Các Tư Thế Nằm Khi Bị Thoái Hoá Đốt Sống Cổ Bạn Nên Biết

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Các tư thế nằm khi bị thoái hóa đốt sống cổ được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi thói quen nằm không đúng cách có thể khiến cơn đau và các biểu hiện đi kèm bệnh lý tiến triển nặng nề, gây suy giảm chất lượng giấc ngủ. Từ đó khiến cơ thể mệt mỏi, suy giảm sức khỏe.

Thoái hoá đốt sống cổ và tư thế nằm

Thoái hoá đốt sống cổ là một trong những bệnh xương khớp phổ biến. Bệnh không chỉ gây ra cơn đau nhức, tê cứng khớp mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt, hiệu suất lao động, chức năng vận động và chất lượng giấc ngủ.

Các Tư Thế Nằm Cho Người Bệnh Thoái Hoá Đốt Sống Cổ nên biết
Các tư thế nằm khi bị thoái hóa đốt sống cổ được nhiều người bệnh quan tâm

Hầu hết các trường hợp bị thoái hoá đốt sống cổ đều rơi vào tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc, cơ thể thường xuyên mệt mỏi, suy nhược. Hơn nữa, các tư thế nằm không đúng cách sẽ khiến cơn đau tiến triển nặng nề và bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân là do các vị trí nhất định đặt áp lực không cần thiết lên cổ, lưng, hông gây căng thẳng.

Để hạn chế tình trạng trên cũng như giúp người bị thoái hoá đốt sống cổ cải thiện cơn đau khi nằm, cần đảm bảo đường cong của cột sống khi nằm trên giường. Theo đó, người bệnh cần giữ phần đầu, vai, hông thẳng hàng với nhau, đồng thời hỗ trợ phần lưng đúng cách.

Các tư thế nằm khi bị thoái hóa đốt sống cổ

Để cải thiện cơn đau do bệnh lý gây ra cũng như cải thiện chất lượng giấc ngủ, người bệnh nên tham khảo một số tư thế nằm sau:

1. Nằm ngửa với gối hỗ trợ đầu gối

Theo đánh giá của các chuyên gia, nằm ngửa là tư thế ngủ tốt giúp phần lưng được khoẻ mạnh. Khi nằm ở tư thế này, sức ép sẽ được phân bổ đều các bộ phận trên cơ thể, từ đó hạn chế tình trạng vùng cổ chịu áp lực quá mức. Ngoài ra, khi nằm ngửa sẽ hỗ trợ di chuyển tay chân thoải mái, dễ dàng, không bị vướng víu gây ra hiện tượng tê bì chân tay.

Nằm ngửa với gối hỗ trợ đầu gối 
Trường hợp đi kèm với tình trạng đau lưng khi nằm ngửa, bạn có thể dùng thêm một chiếc gối đặt dưới chân

Để hạn chế đau vùng cổ và khiến các triệu chứng bệnh lý tiến triển nặng nề, người bệnh nên sử dụng một chiếc gối kê đầu có độ cao vừa phải, dưới 10cm giúp duy trì vị trí trung lập cho đầu, cổ, khung xương sống. Bên cạnh đó, để tập thói quen nằm ngửa mỗi ngày nên dùng 2 chiếc gối đặt 2 bên hông để hạn chế di chuyển trong lúc ngủ.

Trường hợp đi kèm với tình trạng đau lưng khi nằm ngửa, bạn có thể dùng thêm một chiếc gối đặt dưới chân cùng 1 chiếc khăn cuộn tròn đặt dưới phần lưng dưới bụng. Mẹo này sẽ giúp chống đỡ cột sống lưng, tăng tuần hoàn máu đến các bộ phận trong cơ thể.

