Thuốc Chữa Thận Yếu

Thuốc lợi tiểu chữa thận yếu được sử dụng phổ biến trong điều trị các trạng thái thận yếu. Dưới đây là một tóm tắt về một số loại thuốc và cách chúng được sử dụng:

1. Furosemide:

  • Liều lượng: Người lớn 20-80mg/lần/ngày; Trẻ em 2mg/kg/lần/ngày.
  • Cách dùng: Uống hoặc tiêm.
  • Chỉ định: Điều trị phù ở bệnh thận, xơ gan, suy tim sung huyết.
  • Chống chỉ định: Người mẫn cảm với Furosemide, suy thận nặng.

2. Chronexan:

  • Liều lượng: 10-40mg/ngày.
  • Cách dùng: Uống vào buổi sáng.
  • Chỉ định: Điều trị phù nề do bệnh thận, gan, tim.
  • Chống chỉ định: Xơ gan, suy thận, người sử dụng Digitalis.

3. Verospiron:

  • Liều lượng: 100-200mg/ngày.
  • Cách dùng: Uống với nước.
  • Chỉ định: Điều trị suy hư thận, suy tim nặng, giảm triệu chứng phù.
  • Chống chỉ định: Suy thận, hạ Natri/Kali huyết.

4. Thuốc kiểm soát Kali:

  • Truyền Insulin nhanh, khí dung kích thích beta giao cảm, kiềm hoá máu, tiêm truyền Canxi.

5. Thuốc giảm Cholesterol:

  • Statin (10-40mg/lần/ngày): Điều trị tăng mỡ máu và hỗ trợ kiểm soát huyết áp.

6. Thuốc bảo vệ xương:

  • Renagel (Sevelamer Carbonate): Kiểm soát tăng Phosphat huyết.

7. Rocaltrol:

  • Calcitriol: Ngăn chặn loạn loãng xương do bệnh thận.

8. Thuốc chống thiếu máu:

  • Erythropoietin: Điều trị thiếu máu ở bệnh nhân thận.

9. Corticosteroid:

  • Methylprednisolone, Prednisolone: Trị thận yếu khi cần.

10. Thuốc ức chế miễn dịch:

  • Cyclophosphamide, Chlorambucil, Azathioprine, Cyclosporine A: Đối với những trường hợp khó điều trị.

Lưu ý rằng việc sử dụng thuốc cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, và nên đến bệnh viện nếu có bất kỳ triệu chứng nào không mong muốn.

Thuốc chữa thận yếu có tác dụng kiểm soát triệu chứng, cải thiện chức năng thận và hỗ trợ phục hồi sức khỏe người bệnh. Tùy vào từng trường hợp bệnh nhân, mức độ suy giảm chức năng thận mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc đơn lẻ hoặc kết hợp với một số thuốc khác để tăng hiệu quả điều trị. Bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn để đảm bảo an toàn.

Tổng Quan Bệnh Lý Thận Yếu

Thận là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc thanh lọc và đào thải độc tố cho cơ thể. Bên cạnh đó, cơ quan này còn làm nhiệm vụ ổn định huyết áp, điện giải và sản xuất ra hồng cầu trong máu. Đây được xem là cơ quan quan trọng trong hệ thống vận hành ở cơ thể.

Thận yếu là gì? Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách chữa trị
Thận yếu là thuật ngữ đề cập đến tình trạng suy giảm chức năng thận

Khi thận gặp vấn đề, đặc biệt là tình trạng suy giảm chức năng ở thận có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khoẻ. Thận yếu xảy ra khi cơ quan này không có khả năng hoạt động như bình thường. Hiện tượng này còn được gọi là suy thận.

Các triệu chứng của bệnh thận yếu thường tiến triển âm thầm, điều này gây khó khăn trong việc phát hiện bệnh lý và điều trị sớm. Trường hợp bệnh chuyển sang giai đoạn nặng nề, việc điều trị dứt điểm là rất thấp. Vì vậy, khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, người bệnh nên chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Theo các chuyên giai, bệnh thận yếu được chia thành các giai đoạn chính sau:

