Cách Chữa Viêm Xoang Bằng Cây Giao Và Những Điều Cần Lưu Ý
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Chữa viêm xoang bằng cây giao là bài thuốc dân gian quen thuộc lưu truyền từ lâu đời và được tin dùng cho đến ngày nay. Loại dược liệu này được chứng minh có chứa nhiều hoạt chất kháng sinh tự nhiên có lợi cho đường hô hấp cũng như hỗ trợ ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn. Tuy nhiên, trong phần mủ của cây giao có chứa một ít chất độc nên khi sử dụng cần hết sức cẩn trọng.
Công dụng chữa bệnh viêm xoang của cây giao
Viêm xoang là một trong những bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp phổ biến với tỷ lệ mắc cao. Đây là tình trạng viêm nhiễm các hốc xoang trong khoang mũi do các tác nhân chủ yếu như vi khuẩn, virus, nấm mốc… Viêm nhiễm khiến các hốc xoang sưng phù, tăng tiết dịch nhầy gây tắc nghẽn đường thở cùng nhiều biến chứng nguy hiểm khác nếu không điều trị kịp thời.
Bệnh lý này tuy không nghiêm trọng đến mức đe dọa tính mạng nhưng lại gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như nhiều phiền toái đến sinh hoạt, công việc hằng ngày. Bệnh đặc trưng với một số triệu chứng như nghẹt mũi, sổ mũi, chảy nhiều dịch mũi, đau đầu, nhức mắt, đau mũi… tùy theo từng loại viêm xoang.
Để loại bỏ các triệu chứng viêm xoang có rất nhiều cách, bên cạnh áp dụng các cách điều trị triệt để như dùng thuốc hay can thiệp ngoại khoa thì nhiều người cũng chọn lựa các cách dân gian khi triệu chứng bệnh không quá nặng. Trong đó có thể kể đến mẹo chữa viêm xoang bằng cây giao hiệu quả được nhiều người áp dụng.
Cây giao trong dân gian còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như cây san hô xanh, cây nọc rắn, cây xương cá, cây xương khô, cây thập nhị, cây quỳnh cành giao, cây càng tôm… và có tên khoa học là Euphorbia Tiricabira L., thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae. Loại cây này ngày xưa mọc hoang rất nhiều và được dùng để làm cảnh, về sau này cây giao đã được nghiên cứu và sử dụng làm thuốc chữa bệnh trong các bài thuốc Đông y.
Theo các tài liệu ghi chép lại, cây giao có tính mát, vị chua, có khả năng khử trùng, sát khuẩn, tiêu viêm, giải độc, giảm ngứa và thúc sữa…. cùng nhiều công dụng khác. Tuy nhiên, do trong thành phần của cây giao có chứa một lượng nhỏ độc tố khá nguy hiểm nhưng đồng thời cũng là chất sát khuẩn mạnh tự nhiên tốt cho việc giảm các triệu chứng viêm nhiễm.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu khoa học còn cho thấy trong cây giao có chứa hàm lượng chất ethanol, đây là chất có nhiều trong rượu và cồn. Chất này có khả năng tiêu viêm, diệt khuẩn, ức chế sự phát triển của các tác nhân vi sinh vật có hại và chống lại phản ứng viêm, phòng ngừa tái phát viêm nhiễm lâu dài.
Với những đặc tính trên, cây giao được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa các bệnh lý đường hô hấp nói chung và bệnh viêm xoang nói riêng. Bên cạnh đó, loại dược liệu này còn được tận dụng để trị chứng bong gân, ngứa do côn trùng đốt, nổi mụn cóc…
Hướng dẫn các cách chữa viêm xoang bằng cây giao đơn giản
Trong dân gian lưu truyền 2 cách sử dụng cây giao để chữa bệnh viêm xoang như sau:
1. Hít hơi nước cây giao
Chuẩn bị nguyên liệu
- Chuẩn bị 15 – 20 đốt cây giao còn tươi, nên sử dụng nhánh giao vừa mới hái để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Một chiếc ấm nhỏ, một tờ giấy trắng khoảng 50cm, không nên dùng giấy ngắn hoặc dài hơn so với kích thước này.
Cách thực hiện
- Rửa sạch số nhánh giao đã chuẩn bị qua nhiều lần nước để loại bỏ đất cát, bụi bẩn, ngâm vào nước muối 15 phút để diệt khuẩn và loại bỏ chất mủ độc.