2. Tư thế nằm nghiêng

Tư thế nằm nghiêng được khuyến khích áp dụng cho những trường hợp gặp các vấn đề về cột sống, trong đó có thoái hoá cột sống cổ. Ngoài ra, tư thế nằm nghiêng sang trái còn giúp cải thiện một số vấn đề như:

  • Giúp máu huyết lưu thông dễ dàng hơn
  • Làm giảm sức ép lên cổ họng, dạ dày, từ đó cải thiện một số vấn đề về hệ tiêu hoá như trào ngược dạ dày thực quản, ợ nóng, ợ chua,…
  • Giảm đau đầu, ngăn ngừa hội chứng Alzheimer, Parkinson

Tư thế này được đánh giá phù hợp với những người đang bị thoái hoá đốt sống cổ và gặp các vấn đề khác về cổ như đau mỏi vai gáy, thoát vị đĩa đệm cổ,… Nếu không quen ở tư thế này, người bệnh có thể đặt thêm một chiếc gối vào giữa 2 đầu gối để tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu. Hoặc có thể chọn các loại gối chuyên dụng dành cho người bị thoái hoá đốt sống cổ để giúp giảm đau hiệu quả.

Tư thế nằm nghiêng 
Nếu không quen ở tư thế này, người bệnh có thể đặt thêm một chiếc gối vào giữa 2 đầu gối để tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu

Lưu ý: Khi nằm nghiêng, tránh co chân quá gần bụng hay chân thẳng quá lâu vì có thể ảnh hưởng khung xương cột sống, dáng lưng. Khi nằm, bạn nên tự điều chỉnh biên độ cho phù hợp, đem đến cảm giác thoải mái, dễ chịu khi ngủ.

3. Người bị thoái hoá đốt sống cổ tránh tư thế nằm sấp

Thói quen nằm sấp khi ngủ có thể khiến cơn đau và các biểu hiện bệnh thoái hoá đốt sống cổ trở nên nặng nề hơn. Ở người có thói quen này thường có xu hướng vẹo cổ sang bên phải/ bên trái trong thời gian dài, trọng lực ép lên cột sống lưng sẽ đẩy về dạ dày, gây ra các biểu hiện như ợ chua, tức bụng, trào ngược dạ dày,…

Người bị thoái hoá đốt sống cổ tránh tư thế nằm sấp 
Thói quen nằm sấp khi ngủ có thể khiến cơn đau và các biểu hiện bệnh thoái hoá đốt sống cổ trở nên nặng nề hơn

Ngoài ra, khi nằm sấp quá lâu, cơn đau do thoái hoá đốt sống cổ tiến triển nghiêm trọng hơn. Đồng thời làm tăng nguy cơ chấn thương cơ, xương khớp, về lâu dài sẽ đẩy nhanh quá trình thoái hoá và tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp khác. Nếu khó thay đổi tư thế, người bệnh có thể đặt một chiếc gối mềm dưới bụng, tại vị trí thắt lưng để giúp cân bằng, hạn chế áp lực lên cột sống và đốt sống cổ.

Lưu ý khi áp dụng tư thế nằm khi bị thoái hóa đốt sống cổ

Có thể thấy, tư thế nằm tác động trực tiếp đến tiến triển bệnh thoái hoá đốt sống cổ. Việc áp dụng các tư thế nằm phù hợp không chỉ hỗ trợ làm giảm cơn đau, các biểu hiện đi kèm mà còn mang lại hiệu quả trong việc phòng ngừa các bệnh về xương khớp khác.

Bên cạnh đó, khi nằm người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

1. Lựa chọn gối phù hợp

Một chiếc gối phù hợp sẽ giúp duy trì tư thế nâng cao tự nhiên ở cổ, hỗ trợ nâng đỡ cột sống và hạn chế áp lực lên cơ quan này. Bên cạnh đó, nên lựa chọn gối nằm tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái hơn khi nằm, thích nghi với những vị trí khác nhau. Đồng thời có thể giữ nguyên hình dạng tổng thể của gối sau khi dùng. Bạn nên đổi gối nằm sau 12 – 18 tháng sử dụng.

Trường hợp thường xuyên áp dụng tư thế nằm ngửa khi ngủ nên ưu tiên các loại gối mỏng. Bởi nếu nằm ngẩng đầu trong thời gian dài có thể làm tăng áp lực lên vùng cổ, lưng. Các loại gối mỏng hiện nay được thiết kế một cách đặc biệt, giúp người nằm cân bằng vai, cổ, lưng nên phù hợp với cả trường hợp muốn dùng gối đặt dưới thắt lưng, hông.

Đối với người bị thoái hoá cột sống cổ có thói quen nằm nghiêng khi ngủ nên dùng các loại gối dày hơn nhằm tạo sự cân bằng trong quá trình ngủ và hỗ trợ giảm đau ở vùng cổ, vai và gáy. Một chiếc gối có độ cao phù hợp sẽ giúp lấp đầy không gian ở giữa cổ và nệm.