  • Giai đoạn 1: Lúc này các triệu chứng bệnh lý mới khởi phát và rất khó nhận biết. Ở giai đoạn 1, những trường hợp mắc bệnh tiểu đường trước đó cần chủ động kiểm soát lượng đường trong máu.
  • Giai đoạn 2: Các biểu thận yếu có mức độ nghiêm trọng hơn, tổn thương ở cơ quan thận hoặc protein có trong nước tiểu,… Tuy nhiên, các triệu chứng lâm sàng trong giai đoạn này chưa thể hiện rõ ràng.
  • Giai đoạn 3: Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn 3, người bệnh có thể nhận thấy một số biểu hiện lâm sàng như phù tay chân, đau lưng,… Các bác sĩ chuyên khoa thường chia giai đoạn này thành 2 giai đoạn nhỏ là 3A, 3B.
  • Giai đoạn 4: Thận yếu trong giai đoạn này có thể đi kèm với một số biểu hiện như huyết áp không ổn định, thiếu máu, các bệnh về xương khớp,…
  • Giai đoạn 5: Đây được xem là giai đoạn nghiêm trọng nhất của bệnh thận yếu. Lúc này, chức năng thận gần như không thể hoạt động. Đồng thời xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, ngứa ngáy trên da, khó thở,… Đối với giai đoạn này, bệnh nhân cần tiến hành lọc máu thường xuyên hoặc ghép thận nhân tạo để cải thiện chức năng hoạt động của cơ quan này.

Thực tế nhận thấy, bệnh thận yếu có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Theo đó, bệnh có thể khởi phát do chế độ sinh hoạt, lối sống không lành mạnh, thừa cân, béo phì hoặc ảnh hưởng một số bệnh lý khác.

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng thận yếu:

1. Thừa cân, béo phì

Số liệu thống kê cho thấy, bệnh thận yếu thường xảy ra chủ yếu ở người bị thừa cân, béo phì. Nguyên nhân là lượng mỡ thừa trong cơ thể gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu đến các cơ quan trong cơ thể. Tình trạng này kéo dài có thể khiến thận không nhận đủ lượng máu cần thiết và dẫn đến suy giảm hoạt động, làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận yếu.

2. Tác dụng phụ của thuốc điều trị

Việc sử dụng một số loại thuốc Tây trong thời gian dài có thể phát sinh tác dụng phụ không mong muốn. Ngoài ra, các chất của thuốc khi đi vào cơ thể sẽ di chuyển đến gan, thận để đào thải ra ngoài. Quá trình này có thể làm khiến thận hoạt động quá mức, nhiễm độc.

Nguyên nhân dẫn đến thận yếu
Lạm dụng thuốc Tây điều trị được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh thận yếu

Lạm dụng thuốc Tây điều trị được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh thận yếu. Để làm thiểu nguy cơ mắc bệnh, người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa về liều lượng cũng như tần suất. Tránh tự ý thay đổi liều lượng hoặc các loại thuốc khác vì có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ tổng thể.

3. Thói quen sinh hoạt không khoa học

Thói quen xấu, sinh hoạt không khoa học, lành mạnh được xem là một trong những nguyên nhân gây khởi phát triệu chứng bệnh thận yếu:

  • Thường xuyên sử dụng các chất kích thích như bia rượu, trà đặc, thuốc lá, nước có gas,… có thể gây ức chế protein, từ đó làm tăng nguy cơ phát sinh bệnh lý.
  • Một số thói quen xấu như thức khuya, nhịn tiểu, làm việc quá sức, ít vận động, ăn nhiều muối, đường, món ăn chứa nhiều dầu mỡ và thức ăn nhanh có thể gây suy giảm chức năng thận, đồng thời đến sức khỏe tổng thể.
  • Không uống đủ nước khiến cơ thể mất nước. Tình trạng này khiến các chất thải tích cực nhiều trong thận mà không được đào thải ra ngoài.

4. Ảnh hưởng từ các bệnh lý khác

Ngoài những nguyên nhân trên, thận yếu cũng có thể là hệ quả của một số bệnh lý khác trong cơ thể. Một số bệnh có thể kể đến như:

  • Bệnh tiểu đường: Bệnh lý gây thu hẹp mạch máu ở thận, ảnh hưởng đến lưu thông máu đến cơ quan này như bình thường. Lâu dần, có thể gây suy giảm chức năng thận và gây suy thận.
  • Sỏi thận: Sỏi thận xảy ra do độc tố tích tụ trong thận thời gian dài gây nên sỏi. Bệnh lý ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của thận, làm suy giảm chức năng thận.
  • Viêm, u xơ tuyến tiền liệt: Đường tiểu bị chèn ép người bệnh nhân khó khăn trong việc đi tiểu tiện. Nhất là khi nước tiểu tồn đọng, không thể tống hết ra ngoài, lâu dần ảnh hưởng đến chức năng của thận, gây suy giảm nghiêm trọng.
  • Viêm bàng quang: Viêm bàng quang gây tắc nghẽn niệu đạo, lượng nước tiểu không được đào thải ra ngoài làm tăng áp lực cho thận. Các tổn thương hình thành sau một thời gian khiến chức năng thận bị suy giảm.

