Thuốc Chữa Thoái Hóa Đốt Sống Cổ
Các loại thuốc chữa thoái hóa đốt sống cổ:
- Paracetamol: Là loại thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến, an toàn ở liều điều trị nhưng hiệu quả chủ yếu ở mức độ nhẹ và vừa.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Ức chế enzyme gây viêm, giảm đau nhưng có rủi ro tạo ra vấn đề về dạ dày, tá tràng.
- Thuốc giãn cơ: Giúp thư giãn cơ bắp, giảm co thắt quá mức, nhưng có thể gây hạ huyết áp, tác động đến gan, mắt và gây các tác dụng phụ khác.
- Thuốc giảm đau gây nghiện (opioids): Được sử dụng khi cơn đau không đáp ứng với Paracetamol, nhưng cần kiểm soát nghiêm ngặt vì tính gây nghiện và rủi ro cao.
- Thuốc giảm đau tại chỗ: Thích hợp cho đau nhẹ ở vùng không sưng, không viêm.
- Thuốc giảm đau thần kinh: Được sử dụng khi các triệu chứng không đáp ứng với thuốc giảm đau thông thường.
- Thuốc chống thoái hoá khớp tác dụng chậm: Hỗ trợ phục hồi xương, không tác động trực tiếp đến cơn đau.
- Các loại vitamin nhóm B: Hỗ trợ phục hồi tổn thương dây thần kinh và ngăn ngừa thoái hóa thần kinh.
- Dùng kết hợp với thực phẩm chức năng: Bổ sung dưỡng chất, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng và điều trị bệnh.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Các loại thuốc chữa thoái hoá đốt sống cổ thường được chỉ định trong điều trị bệnh lý ở mức độ vừa và nhẹ. Phương pháp này có tác dụng kiểm soát cơn đau nhức, cải thiện các biểu hiện đi kèm, làm chậm tiến triển của bệnh lý và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tổng Quan Bệnh Lý Thoái Hóa Đốt Sống Cổ
Theo đặc điểm cấu trúc, cột sống cổ có 7 đốt sống và được ngăn cách nhau bởi đĩa đệm và các dây thần kinh, dây chằng đi qua. Nhiệm vụ chính của đĩa đệm là hấp thụ xung động. Từ đó giúp cổ hoạt động linh hoạt, nhịp nhàng hơn, đồng thời tránh được các chấn thương.
Tuy nhiên, theo thời gian, đĩa đệm này có xu hướng bị thoái hoá, suy giảm chức năng, bề mặt đĩa đệm xẹp dần, dây chằng trở nên xơ cứng. Đối với phần xương phát triển lệch làm tăng nguy cơ chèn ép các dây thần kinh. Từ đó gây ra các cơn đau ở vùng cổ và một số biểu hiện khác đi kèm.
Tương tự như các bệnh xương khớp mãn tính khác, thoái hoá đốt sống cổ có tiến triển chậm nhưng thường kéo dài dai dẳng và nghiêm trọng dần theo thời gian. Lúc đầu, bệnh chỉ gây đau nhức, tê bì, hạn chế khả năng vận động. Tuy nhiên, nếu không can thiệp điều trị, cấu trúc đốt sống cổ có bị biến dạng, gây chèn ép dây thần kinh và có thể dẫn đến bại liệt.
Thực tế nhận thấy, bệnh là hệ quả do nhiều yếu tố cộng hưởng như tính chất nghề nghiệp, yếu tố tuổi tác, chế độ sinh hoạt, tiền sử chấn thương, yếu tố di truyền, chế độ dinh dưỡng,...
Mặc dù khởi phát bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau nhưng cơ chế chính của bệnh lý là do sụn khớp và đĩa đệm chịu áp lực quá tải trong thời gian dài. Từ đó dẫn đến phần xương dưới sụn, sụn khớp bị tổn thương, dây chằng bao quanh khớp bị xơ cứng, đĩa đệm mất dần khả năng đàn hồi.
Quá trình thoái hoá, suy yếu của các cơ quan cấu thành đốt sống cổ là nguyên nhân trực tiếp gây ra các triệu chứng lâm sàng cũng như biến chứng của thoái hoá đốt sống.
1. Thoái hoá đốt sống cổ nguyên phát
Thoái hoá đốt sống cổ nguyên phát đề cập đến tình trạng xảy ra do ảnh hưởng quá trình lão hoá. Khi tuổi tác cao, dây chằng, đĩa đệm, sụn khớp và đốt sống bị thoái hoá, suy yếu và có xu hướng bị tổn thương dần theo thời gian.
