Bệnh Viêm Khớp Dạng Thấp Có Chữa Khỏi Được Không? Giải Đáp
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Bệnh viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi được không là thắc mắc được nhiều người đặt ra hiện nay. Theo chuyên gia, bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch, thuộc dạng bệnh lý mãn tính khó điều trị. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị chữa khỏi viêm khớp dạng thấp hoàn toàn. Các phương pháp can thiệp có tác dụng giảm triệu chứng, duy trì chức năng và phòng tránh biến chứng cho người bệnh.
Bệnh viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi được không?
Hiện nay, các bệnh xương khớp xuất hiện ngày càng nhiều, trong đó đặc biệt là tình trạng viêm khớp dạng thấp. Bệnh ảnh hưởng đến khả năng vận động của các khớp, làm gián đoạn sinh hoạt đời sống và tác động tiêu cực đến sức khỏe của người bệnh.
Có nhiều nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp. Bệnh liên quan đến yếu tố di truyền, chịu ảnh hưởng bởi tuổi tác, thói quen sinh hoạt, gặp tác dụng phụ của thuốc trị bệnh, thuốc lá, hoặc tình trạng nhiễm khuẩn, virus,… Các khớp viêm trở nên nóng đỏ, co cứng, biến dạng và phát sinh các triệu chứng khó chịu.
Nhiều người thắc mắc: “Bệnh viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi được không?”. Giải đáp vấn đề này, các bác sĩ chuyên khoa chỉ ra rằng, đây là một trong những bệnh lý về xương khớp có yếu tố mãn tính. Chính vì thế, việc điều trị thực tế không thể chữa trị dứt điểm chứng bệnh này.
Bên cạnh đó, cho đến hiện nay chưa có nghiên cứu nào chỉ ra được chính xác toàn bộ nguyên nhân gây bệnh. Một số biến dạng khớp khó chẩn đoán và đòi hỏi phải thực hiện nhiều xét nghiệm để xác định bệnh. Ngoài ra, do liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể nên bệnh khá khó chữa trị, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì và thường xuyên tái khám theo dõi sức khỏe.
Các yếu tố ảnh hưởng kết quả điều trị
Như đã đề cập, việc điều trị dứt điểm chứng viêm khớp dạng thấp khá khó khăn, cho đến hiện nay chưa có biện pháp can thiệp nào chữa khỏi hoàn toàn bệnh. Do đó, người bệnh chỉ có thể điều trị triệu chứng và phòng bệnh tiến triển xấu bằng có phương pháp kiểm soát. Tuy nhiên, để điều trị đạt hiệu quả tốt nhất còn phải dựa vào các yếu tố như:
- Nguyên nhân gây bệnh: Xác định được tác nhân gây bệnh là bước đầu tiên cần làm trước khi đưa ra giải pháp điều trị cho người bệnh. Theo thống kê cho thấy, bệnh có liên quan đến yếu tố tự miễn. Trường hợp người bệnh có sức khỏe tốt, triệu chứng quá mẫn có thể dần thuyên giảm sau vài tuần, mặc dù vậy tỷ lệ khá thấp. Tuy nhiên nếu sớm phát hiện bất thường và can thiệp điều trị, khả năng kiểm soát bệnh cao, phòng ngừa được nhiều rủi ro không mong muốn.
- Phương pháp điều trị: Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp. Người bệnh sau khi thăm khám sẽ được bác sĩ tư vấn hướng khắc phục phù hợp. Theo đó, để bệnh sớm cải thiện, bệnh nhân cần tuân thủ theo hướng dẫn, tránh tình trạng tự ý mua và sử dụng thuốc bừa bãi. Ngoài ra, trong quá trình điều trị nên kết hợp tái khám, theo dõi diễn biến phục hồi của cơ thể.
- Chăm sóc: Kết quả điều trị bệnh còn phụ thuộc vào hai yếu tố quan trong là chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt của người bệnh. Do đó, nếu mong muốn sớm kiểm soát triệu chứng khó chịu do viêm khớp dạng thấp gây ra, ngay từ giai đoạn đầu người bệnh cần điều trị kết hợp chăm sóc cơ thể hợp lý nhất. Điều chỉnh chế độ ăn uống, thay đổi các thói quen xấu đề góp phần nâng cao hiệu quả, đẩy lùi triệu chứng đau nhức, duy trì chức năng vận động cho xương khớp.
Các phương pháp chữa viêm khớp dạng thấp
Bệnh viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi được không? Việc chữa bệnh dứt điểm hoàn toàn hiện nay chưa có nghiên cứu chỉ ra phương án thành công nhất. Tuy nhiên, để kiểm soát triệu chứng, phòng ngừa biến chứng viêm khớp dạng thấp hiện nay có rất nhiều cách được áp dụng. Dưới đây là các hướng điều trị phổ biến nhất:
Điều trị bằng Tây y
Sử dụng thuốc điều trị, giảm đau nhức xương khớp, phòng biến chứng nguy hiểm là hướng can thiệp được nhiều người quan tâm. Do hầu hết các thuốc Tây y có dược tính mạnh, phát huy tác dụng nhanh chóng, giúp đẩy lùi triệu chứng khó chịu cho người bệnh.