Bệnh thận yếu không chỉ ảnh hưởng chức năng thận, sức khỏe tổng thể mà còn gây ra các biến chứng nguy hiểm. Các triệu chứng bệnh lý ở giai đoạn mới khởi phát thường khó nhận biết, tuy nhiên khi tiến triển nặng nề rất khó điều trị dứt điểm.

Dấu hiệu nhận biết bệnh lý
Tiểu đêm thường xuyên là một trong những biểu hiện của bệnh thận yếu

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết bệnh thận yếu:

  • Lạnh tay chân và phù nề: Trường hợp thận yếu thường có biểu hiện lạnh tay, chân và phù nề tứ chi. Nguyên do là khi chức năng hoạt động của thận suy giảm, máu huyết không lưu thông đều dẫn đến dịch bị ứ đọng và biểu hiện ở chân, tay.
  • Chóng mặt, hoa mắt: Hoạt động của thận có liên quan đến não bộ. Do đó, khi thận gặp sự cố, não bộ cũng sẽ bị tác động nhất định, đặc biệt là vấn đề cung cấp dưỡng chất. Thận không thể hoạt động bình thường khiến não bộ bị thiếu hụt dưỡng chất thiết yếu. Từ đó, người bệnh có thể bị chóng mặt, hoa mắt, hành động cũng trở nên chậm chạp.
  • Đau lưng: Thận yếu khiến người bệnh đau lưng thường xuyên. Tình trạng này xảy ra do chất thải, độc tố tồn trọng trong cơ thể làm tăng nguy cơ ngộ độc, gây suy nhược và khiến cơ thể mệt mỏi. Theo đó, người bệnh có thể đau đột ngột ở lưng, cột sống.
  • Thường xuyên tiểu đêm: Thận yếu gây tiểu đêm nhiều lần. Tuy nhiên, lượng nước tiểu thải ra khá ít nhưng luôn có cảm giác muốn đi vệ sinh. Nếu không được kiểm soát sớm, tình trạng này có thể khiến nước tiểu tồn động và dẫn đến vô niệu.
  • Một số vấn đề sinh lý: Đối với nam giới, thận yếu có thể tác động đến chức năng hoạt động của dương vật. Theo đó, suy giảm chức năng thận có thể gây ra một số vấn đề sinh lý nam như yếu sinh lý, rối loạn cương dương, suy giảm ham muốn tình dục, liệt dương,…

Do đó, nếu nhận thấy các biểu hiện bất thường, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị đúng cách. Tránh tình trạng bệnh diễn tiến nghiêm trọng, gây khó khăn trong việc điều trị, đồng thời phát sinh các biến chứng nguy hiểm.

Thuốc lợi tiểu chữa thận yếu

Trong y khoa, nhóm thuốc chữa thận yếu có tác dụng lợi tiểu được sử dụng khá phổ biến. Với những bệnh nhân không còn nguy cơ suy giảm thể tích tuần hoàn có thể được cân nhắc chỉ định sử dụng thuốc lợi tiểu cho từng giai đoạn cụ thể.

Furosemide

Thuốc chữa thận yếu Furosemide được sử dụng cho bệnh nhân ở giai đoạn trung bình đến nặng. Furosemide có dạng viên nén, dung dịch uống, thuốc tiêm với nhiều hàm lượng, tùy vào mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có chỉ định riêng biệt.
Liều lượng: Người lớn 20-80mg/lần/ngày; Trẻ em 2mg/kg/lần/ngày. Liều dùng có thể tùy chỉnh theo thể trạng người bệnh, mức độ đáp ứng cũng như dạng bào chế.
Cách dùng: Uống hoặc tiêm.
Chỉ định:

  • Điều trị phù ở bệnh thận, xơ gan, suy tim sung huyết.
  • Lợi tiểu cho bệnh nhân tiểu ít do suy thận cấp/mạn tính.
  • Hỗ trợ điều trị phù phổi cấp, tăng huyết áp, nhất là trường hợp cao huyết áp do suy thận và suy tim sung huyết.

