Thuốc Tiêm Thoái Hóa Đốt Sống Cổ Và Thông Tin Cần Biết

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Sử dụng thuốc tiêm thoái hóa đốt sống cổ trong trường hợp thật sự cần thiết theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Thông thường thuốc tiêm khớp có chứa hàm lượng chất gây tê vừa đủ cùng lượng nhỏ steroid. Tiêm thuốc chữa thoái hóa đốt sống cổ được thực hiện kết hợp phương pháp điều trị khác.

Khi nào sử dụng thuốc tiêm thoái hóa đốt sống cổ?

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ là một trong những bệnh xương khớp phổ biến hiện nay. Đối tượng mắc bệnh thường là người già, cao tuổi bị lão hóa xương khớp, ngoài ra xu hướng bệnh ngày càng trẻ hóa bởi nhiều yếu tố tác động khác. Trong đó, chẳng hạn như do tính chất công việc, thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống, bệnh xương khớp ảnh hưởng,…

Khi nào sử dụng thuốc tiêm thoái hóa đốt sống cổ?
Thoái hóa đốt sống cổ kéo dài có nguy cơ phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm

Các triệu chứng của bệnh như đau mỏi, tê bì khu vực cổ vai gáy, bả vai, cánh tay, chóng mặt, mất thăng bằng, rối loạn chức năng bàng quang, mất kiểm soát tiểu tiện,… Trường hợp không phát hiện và điều trị sớm, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng làm ảnh hưởng đến chức năng vận động, thậm chí dẫn đến bại liệt.

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ. Trong đó, sử dụng thuốc tân dược can thiệp điều trị triệu chứng được nhiều người lựa chọn do hiệu quả nhanh chóng. Thuốc chữa thoái hóa đốt sống cổ ngày nay cũng rất đa dạng, người bệnh sử dụng tốt nhất nên tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

Việc sử dụng thuốc bừa bãi có nguy cơ gây tương tác thuốc và tăng khả năng gặp tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe và hiệu quả điều trị bệnh. Thuốc được bào chế với dạng viên, dùng uống trực tiếp là phổ biến. Ngoài ra, hiện nay còn có thuốc dạng tiêm khớp, giúp khắc phục nhanh chóng, tại chỗ các vấn đề xương khớp.

Tuy nhiên khi nào người bệnh sử dụng thuốc tiêm thoái hóa đốt sống cổ? Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định thủ thuật tiêm khớp với các thuốc chứa hàm lượng chất gây tê nhất định và lượng nhỏ steroid cho trường hợp người bệnh bị đau cột sống cục bộ mà các phương pháp đơn giản khác khó điều trị hiệu quả.

Tác dụng của thuốc tiêm giúp giảm nhanh các triệu chứng đau ở khớp, giảm đau trong thời gian nhắn, một số cơ địa có khả năng kéo dài hiệu quả thuốc. Tùy vài tình trạng tổn thương, nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ, bác sĩ sẽ chỉ định vị trí tiêm phù hợp với từng bệnh nhân.

Khi nào sử dụng thuốc tiêm thoái hóa đốt sống cổ?
Chỉ sử dụng thuốc tiêm thoái hóa đốt sống cổ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Để tăng cường hiệu quả, thông thường người bệnh sẽ được chỉ định kết hợp điều trị tiêm thuốc đốt sống cùng với các phương pháp hỗ trợ khác, chẳng hạn như vật lý trị liệu. Người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Trường hợp chống chỉ định dùng thuốc tiêm khớp

Người bệnh sẽ được bác sĩ tư vấn giải pháp phù hợp để điều trị tình trạng thoái hóa đốt sống cổ. Trong đó, chỉ thực hiện tiêm khớp khi người bệnh và bác sĩ đã thỏa thuận đưa ra giải pháp cuối cùng. Trước khi thực hiện, người bệnh sẽ được cung cấp đầy đủ các thông tin về loại thuốc, cách tiêm và khớp cần tiêm, cũng như khả năng thành công của phương pháp này.

Thông báo với bác sĩ khi bạn đang gặp phải các vấn đề như sau:

  • Người đang bị nhiễm trùng cơ thể, nhất là vùng da lưng. Bác sĩ sẽ hoãn tiêm thuốc cho đến khi tình trạng viêm nhiễm được điều trị dứt điểm.
  • Bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông máu, thuốc chống kết tập tiểu cầu,… hoặc các dạng thuốc kháng viêm, nên thông báo để bác sĩ cân nhắc phương án can thiệp nhằm tránh gây phản ứng tương tác.
  • Người bệnh tiểu đường, bị dị ứng cần thận trọng. Bởi, trong thuốc tiêm thường có chứa steroid, nguy cơ gây rối loạn đường huyết cơ thể cao, cần theo dõi và điều chỉnh thuốc phù hợp.
  • Thông báo với bác sĩ trường hợp phụ nữ đang mang thai, bệnh nhân phải đi máy bay hoặc du lịch sau tiêm 2 tuần cũng cần báo để được bác sĩ điều chỉnh lịch tiêm phù hợp.

