8 Cách Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Ngải Cứu Giúp Giảm Đau
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu là bài thuốc dân gian quen thuộc được nhiều người áp dụng. Với nguồn nguyên liệu dễ tìm, giá thành rẻ, người bệnh đã có thể kiểm soát các cơn đau nhức nhẹ do thoát vị đĩa đệm gây ra. Cách làm đơn giản, áp dụng kiên trì và kết hợp chăm sóc sức khỏe tốt giúp bạn sớm đạt được kết quả như mong đợi.
Tác dụng chữa thoát vị đĩa đệm của cây ngải cứu
Hiện nay, tỷ lệ người gặp các bệnh lý xương khớp ngày càng gia tăng, trong đó không thể không nhắc đến tình trạng thoát vị đĩa đệm. Đây là một trong những bệnh lý xương khớp phổ biến, gây ra nhiều triệu chứng đau nhức từ nhẹ đến nặng nề, ảnh hưởng đến sinh hoạt đời sống và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm khá đa dạng. Người bệnh có thể khởi phát triệu chứng do ảnh hưởng bởi thói quen sống không lành mạnh, ăn uống thiếu chất, gặp phải chấn thương, bệnh tật, hoặc cũng có nhiều khả năng liên quan đến yếu tố di truyền, dị tật bẩm sinh,…
Để điều trị thoát vị đĩa đệm hiện nay có rất nhiều phương pháp được nghiên cứu và áp dụng. Bên cạnh các thuốc đặc trị, nhiều người vẫn còn quan tâm và tìm đến các mẹo dân gian do độ lành tính và ít nguy cơ phát sinh tác dụng phụ hơn. Trong đó, chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu là phương pháp quen thuộc được nhiều người áp dụng.
Theo ghi chép, cây ngải cứu có tên khoa học là Folium Arrtemisiae Argyi, thuộc họ Cúc. Loại cây này có tính ấm, vị cay, đắng, tác dụng vào các kinh như kinh Can, Thận, Tỳ, Phế. Nhờ đó, giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng khó chịu khi mắc bệnh xương khớp, cụ thể là chứng thoát vị đĩa đệm.
Ngoài ra, Y học hiện đại ngày nay cũng tìm ra được nhiều hoạt chất có lợi từ cây ngải cứu hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp. Điển hình như Tricosanol, Cinealm Tetradecatrilin, Dehydro Matricaria Este, Flavonoid,… Các thành phần có tác dụng tiêu trừ phong thấp, kháng viêm, đẩy lùi triệu chứng viêm khớp, thoái hóa, thoát vị đĩa đệm,…
Nhờ những công dụng kể trên, cây ngải cứu được dùng hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp nhẹ, giúp thuyên giảm triệu chứng, cải thiện sức khỏe cho người bệnh. Áp dụng đúng cách, kiên trì, một thời gian người bệnh sẽ cảm thấy các thay đổi rõ rệt. Tuy nhiên vẫn nên kết hợp theo dõi y tế để kịp thời xử lý nếu trường hợp điều trị không ghi nhận hiệu quả.
8 cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu tại nhà
Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu là mẹo dân gian được lưu truyền. Mặc dù vậy, hiện nay cũng đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra trong loại cây này chứa các hoạt chất có lợi cho sức khỏe, giúp hỗ trợ điều trị các vấn đề về xương khớp. Dưới đây là một số bài thuốc từ dược liệu giúp điều trị thoát vị đĩa đệm, bạn đọc có thể tham khảo:
1. Mẹo ngâm chân chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu
Sử dụng cây ngải cứu nấu nước ngâm chân giúp hỗ trợ điều hòa máu huyết, giảm triệu chứng đau nhức xương khớp hữu hiệu. Phương pháp này được nhiều người áp dụng do khá đơn giản, dễ thực hiện. Qua quá trình ngâm chân, cơ thể người bệnh cũng được thư giãn, giúp ngủ ngon và sâu giấc hơn. Cách thực hiện như sau:
- Dùng khoảng 1 nắm lá lốt tươi, rửa sạch rồi cho vào nồi nấu cùng với 2 lít nước, thêm 5g muối hạt.
- Đun nước sôi trên lửa vừa trong khoảng 10 phút, sau đó đổ nước ra chậu.
- Đợi nước nguội còn âm ấm, tiến hành ngâm chân trong khoảng 20 phút.
- Trong quá trình ngâm chân, bạn có thể kết hợp dùng tay massage, xoa bóp và ấn nhẹ vào lòng ban chân để cải thiện triệu chứng nhức mỏi hiệu quả hơn.
