Thoái Hóa Đốt Sống Cổ Gây Đau Đầu Nguy Hiểm Không?
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Thoái hóa đốt sống cổ gây đau đầu có khả năng phát sinh các biến chứng khó lường, bạn đọc không thể chủ quan. Ngay khi nhận thấy các triệu chứng bất thường của cơ thể, bạn nên chủ động thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Thoái hóa đốt sống cổ gây đau đầu là gì? Nguy hiểm không?
Đốt sống cổ là nơi tập trung nhiều dây thần kinh, đồng thời cũng là “cầu nối” giúp truyền tín hiệu của cơ thể đến não bộ và ngược lại. Tình trạng thoái hóa đốt sống cổ có khả năng làm ảnh hưởng đến chức năng của các dây thần kinh tại đây.
Các triệu chứng thoái hóa cột sống cổ khi đó không chỉ gây ảnh hưởng cho vùng cổ – vai – gáy mà còn làm rối loạn đường truyền, ảnh hưởng hoạt động của não bộ. Vì thế không khó để lý giải vì sao người mắc phải chứng bệnh này lại có dấu hiệu đau đầu, chóng mặt, hoa mắt,… kèm theo.
Vậy tình trạng thoái hóa đốt sống cổ gây đau đầu có nguy hiểm không? Người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trên cơ thể. Đặc biệt, vùng đầu là cơ quan đầu não của cơ thể, chi phối các hoạt động sống.
Đau đầu dai dẳng đi kèm với thoái hóa đốt sống cổ làm ảnh hưởng đến công việc, suy giảm chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Trường hợp không điều trị kiểm soát, cơn đau nhức khó chịu kèm theo các triệu chứng nặng nề, phát sinh các biến chứng khác như đau dây thần kinh chẩm, rối loạn tiền đình,…
Tình trạng thoái hóa đốt sống cổ gây đau đầu thường xảy ra ở người trong độ tuổi trung niên trở lên. Tuy nhiên hiện nay tỷ lệ người trẻ mắc phải cũng khá cao. Nếu không điều trị và chăm sóc đúng cách, bệnh thoái hóa đốt sống cổ ngày càng trở nặng sẽ phát sinh các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, do đó bạn đọc không nên chủ quan.
Dấu hiệu nhận biết đau đầu do thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống của người bệnh. Không những thế, trường hợp không can thiệp điều trị, triệu chứng trở nặng có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng khác. Chính vì thế người bệnh nên thăm khám sớm khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường.
Tình trạng đau đầu do thoái hóa đốt sống cổ thường xuất hiện ở vùng sau đầu. Cơn đau từ từ lan rộng lên đỉnh đầu, trán và thái dương. Một số trường hợp người bệnh bị đau vùng sau mắt vô cùng khó chịu. Ngoài ra, người bệnh còn kèm theo các triệu chứng chung của bệnh thoái hóa đốt sống cổ như:
- Đau cổ do đốt sống cổ bị thoái hóa, tổn thương. Cơn đau lan từ gáy đến vùng tai, cổ và vùng đầu.
- Cứng cổ cũng là biểu hiện thường gặp của người bệnh. Nhất là khi bệnh nhân nằm sai tư thế, thời tiết chuyển lạnh,… cảm giác cứng cổ càng rõ ràng hơn. Điều này khiến người bệnh khó khăn khi hoạt động, khó xoay chuyển đầu trái, phải hơn bình thường.
- Một số người bệnh bị thoái hóa đốt sống cổ tuy nhiên lại không thấy đau liên tục. Thay vào đó, khi chạm vào vùng cổ mới xuất hiện cảm giác đau, tê châm chích.
- Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng ít phổ biến hơn như buồn nôn, chóng mặt, nuốt khó, đau nửa đầu, nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng,…
Khi nhận thấy cơ thể có triệu chứng đau đầu thường xuyên, kèm theo các biểu hiện kể trên rất có thể bạn đang bị đau đầu do thoái hóa đốt sống cổ. Việc điều trị tình trạng thoái hóa là biện pháp giúp giảm đau đầu tận gốc, phòng tránh các rủi ro biến chứng. Do đó bạn nên chủ động thăm khám bác sĩ sớm.
Nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ gây đau đầu
Vậy, nguyên nhân nào khiến thoái hóa đốt sống cổ gây đau đầu? Như đã đề cập bên trên, cổ là nơi chứa rất nhiều dây thần kinh nối liền với não bộ. Khi đốt sống ở cổ bị thoái hóa có nguy cơ nằm chèn ép lên dây thần kinh, khởi phát các cơn đau chạy dọc từ cổ lên đến đỉnh đầu và vùng trán.