Dựa vào mức độ viêm nhiễm, tổn thương khớp của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc phù hợp:
- Thể nhẹ: Khớp bị viêm không quá nhiều, người bệnh vẫn có thể vận động sinh hoạt bình thường. Để kiểm soát triệu chứng bác sĩ thường chỉ định cho người thuộc nhóm đối tượng này các loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm dạng thông thường. Ngoài ra, để tăng hiệu quả, người bệnh nên kết hợp tập vật lý trị liệu để duy trì và tăng độ linh hoạt cho khớp xương.
- Thể trung bình: Số lượng khớp viêm ở giai đoạn này đã tăng lên đáng kể, người bệnh bị hạn chế khả năng vận động. Đối với những bệnh nhân rơi vào trường hợp này, bác sĩ thường chỉ định cho họ sử dụng thuốc chứa corticoid ở liều trung bình, thuốc chống viêm không steroid, kết hợp tập vật lý trị liệu.
- Thể viêm nặng: Ở giai đoạn bệnh tiến triển nặng, gần như các hoạt động của khớp bị suy giảm nghiêm trọng, người bệnh đi lại khó khăn hoặc không thể đi lại, khả năng vận động còn ít. Khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc corticoid liều cao, kết hợp methotrexate, muối vàng, D-penicilamin,… điều trị.
Trường hợp sau khi sử dụng thuốc điều trị tuy nhiên người bệnh không nhận thấy triệu chứng thuyên giảm hoặc tình trạng bệnh trở nặng, bác sĩ sẽ cân nhắc thực hiện phẫu thuật để điều trị. Phương pháp ngoại khoa giúp chỉnh sửa gân khớp, loại bỏ các khớp bị phá hủy và thay bằng khớp mới, khớp nhân tạo.
Sử dụng thuốc hay can thiệp ngoại khoa đều sẽ tồn tại các ưu và nhược điểm riêng. Người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế nguy cơ gặp phải các rủi ro không mong muốn. Trong quá trình điều trị, nếu nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, bạn nên chủ động thông báo để được bác sĩ hỗ trợ xử lý càng sớm càng tốt.
Áp dụng mẹo dân gian
Ngoài dùng thuốc tân dược, hiện nay nhiều người bị viêm khớp dạng thấp nhẹ đã tìm đến giải pháp gần gũi hơn, đó là sử dụng nguyên liệu thiên nhiên điều trị tại nhà. Dùng thảo dược giúp giảm triệu chứng khó chịu cho người bệnh, thích hợp với tình trạng bệnh mới khởi phát, triệu chứng không quá nặng nề.
Tuy nhiên việc áp dụng mẹo chữa có thời gian phát huy tác dụng chậm, đòi hỏi tính kiên trì của người sử dụng. Ngoài ra, tùy cơ địa của mỗi người mà thời gian thu được kết quả không giống nhau. Người bệnh nên kiên trì, kết hợp theo dõi, thăm khám y tế để kịp thời xử lý khi cần thiết. Dưới đây là một số mẹo chữa được thực hiện phổ biến:
Chữa viêm khớp dạng thấp bằng lá lốt: Lá lốt có tính ấm, vị cay, chứa các hoạt chất giúp giảm đau, kháng viêm, ức chế lan rộng viêm nhiễm ra các cơ quan lân cận. Sử dụng lá lốt chữa bệnh viêm khớp dạng thấp là mẹo chữa được nhiều người áp dụng. Cách làm đơn giản:
- Sử dụng khoảng 15g – 20g lá lốt khô, rửa sạch.
- Mang lá lốt sắc cùng với 600ml nước trong khoảng 15 phút.
- Chắt lấy nước thuốc uống sau khi ăn, dùng thuốc tốt nhất khi còn ấm. Áp dụng đều đặn mỗi ngày đến khi triệu chứng thuyên giảm.
Dùng lá ngải cứu: Bên cạnh lá lốt, ngải cứu cũng là thảo dược quen thuộc có mặt trong nhiều bài thuốc chữa bệnh xương khớp. Theo ghi chép, thảo dược có tính ấm, vị đắng, mùi hăng đặc trưng, tác dụng giúp giảm sưng viêm hiệu quả. Ngoài ra ngải cứu còn nhiều thành phần hóa học giúp hỗ trợ điều trị triệu chứng cứng khớp, khó chịu khớp xương. Cách làm như sau:
- Sử dụng nắm lá lốt tươi, ngâm rửa cho thật sạch, loại bỏ hết tạp chất.
- Cho lá lốt vào ấm nấu cùng với 800ml nước trong khoảng 20 phút.