- Áp dụng mỗi ngày trước khi đi ngủ giúp cải thiện giấc ngủ, giảm đau. Thực hiện kiên trì liên tục khoảng 14 ngày để thu được hiệu quả tốt nhất.
2. Ngải cứu rang muối chườm nóng
Bên cạnh cách ngâm chân gián tiếp hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm, bạn có thể dùng cây ngải cứu rang nóng với muối chườm trực tiếp lên khu vực cần điều trị. Nhờ nhiệt độ ấm nóng, các hoạt chất trong dược liệu thẩm thấu vào sâu, giúp giảm đau, chữa sưng viêm hiệu quả.
Ngoài ra, mẹo chữa này còn giúp máu huyết lưu thông tốt hơn, làm giãn cơ, thúc đẩy và tái tạo đĩa đệm. Thực hiện theo cách sau:
- Chuẩn bị khoảng 150g lá ngải cứu tươi, kết hợp với 20g muối hạt to.
- Rửa sạch ngải cứu, để ráo nước rồi cho vào chảo rang nóng với muối hạt.
- Sau đó cho hỗn hợp ra tấm vải, buộc kín và đắp trực tiếp lên vùng đau nhức.
- Người bệnh nằm nghỉ ngơi trong quá trình chườm nóng để hoạt chất thẩm thấu phát huy hiệu quả.
- Sau khi hỗn hợp nguội, bạn có thể sao nóng và chườm thêm một lần nữa.
- Thực hiện cách làm đều đặn mỗi ngày, chườm trong khoảng 20 phút/ lần.
- Lưu ý tránh nhiệt độ quá nóng làm bỏng da, bạn nên đợi hỗn hợp nguội ở mức nhiệt hợp lý để đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị.
3. Phương pháp kết hợp giữa ngải cứu và mật ong
Sử dụng mật ong kết hợp với cây ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay. Theo đó, mật ong cũng là một “vị thuốc” dân gian mang lại nhiều giá trị đối với sức khỏe. Cụ thể, trong mật ong có chứa các hoạt chất giúp kháng viêm, loại bỏ độc tố cho cơ thể như vitamin, chất chống oxy hóa và nhiều axit amin,…
Sử dụng kết hợp hai nguyên liệu góp phần nâng cao hiệu quả chữa trị. Bạn nên tìm mua mật ong nguyên chất để làm thuốc đảm bảo hiệu quả điều trị được tốt nhất. Tham khảo cách làm như sau:
- Sử dụng 200g lá ngải cứu, rửa sạch để cho ráo nước.
- Tiếp đến cho lá ngải cứu vào giã nát hoặc xay nhuyễn với một ít muối ăn.
- Vắt lấy nước cốt hỗn hợp, thêm vào 100ml mật ong và dùng trực tiếp.
- Chia hỗn hợp thành 2 lần uống hết trong ngày, phần nước thuốc có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Lưu ý tốt nhất nên dùng trong ngày, không để qua đêm.
4. Rượu sao nóng với cây ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm
Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà với ngải cứu và rượu dễ thực hiện. Tương tự như cách dùng với muối, bạn cũng sao nóng dược liệu cùng với ít rượu trắng. Rượu có tác dụng sát khuẩn, giảm viêm, giúp chữa tê bì, đẩy lùi đau nhức xương khớp hiệu quả. Phương pháp áp dụng theo cách đơn giản như sau:
- Sử dụng khoảng 300g ngải cứu rửa sạch để ráo nước.
- Tiếp đến cho thảo dược vào cối giã nát hoặc xay nhuyễn, thêm 100ml rượu trắng 40 độ vào.
- Cho hỗn hợp lên bếp sao nóng đến khi rượu rút hết vào thảo dược, hỗn hợp khô nóng.
- Đổ ra túi vải, buộc lại, để hỗn hợp nguội bớt chườm trực tiếp lên khu vực bị đau mỏi.
- Thực hiện trong khoảng 30 phút, áp dụng ngày 2 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất. Sau khoảng 10 ngày, các triệu chứng của bệnh có dấu hiệu thuyên giảm đáng kể.
5. Giấm gạo và cây ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm
Sử dụng giấm gạo kết hợp với cây ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm cũng là một trong những cách làm quen thuộc được nhiều người áp dụng. Phương pháp này có thể thay thế cho mẹo chữa với rượu, cho đối tượng không tiếp xúc được rượu do chứa cồn. Giấm cũng có tác dụng đưa hoạt chất trong dược liệu thẩm thấu qua da, cải thiện triệu chứng đau nhức sâu trong xương khớp.