Để rõ hơn về nguyên nhân đau đầu khi bị thoái hóa đốt sống cổ, dưới đây là cấu trúc giải phẫu cột sống cổ và các yếu tố liên quan:
- Mặt khớp: Mỗi đốt sống sẽ có hai khớp nhỏ giúp hạn chế chuyển động của các đốt sống liền kề nhau. Trong đó đặc biệt là C2, C3, hai đốt sống này có nhiệm vụ nâng đỡ phần đầu nên phải chịu trọng lượng lớn. Có đến 70% khả năng đau đầu khởi phát do thoái hóa đốt sống cổ liên quan đến các chấn thương xảy ra ở hai khớp nối giữ đốt sống C2, C3.
- Khớp đội và khớp chẩm: Các khớp thuộc phần dưới xương chẩm, hay còn gọi là xương đáy hộp sọ. Xương chẩm cấu tạo liên kết với đốt sống cổ đầu tiên, có nhiệm vụ hỗ trợ đưa tủy sống ra khỏi hộp sọ, chuyển xuống cột sống cổ. Khi đốt sống cổ bị thoái hóa, khớp đội – chẩm cũng bị ảnh hưởng. Đây là nguyên nhân gây đau đầu khi bị thoái hóa đốt sống cổ.
- Đĩa đệm: Thoái hóa đốt sống cổ có thể làm lệch đĩa đệm ra khỏi vị trí ban đầu, từ đó gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh dẫn đến hiện tượng đau nhức đầu.
- Dây thần kinh cổ: Các dây thần kinh cổ bị chèn ép dần đến đau đầu hoặc thậm chí là tình trạng rối loạn tiền đình.
Bên cạnh những tác động từ cấu trúc cột sống cổ tác động qua lại dẫn đến cơn đau đầu xuất hiện. Tình trạng này còn chịu ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài, chẳng hạn:
- Do tính chất công việc sử dụng thường xuyên hoặc không cử động cổ trong thời gian dài, tư thế ngồi không phù hợp dẫn đến sai lệch cổ, gây đau. Lâu dần đốt sống cổ bị thoái hóa.
- Tư thế nằm ngủ không phù hợp, tập luyện thể dục thể thao quá độ.
- Tai nạn giao thông, chấn thương khi chơi thể thao,…
Tùy vào nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ và mức độ tổn thương, chèn ép dây thần kinh mà người bệnh sẽ bị đau đầu nặng hoặc nhẹ. Tuy nhiên trường hợp không điều trị kiểm soát, cơn đau đầu do thoái hóa đốt sống cổ có nguy cơ nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khỏe.
Chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ gây đau đầu
Chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ gây đau đầu trước hết cần xem xét các yếu tố như tiền sử bệnh lý, thói quen sinh hoạt, tính chất công việc, độ tuổi và giới tính,… Bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và mức độ tổn thương mà người bệnh đang gặp phải.
Theo đó, bác sĩ có thể sử dụng một số loại thuốc dạng tiêm để kiểm tra nguồn gốc của cơn đau. Trong đó bao gồm tiêm thuốc gây tê để giảm đau hay các dạng dung dịch chống viêm vào vị trí xung quanh dây thần kinh. Tiếp đến, bác sĩ sẽ soi huỳnh quang để nhận diện khu vực bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, khi cần thiết bác sĩ sẽ kết hợp thực hiện thêm xét nghiệm bằng hình ảnh chụp X quang, CT, MRI để chẩn đoán chính xác vấn đề mà người bệnh đang gặp phải. Tuy nhiên các biện pháp xét nghiệm này thường không được áp dụng để chẩn đoán tình trạng đau đầu.
Nhìn chung, quá trình chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ gây đau đầu gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên việc tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh chính xác sẽ có tác dụng hỗ trợ khắc phục triệu chứng hiệu quả và an toàn hơn. Khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ để thăm khám sớm.
