Thuốc Chữa Thoái Hóa Cột Sống
Thuốc chữa thoái hóa cột sống thường được sử dụng để giảm đau và kiểm soát triệu chứng của bệnh. Các loại thuốc được chia thành nhóm như sau:
Paracetamol:
- Liều lượng: 325-650mg/lần, 4-6 giờ/lần.
- Chỉ định: Giảm đau lưng, cột sống, khớp, cơ, đau đầu, đau răng...
- Chống chỉ định: Mẫn cảm với Paracetamol, bệnh nhân gan, thận đang tổn thương.
Efferalgan Codein:
- Liều lượng: 1 viên/lần (12-18 tuổi), 1-2 viên/lần (trên 18 tuổi).
- Chỉ định: Đau cấp tính khi Paracetamol không đủ.
- Chống chỉ định: Mẫn cảm với thành phần, suy gan nặng, trẻ em dưới 12 tuổi.
Tramadol:
- Liều lượng: Bắt đầu từ 25mg/ngày, tăng dần lên 200mg/ngày.
- Chỉ định: Đau nặng, không phản ứng với các loại thuốc giảm đau khác.
- Chống chỉ định: Mẫn cảm với Opioid, sử dụng thuốc chống trầm cảm.
Các loại thuốc chống viêm không Steroid (NSAID):
- Diclofenac, Meloxicam, Celecoxib, Piroxicam.
- Chỉ định: Viêm và thoái hoá khớp, đau nửa đầu, đau do sưng viêm.
- Chống chỉ định: Mẫn cảm, suy gan, suy thận, trẻ em dưới 15 tuổi.
Thuốc giãn cơ:
- Tolperisone, Eperisone.
- Chỉ định: Đau cơ, gân, xương khớp, co thắt cơ.
- Chống chỉ định: Mẫn cảm, suy gan nặng, phụ nữ mang thai.
Thuốc ức chế IL1:
- Chỉ định: Điều trị thoái hoá xương khớp.
- Chống chỉ định: Mẫn cảm, bệnh nhân mang thai.
Thuốc Corticoid tại chỗ:
- Hydrocortisone Acetate, Methylprednisolone Acetate.
- Chỉ định: Điều trị triệu chứng viêm khớp.
- Chống chỉ định: Mẫn cảm, nhiễm nấm, nhiễm khuẩn.
Lưu ý rằng việc sử dụng thuốc cần tuân thủ liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ, đồng thời theo dõi các dấu hiệu phản ứng phụ và thăm bác sĩ khi cần thiết. Ngoài ra, duy trì lối sống lành mạnh và tập thể dục nhẹ cũng là yếu tố quan trọng trong quá trình điều trị thoái hoá cột sống.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Thuốc chữa thoái hóa cột sống là lựa chọn của nhiều người khi bị cơn đau nhức hành hạ trong thời gian dài. Tuy nhiên, việc sử dụng loại thuốc nào, liều lượng bao nhiêu cần được chỉ dẫn bởi bác sĩ, việc tự ý mua và dùng tại nhà có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Dưới đây bài viết sẽ tổng hợp các loại thuốc điều trị triệu chứng thoái hoá cột sống cổ, thắt lưng cùng những lưu ý an toàn.
Tổng quan bệnh lý thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống tiếng anh là Degenerative spine, là thuật ngữ được sử dụng để mô tả sự biến đổi hình thái các bộ phận liên quan đến cột sống, trong đó bao gồm cả đĩa đệm, gai xương, suy yếu dây chằng, tính đàn hồi giảm và giảm tính chịu lực của sụn…
Khi các đốt sống lão hóa một thời gian sẽ biến triển thành thoát vị đĩa đệm. Đối với thoái hóa cột sống m47, thì đây tình trạng sụn khớp ở đốt sống bì bào mòn, từ đó gây ra tổn thương và bị suy yếu nặng nhẹ theo thời gian.
Có thể thấy, đây là tình trạng bệnh phổ biến ở nam giới, đặc biệt là đối tượng lao động nặng nhọc hoặc dân văn phòng trong độ tuổi sau 35 - 40 và con số này đang có xu hướng trẻ hóa do thói quen sinh hoạt và môi trường làm việc của con người hiện nay đã thay đổi.