Nếu ngủ sấp thường xuyên, người bệnh nên dùng gối mỏng hoặc không cần dùng đến gối. Bởi hành động đẩy phần đầu về sau có thể làm tăng áp lực lên vùng cổ. Ngoài ra, bạn có thể thử với tư thế nằm úp mặt vào một chiếc gối nhỏ nhưng đảm bảo chỉ có phần trán nhô lên. Điều này sẽ giúp bạn có thể thở khi úp mặt vào gối, đồng thời giữ thẳng cổ.

2. Chọn nệm

Người bị thoái hoá đốt sống cổ gây tê tay nên lựa chọn các loại nệm có khả năng hỗ trợ quá trình điều trị bệnh, đồng thời mang lại sự thoải mái khi nằm. Dựa vào kích thước, hình dáng và tỉ lệ của cơ thể sẽ giúp bạn xác định được độ hỗ trợ cần thiết. Đối với người có hông rộng ưu tiên loại nệm mềm hơn, bởi chúng giúp giữ độ cân bằng của cột sống tốt hơn.

Lưu ý khi áp dụng tư thế nằm cho người bị thoái hoá đốt sống cổ 
Người bị thoái hoá đốt sống cổ nên lựa chọn các loại nệm có khả năng hỗ trợ quá trình điều trị bệnh, tạo thoải mái khi nằm

Tuy nhiên, với các trường hợp khác, nệm mềm không phải là sự lựa chọn hoàn hảo bởi chúng không mang lại lợi ích. Việc cơ thể chìm quá sâu có thể khiến các khớp bị xoắn lại. Đồng thời làm tăng nguy cơ cột sống thoát ra khỏi liên kết tự nhiên của chúng.

Một topper nệm bọt có thể được dùng để hỗ trợ cho các loại nệm lò xo. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể đặt một tấm gỗ dán bên dưới nệm giúp tăng độ đàn hồi cho nệm.

3. Vệ sinh giấc ngủ

Hầu hết các trường hợp bị thoái hoá đốt sống cổ thường xuyên bùng phát cơn đau gây gián đoạn giấc ngủ. Do đó, người bệnh cần ngủ sớm, đảm bảo ngủ đủ giấc để bù lại giấc ngủ bị mất trong đêm. Ngoài ra, bạn nên duy trì lịch trình đều đặn với thời gian ngủ cũng như thời gian thức dậy phù hợp. Đối với người trưởng thành cần ngủ đủ từ 7 – 9 tiếng đồng hồ mỗi đêm.

Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo một số mẹo vệ sinh giấc ngủ như sau:

  • Không sử dụng các chất kích thích như cà phê, trà đặc, bia rượu vào buổi tối trước khi ngủ. Bên cạnh đó, bạn hạn chế uống quá nhiều nước vì có thể gây tiểu đêm.
  • Tránh tập luyện thể dục, thể thao với cường độ nặng gần với thời gian đi ngủ. Bởi tình trạng này có thể làm tăng adrenaline, nhiệt độ cơ thể và gây khó ngủ hơn.
  • Để giúp ngủ ngon hơn, bạn nên tắm nước ấm, nghe nhạc thư giãn, đọc sách hoặc thực hiện một số động tác yoga nhẹ nhàng trước khi ngủ khoảng 30 – 60 phút.
  • Làm mờ ánh sáng, đồng thời loại bỏ những âm thanh ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ như điện thoại, tivi, máy tính,…

Các tư thế nằm khi bị thoái hóa đốt sống cổ có thể giúp làm giảm cơn đau và một số biểu hiện đi kèm. Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình điều trị đạt kết quả tốt nhất và làm chậm quá trình thoái hoá, người bệnh nên tham vấn chuyên khoa để được hướng dẫn tư thế nằm phù hợp với mức độ bệnh lý, tránh phát sinh rủi ro.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Mỡ máu cao là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Máu Nhiễm Mỡ Có Nguy Hiểm Không? Căn Bệnh “Thời Đại Mới” Tiềm Ẩn Nguy Cơ Đột Quỵ

Hệ quả của cuộc sống hiện đại, với lối sống thiếu vận động và chế...
chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...