Chống chỉ định: Những người mẫn cảm với Furosemide và các dẫn chất Sulfonamide, bệnh nhân bị giảm thể tích máu, mất nước, hạ Natri/Kali huyết hoặc những trường hợp tiền hôn mê/hôn mê, vô niệu, suy thận.
Tác dụng phụ: Rối loạn tiêu hoá, tăng Acid Uric huyết, hạ huyết áp thế đứng, viêm mạch, sốt, viêm tuỵ, ù tai, giảm thính lực...

Furosemide phù hợp cho bệnh nhân thận yếu ở giai đoạn trung bình đến nặng
Furosemide phù hợp cho bệnh nhân thận yếu ở giai đoạn trung bình đến nặng

Chronexan

Chronexan thuộc nhóm thuốc lợi tiểu Thiazide, được chỉ định cho bệnh nhân thận yếu ở giai đoạn nhẹ. Thuốc dễ hấp thu qua đường tiêu hoá, cho hiệu quả cao khi sử dụng đúng cách.
Liều lượng: 10-40mg/ngày.
Cách dùng: Uống vào buổi sáng.
Chỉ định:

  • Điều trị phù nề do bệnh thận, gan, tim.
  • Xử lý tăng huyết áp đơn lẻ hoặc kết hợp với thuốc trị tăng huyết áp khác.
  • Điều trị tăng Canxi niệu không rõ nguyên nhân gây sỏi niệu.

Chống chỉ định: Đối tượng bị xơ gan hạ Kali máu, người đang sử dụng Digitalis, bệnh nhân gout hoặc suy thận, suy gan không dung nạp Sulfamid.
Tác dụng phụ: Mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, chuột rút, nhức đầu, làm trầm trọng hơn đái đường tụy, tăng đường huyết…

Verospiron

Verospiron được sử dụng trong điều trị phù, tăng huyết áp và cần có chỉ định của bác sĩ. Thuốc chứa hoạt chất chính là Spironolactone, tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ nếu dùng sai cách.
Liều lượng: 100-200mg/ngày.
Cách dùng: Uống với nước.
Chỉ định: Điều trị suy hư thận, suy tim nặng, giảm triệu chứng phù do sung huyết tim, hỗ trợ điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân kháng thuốc.
Chống chỉ định:

  • Người bị suy thận/bệnh thận mãn tính tiến triển xấu.
  • Trường hợp Natri máu hạ thấp hoặc Kali huyết tăng cao.
  • Bệnh nhân có biểu hiện suy thận trung bình đến nặng.
  • Đối tượng đang sử dụng thuốc lợi tiểu, chất bổ sung Kali...

Tác dụng phụ: Suy giảm chức năng thận, suy nhược thần kinh, liệt nửa người, vô sinh nếu sử dụng liều cao.

Verospiron được đánh giá cao về hiệu quả giảm phù nề
Verospiron được đánh giá cao về hiệu quả giảm phù nề

Thuốc chữa thận yếu có tác dụng kiểm soát Kali

Việc Kali tích trữ với hàm lượng lớn trong máu có thể khiến nhịp tim không đều, gây ra nhiều rối loạn nghiêm trọng. Trong khi đó, thận yếu khiến thận không đào thải được Kali đúng cách. Vì vậy, trong điều trị thận yếu cần ngăn ngừa tích tụ Kali trong máu bằng việc sử dụng thuốc Canxi, Glucose hoặc Kionex.
Các biện pháp kiểm soát Kali ở bệnh nhân thận yếu phổ biến là:

  • Truyền Insulin nhanh: Dung dịch đường Glucose 10% hoặc 20%.
  • Khí dung kích thích beta giao cảm: Phổ biến là Salbutamol và Albuterol.
  • Kiềm hoá máu: Sử dụng dung dịch Natri Bicarbonat.
  • Tiêm truyền Canxi: Mục đích là làm giảm hoặc mất tác dụng gây loạn nhịp của Kali.