Hiện nay, có khá nhiều phương pháp điều trị bệnh thoái hóa cột sống, tuy nhiên nhiều người bệnh chủ quan và bỏ qua thời điểm “vàng”, đến khi bệnh gây ra những biến chứng nguy hiểm như: rối loạn tiền đình, teo cơ, rối loạn cảm giác, mất khả năng vận động, thậm chí là bại liệt.
Vậy nên, mỗi người đều nên có những kiến thức cơ bản về nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh, đặc biệt người cao tuổi hoặc đối tượng có tính chất công việc ngồi/ đứng nhiều như dân văn phòng và công việc nặng nhọc/ bốc vác.
Tương tự như các bệnh xương khớp khác, thoái hóa cột sống cũng là một trong những bệnh lý có nguyên nhân phức tạp. Tuy nhiên dựa theo số liệu thống kê và kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu, cho thấy những yếu tố chính dẫn đến tình trạng bệnh này là:
- Tuổi tác: Phần lớn người trên 30 tuổi đã có biểu hiện thoái hóa đĩa đệm cột sống vì đây là quá trình xảy ra từ rất sớm, đồng thời quá trình thoái hóa sinh lý cũng đã phần nào chứa đựng những yếu tố nguy cơ sẵn sàng bị bệnh. Khi đến độ nhất định bệnh sẽ khởi phát và gây ra những triệu chứng đau đớn, khó chịu.
- Do di truyền: Có không ít người vốn sinh ra đã có một hệ xương khớp không tốt, khi gặp phải những tác động xấu từ bên trong hoặc bên ngoài cũng có thể gây ra tình trạng lão hóa các đốt sống. Từ đó sẽ gây ra các bệnh lý xương khớp, trong đó bao gồm cả thoái hóa cột sống cổ/ lưng.
- Thói quen sinh hoạt: Ngồi gập cổ, gù lưng, cúi cong lưng nhiều, thường xuyên ngả cổ vào tai để kẹp nghe điện thoại, dùng gối ngủ quá cao… đều những yếu tố khiến cho quá trình thoái hóa cột sống diễn ra nhanh hơn.
- Chấn thương: Đặc biệt là những tai nạn gây ra những chấn thương trực tiếp đến cột sống lưng và cổ. Điều này sẽ gây ra những tổn thương, làm suy yếu đĩa đệm cột sống và gây ra thoái hóa.
- Chế độ ăn uống: Với một hệ xương khớp không được khỏe mạnh, người bệnh tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều muối, photpho, protein… hoặc uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá và nước ngọt cũng sẽ đẩy nhanh quá trình phá hủy, lão hóa cột sống. Và không chỉ với người có hệ xương khớp không tốt, cả những người khỏe mạnh nếu có chế độ ăn uống không lành mạnh cũng có nguy cơ đối mặt với căn bệnh này.
- Tính chất công việc: Đối với những đối tượng làm việc nặng nhọc như bốc vác hay nhân viên văn phòng phải đứng hoặc ngồi nhiều cũng chính là nhóm người có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn so với người bình thường.
- Nguyên nhân khác: Một số trường hợp khác cũng có nguy cơ bị bệnh cao hơn so với người khác, đó là: người thừa cân, rối loạn chuyển hóa, viêm đĩa đệm, u cột sống và dị tật bẩm sinh,…
Tùy vào từng điểm có sự lão hóa của cột sống mà dấu hiệu của bệnh sẽ khác nhau và dưới đây sẽ là những biểu hiện cho thấy bạn đã bị thoái hóa cột sống cổ, lưng.
- Đau cấp tính (kéo dài 4 tháng: Thường xuyên cảm thấy đau buốt ở vùng cột sống thắt lưng ở cả hai bên nhưng không lan xuống khu vực đùi và khớp gối. Thường cơn đau sẽ xuất hiện khi bệnh nhân thực hiện một động tác quá mạnh, sai tư thế và đột ngột…
- Đau mạn tính: Cảm thấy đau âm ỉ ở vùng thắt lưng, không bị ở các khu vực xung quanh, cảm giác đau tăng lên mỗi khi vận động và có biểu hiện giảm nếu nghỉ ngơi. Trường hợp nặng này có thể cột sống bệnh nhân bị biến dạng một phần.