Ngoài ra, nhờ tác dụng nhiệt của bài thuốc sẽ kích thích làm tăng tuần hoàn máu giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Tham khảo ngay cách làm như sau:
- Sử dụng khoảng 400g ngải cứu, rửa sạch, để ráo nước.
- Tương tự như cách làm trên, bạn giã nát dược liệu rồi trộn 250ml giấm gạo vào.
- Sao nóng hỗn hợp đến khi ráo nước, cho ra túi vải.
- Đợi hỗn hợp nguội bớt mang chườm trực tiếp lên lưng, khu vực thoát vị đĩa đệm.
- Áp dụng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần khoảng 30 phút, thực hiện kiên trì liên tục 2 tuần để thu được hiệu quả tốt nhất.
6. Bài thuốc kết hợp ngải cứu, gừng và vỏ quế
Ngoài các biện pháp kể trên, với bài thuốc này bạn có thể kết hợp nhiều hơn các dược liệu cùng với cây ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà. Theo đó, vỏ quế và gừng tươi là hai dược liệu thường được sử dụng. Do cả hai cùng có tính ấm, vị cay, mang lại hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng suy nhược, thúc đẩy tổn thương phục hồi, giúp giảm đau và xoa dịu cảm giác khó chịu cho người bệnh.
Tham khảo cách kết hợp như sau:
- Sử dụng 100g ngải cứu, 1 củ gừng bỏ vỏ, mang lửa sạch để ráo nước.
- Tiếp đến cho ngải cứu, 3 – 4 lát gừng vào trong ấm, thêm 8g vỏ quế, 6 chén nước lọc đun sôi.
- Sau khoảng 30 phút, nước cạn đi một nửa có thể chắt ra chia thành 3 lần uống hết trong ngày.
- Dùng kiên trì điều đặn sau 1 tuần sẽ nhận thấy bệnh thuyên giảm rõ rệt, sử dụng nước thuốc tốt nhất là khi nước còn ấm.
7. Ngải cứu kết hợp các dược liệu khác
Bên cạnh cách kết hợp kể trên, bạn cũng có thể dùng chung ngải cứu và một số loại dược liệu quen thuộc khác để tăng hiệu quả chữa thoát vị đĩa đệm. Tham khảo ngay các cách dưới đây:
Ngải cứu + vỏ canh + vỏ bưởi + rượu trắng:
Chuẩn bị nguyên liệu: 200g ngải cứu tươi, vỏ bưởi khô dùng khoảng 500g, kết hợp với 1kg vỏ chanh khô, 2 lít rượu trắng 45 độ.
Thực hiện:
- Nguyên liệu sau khi rửa sạch, để cho ráo nước rồi thái nhỏ.
- Cho vào chảo, sao đến khi dược liệu ngả vàng và có mùi thơm thì dừng lại.
- Để dược liệu vào lọ thủy tinh có nắp đậy, đổ ngập rượu trắng.
- Tiến hành ngâm trong khoảng 5 – 10 ngày có thể lấy ra dùng.
- Sử dụng mỗi lần từ 20ml – 40ml, mỗi ngày dùng 1 lần sau khi ăn trưa hoặc ăn tối xong.
- Lưu ý chỉ dùng loại rượu ngâm trong khoảng 30 ngày, không dùng loại ngâm quá lâu có khả năng sinh độc tố gây ảnh hưởng sức khỏe.
Ngải cứu + lá lốt + ngưu tất nam + cây xấu hổ:
Chuẩn bị nguyên liệu: Ngải cứu khô khoảng 120g, kết hợp 160g mỗi vị ngưu tất nam, lá lốt, rễ cây mắc cỡ.
Thực hiện:
- Nguyên liệu rửa sạch loại bỏ tạp chất, để ráo nước.
- Sau đó cho tất cả vào chảo sao nóng, cho thuốc vào bình thủy tinh, bảo quản nơi khô ráo để dùng dần.
- Mỗi lần sử dụng, người bệnh lấy ra khoảng 150g thuốc hãm với nước sôi hoặc sắc lấy nước uống.
- Chia nước thuốc thành nhiều lần uống hết trong ngày, dùng ngày 1 thang liên tục trong 1 – 2 tháng.