Phương pháp điều trị đau đầu do thoái hóa đốt sống cổ
Điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng biện pháp phù hợp sẽ góp phần giảm thiểu các triệu chứng do bệnh gây ra, trong đó có cả hiện tượng đau đầu. Chính vì thế, để giảm đau, trước hết người bệnh cần tìm giải pháp chấm dứt tình trạng thoái hóa đốt sống cổ. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị được áp dụng. Theo đó, bạn đọc có thể tham khảo một vài cách chữa như sau:
Sử dụng thuốc Tây
Sử dụng thuốc Tây điều trị tình trạng thoái hóa đốt sống cổ gây đau đầu là phương pháp được nhiều người quan tâm. Do thuốc thường có chứa thành phần hoạt tính mạnh, giúp cải thiện triệu chứng đau đầu nhanh chóng, hiệu quả. Tuy nhiên, thuốc tân dược tiềm ẩn rủi ro phát sinh tác dụng phụ cao, vì thế người bệnh chỉ nên dùng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Để giảm đau đầu và các triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh dùng thuốc giảm đau như Paracetamo 500mg. Loại thuốc khá quen thuộc, bày bán nhiều tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Công dụng giúp giảm đau đầu, giảm đau ở vùng lưng, cột sống. Khi dùng người bệnh có thể gặp phản ứng phụ như đắng miệng, buồn nôn, đau dạ dày,…
Do đó, người bệnh không nên tự ý mua và sử dụng thuốc, cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu gặp phản ứng bất thường nên thông báo để được bác sĩ hỗ trợ sớm. Ngoài ra, dựa vào triệu chứng của người bệnh, một số thuốc Tây kê đơn khác cũng được chỉ định sử dụng kết hợp. Chẳng hạn:
- Thuốc cải thiện sụn khớp
- Thuốc chống viêm
- Thuốc giãn cơ, giảm co cứng cơ
Người bệnh sẽ được thăm khám thận trọng, sau đó dùng thuốc tương ứng với tình trạng sức khỏe để kiểm soát triệu chứng, phòng nguy cơ gặp phải phản ứng phụ. Kết hợp sử dụng thuốc và điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống góp phần đẩy nhanh hiệu quả điều trị.
Áp dụng mẹo tại nhà
Điều trị đau đầu do thoái hóa đốt sống cổ gây ra bằng các biện pháp tại nhà cũng là hướng điều trị được nhiều người áp dụng. Phương pháp dân gian thường lành tính, nguyên liệu sử dụng là thảo dược thiên nhiên, an toàn, ít gây tác dụng phụ. Tham khảo một số cách chữa sau:
Sử dụng ngải cứu: Cây ngải cứu có chứa các thành phần kháng viêm mạnh mẽ, giúp giảm đau, giảm sưng, cải thiện triệu chứng do thoái hóa đốt sống cổ gây ra. Nhờ vào đặc tính ấm, nóng, chứa hoạt chất phù hợp cho cơ thể. Sử dụng kiên trì một thời gian sẽ nhận thấy tình trạng đau đầu thuyên giảm đáng kể, cách dùng:
- Sử dụng nắm ngải cứu tươi, ngâm rửa với nước muối pha loãng cho thật sạch.
- Sau đó cho ngải cứu vào cối sạch giã nát, vắt lấy nước.
- Thêm 2 muỗng cà phê mật ong nguyên chất vào, khuấy đều uống trực tiếp.
- Thức uống có vị đắng và ngọt nhẹ của mật ong giúp người bệnh không quá khó khăn khi dùng.
Dùng cây đinh lăng: Cây đinh lăng là dược liệu quen thuộc được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Theo đó, phần rễ của loại cây này còn có hiệu quả trong hỗ trợ giảm đau thần kinh tọa. Nhờ chứa nhiều thành phần tự nhiên, lành tính và an toàn khi sử dụng. Tham khảo cách làm:
- Sử dụng 30g rễ cây đinh lăng, rửa cho sạch, phơi hoặc sấy khô rồi sao vàng.
- Đổ 1 lít nước lọc vào, đun trên lửa vừa cho đến khi nước thuốc cạn còn 400ml.
- Chắt nước thuốc và chia thành nhiều lần dùng trong ngày, không sử dụng nước thuốc để qua đêm.
Bên cạnh các mẹo kể trên, bạn có thể giảm đau bằng biện pháp tác động lên vùng khớ chịu. Chẳng hạn áp dụng bài tập thể dục tại nhà, chườm nóng, chườm lạnh thư giãn cơ, kích hoạt lưu thông máu huyết,… Phương pháp tại nhà giúp giảm đau đầu, tuy nhiên không thể chữa khỏi dứt điểm bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Bạn nên kết hợp thăm khám để được bác sĩ theo dõi và điều trị khi cần thiết.