- Đau vùng gáy: Có thể lan xuống cánh tay và vai, ngoài ra có thể bệnh nhân sẽ cảm thấy tê một vùng ở cánh/ cẳng và ngón tay. Vậy nên bệnh nhân cũng nên hạn chế thực hiện các động tác cổ như xoay, ngửa, cúi cổ vì chúng sẽ khiến bệnh nặng hơn.
- Nhức đầu: Người bị bệnh thoái hóa cột sống cổ, lưng sẽ cảm thấy nhức đầu từ vùng chẩm lan ra các khu vực như thái dương, trán hay sau hốc mắt. Tuy nhiên không có dấu hiệu thần kinh.
- Cơ cứng cơ: Cụ thể là sẽ bị cứng cơ cạnh cột sống, thường bị vào buổi sáng và sẽ cảm thấy giảm cơ cứng sau khi vận động. Vậy nên, bệnh nhân bị bệnh thoái hóa cột sống nên hạn chế vận động, hạn chế thực hiện các động tác cúi ngửa, vươn người… để giảm đau đớn.
- Đau rễ thần kinh: Khi thoái hóa cột sống, sẽ phần nào chèn ép của dây thần kinh ống sống, thậm chí nặng có thể là đau lan truyền dọc theo thần kinh đùi bì gây ra triệu chứng này.
- Triệu chứng khác: Một số trường hợp khác bệnh nhân sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, tinh thần căng thẳng, tê bì chân tay, thiếu máu cục bộ, nhức đầu chóng mặt…
Khi cảm thấy cơ thể gặp phải một hoặc nhiều dấu hiệu kể trên thì bạn nên theo dõi sức khỏe và sớm tìm đến chuyên gia để được thăm khám, tư vấn phác đồ điều trị phù hợp, kịp thời trước khi bệnh thoái hóa cột sống cổ, lưng gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Thuốc giảm đau trong điều trị thoái hoá cột sống
Những thuốc giảm đau được sử dụng trong điều trị thoái hoá cột sống sắp xếp theo thứ tự tăng dần về độ mạnh: Paracetamol - Codein - Tramadol. Tuy giảm đau hiệu quả nhưng nếu sử dụng nhóm thuốc này trong thời gian dài bệnh nhân có thể bị tăng men gan hoặc “nghiện” thuốc.
1. Paracetamol
Thuốc giảm đau Paracetamol được sử dụng khá phổ biến. Khác với Aspirin thuốc không hoặc rất ít có tác dụng chống viêm nhưng độ an toàn cao, không gây tổn thương tim mạch hay đường tiêu hoá.
Liều lượng: 325-650mg/lần, khoảng cách giữa 2 liều từ 4-6 giờ. Nếu dùng hàm lượng 1000mg thì liều 1 cách liều 2 từ 6-8 giờ.
Cách dùng: Sử dụng theo đường uống hoặc đặt hậu môn tùy dạng bào chế thuốc mà bác sĩ kê đơn.
Chỉ định:
- Giảm đau lưng, cột sống, khớp, cơ, đau do viêm khớp, đau đầu, đau răng,...
- Hạ sốt do tiêm vacxin, cảm cúm.
Chống chỉ định:
- Đối tượng có tiền sử mẫn cảm với Paracetamol.
- Bệnh nhân gan, thận hoặc gan, thận đang có tổn thương.
- Người nghiện rượu bia, thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn hoặc chất kích thích.
- Những người thể trạng bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng.
- Trường hợp đang sử dụng một số loại thuốc gây tương tác với Paracetamol.
Tác dụng phụ: Dị ứng, phát ban, sưng lưỡi họng, sưng môi, khó thở, tăng huyết áp, tăng men gan… khi không sử dụng đúng liều lượng, đúng đối tượng.
2. Efferalgan Codein
Efferalgan Codein là thuốc giảm đau hạ sốt chứa thành phần chính gồm Paracetamol và Codein. Thuốc chỉ được sử dụng khi bác sĩ kê đơn.
Liều lượng:
- Đối tượng từ 12-18 tuổi: 1 viên/lần, tối đa ngày 4 lần, khoảng cách giữa 2 liều là 6 giờ.
- Đối tượng trên 18 tuổi: 1-2 viên/lần, tối đa ngày 240mg, khoảng cách giữa 2 liều là 6 giờ.
Cách dùng: Dùng theo đường uống, hòa tan thuốc với nước và sử dụng.
