát vị đĩa đệm
Cây mần ri là một trong những vị thuốc Nam thường được sử dụng để chữa bệnh. Thảo dược này mọc và phát triển nhiều ở các vùng đất ẩm ướt, khu vực đồng bằng được phù sa bồi đắp
Theo đó, cây mần ri được chia thành 2 loại:
- Mần ri hoa tím, tên khoa học Cleome chelidonii, thuộc họ màn màn
- Mần ri hoa trắng, tên tiếng Anh Cleome gynandra L
Theo tài liệu Y học cổ truyền, các bộ phận của cây mần ri đều chứa dược tính nên có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Thảo dược có tính ấm, vị hơi đắng, công dụng giải độc, thanh nhiệt, tiêu đờm và hỗ trợ làm lành tổn thương ở cột sống và một số bệnh liên quan đến xương khớp.
Một số nghiên cứu khoa học cũng nhận thấy, cây mần ri có chứa một số thành phần hoạt chất như aluco cleo min, glycosid, glucocapprin,… Đặc biệt, hạt mần ri có chứa khoảng 0.04% wisconsin và 0.1% acid viscose. Ngoài ra, thảo dược còn chứa protein, vitamin A và đường khử cao.
Những hoạt chất này mang lại hiệu quả trong điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp, cải thiện các triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm, thoái hoá khớp, đau nhức xương khớp, phong tê thấp,…
Ngoài tác dụng hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm, cây mần ri còn giúp tăng cường chức năng gan, hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan B, thanh nhiệt, giải độc gan,… Bên cạnh đó, việc sử dụng thảo dược này đều đặn còn giúp tăng cường sức khỏe và chống suy nhược.
Có thể nhận thấy, các mẹo chữa từ cây mần ri có thể giúp cải thiện cơn đau, tê cứng tại vùng đĩa đệm bị thoát vị, hỗ trợ phục hồi tổn thương đáng kể. Tuy nhiên, mẹo chữa này chỉ có tác dụng hỗ trợ và không thể thay thế biện pháp y tế. Để đạt được kết quả chữa trị tốt nhất, người bệnh cần kết hợp sử dụng thuốc và biện pháp y tế theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Cây mần ri chữa thoát vị đĩa đệm
Theo kinh nghiệm dân gian, cây mần ri hoa trắng được biết đến với hiệu quả trong việc chữa trị thoát vị đĩa đệm, chống lão hóa xương khớp, và thoái hóa khớp. Việc sử dụng cây mần ri để chữa thoát vị đĩa đệm được coi là phương pháp an toàn, lành tính và phù hợp với nhiều đối tượng.
Dưới đây là một số cách sử dụng cây mần ri để chữa bệnh:
1. Sắc từ cây mần ri chữa bệnh
Sử dụng cây mần ri để sắc nước uống là một phương pháp đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao trong việc chữa thoát vị đĩa đệm. Sau khi thu hoạch dược liệu, loại bỏ phần bị hư hỏng, ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng, sau đó cắt thành khúc và phơi khô dưới bóng râm.
Sau khi dược liệu khô hoàn toàn thì cho vào túi nilon hoặc lọ thuỷ tinh, đậy kín nắp, bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ẩm mốc. Mỗi lần dùng lấy một ít dược liệu sắc lấy nước uống để chữa bệnh.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 40g cây mần ri phơi khô hoặc 100g dược liệu tươi
- Dược liệu sau khi rửa sạch thì cho vào chảo sao đến khi có mùi thơm thì tắt bếp
- Cho dược liệu vào túi vải, hạ thổ từ 2 – 3 tiếng đến khi dược liệu nguội hẳn
- Cho thuốc vào ấm cùng với 500ml nước và đun trên lửa nhỏ, đến khi còn khoảng 1/3 thì tắt bếp
- Chia lượng nước thuốc thành 2 lần và uống hết trong ngày
- Thực hiện liên tục từ 10 – 15 ngày để đạt được kết quả tốt nhất
2. Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây mần ri và muối biển
Bên cạnh sử dụng độc vị cây mần ri, người bị thoát vị đĩa đệm có thể kết hợp với các nguyên liệu khác để tăng hiệu quả chữa trị. Trong đó, chữa thoát vị đĩa đệm từ cây mần ri và muối biển được nhiều người bệnh thực hiện và mang lại hiệu quả cao.
Muối rang mang lại hiệu quả trong việc tiêu trừ phong thấp, cải thiện cơn đau nhức và giúp vị thuốc mần ri phát huy công dụng tốt nhất. Từ đó, giúp khắc phục cơn đau xương khớp do lạnh, bệnh thoát vị đĩa đệm, xương khớp mãn tính hoặc do chấn thương.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 100g cây mần ri (lấy cả phần rễ, thân, lá), 2 muỗng muối biển và 1 lá chuối
- Cho cây mần ri và muối biển cho vào cối và giã nát, cho hỗn hợp vào lá chuối rồi vùi trong bếp than, đến khi lá chuối cho màu vàng thì lấy ra
- Sau đó cho thuốc vào túi vải mỏng và chườm đắp lên vùng lưng bị đau nhức khoảng 20 – 30 phút
- Đến khi thuốc hết nóng, bạn có thể tận dụng phần bã chà nhẹ lên cùng bị thoát vị, tránh ấn mạnh hoặc bóp
- Áp dụng mẹo chữa vào buổi tối trước khi ngủ để hạn chế tình trạng tê cứng vào sáng hôm sau.