- Vớt ra để ráo nước rồi cắt thành từng khúc ngắn khoảng 1.5 – 2.5cm.
- Cho các nhánh giao đã sơ chế vào ấm, đổ ngập nước vào và đậy kín nắp, đun sôi trên lửa nhỏ khoảng 15 phút thì chỉnh nhỏ lửa xuống.
- Lấy tờ giấy trắng đã chuẩn bị, cuốn lại thành hình chiếc phễu dài sao cho một đầu to và một đầu nhỏ. Đặt đầu to vào miệng ấm còn đầu nhỏ đưa sát vào khoang mũi và hít sâu hơi nước bốc lên từ nồi nước.
- Hít thở sâu đều đặn và liên tục trong khoảng 10 phút/ lần, thực hiện 2 lần/ ngày vào mỗi buổi sáng và buổi tối trước khi ngủ. Cần kiên trì thực hiện 5 – 7 ngày để đạt hiệu quả rõ rệt.
Lưu ý khi thực hiện
- Cần thực hiện hít hơi từ ấm nước cây giao ngay khi tắt bếp vì đây là thời điểm hơi nước chứa nhiều dược liệu nhất.
- Nếu không chịu được hơi nóng hãy tắt bếp trước khi thực hiện, khi thấy nước dần nguội đi, ít bốc khói thì bật bếp lại.
- Chú ý kê đầu phễu sao cho đúng để tránh gây cháy hoặc bỏng.
- Nên thực hiện khi vẫn để lửa nhỏ đun sôi ấm để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Sau khi kết thúc hãy giữ lại phần nước, đun sôi lại sử dụng cho 1 – 2 lần tiếp theo sau đó.
Liều dùng
- Đối với người lớn: Nếu là lần đầu tiên thực hiện, chỉ nên xông mũi khoảng 15 phút cho mỗi bên. Sau đó nếu quan sát thấy cơ thể không có bất kỳ phản ứng dị ứng nào có thể tăng dần thời gian xông lên. Tuy nhiên cần tăng thời gian từ từ để tránh gây kích thích đến lớp lót niêm mạc khoang mũi.
- Đối với trẻ nhỏ: Chỉ nên thực hiện cách này cho trẻ trên 10 tuổi, nếu là lần đầu tiên xông chỉ nên thực hiện nhanh trong vòng 10 phút. Sau đó, nếu không thấy sự bất thường nào có thể tăng dần thời gian lên trong những lần tiếp theo. Bố mẹ chú ý tuyệt đối không được xông cho trẻ quá lâu vì bệnh viêm xoang ở trẻ em không giống như người lớn, xông lâu có thể khiến bệnh trở nên nặng hơn.
2. Xông mặt
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 70g cây giao tươi, rửa sạch và ngâm qua nước muối pha loãng để loại bỏ các chất bụi bẩn, vi khuẩn bám trên bề mặt.
- Cho các nhánh giao vào trong nồi sắc cùng 500ml nước trên lửa vừa, khi nước sôi già và đổi màu thì tắt bếp.
- Đổ hết nước ra chậu, dùng một chiếc khăn bông lớn trùm kín đầu và chậu nước giao tiến hành xông hơi.
- Hít thở thật sâu và đều đặn để hơi nước chứa dược liệu thẩm thấu sâu vào trong các hốc xoang.
- Khi nước giao nguội thì đem đun lại cho nóng rồi tiếp tục xong, tuy nhiên cần lưu ý thời gian xông không được quá 50 phút.
- Kiên trì áp dụng liên tục 7 – 10 sẽ cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt của các triệu chứng viêm xoang.
Lưu ý khi thực hiện
- Khi xông cần chú ý duy trì khoảng cách từ mặt cho đến mặt nước từ 50 – 60cm để tránh gây bỏng.
- Trong quá trình xông hơi cứ 3 – 5 phút bạn nên ngẩng mặt lên một lần để bớt nóng.