Chỉ định: Đối tượng trên 12 tuổi cần giảm đau cấp tính, cơn đau thuộc mức độ trung bình khi việc sử dụng các thuốc giảm đau như Paracetamol hay Ibuprofen không đáp ứng.
Chống chỉ định:
- Đối tượng có tiền sử dị ứng Paracetamol hoặc Proparacetamol hydroclorid, Codein.
- Bệnh nhân suy gan nặng.
- Trường hợp bị suy hô hấp ở mọi cấp độ.
- Trẻ em dưới 12 tuổi.
- Bệnh nhân là trẻ em dưới 50kg và ở độ tuổi từ 0-18 mới thực hiện phẫu thuật cắt/nạo VA.
- Phụ nữ đang cho con bú.
- Những đối tượng mang gen chuyển hóa thuốc qua CYP2D6.
Tác dụng phụ: Nổi mề đay, phù mạch, sốc phản vệ... hoặc tối loạn tiêu hoá, rối loạn gan mật, rối loạn máu và hệ bạch huyết... khi lạm dụng, uống sai cách.
3. Tramadol
Tramadol là thuốc chữa thoái hóa cột sống có tác dụng giảm đau, thuộc nhóm Opioid. Thuốc thường được bào chế ở dạng viên nang hoặc viên nén nên khá thuận tiện cho việc sử dụng.
Liều lượng:
- Liều khởi đầu: 25mg/ngày, mỗi ngày tăng thêm 25mg/ngày để đạt được và duy trì 100mg/ngày.
- Liều duy trì: 50mg/ngày, sau đó tăng dần để đạt 200mg/ngày.
Cách dùng: Uống với nước.
Chỉ định:
- Đối tượng đang gặp các cơn đau nặng hoặc trung bình.
- Trường hợp đã sử dụng thuốc giảm đau khác nhưng không hiệu quả.
Chống chỉ định:
- Có tiền sử dị ứng với thuốc giảm đau Opioid.
- Người đang sử dụng thuốc chống trầm cảm (thuốc ức chế MAO).
- Đối tượng suy gan nặng, suy hô hấp nặng.
- Trẻ em dưới 15 tuổi.
Tác dụng phụ: Nôn, buồn nôn, đau đầu, đau bụng, chóng mặt, rối loạn thị giác, khô miệng, đổ mồ hôi…
Thuốc chữa thoái hóa cột sống giúp chống viêm (không Steroid)
Với nhóm thuốc chống viêm không Steroid điều trị thoái hóa cột sống được chia thành các nhóm: Thuốc tiêm bắp, uống và thuốc bôi ngoài da. Mỗi dạng thuốc sẽ được chỉ định phù hợp với từng trường hợp cụ thể:
Các loại thuốc chống viêm dạng tiêm, uống
Các thuốc chữa thoái hóa cột sống dạng tiêm có tác dụng chống viêm phổ biến gồm: Diclofenac, Meloxicam, Celecoxib, Piroxicam.
1. Diclofenac
Diclofenac thuộc nhóm thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID). Thuốc được bào chế dưới dạng hỗn dịch tiêm, 75mg/ống.
Liều lượng:
- Tiêm bắp: 75mg/ngày, bệnh nặng tăng lên 2 ống/ngày.
- Truyền tĩnh mạch: 75mg/lần truyền từ 30-120 phút, có thể nhắc lại sau vài giờ nhưng tối đa 150mg/24 giờ.
Cách dùng: Tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch sau khi pha cùng 100-500ml NaCl 0,9% hoặc glucose 5% có pha 1ml NaHCO3).
Chỉ định:
- Viêm và thoái hoá thấp khớp cấp tính.
- Cơn đau gout cấp hoặc đau quặn thận, mật.
- Đau nửa đầu mức độ nặng, đau do sưng viêm sau chấn thương hoặc phẫu thuật.
Chống chỉ định:
- Bệnh nhân quá mẫn với Natri Metabisulfit.
- Đối tượng hen suyễn, mề đay, viêm mũi cấp.
- Người dưới 18 tuổi.
Tác dụng phụ:
- Ít gặp: Rối loạn tiêu hoá, đau đầu, chóng mặt, phát ban, cứng chỗ tiêm, tăng men gan.