3. Mần ri kết hợp với gừng chữa bệnh thoát vị đĩa đệm
Kết hợp cây mần ri và gừng chữa bệnh lý được nhiều người bệnh áp dụng và phản hồi tích cực. Các thành phần hoạt chất có trong củ gừng tươi có tác dụng giảm đau, chống viêm, tăng cường tuần hoàn máu và cải thiện khả năng vận động của xương khớp đáng kể. Kết hợp hai thảo dược này có thể làm tăng hiệu quả chữa trị bệnh lý, đồng thời làm chậm tiến triển của bệnh.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị cây mần ri 100g, 1 củ gừng tươi và 40ml rượu trắng từ 40 – 50 độ
- Cây mần ri mang đi ngâm rửa sạch, cắt thành khúc ngắn. Gừng cạo vỏ, rửa sạch rồi đập nhuyễn
- Cho tất cả vào chảo sao nóng đến khi có mùi thơm, cho rượu trắng vào và đun trên lửa khoảng 3 phút
- Cho hỗn hợp vào túi vải mỏng rồi đắp lên vị trí bị thoát vị, để khoảng 30 phút. Nếu chưa hết đau nhức, bạn có thể tiếp tục sao và đắp lại lần 2, lần 3
- Áp dụng đều đặn trong vòng 15 ngày để cảm nhận bệnh lý thuyên giảm
4. Một số món ăn từ cây mần ri chữa bệnh
Người bệnh có thể bổ sung một số món ăn từ cây mần ri vào chế độ dinh dưỡng để hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm. Các món ăn từ vị thuốc này không chỉ hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh lý mà còn bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng.
Một số món ăn từ cây mần ri chữa bệnh thoát vị đĩa đệm:
- Mần ri hầm thịt gà: Chuẩn bị 100g thịt gà, 200g mần ri tươi bao gồm lá và thân. Thịt gà mang đi sơ chế rồi cắt thành miếng nhỏ vừa ăn, mần ri ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng. Cho thịt gà vào nồi cùng với lượng nước vừa đủ và hầm trong 30 phút. Mần ri xào sơ qua rồi cho vào nồi hầm cùng với thịt gà thêm 15 phút nữa. Nêm gia vị vừa ăn, tắt bếp và ăn khi còn nóng để phát huy tác dụng chữa bệnh tốt nhất.
- Mần ri xào tỏi: Chuẩn bị 300g mần ri tươi và 2 tép tỏi. Mần ri sau khi ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng thì để ráo. Tỏi bóc vỏ, đập dập, băm nhuyễn rồi cho vào chảo phi thơm với dầu ăn. Cho mần ri vào xào đều tay trên lửa lớn. Cuối cùng nêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp và ăn khi còn nóng.
Cây mần ri chữa thoát vị đĩa đệm có hiệu quả không?
Cây mần ri chữa bệnh lý được lưu truyền trong dân gian và được nhiều người bệnh áp dụng. Cách chữa này tận dụng dược tính giảm đau, chống viêm, phục hồi tổn thương có trong thảo dược để cải thiện một số triệu chứng do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra.
So với thuốc Tây, các mẹo chữa bệnh từ cây mần ri và các thảo dược tự nhiên được đánh giá có độ an toàn, lành tính cao và phù hợp với nhiều đối tượng, độ tuổi. Đồng thời hạn chế tình trạng lạm dụng thuốc tân dược và rủi ro trong quá trình áp dụng.
Tuy nhiên, trên thực tế, hiệu quả của phương pháp chữa trị này vẫn chưa được kiểm chứng khoa học. Do đó, người bệnh không nên phụ thuộc hoàn toàn vào các mẹo chữa dân gian. Hơn nữa, tác dụng của cây mần ri trong chữa bệnh còn phụ thuộc vào cơ địa, mức độ bệnh lý, và tình trạng sức khỏe của mỗi người.
Thực tế, các mẹo chữa bệnh lý từ cây mần ri chỉ có hiệu quả đối với cơn đau ở mức độ nhẹ đến trung bình và chưa xuất hiện các biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra, hiệu quả của biện pháp này chỉ có tác dụng tạm thời nên người bệnh cần kết hợp biện pháp y tế, chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, tập luyện,… để đạt được kết quả tốt nhất.
Lưu ý khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây mần ri
Các mẹo chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây mần ri chỉ được lưu truyền và áp dụng trong nhân dân. Để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả chữa trị, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Không nên lạm dụng cây mần ri hoặc các thảo dược tự nhiên khác để chữa bệnh. Trong trường hợp bệnh ở mức độ nặng, cần kết hợp với các biện pháp y tế để kiểm soát triệu chứng và ngăn chặn tiến triển của bệnh.
- Tránh sử dụng cây mần ri chườm đắp lên vùng da có vết thương hở, lở loét, viêm nhiễm hoặc phồng rộp.
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không nên dùng cây mần ri để chữa thoát vị đĩa đệm. Trong các trường hợp khác, nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể.
- Không nên dùng đồng thời các thuốc điều trị và cây mần ri vì có thể làm giảm hiệu quả của thuốc hoặc gây ra tương tác thuốc. Nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu có ý định sử dụng cây mần ri.
- Trong quá trình dùng cây mần ri, nếu có các biểu hiện bất thường, người bệnh cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ để được kiểm tra và xử lý kịp thời.
- Bệnh thoát vị đĩa đệm có tính chất mãn tính, diễn biến dai dẳng và gần như không thể điều trị dứt điểm. Để kiểm soát tiến triển của bệnh, cần kết hợp các biện pháp y tế, xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, thay đổi thói quen xấu, và tập luyện thường xuyên.
Bài viết đã tổng hợp các phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm từ cây mần ri và một số lưu ý quan trọng trong quá trình áp dụng. Để đảm bảo an toàn và đạt kết quả điều trị tốt nhất, bệnh nhân nên tham vấn chuyên khoa trước khi sử dụng các từ thảo dược này.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!