Các nguy cơ khi tiêm thuốc thoái hóa đốt sống cổ

Tiêm khớp đốt sống cổ điều trị thoái hóa đốt sống là một phương pháp chưa thật sự phổ biến so với các phương pháp điều trị hiện nay. Bên cạnh các công dụng mà thuốc tiêm thoái hóa đốt sống cổ mang lại, khi thực hiện thủ thuật này, người bệnh có nguy cơ gặp phải một số tác dụng phụ. Tuy nhiên chúng thường nhẹ và có thể kiểm soát. Chẳng hạn như:

Các nguy cơ khi tiêm thuốc thoái hóa đốt sống cổ
Tiêm thuốc chữa thoái hóa đốt sống cổ tiềm ẩn một số tác dụng phụ, tuy nhiên không quá nặng nề
  • Đau hoặc có vết bầm tím ở vị trí tiêm thuốc. Sau vài ngày biểu hiện này sẽ tự khỏi.
  • Thuốc tê có thể lan rộng và làm tê các vùng lân cận, tuy nhiên sau vài phút hoặc vài giờ tác dụng này sẽ thuyên giảm, nó chỉ mang tính tạm thời.
  • Nguy cơ nhiễm trùng có thể xảy ra, tuy nhiên khá hiếm gặp. Bệnh nhân nên thông báo với bác sĩ ngay khi nhận thấy vết tiêm bị đỏ, ấm, đau hoặc người bệnh bị sốt, cơ thể bất thường sau tiêm.
  • Cột sống cổ có chứa hệ thống dây thần kinh đa dạng, tuy nhiên tình trạng chấn thương dây thần kinh do tiêm khớp đốt sống khá hiếm gặp.
  • Một số trường hợp tiêm thuốc nhưng không nhận thấy hiệu quả, không có tác dụng giảm đau.

Sau khi sử dụng thuốc tiêm thoái hóa đốt sống cổ, nếu người bệnh gặp phải biểu hiện bất thường nên chủ động thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ sớm.

Lưu ý đối với thuốc tiêm thoái hóa đốt sống cổ

Sử dụng thuốc tiêm thoái hóa đốt sống cổ giúp giảm đau, cải thiện các triệu chứng khó chịu. Chỉ dùng thuốc trong trường hợp thật sự cần thiết với sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, một số lưu ý khi áp dụng tiêm thuốc khớp đốt sống chữa bệnh như sau:

Lưu ý đối với thuốc tiêm thoái hóa đốt sống cổ
Tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất
  • Sau khi tiêm thuốc người bệnh không nên tham gia giao thông, không lái xe hoặc vận hành máy móc ít nhất là sau 1 ngày khi áp dụng thủ thuật tiêm khớp.
  • Không thực hiện các hoạt động, làm việc mang vác nặng sau khi tiêm thuốc.
  • Dùng thuốc làm loãng máu sau khi tiêm theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Không tự ý kết hợp thuốc tân dược điều trị bệnh bừa bãi với thuốc dạng tiêm. Chỉ sử dụng khi được bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung cho cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng. Tham khảo bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để có thực đơn ăn uống phù hợp sau khi tiêm thuốc. Tránh dùng rượu bia, đồ uống chứa cồn, chất kích thích, không nên hút thuốc lá.
  • Duy trì vận động cơ thể bằng các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp, tránh cứng khớp cổ. Việc vận động cũng giúp máu huyết lưu thông tốt hơn, giảm triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ.

Thuốc tiêm thoái hóa đốt sống cổ được bác sĩ chỉ định cho các trường hợp cần thiết. Phương pháp tiêm khớp đốt sống giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh, thực tế không hoàn toàn điều trị dứt điểm chứng bệnh này. Do đó, người bệnh sẽ được chỉ định kết hợp cùng với các phương pháp khác nhằm phòng tránh bệnh biến chứng và kiểm soát sự tiến triển của tình trạng thoái hóa.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Mỡ máu cao là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Máu Nhiễm Mỡ Có Nguy Hiểm Không? Căn Bệnh “Thời Đại Mới” Tiềm Ẩn Nguy Cơ Đột Quỵ

Hệ quả của cuộc sống hiện đại, với lối sống thiếu vận động và chế...
chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...