Bên cạnh đó, quá trình thoái hoá còn làm tăng hoạt động phá huỷ các mô xương, làm chậm quá trình phục hồi và tái tạo. Do đó, người trung niên, cao tuổi là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc các bệnh xương khớp mãn tính cao hơn so với người trẻ tuổi.
Trường hợp bệnh lý xảy ra do nguyên phát (yếu tố tuổi tác cao), thoái hoá đốt sống cổ thường khởi phát muộn (thường trên 60 tuổi), tiến triển tương đối chậm. Một số nghiên cứu nhận thấy, các biểu hiện thoái hoá đốt sống cổ nguyên phát có thể nhẹ hơn so với các nguyên nhân thứ phát.
2. Thoái hoá đốt sống cổ thứ phát
Thoái hoá đốt sống cổ thứ phát đề cập đến những nguyên nhân có thể gây tổn thương, thoái hoá cột sống cổ - ngoại trừ yếu tố tuổi tác. Trường hợp xảy ra do yếu tố này, bệnh khởi phát sớm hơn (từ 45 - 55 tuổi), tốc độ thoái hoá thường diễn ra nhanh chóng, các triệu chứng có thể tiến triển nghiêm trọng hơn so với nguyên nhân nguyên phát.
Dưới đây là một số nguyên nhân thúc đẩy quá trình thoái hoá đốt sống cổ diễn ra nhanh chóng:
- Thói quen sinh hoạt, lao động: Như đã đề cập, bệnh lý là hệ quả do sụn khớp, đĩa đệm phải chịu áp lực quá mức trong thời gian dài. Do đó, bệnh lý có thể tăng nguy cơ khởi phát do một số thói quen vận động mạnh, sinh hoạt như lao động quá sức, ngồi nhiều, khuân vác vật nặng, nằm sai tư thế,...
- Chấn thương cột sống cổ: Đây được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh thoái hoá đốt sống cổ - chỉ đứng sau yếu tố tuổi tác. Tác động cơ học lên cột sống cổ có thể dẫn đến tổn thương sụn, nứt rách đĩa đệm, kéo căng dây chằng,... Theo thời gian, những cơ quan này cấu thành cột sống cổ có xu hướng bị thoái hoá dần và gây khởi phát bệnh lý.
- Hệ quả của các bệnh về xương khớp khác: Bệnh lý cũng có thể khởi phát do ảnh hưởng các bệnh lý như loãng xương, thoái hoá cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cổ,... Những bệnh lý này có thể làm cấu trúc cột sống mất thăng bằng, làm tăng áp lực lên đĩa đệm, mô sụn và đẩy nhanh quá trình thoái hoá.
3. Yếu tố nguy cơ
Ngoài những nguyên nhân phổ biến trên, nguy cơ mắc bệnh cũng có thể tăng lên đáng kể khi gặp các yếu tố thuận lợi sau:
- Tiền sử gia đình mắc các bệnh về đốt sống cổ
- Cấu trúc cột sống bất thường (bẩm sinh hoặc chấn thương)
- Người bị thừa cân, béo phì
- Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt vitamin, Omega 3, canxi
- Giới tính nữ (nhất là nữ giới bước vào giai đoạn mãn kinh)
- Có tiền sử chấn thương cột sống cổ hoặc các cơ quan lân cận
- Dùng thuốc làm tăng khả năng hấp thụ, tăng đào thải canxi qua thận như thuốc chống viêm corticoid, thuốc ức chế bơm proton
- Người mắc các bệnh nội tiết, chuyển hoá như cường giáp/ suy giáp, tiểu đường,...
Thoái hoá đốt sống cổ có thể không gây ra các triệu chứng ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, khi cấu trúc cột sống cổ bắt đầu suy yếu, cơ quan này có thể bị đau nhức, suy giảm khả năng vận động và đi kèm với các triệu chứng nặng nề khác.
Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết bệnh lý:
- Có cảm giác đau nhức hai bên bả vai, cổ, bàn tay, cánh tay và các ngón tay
- Cứng cổ, khó khăn trong việc xoay cổ, nhiều lúc phải xoay cả người
- Đau mỏi vai gáy
- Cánh tay bị yếu đi, có cảm giác như không có lực
- Cảm giác tê bì, nhói ở hai bên cánh tay, bàn tay, các ngón tay.