- Hiếm gặp: Chảy máu, loét/thủng ống tiêu hoá, nổi ban xuất huyết.
2. Meloxicam
Meloxicam là thuốc chống viêm khá phổ biến trong điều trị bệnh xương khớp, giảm đau... Trong một vài trường hợp, đây cũng là thuốc chữa thoái hóa cột sống được bác sĩ kê đơn.
- Liều lượng: 7,5 - 15 mg/ngày.
- Cách dùng: Tiêm bắp sâu.
- Chỉ định: Viêm đau xương khớp do thoái hoá, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp.
- Chống chỉ định: Đối tượng quá mẫn với Meloxicam hoặc Aspirin và các NSAID khác, bệnh nhân hen phế quản, có tiền sử thủng/loét/xuất huyết đường tiêu hoá hoặc bệnh nhân suy gan thận.
- Tác dụng phụ: Nôn, buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt... nghiêm trọng hơn là sốc phản vệ, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
3. Piroxicam
Piroxicam là thuốc chống viêm, giảm đau thường dùng cho bệnh nhân xương khớp, đối tượng đau do gout cấp hoặc người đau sau phẫu thuật.
Liều lượng: 20 - 40mg/ngày.
Cách dùng: Tiêm bắp.
Chỉ định:
- Bệnh nhân đau do viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp.
- Đối tượng bị viêm cột sống dính khớp, bệnh cơ xương cấp nói chung và chấn thương do thể thao.
- Trường hợp bị thống kinh, đau sau phẫu thuật.
- Bệnh gút cấp.
Chống chỉ định:
- Bệnh nhân mẫn cảm với Piroxicam, suy gan thận, xơ gan.
- Những trường hợp viêm loét dạ dày, tá tràng, có nguy cơ chảy máu hoặc thủng dạ dày - ruột.
- Đối tượng đang sử dụng thuốc chống đông máu hoặc Mifamurtide.
- Phụ nữ mang thai 3 tháng cuối.
Tác dụng phụ: Viêm miệng, chán ăn, buồn nôn, táo bón, khó tiêu, giảm bạch cầu, ngứa, phát ban... nghiêm trọng hơn là yếu mệt, ảo giác, rụng tóc, tiểu khó, tan máu.
4. Celecoxib
Celecoxib là thuốc kháng viêm không Steroid có tác dụng hạ sốt, giảm đau, chống viêm. Thuốc đem lại hiệu quả cao trong điều trị các vấn đề xương khớp, điển hình là thoái hoá cột sống cổ, thắt lưng.
Liều lượng: 100-200mg/lần tối đa không quá 400mg, ngày 1-2 lần.
Cách dùng: Trộn cùng cháo, nước táo, sữa chua, chuối xay để uống.
Chỉ định:
- Người trưởng thành bị thoái hoá, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp.
- Bệnh nhân đau cấp tính trong và sau chấn thương, phẫu thuật hoặc đau do ung thư.
- Trường hợp nữ giới thống kinh nguyên phát.
Chống chỉ định:
- Đối tượng có tiền sử dị ứng Sulfamid, Aspirin hoặc các hoạt chất thuộc nhóm NSAID.
- Bệnh nhân hen suyễn, mề đay, suy gan nặng.
- Phụ nữ mang thai, cho con bú, những người đang uống thuốc chống đông máu.
Tác dụng phụ: Rối loạn tiêu hoá, viêm họng, viêm mũi, viêm xoang, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, phát ban mẩn ngứa, phù ngoại biên.
Nhóm thuốc chống viêm bôi ngoài
Bên cạnh thuốc chữa thoái hóa cột sống có tác dụng chống viêm dùng đường tiêm và uống, nhóm thuốc bôi ngoài cũng thường được bác sĩ kê đơn. Nổi bật nhất là Diclofenac Stella, Profenid gel.
1. Diclofenac Stella
Diclofenac Stella được sử dụng để điều trị triệu chứng đau, viêm tại chỗ. Thuốc có dạng gel bôi trong suốt không màu, tiện lợi cho bệnh nhân.
Liều lượng: 2-4g/lần, nhắc lại 3-4 lần/ngày.
Cách dùng: Bôi trực tiếp.
Chỉ định:
- Điều trị tại chỗ đau, viêm do thoái hoá khớp, bệnh xương khớp nói chung.