Sử dụng thuốc Đông y
Sử dụng thuốc Đông y chữa thoái hóa đốt sống cổ gây đau đầu là một trong những phương pháp hữu hiệu, mang lại kết quả khả quan. Các vị thuốc được dùng đều có nguồn gốc tự nhiên, do đó khá lành tính, đi sâu vào bên trong cơ thể, cải thiện căn nguyên gây bệnh. Tham khảo các thang thuốc như:
- Thang thuốc 1: 12g mỗi vị như đan sâm, ngưu tất, thục địa, quy đầu, kết hợp với 9g mỗi vị gồm thỏ ti tử, bạch thược, hoàng bá, quy bản, tri mẫu, kê huyết đằng, tỏa dương. Sắc nước thuốc mỗi ngày 1 thang, chia thành 3 lần uống. Dùng liên tục trong khoảng 10 ngày. Thang thuốc có tác dụng bồi bổ can thận, giúp thông kinh hoạt lạc, chỉ định cho người bị mất ngủ, đau đầu, đau vai gáy,…
- Thang thuốc 2: 3g mỗi vị gồm tam thất, sinh khương, kết hợp với 9g mộc qua, xương truật, bạch thược, quy đầu, quế chi, xuyên khung, 6g cam thảo, 15g cát căn, 3 quả đại táo. Sắc nước chia thành 3 lần uống trong ngày. Dùng liên tục 10 ngày. Công dụng thang thuốc giúp tán hàn, thông kinh hoạt lạc, khứ phong, được chỉ định cho đối tượng bị đau đầu, nhức mỏi vùng cổ vai gáy, đau cứng khớp gáy,…
Thuốc Đông y lành tính, tác động vào nguyên nhân gốc rễ gây bệnh, giúp điều trị triệu chứng đau đầu do thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả. Người bệnh nên lựa chọn cơ sở khám chữa Đông y uy tín để đảm bảo an toàn sức khỏe. Đồng thời, tuân thủ theo hướng dẫn điều trị, tuyệt đối không tự ý kết hợp các vị thuốc khác nhau để phòng tránh tương thuốc gây hại.
Chăm sóc và phòng tránh thoái hóa đốt sống cổ gây đau đầu
Tình trạng thoái hóa đốt sống cổ gây đau đầu ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe của người bệnh. Nếu không sớm điều trị, bệnh có khả năng phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, khi nhận thấy triệu chứng bất thường, bạn nên chủ động thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Ngoài ra, bạn nên chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, bảo vệ sức khỏe xương khớp cũng như sức khỏe tổng thể, tránh hiện tượng thoái hóa đốt sống cổ làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Một số vấn đề như sau:
- Điều chỉnh thói quen đứng, ngồi, nằm để tránh các tác động làm thoái hóa khớp. Đặc biệt, bạn nên điều chỉnh bàn làm việc, màn hình máy tính ở chiều cao phù hợp, hạn chế khom cúi đầu thường xuyên làm đốt sống cổ dễ tổn thương.
- Tập luyện thể dục, vận động cổ để tránh tình trạng cứng khớp. Lựa chọn bài tập phù hợp, duy trì thói quen tập luyện hàng ngày để cơ thể dẻo dai, giúp xương khớp linh hoạt hơn. Tuy nhiên bạn không nên tập luyện quá sức có thể làm phản tác dụng, ảnh hưởng sức khỏe.
- Tránh lao động hoặc làm việc quá mức, hạn chế khiêng vác vật nặng quá khối lượng cơ thể. Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để phòng tránh thoái hóa xương khớp diễn ra sớm.
- Bổ sung cho cơ thể đẩy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều trái cây, rau củ quả tươi. Bổ sung thực phẩm bổ xương khớp, hạn chế dùng rượu bia, không nên hút thuốc lá hoặc các chất kích thích không tốt cho sức khỏe.
- Thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày, ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya. Giữ tinh thần thoải mái, tránh stress, căng thẳng.
- Khi bị chấn thương hoặc gặp phải các triệu chứng nhức mỏi bất thường, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ. Ngoài ra, thường xuyên theo dõi sức khỏe, thăm khám định kỳ cũng giúp bạn sớm phát hiện các vấn đề của cơ thể. Kịp thời điều trị giúp bạn phòng ngừa các rủi ro cho sức khỏe.
Trên đây là những thông tin liên quan đến tình trạng thoái hóa đốt sống cổ gây đau đầu, bạn đọc có thể tham khảo. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn gây suy giảm sức khỏe, dễ phát sinh biến chứng, nhất là khi không phát hiện và điều trị bằng phương pháp phù hợp. Do đó, bạn đọc nên chủ động đến gặp bác sĩ khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, đặc biệt là khi chúng xảy ra thường xuyên, tái phát nhiều lần.
Xem Thêm:
- Thoái Hóa Đốt Sống Cổ Gây Ù Tai, Chóng Mặt và cách khắc phục
- Thoái Hóa Đốt Sống Cổ Do Thiếu Máu Não Có Nguy Hiểm Không?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!