Những đối tượng không được dùng cây giao để chữa bệnh viêm xoang
Chữa bệnh viêm xoang bằng cây giao là bài thuốc dân gian đơn giản, lành tính và khá an toàn, tuy nhiên không phải ai cũng có thể thực hiện được, điển hình như một số đối tượng sau:
- Người có cơ địa dị ứng, mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong dược liệu;
- Những người có hệ miễn dịch, sức đề kháng yếu kém;
- Những người đang gặp vấn đề nghiêm trọng về hệ hô hấp như ho kéo dài, bệnh viêm phế quản…
- Những người đang gặp các chấn thương vùng mũi;
- Người cao tuổi;
- Trẻ em dưới 10 tuổi;
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
Nếu muốn áp dụng nhưng không biết cơ địa và tình trạng sức khỏe của bản thân có phù hợp hay không hãy thăm khám tại bệnh viện và tham vấn ý kiến của chuyên gia trước.
Một số tác dụng phụ thường gặp của cây giao dùng để chữa viêm xoang
Nhiều tài liệu nghiên cứu về cây giao cho thấy, trong loại dược liệu này có chứa hàm lượng nhỏ độc tố trong phần nhựa mủ. Tuy không có khả năng gây hại cho tính mạng của người bệnh nhưng độc tính này vẫn có thể làm ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình điều trị bệnh và gây một số hậu quả như:
- Nếu để nhựa mủ cây giao tiếp xúc với làn da, đặc biệt những người có làn da nhạy cảm, mỏng manh dễ bị kích ứng sẽ nhanh chóng gây ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, mụn nước, phồng rộp…
- Trường hợp để nhựa mủ tiếp với vùng mắt có thể gây đau rát, đỏ ngứa mắt, suy giảm thị lực tạm thời hoặc mù vĩnh viễn.
- Nấu nước cây giao uống trực tiếp có thể gây đau rát cổ họng, lưỡi và cả khoang miệng. Thậm chí với những trường hợp nặng hơn có thể gây viêm loét đường ruột, tổn thương dạ dày.
- Những người đang dùng thuốc đặc trị bệnh ho nếu kết hợp với bài thuốc từ cây giao có thể gây tác dụng phụ khó thở.
- Ngoài ra, mủ nhựa từ cây giao còn có khả năng làm giảm công dụng của các loại thuốc điều hòa nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ.
Một số lưu ý cần nắm khi chữa bệnh viêm xoang bằng cây giao
Để đạt được hiệu quả tối ưu từ cách chữa bệnh bằng cây giao cũng như hạn chế tối đa những tác dụng phụ ngoài ý muốn, người bệnh cần nắm rõ một số lưu ý sau đây:
- Nếu thu hái các cành giao trực tiếp từ trên cây xuống cần trang bị găng tay dài, mắt kính, khẩu tráng… để tránh mủ giao tiếp xúc lên cơ thể.
- Tuân thủ liều dùng vừa đủ, tránh lạm dụng quá mức vì nồng độ sát khuẩn mạnh có thể gây kích ứng và làm tình trạng viêm nhiễm trong xoang mũi trở nên trầm trọng hơn.
- Trong quá trình áp dụng các bài thuốc chữa viêm xoang từ cây giao (trừ bài thuốc uống) nếu có bất kỳ phản ứng bất thường nào hãy tạm ngưng và theo dõi sức khỏe. Nếu cần thiết có thể thăm khám tại bệnh viện để được hỗ trợ và xử lý kịp thời.
- Bên cạnh những lưu ý về cách áp dụng cây giao, nếu muốn đạt kết quả trị bệnh tốt nhất người bệnh cũng nên kết hợp với một lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học và chủ động bảo vệ khoang mũi khỏi các tác nhân gây hại khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nơi đông người.
Trên đây là những thông tin cơ bản về cách chữa bệnh viêm xoang bằng cây giao đang được nhiều người quan tâm. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp giải đáp những thắc mắc cho quý bán đọc và hướng dẫn cách sử dụng cây giao đúng nhất, đem lại hiệu quả chữa bệnh cao, tránh tác dụng phụ. Bên cạnh việc kiên trì áp dụng, người bệnh cũng nên chủ động thăm khám tại bệnh viện để được hướng dẫn điều trị viêm xoang theo phác đồ phù hợp nếu bệnh chuyển biến nặng.
Xem Thêm:
- Chữa Viêm Xoang Bằng Nước Muối, Cách Thực Hiện Đúng
- Rắn Lục Đuôi Đỏ Chữa Viêm Xoang Có Tốt Không? Có Nên Dùng
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!