Các thuốc giảm Cholesterol - mỡ máu

Trong một số trường hợp, thuốc chữa thận yếu cũng bao gồm nhóm tân dược có tác dụng hạ Cholesterol máu. Bởi ở các bệnh nhân thận, hàm lượng mỡ máu thường khá cao làm tăng nguy cơ tim mạch, nghiêm trọng hơn là xơ vữa động mạch.
Trong đó, Statin là nhóm thuốc thông dụng nhất sẽ được chỉ định để hạ Cholesterol trong máu, hỗ trợ kiểm soát huyết áp, giữ cho thận khỏe mạnh.
Liều lượng: 10-40mg/lần/ngày.
Cách dùng: Uống trực tiếp vào buổi tối hoặc sáng tùy loại Statin được chỉ định.
Chỉ định: Điều trị tăng mỡ máu và sử dụng duy trì khi mỡ máu đã cân bằng để dự phòng tiên phát, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch.
Chống chỉ định:

  • Đối tượng mẫn cảm chất ức chế HMG-CoA reductase.
  • Trường hợp có chỉ số Transaminase huyết thanh tăng không rõ nguyên nhân hoặc người bị bệnh xơ gan, suy gan, bệnh lý ở đường mật (tắc mật, viêm túi mật, sỏi túi mật).
  • Phụ nữ mang thai/cho con bú.

Tác dụng phụ: Tiêu chảy, táo bón, đau nhức chân tay, chuột rút, đái tháo đường, tổn thương gan, viêm cơ, suy nhược cơ thể, nhiễm độc cơ...

Nhóm thuốc Statin cho hiệu quả giảm mỡ máu, kiểm soát chứng thận yếu
Nhóm thuốc Statin cho hiệu quả giảm mỡ máu, kiểm soát chứng thận yếu

Thuốc bảo vệ xương

Trong đơn thuốc chữa thận yếu, đôi khi các loại thuốc bảo vệ xương cũng được chỉ định. Nhất là trong trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu loãng xương, gãy xương, nhuyễn xương. Việc bổ sung canxi, vitamin D và thuốc chữa loãng xương nói chung sẽ giúp ngăn chặn biến chứng gãy xương do bệnh thận gây nên.

Renagel

Renagel chứa hoạt chất chính là Sevelamer Carbonate, nên trong một số trường hợp thuốc còn được gọi là Sevelamer. Đây là điều trị tăng Phosphat huyết, tham gia bảo vệ xương cho bệnh nhân thận yếu.
Liều lượng: Người lớn trên 18 tuổi 800mg/lần, lặp lại 3 lần/ngày.
Cách dùng: Uống với nước.
Chỉ định:

  • Kiểm soát tăng Phosphat huyết cho bệnh nhân bị thẩm tách máu/thẩm phân phúc mạc.
  • Hỗ trợ kiểm soát tăng Phospho huyết ở người bệnh thận mạn không lọc máu.
  • Kiểm soát tiến triển bệnh loạn dưỡng xương do thận khi kết hợp với các chế phẩm bổ sung Canxi, 1,25-dihydroxy vitamin D3.
  • Dùng trong trường hợp bệnh nhi bị thận mạn tính cần kiểm soát tăng Phosphat huyết.

Chống chỉ định:

  • Bệnh nhân quá mẫn Sevelamer.
  • Đối tượng hạ Phospho máu.
  • Người bị tắc ruột.

Tác dụng phụ: Buồn nôn, đau đầu, tiêu chảy, đầy hơi, Clorua huyết thanh tăng, tắc ruột, phát ban, xuất huyết tiêu hoá...

Rocaltrol

Rocaltrol là thuốc trị loãng xương, hỗ trợ ngăn ngừa biến chứng thận yếu và các bệnh thận nói chung. Thuốc chứa hoạt chất chính là Calcitriol tổng hợp, được bào chế dưới dạng viên nang nên tiện lợi khi sử dụng.
Liều lượng: Liều khởi đầu càng thấp càng tốt, được tùy chỉnh theo hàm lượng Canxi trong huyết thanh.
Cách dùng: Uống trực tiếp.
Chỉ định:

  • Ngăn ngừa loạn loãng xương do bệnh thận.
  • Điều trị chứng loãng xương sau giai đoạn mãn kinh.
  • Can thiệp điều trị thiểu năng tuyến cận giáp sau phẫu thuật hoặc trạng tự phát.
  • Xử lý còi xương phụ thuộc vitamin D hoặc kháng vitamin D, giảm Phosphat/máu.