- Cải thiện cơn đau do chấn thương gân, dây chằng, cơ khớp, trật khớp.
Chống chỉ định: Bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với Diclofenac, Acid Acetylsalicylic hoặc thuốc thuộc nhóm kháng viêm không Steroid.
Tác dụng phụ:
- Kích ứng, phản ứng tại vùng da bôi thuốc.
- Phát ban, viêm da tiếp xúc, khô da hoặc bong tróc vảy.
2. Profenid gel
Profenid gel được sử dụng trong giảm đau cơ, gân, xương khớp, chống viêm.
Liều lượng: 2-4g/lần, dùng 2 lần/ngày.
Cách dùng: Thoa lên vùng đau.
Chỉ định: Giảm đau ở người trưởng thành bị đau do thoái hoá khớp, chấn thương như bong gân, dập cơ gân, viêm cơ xương…
Chống chỉ định:
- Đối tượng bị chàm - eczema, người đang có vết thương hở trên da.
- Bệnh nhân mẫn cảm với hoạt chất Ketoprofen.
- Người đang dùng thuốc chống tập kết tiểu cầu Aspirin hoặc Retinoid, Benzoyl peroxide...
Tác dụng phụ: Ban ngứa, mẩn đỏ, dị ứng da, hen suyễn, mắt tăng nhạy cảm ánh sáng.
Thuốc giãn cơ trong điều trị thoái hóa cột sống
Ngoài nhóm thuốc có tác dụng giảm đau, chống viêm, các loại thuốc giãn cơ cũng được sử dụng trong chữa trị thoái hóa cột sống. Thông dụng nhất là Tolperisone, Eperisone.
1. Tolperisone
Tolperisone có tác dụng giãn cơ, thường được chỉ định cho bệnh nhân đa xơ cứng, chấn thương tủy sống, co thắt cơ cấp tính... Trong một số trường hợp đây là thuốc chữa thoái hóa cột sống được bác sĩ kê đơn.
- Liều lượng: 150-450mg/ngày, chia làm 3 lần.
- Cách dùng: Uống với nước.
- Chỉ định: Điều trị đau xương khớp, đa xơ cứng, co thắt cơ cấp tính, chấn thương tuỷ sống lưng, co cứng sau đột quỵ.
- Chống chỉ định: Đối tượng dị ứng Tolperisone Hydroclorid, người bị nhược cơ nặng, trẻ em hoặc phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
- Tác dụng phụ: Nhược cơ, đau đầu, hạ huyết áp, nôn và buồn nôn, đau bụng,... một số trường hợp bị mẩn ngứa, khó thở, sốc phản vệ.
2. Eperisone
Eperisone có tác dụng làm giãn cơ, cải thiện tuần hoàn, giảm đau, củng cố vận động cho bệnh nhân gặp các vấn đề về cơ xương khớp.
- Liều lượng: 150mg/ngày (tương ứng 3 viên), chia 3 lần.
- Cách dùng: Uống sau ăn.
- Chỉ định: Điều trị triệu chứng đau, tăng trương lực cơ ở đốt sống cổ, thoái hoá đốt sống cổ, đau thắt lưng, viêm quanh khớp vai.
- Chống chỉ định: Người bị dị ứng Eperisone, chức năng gan rối loạn, phụ nữ mang thai và cho con bú hoặc đối tượng đang dùng Tolperisone HCl, Methocarbamol.
- Tác dụng phụ: Mất ngủ, đau đầu, chân tay tê cứng, giảm lực cơ, men gan tăng, thiếu máu, ngứa và phát ban, sốc phản vệ.
Thuốc chữa thoái hóa cột sống cải thiện triệu chứng tác dụng chậm
Nhóm thuốc cải thiện triệu chứng tác dụng chậm cần được sử dụng trong nhiều năm mới phát huy hiệu quả trong điều trị thoái hóa xương khớp. Phổ biến nhất là Diacerein - thuốc ức chế IL1.
- Liều lượng: 1 viên/lần, ngày 2 viên.
- Cách dùng: Uống sau 2 bữa chính.
- Chỉ định: Điều trị các bệnh thoái hoá xương khớp.
- Chống chỉ định: Không dùng cho bệnh nhân mẫn cảm với thành phần có trong Diacerein, bệnh nhân đang dùng thuốc lợi tiểu/kháng sinh; Phụ nữ mang thai, cho con bú cần cẩn trọng khi sử dụng Diacerein.