8. Gợi ý món ăn từ cây ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm
Không chỉ có công dụng làm thuốc chữa bệnh, loại dược liệu này còn được dùng làm nguyên liệu chế biến món ăn. Các món ăn bài thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm, đồng thời cung cấp dưỡng chất cho cơ thể, cải thiện sức khỏe tổng thể. Tham khảo cách chế biến một vài món ăn từ cây ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm như sau:
Món cháo từ ngải cứu:
Nguyên liệu: 50g lá ngải cứu tươi, 100g gạo tẻ, thịt và các loại gia vị.
Thực hiện:
- Ngải cứu sau khi rửa sạch thái nhỏ để ráo nước.
- Gạo tẻ vo sạch ninh nhừ thành cháo.
- Thêm vào nồi cháo đường đỏ, ngải cứu và nêm nếm gia vị.
- Phần thịt heo rửa sạch, bầm nhuyễn rồi xào chín thơm, cho vào nồi cháo.
- Dùng cháo thịt nấu ngải cứu mỗi tuần 2 lần giúp hỗ trợ kiểm soát triệu chứng của bệnh.
Nấu gà ác hầm với ngải cứu:
Nguyên liệu: 200g ngải cứu tươi, gà ác làm sạch, gói thuốc bắc để tiềm gà ác.
Thực hiện:
- Nguyên liệu rửa sạch, ngải cứu thái nhỏ.
- Cho gói thuốc bắc cùng với ngải cứu vào trong bụng gà ác.
- Tiến hành hấp cách thủy cho đến khi gà ác chín mềm có thể lấy ra dùng.
- Người bệnh nên thưởng thức món ăn khi còn nóng, tuần dùng 2 lần sẽ nhận thấy sức khỏe cải thiện đáng kể.
Trên đây là gợi ý các cách dùng ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà, bạn đọc có thể tham khảo. Tùy vào mức độ viêm nhiễm, thoát vị của mỗi người mà phương pháp áp dụng sẽ khác nhau. Người bệnh nên thăm khám và nhờ bác sĩ, thầy thuốc tư vấn giải pháp an toàn và phù hợp nhất.
Lưu ý khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu
Dùng ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm giúp kiểm soát triệu chứng đau nhức, cải thiện sức khỏe cho người bệnh. Phương pháp dân gian lành tính, ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Mẹo chữa dân gian có tác dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm mức độ nhẹ, tạm thời, không thể hoàn toàn chữa khỏi dứt điểm chứng bệnh này. Bên cạnh đó, tùy cơ địa của mỗi người mà hiệu quả của bài thuốc sẽ không giống nhau, đòi hỏi tính kiên trì, đều đặn sử dụng trong thời gian nhất định.
- Tránh lạm dụng, chỉ dùng với liều dùng vừa phải. Trường hợp quá liều vẫn có khả năng phát sinh phản ứng phụ, gây ngộ độc cho cơ thể. Do đó, bạn nên dùng theo hướng dẫn của bác sĩ, thầy thuốc hoặc người có chuyên môn.
- Tuyệt đối không tự ý kết hợp thuốc dân gian và các thuốc tân dược, thuốc Đông y nếu chưa được chuyên gia hướng dẫn. Bởi, thuốc có thể phát sinh các phản ứng tương tác không mong muốn nếu dùng bừa bãi, kết hợp không tương thích.
- Thận trọng trước khi dùng, đặc biệt không dùng ngải cứu chữa bệnh đối với trường hợp người bệnh có tiền sử hoặc đang bị bệnh về gan, thận, người bị quá mẫn với ngải cứu, phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú và trẻ em dưới 18 tuổi,… Tốt nhất người bệnh nên thăm khám và nhờ bác sĩ tư phương án điều trị trước khi dùng.
- Trường hợp trong quá trình điều trị gặp phải phản ứng bất thường nên tạm ngưng và thông báo với bác sĩ, chuyên gia để được hỗ trợ xử lý sớm.
- Trong thời gian điều trị thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, lao động nặng ảnh hưởng đến xương khớp.
- Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, khoa học cũng là yếu tố quan trọng giúp người bệnh đạt được kết quả điều trị tốt nhất, phòng ngừa biến chứng.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc có thêm chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu tại nhà. Mẹo chữa lành tính, cách làm đơn giản, nguyên liệu dễ tìm. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, người bệnh nên thăm khám chẩn đoán chính xác bệnh lý đang gặp phải và nhờ chuyên gia tư vấn giải pháp điều trị phù hợp nhất.
Xem Thêm:
- Tham Khảo Cách Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Quả Đu Đủ Cực Hay
- Cây Mần Ri Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Có Thực Sự Hiệu Quả?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!