Ngoài các triệu chứng lâm sàng, bệnh thoái hoá đốt sống cổ còn có thể gây ra các biểu hiện như:
- Mất khả năng giữ thăng bằng
- Chóng mặt, hoa mắt
- Bị rối loạn chức năng bàng quang, mất kiểm soát tiểu tiện, đại tiện.
Review 9 loại thuốc chữa thoái hoá đốt sống cổ tốt nhất hiện nay
Thoái hoá đốt sống cổ là một trong những bệnh xương khớp mãn tính thường gặp ở người trung niên và cao tuổi. Bệnh khởi phát khi các bộ phận cấu thành đốt sống cổ bị suy yếu, tổn thương dần theo thời gian và gây suy giảm chức năng vận động. Cơ chế này có mối liên hệ mật thiết với quá trình thoái hoá nên hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị thoái hoá đốt sống cổ dứt điểm.
Các phương pháp được áp dụng chỉ có tác dụng làm giảm cơn đau nhức, cải thiện một số biểu đi kèm, giúp làm chậm tiến triển của bệnh lý, đồng thời bảo tồn chức năng vận động. Trong đó, sử dụng thuốc Tây là phương pháp điều trị thoái hoá đốt sống cổ được nhiều người bệnh lựa chọn vì mang lại tác dụng nhanh và hiệu quả cao.
Mục đích chính của việc sử dụng thuốc là kiểm soát các triệu chứng lâm sàng, cải thiện khả năng vận động và làm chậm tiến triển của bệnh. Ngoài ra, một số loại thuốc còn mang lại hiệu quả trong cải thiện tâm lý căng thẳng cho người bệnh, làm giảm ảnh hưởng của bệnh lý lên dây thần kinh xung quanh và tuỷ sống.
Dưới đây là một số loại thuốc thường được sử dụng phổ biến trong điều trị thoái hoá đốt sống cổ:
1. Thuốc giảm đau Paracetamol
Paracetamol là loại thuốc giảm đau thường được sử dụng trong điều trị thoái hoá đốt sống cổ và các bệnh xương khớp khác. Thuốc có tác dụng giảm đau ở mức độ nhẹ đến trung bình và được đánh giá có độ an toàn cao ở liều điều trị. Thuốc hoạt động theo cơ chế tổng hợp enzyme cyclooxygenase ở hệ thần kinh trung ương, từ đó làm giảm tổng hợp prostaglandin (thành phần trung gian gây viêm) và giảm đau rõ rệt.
Mặc dù được đánh giá có độ an toàn cao nhưng thuốc Paracetamol chỉ mang lại hiệu quả với những trường hợp bệnh ở mức độ vừa và nhẹ. Do đó, thuốc gần như không đáp ứng tốt đối với người bị thoái hoá đốt sống cổ nặng hoặc xuất hiện các triệu chứng chèn ép dây thần kinh.
Paracetamol được dùng tối đa ở liều 400mg/ 24 giờ, mỗi liều cách nhau ít nhất 4 giờ. Sau khoảng 30 phút sử dụng, thuốc sẽ phát huy công dụng, hiệu quả có thể kéo dài từ 3 - 4 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, tránh dùng thuốc nếu có tiền sử nghiện rượu, thiếu hụt men G6PD, gặp các vấn đề về gan, phổi, thiếu máu nhiều lần, quá mẫn với các thành phần trong thuốc.
2. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
NSAID là một trong những nhóm thuốc được dùng để kiểm soát các triệu chứng do bệnh thoái hoá đốt sống gây ra. Thuốc có tác dụng chống viêm, kiểm soát cơn đau ở mức độ nhẹ đến trung bình. Do đó, NSAID thường được chỉ định trong trường hợp Paracetamol không đáp ứng.
Không giống với Paracetamol, thuốc chống viêm không steroid ức chế enzyme cyclooxygenase 1 và 2, từ đó làm giảm sinh tổng hợp chất trung gian gây viêm prostaglandin ở các cơ quan trong cơ thể, giảm đau hiệu quả. Một số nghiên cứu cũng nhận thấy, cơ chế giảm đau của NSAID còn liên quan đến tác dụng ức chế tổng hợp PGF2 để làm giảm khả năng thụ cảm histamine và serotonin.