- Tác dụng phụ: Đau dạ dày, tiêu chảy, nôn và buồn nôn, tăng men gan/viêm gan, vàng da và mắt, ngứa, phát ban, nổi chàm khô.
Thuốc tiêm Corticoid tại chỗ
Corticoid tại chỗ được sử dụng tiêm ngoài màng cứng trong trường hợp bệnh nhân đau thần kinh tọa, đau do thoái hoá khớp. Phổ biến nhất là Hydrocortison Acetate và Methyl Prednisolon Acetate.
1. Hydrocortisone Acetate
Hydrocortisone Acetate là thuốc chống viêm dùng tại chỗ, bản chất là Corticosteroid Glucocorticoid tổng hợp.
- Liều lượng: 5-50mg, lặp lại sau 3 tuần.
- Cách dùng: Tiêm cạnh cột sống hoặc khớp liên mấu.
- Chỉ định: Điều trị tại chỗ triệu chứng viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp, đau do thoái hoá cột sống.
- Chống chỉ định: Đối tượng quá mẫn với Hydrocortisone Acetate, mô xung quanh khớp đang nhiễm trùng. Không tiêm trực tiếp vào gân, cột sống hoặc bất cứ vị trí khớp bất động nào khác.
- Tác dụng phụ: Viêm loét dạ dày tá tràng, tăng nhãn áp, mất kali, tăng huyết áp, trầm cảm hoặc kích thích trầm cảm, tăng nguy cơ nhiễm trùng, yếu cơ, loãng xương.
2. Methylprednisolone Acetate
Methylprednisolone Acetate là thuốc chống viêm, có tác dụng giảm biểu hiện ban đầu của quá trình viêm xương khớp.
Liều lượng: 10 - 80mg tuỳ thuộc vào kích thước, vị trí khớp tiêm.
Cách dùng: Tiêm bắp/tĩnh mạch.
Chỉ định:
- Bệnh nhân cần dùng thuốc chống viêm, ức chế miễn dịch.
- Chỉ định thay thế trong trường hợp suy thượng thận.
Chống chỉ định: Đối tượng quá mẫn với Methylprednisolone, đang bị nhiễm nấm xâm lấn hoặc có khớp nhiễm khuẩn.
Tác dụng phụ: Suy thượng thận, nhiễm trùng, tăng đường huyết, loãng xương, teo da, vết thương lâu lành, loét dạ dày.
Lưu ý khi dùng thuốc chữa thoái hóa cột sống
Để đảm bảo hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị, khi sử dụng thuốc chữa thoái hóa cột sống cần lưu ý:
- Ăn uống lành mạnh, tăng cường chất xơ, thực phẩm giàu canxi, vitamin và giảm bớt chất béo, thực phẩm nhiều đường cùng các chất kích thích.
- Tập luyện thể thao vừa sức, tránh thực hiện các động tác khó gây ảnh hưởng đến cột sống.
- Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh ngồi quá lâu khiến cột sống chịu áp lực lớn và gây thêm tổn thương.
- Tránh bê vác đồ nặng, cúi lưng để không làm ảnh hưởng tới dây thần kinh cột sống.
- Sử dụng thuốc đúng hướng dẫn về liều lượng, tuyệt đối không lạm dụng.
Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu cơ thể phát sinh các triệu chứng phản ứng phụ dưới đây cần ngưng dùng ngay và lập tức đến cơ sở y tế:
- Yếu cơ, người mệt mỏi.
- Đau quặn bụng, nôn ra máu.
- Đi ngoài phân đen.
- Chân tay tê cứng.
- Mất ngủ kéo dài.
- Phát ban, nổi mề đay, khó thở.
- Huyết áp tăng cao.
- Rối loạn thị giác.
- Đau đầu, có dấu hiệu đột quỵ.
Mẹo chữa thoái hóa cột sống tại nhà:
- Massage: Sử dụng động tác xoa bóp, bấm chặt, vuốt nhẹ giúp giảm đau nhức và tê cứng do thoái hóa cột sống.
- Chườm nóng hoặc lạnh: Áp dụng chườm nóng để xua tan hàn khí và chườm lạnh để giảm đau, sưng tấy nhanh chóng.