- Tắt bếp, chia nước thuốc thành 3 phần uống hết trong ngày.
- Áp dụng mẹo chữa đều đặn, sau khoảng 2 tuần các triệu chứng đau nhức sẽ thuyên giảm dần.
Ngoài hai cách kể trên, người bệnh có thể sử dụng cây chìa vôi, cây cà gai leo, đỗ trọng, cây trinh nữ,… làm thuốc chữa viêm khớp dạng thấp. Thảo dược thiên nhiên lành tính, ít gây ra các phản ứng phụ ảnh hưởng sức khỏe. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn và đẩy lùi bệnh tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, thầy thuốc trước khi dùng.
Điều trị theo Đông y
Sử dụng thuốc Đông y chữa viêm khớp dạng thấp cũng là cách được nhiều người lựa chọn. Bởi, thuốc gồm các dược liệu thiên nhiên quý hiếm giúp cải thiện triệu chứng, phục hồi chức năng vận động cho người bệnh, an toàn, ít gây tác dụng phụ. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà thang thuốc được sử dụng khác nhau. Một số thang thuốc như:
- Bài thuốc 1: Sử dụng 9g mỗi vị như nhũ hương, một dược, quế chi, kết hợp khương hoạt, độc hoạt, tần giao, đương quy, thêm vào 15g uy linh tiên. Nguyên liệu rửa sạch sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang.
- Bài thuốc 2: Sử dụng các vị như 20g tang chi, nhẫn đông đằng, sắc nấu uống cùng với 12g hải đông bì, 10g tri mẫu, 6g quế chi, phòng phong 9g và bạch thược 15g. Mỗi ngày 1 thang.
- Bài thuốc 3: Chuẩn bị các nguyên liệu gồm đương quy, tần giao, cùng với bạch linh, tăng ký sinh, thục địa, bạch thược mỗi loại 12g, thêm vào xuyên khung, đỗ trọng mỗi vị 10g,… cùng với vị thuốc khác theo hướng dẫn của thầy thuốc. Nấu uống đều đặn mỗi ngày 1 thang.
Dùng thuốc Đông y lành tính, tuy nhiên người bệnh phải tốn thời gian sắc nấu thuốc, ngoài ra vị thuốc khá đắng có thể không phù hợp với nhiều người. Trong thời gian sử dụng thuốc, người bệnh tuyệt đối không tự ý kết hợp với các dạng thuốc khác để phòng tránh nguy cơ tương tác thuốc nguy hiểm.
Phương pháp vật lý trị liệu
Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị, người bệnh được khuyến khích luyện tập vật lý trị liệu kết hợp để giúp duy trì hoạt động của khớp, ngăn ngừa nguy cơ xơ cứng khớp ảnh hưởng đến khả năng vận động. Vật lý trị liệu đúng cách, đều đặn giúp cải thiện triệu chứng, tăng sức mạnh cho cơ xương, kích hoạt máu huyết lưu thông tốt hơn.
Người bệnh nên thực hiện vật lý trị liệu tại các bệnh viện uy tín, chất lượng, trang bị đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho các bài tập trị liệu. Đồng thời, tại đây, bác sĩ, nhân viên y tế sẽ theo dõi, kiểm tra quá trình luyện tập của người bệnh để điều chỉnh khi cần thiết, phòng tránh nguy cơ sai lệch ảnh hưởng đến khớp và kết quả điều trị.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt
Ngoài ra, người bệnh không nên bỏ qua chế độ ăn uống, sinh hoạt trong suốt thời gian điều trị viêm khớp dạng thấp. Điều chỉnh chế độ chăm sóc hợp lý giúp bệnh sớm cải thiện, bảo vệ khớp và tăng cường sức khỏe tổng thể. Về chế độ ăn uống, người bệnh cần nạp đầy đủ chất dinh dưỡng, lựa chọn thực phẩm phù hợp, đồng thời loại bỏ các thực phẩm có hại cho hệ xương khớp.
Về chế độ sinh hoạt, người bệnh cần điều chỉnh lại thói quen xấu, loại bỏ chúng và thay thế bằng những thói quen lành mạnh tốt cho sức khỏe. Chẳng hạn như hạn chế thức khuya, đảm bảo ngủ đủ giấc, ăn uống đều độ, tránh làm việc quá sức, tránh khiêng vác nặng hoặc vận động quá sức,…
Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc: “Bệnh viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi được không?”. Đây là một trong những bệnh lý xương khớp có tính chất mãn tính, khó chữa dứt điểm. Người bệnh cần thăm khám và điều trị sớm để phòng tránh nguy cơ bệnh biến chứng, ảnh hưởng sức khỏe và khả năng vận động.
Xem Thêm:
- Thuốc Methotrexate Điều Trị Viêm Khớp Dạng Thấp: Tác Dụng & Lưu Ý
- Hạt Dưới Da Trong Viêm Khớp Dạng Thấp Là Gì? Cách Nhận Biết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!