Tuy nhiên, do cơ chế ức chế prostaglandin toàn thân nên nhóm thuốc này có thể gây ra nhiều rủi ro trong quá trình sử dụng như viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết dạ dày, tăng nguy cơ đột quỵ,... Do đó, NSAID thường được dùng trong điều trị ngắn hạn. Những trường hợp có nguy cơ cao khi dùng thuốc cần thực hiện các biện pháp dự phòng theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Theo đó, tránh sử dụng thuốc chống viêm không steroid nếu có các vấn đề về sức khoẻ sau:
- Người bị suy thận, suy gan
- Có tiền sử dị ứng, khởi phát cơn hen cấp, nổi mề đay, phù mạch khi dùng Aspirin hoặc các NSAID khác
- Rối loạn đông máu
- Tiền sử xuất huyết tiêu hoá
- Người đang bị viêm loét dạ dày tiến triển
- Phụ nữ mang thai
Một số loại thuốc chống viêm không steroid thường được chỉ định trong điều trị thoái hoá đốt sống cổ bao gồm Meloxicam, Diclofenac, Indometacin, Piroxicam,...
3. Thuốc giãn cơ chữa thoái hoá đốt sống cổ
Thoái hoá đốt sống cổ tiến triển có thể đi kèm với biểu hiện co cứng cơ do chèn ép tuỷ sống và rễ thần kinh. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc giãn cơ để giúp thư giãn cơ bắp, chống co thắt quá mức, đồng thời cải thiện các triệu chứng co cứng cơ gây ra.
Thuốc hoạt động theo cơ chế ức chế tiền synap tại thụ thể alpha - adrenergic, nhờ đó làm giảm kích thích các noron vận động trên tuỷ sống, giảm co cơ và một số triệu chứng do co cứng cơ quá mức.Thuốc giãn cơ mang lại hiệu quả nhanh chóng (chỉ sau 1.5 giờ sau khi dùng thuốc) nhưng tác dụng thường chỉ duy trì trong thời gian ngắn. Vì vậy, người bệnh cần sử dụng thuốc từ 3 - 4 lần/ ngày.
Thuốc giãn cơ có thể gây hạ huyết áp, làm chậm nhịp tim, buồn ngủ, tổn thương gan, đục giác mạc, thoái hoá võng mạc. Do đó, người bệnh cần chú ý các biểu hiện bất thường trong thời gian dùng thuốc và kịp thời thông báo với bác sĩ chuyên khoa để được theo dõi và xử trí đúng cách.
Thuốc giãn cơ chữa thoái hoá đốt sống cổ có thể gây ra một số tác dụng phụ như trầm cảm, chóng mặt, ngủ gà, mệt mỏi, nhược cơ, đau lưng, khô miệng, tiêu chảy, đau bụng. Để tránh các rủi ro, tác dụng phụ, bác sĩ thường chỉ định liều thấp ban đầu, sau đó tăng dần liều dùng đến khi đạt được liều dùng đáp ứng tốt.
4. Thuốc giảm đau gây nghiện (opioids)
Thuốc giảm đau gây nghiện thường được chỉ định trong điều trị các bệnh xương khớp cấp và mãn tính. Nhóm thuốc này được dùng khi cơn đau bùng phát ở mức độ nhẹ đến trung bình, đau dai dẳng, âm ỉ, không đáp ứng với Paracetamol.
Các loại thuốc opioids có tác động trực tiếp đến các tế bào thần kinh trung ương, kế đến gắn với thụ thể Rp, nhờ đó giúp tăng ngưỡng chịu đau, thay đổi tính chất cơn đau, đồng thời ức chế dẫn truyền tính hiệu quả, giảm lo lắng, sợ sệt ở người bệnh.
Ngoài công dụng giảm đau, nhóm thuốc giảm đau gây nghiện cũng gây ra một số tác dụng khác sảng khoái, gây nghiện, gây ngủ. Do đó, thuốc chỉ được sử dụng khi có chỉ định và cần được kiểm soát nghiêm ngặt trong suốt quá trình sử dụng.
Do nguy cơ cao nên bác sĩ chỉ ưu tiên dùng opioid ở dạng phối hợp với Paracetamol hoặc NSAID. Trong trường hợp không mang lại kết quả như mong đợi, bác sĩ có thể chỉ định các opioids yếu như Codein, Tramadol. Nếu cơn đau ở mức độ nặng, không đáp ứng các loại thuốc trên, người bệnh có thể được chỉ định các opioids mạnh như Pethidin, Morphin, Fentanyl, Pethidine hydrochloride,...