- Tắm suối khoáng: Giải độc, thư giãn, giảm mệt mỏi và căng thẳng, giảm triệu chứng đau đớn do thoái hóa cột sống.
Bài tập trị thoái hóa cột sống:
- Bài tập gập bụng.
- Bài tập kéo giãn cơ lưng.
- Bài tập di động cột sống.
- Bài tập kéo giãn nhóm cơ dạng (mặt ngoài đùi).
Phương pháp Tây y: Sử dụng thuốc kê đơn như NSAIDs, thuốc giãn cơ, corticoid, và thuốc hỗ trợ hoạt động cột sống.
Lưu ý khi sử dụng thuốc:
- Chỉ sử dụng theo đơn của bác sĩ.
- Thời gian điều trị lâu dài, không tự y án liều lượng.
- Tránh kết hợp các loại thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ.
- Kết hợp chế độ ăn uống và luyện tập để tăng cường sức khỏe cột sống.
Phẫu thuật cột sống: Là lựa chọn cuối cùng nếu điều trị bằng thuốc không đạt hiệu quả. Cần lưu ý đến rủi ro và tác dụng phụ của phẫu thuật.
Chữa bệnh bằng Đông Y: Áp dụng các bài thuốc từ ngải cứu, cây xương rồng, cây dây đau xương để giảm đau, thuyên giảm triệu chứng thoái hóa cột sống.
Lưu ý: Trước khi bắt đầu bất kỳ phương pháp điều trị nào, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Khi mắc bệnh thoái hóa cột sống, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị. Dưới đây là những thực phẩm nên bổ sung và những thực phẩm cần hạn chế để giảm triệu chứng và hỗ trợ sức khỏe xương khớp:
Thực phẩm nên bổ sung:
- Thực phẩm chứa nhiều canxi: Sữa, cải xoăn, cá mòi, đậu phụ, phô mai, đậu nành, hạnh nhân, đậu là những nguồn canxi tốt giúp duy trì sức khỏe xương khớp.
- Thực phẩm chứa Vitamin A: Gan động vật, sản phẩm từ sữa, mỡ như bơ và phô mai, trứng, cà rốt, đu đủ, và rau xanh màu xanh đậm giúp hỗ trợ quá trình phục hồi sức khỏe.
- Ngũ cốc: Lúa mạch, lúa mì, và gạo lứt chứa nhiều dưỡng chất và vitamin, hỗ trợ hệ miễn dịch và ngăn chặn quá trình oxy hóa.
- Thực phẩm giàu Omega-3: Cá ngừ, cá hồi giúp ngăn chặn phản ứng viêm khớp và giảm đau nhức.
- Trà xanh: Chất chống oxy hóa trong trà xanh giúp giảm tác động của thoái hóa khớp và loãng xương.
- Rau xanh và trái cây: Cung cấp chất chống oxy hóa, canxi, magiê, và vitamin D, giúp duy trì sức khỏe xương và giảm áp lực lên cột sống.
Thực phẩm cần hạn chế:
- Đồ dầu mỡ, chiên xào: Hạn chế thức ăn chứa quá nhiều dầu mỡ để tránh tăng cholesterol và áp lực lên cột sống.
- Đường: Giảm nạp đường để tránh kích thích sự giải phóng Cytokine và tăng nguy cơ viêm khớp.
- Rượu bia, thuốc lá: Gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc hấp thụ vitamin và canxi, tăng nguy cơ thoái hóa cột sống.
- Omega-6: Hạn chế thực phẩm chứa nhiều Omega-6 để tránh tình trạng sưng tấy và viêm nặng.
- Đồ cay nóng: Giảm tiêu thụ thực phẩm cay nóng để hạn chế tình trạng thoái hóa cột sống trở nên nặng hơn.
Nhớ kiểm tra với bác sĩ trước khi thay đổi chế độ ăn uống và tư vấn để có phương án điều trị phù hợp.
Thuốc chữa thoái hóa cột sống là giải pháp đẩy lùi tình trạng đau nhức, viêm tấy hiệu quả. Tuy nhiên, để thuốc phát huy công dụng bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không được lạm dụng hoặc tự ý thay đổi liều lượng. Đây là “chìa khóa vàng” giúp phục hồi sức khỏe xương khớp, bảo vệ cơ thể toàn diện.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!