Opioids là nhóm thuốc có tác động mạnh đến hệ thần kinh trung ương, có thể phát sinh nhiều rủi ro trong quá trình sử dụng. Do đó, người bị thoái hoá đốt sống cổ chỉ nên dùng thuốc khi có chỉ định và tuân thủ tuyệt đối theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tránh tự ý tăng/ giảm liều dùng hoặc ngưng thuốc đột ngột.
5. Thuốc giảm đau tại chỗ
Các loại thuốc giảm đau tại chỗ thích hợp với người bị thoái hoá đốt sống cổ có cơn đau ở mức độ nhẹ, vùng da ở vùng cổ không bị sưng, viêm, vết thương hở. Một số loại thuốc giảm đau tại chỗ thường chứa các hoạt chất như methyl, menthol, tinh dầu quế, eugenol, camphor, ketoprofene,...
Người bệnh có thể dụng thuốc ở dạng dán, xịt hoặc bôi trực tiếp lên vùng bị đau nhức. Các hoạt chất trong thuốc sẽ nhanh chóng thẩm thấu vào da, làm mát, gây tê và làm giảm đau nhức đáng kể. Các loại thuốc này còn được dùng trong các trường hợp đau nhức do vận động mạnh, chấn thương do tụ máu, thời tiết thay đổi gây đau.
Tuy nhiên, tránh dùng thuốc giảm đau tại chỗ nếu vùng da bị trầy xước, lở loét, sưng đỏ quá mức, có vết thương hở. Việc sử dụng thuốc trong các trường hợp này có thể gây kích ứng da, đau rát, tăng nguy cơ viêm nhiễm, lở loét kéo dài.
6. Thuốc giảm đau thần kinh
Nhóm thuốc giảm đau thần kinh thường được chỉ định trong điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm và thoái hoá đốt sống cổ phát sinh biểu hiện chèn ép dây thần kinh gây tê bì, đau nhói bên trong xương, dị cảm, ngứa ran,... Thuốc thường được dùng trong các trường hợp cơn đau, các biểu hiện không đáp ứng với thuốc giảm đau thông thường.
Thuốc giảm đau thần kinh (Pregabalin, Gabapentin,...) có tác dụng gắn kết với các tiểu đơn vị phụ thuốc của bệnh calci, từ đó ngăn chặn quá trình giải phóng các chất thụ cảm cơn đau. Do đó, khi khởi phát cơn đau, hệ thần kinh không thụ cảm được cơn đau nên không tạo ra cảm giác đau đớn ở bệnh nhân.
Không dùng thuốc giảm đau thần kinh cho đối tượng dưới 18 tuổi, đang trong giai đoạn phục hồi sau nhồi máu cơ tim, người đang dùng thuốc ức chế MAO trong vòng 15 ngày.
7. Thuốc chống thoái hoá khớp tác dụng chậm
Nhóm thuốc chống thoái hoá khớp tác dụng chậm (Chondroitin, Glucosamine, MSM) thường được chỉ định trong điều trị các bệnh xương khớp mãn tính liên quan đến quá trình lão hoá. Thuốc có tác dụng chậm, không tác động trực tiếp đến cơn đau như các loại thuốc trên. Do đó, trong thời gian đầu sử dụng, người bệnh cần kết hợp với thuốc chống viêm, giảm đau trong thời gian chờ hiệu lực của thuốc.
Tuy không mang lại hiệu quả trong kiểm soát cơn đau, chống viêm trực tiếp nhưng nhóm thuốc này giúp phục hồi đốt sống, cải thiện cấu trúc xương, hỗ trợ phục hồi tổn thương do thoái hoá. Do đó, nếu sử dụng đều đặn, cột sống cổ có thể ổn định cấu trúc, giảm chèn ép dây thần kinh, tuỷ sống, đồng thời hạn chế phát sinh cơn đau và các biểu hiện đi kèm.
Ngoài ra, việc sử dụng thuốc chống thoái hoá chậm còn giúp phòng ngừa thoái hoá khớp, loãng xương và một số bệnh xương khớp khác. Những loại thuốc này đều được tổng hợp từ nguyên liệu tự nhiên (sụn bò, vỏ hải sản,...) nên khá lành tính, an toàn khi dùng trong thời gian dài.
8. Các loại vitamin nhóm B
Vitamin B là nhóm thuốc hỗ trợ trong điều trị thoái hoá đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm đã phát sinh biến chứng chèn ép rễ thần kinh, đau thần kinh tọa. Các loại vitamin nhóm B (B1, B6, B12) có tác dụng phục hồi tổn thương dây thần kinh, ngăn ngừa rối loạn, thoái hóa thần kinh do chèn ép lâu ngày.
Ngoài ra, vitamin B còn mang lại tác dụng trong ức chế chất Homocysteine - hoạt chất làm cản trở quá trình tổng hợp collagen, phá vỡ xương, khiến xương suy yếu. Do đó, trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể yêu cầu sử dụng vitamin B bên cạnh các loại thuốc điều trị triệu chứng để hỗ trợ phòng ngừa tiến triển, biến chứng của bệnh.
Tuy nhiên, thuốc không được dùng trong các trường hợp bị u ác tính hoặc dị ứng với các thành phần nào trong thuốc. Bên cạnh đó, người bệnh cần bổ sung các loại vitamin B thông qua chế độ dinh dưỡng khoa học để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.
9. Dùng kết hợp với thực phẩm chức năng
Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị, người bị thoái hoá đốt sống cổ cũng có thể bổ sung một số loại thực phẩm chức năng để cải thiện các triệu chứng và hỗ trợ điều trị bệnh. Những sản phẩm này cung cấp cho hệ thống xương khớp và đốt sống cổ các dưỡng chất cần thiết, bảo tồn chức năng vận động, cải thiện đau nhức và tê bì ở các chi.
Thực tế nhận thấy, việc sử dụng các thực phẩm chức năng khi bệnh lý đã ổn định có thể hạn chế cơn đau cùng các triệu chứng của bệnh bùng phát về sau. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình sử dụng, cần lựa chọn sản phẩm chất lượng, có nguồn gốc - xuất xứ rõ ràng. Nếu có ý định phối hợp thuốc điều trị và TPCN, người bệnh nên tham vấn chuyên khoa để được tư vấn cụ thể.
Lưu ý khi dùng thuốc chữa thoái hoá đốt sống cổ
Các loại thuốc chữa thoái hoá đốt sống cổ có tác dụng kiểm soát cơn đau, các triệu chứng đi kèm, cải thiện khả năng vận động và làm chậm tiến triển của bệnh lý. Tuy nhiên, hầu hết các loại thuốc được sử dụng đều có thể phát sinh tác dụng phụ và rủi ro trong quá trình sử dụng.
Do đó trước khi dùng thuốc, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Chỉ sử dụng thuốc điều trị thoái hoá đốt sống cổ khi đã tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Tránh tự ý dùng thuốc, bao gồm các loại thuốc không kê toa.
- Như đã đề cập, việc dùng thuốc không thể chữa trị dứt điểm bệnh lý. Do đó, để tránh lạm thuốc, người bệnh cần kết hợp các biện pháp giảm đau an toàn khác như châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, vật lý trị liệu,...
- Tuân thủ tuyệt đối về liều lượng và tần suất dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Không tự ý tăng/ giảm liều hoặc ngưng dùng thuốc đột ngột, kéo dài thời gian dùng thuốc.
- Trong thời gian dùng thuốc chữa thoái hoá đốt sống cổ nếu nhận thấy các biểu hiện bất thường, người bệnh cần thông báo với bác sĩ chuyên khoa để được xử trí đúng cách
- Để đảm bảo an toàn, cần thông báo với bác sĩ về tình trạng sức khoẻ (bị tiểu đường, mang thai, đang cho con bú, viêm loét dạ dày, cao huyết áp,...). Với các đối tượng có nguy cơ cao, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định các loại thuốc an toàn, đồng thời hiệu chỉnh liều lượng phù hợp.
- Bên cạnh sử dụng thuốc, cần kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, thực hiện các bài tập chữa thoái hoá đốt sống cổ để giúp tăng cường sức khỏe, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh lý. Đồng thời cần thay đổi các thói quen tác động xấu đến đốt sống cổ như tư thế sai, lao động nặng nhọc, ngồi xổm, hút thuốc lá,...
Bài viết đã tổng hợp các loại thuốc chữa thoái hoá đốt sống cổ và một số lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc. Để đảm bảo an toàn và đạt được kết quả tốt trong quá trình điều trị, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chỉ định các loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!