Chống chỉ định:

  • Bệnh nhân tăng Canxi huyết.
  • Đối tượng mẫn cảm Calcitriol hoặc thuốc cùng nhóm/tá dược trong thuốc.
  • Trường hợp có dấu hiệu ngộ độc vitamin D.

Tác dụng phụ: Tăng Canxi máu, đau nhức đầu, nhiễm trùng tiểu, đau bụng buồn nôn, nôn, nổi mề đay, khát nước, mất nước,...

Rocaltrol được điều chỉnh liều lượng theo hàm lượng Canxi trong huyết thanh
Rocaltrol được điều chỉnh liều lượng theo hàm lượng Canxi trong huyết thanh

Thuốc chống thiếu máu

Ở bệnh nhân thận yếu, chứng thiếu máu thường xuyên xảy ra. Vì vậy việc bổ sung các loại thuốc có tác dụng chống thiếu máu sẽ kích thích cơ thể sản sinh nhiều tế bào hồng cầu, giảm mệt mỏi hiệu quả.

Erythropoietin

Erythropoietin chứa hoạt chất chính là Erythropoietin - hormone tham gia trực tiếp vào quá trình sản sinh hồng cầu trong tủy xương. Thuốc thường được chỉ định điều trị thiếu máu cho bệnh nhân thận, bao gồm cả thận yếu.
Liều lượng: 50IU/kg thể trọng/liều, lặp lại 3 lần/tuần.
Cách dùng: Tiêm/truyền.
Chỉ định:

  • Bệnh nhân thận có hoặc không chạy thận nhân tạo, đang trong giai đoạn mạn tính hoặc giai đoạn cuối.
  • Đối tượng mắc AIDS hoặc chứng viêm khớp dạng thấp.
  • Trường hợp ung thư, trẻ sơ sinh bị thiếu máu do sinh thiếu tháng.
  • Người đang hoá trị, thiếu máu sau phẫu thuật.

Chống chỉ định:

  • Trường hợp quá mẫn Erythropoietin hoặc Epoetin Alfa.
  • Bệnh nhân huyết áp tăng không kiểm soát.
  • Đối tượng đang có cục máu đông tĩnh mạch, mắc bệnh tim.
  • Người mắc Porphyria.
  • Những người có tiền sử động kinh, tăng trương lực cơ không kiểm soát.

Tác dụng phụ: Đau tại vị trí tiêm/truyền, chóng mặt, buồn nôn, sốt cao, tăng huyết áp, động kinh...

Aranesp

Aranesp còn có tên gọi khác là Darbepoetin Alfa. Đây là thuốc chữa thận yếu được chỉ định trong trường hợp người bệnh bị thiếu máu hiệu quả.
Liều lượng: Liều khởi đầu 0.45mcg/kg, sử dụng khi Hemoglobin dưới 10g/dL.
Cách dùng: Tiêm tĩnh mạch hoặc dưới da.
Chỉ định:

  • Điều trị triệu chứng thiếu máu do bệnh thận ở trẻ em và người lớn.
  • Xử lý thiếu máu cho người lớn bị ung thư máu không thuộc dòng tủy và đang hoá trị.

Chống chỉ định: Trường hợp quá mẫn Aranesp, bệnh nhân cao huyết áp không kiểm soát, người mắc bệnh tim, đau tim hoặc có tiền sử bất sản tế bào hồng cầu đơn thuần, phụ nữ mang thai, cho con bú.
Tác dụng phụ: Hạ huyết áp, ho, khó thở, đau tức bụng, cánh tay sưng, chân sưng, đau tim, đột quỵ, tăng cơn co giật…

Aranesp chống thiếu máu, cho hiệu quả sau khoảng 2 tháng sử dụng
Aranesp chống thiếu máu, cho hiệu quả sau khoảng 2 tháng sử dụng

Thuốc chữa thận yếu đặc hiệu

Với những người mắc bệnh thận cần được chăm sóc, điều trị đặc biệt. Nếu không thể sinh thiết thận người bệnh có thể được điều trị với phác đồ dưới đây:

Corticosteroid

Trước khi sử dụng Corticosteroid, bác sĩ cần cân nhắc kỹ lưỡng các tác dụng phụ như nhiễm trùng, xuất huyết tiêu hoá, tiểu đường, tăng huyết áp, hội chứng Cushing… Một số Corticosteroid phổ biến, thường được chỉ định trong điều trị thận yếu là: Methylprednisolone 4mg, Prednisolone 5mg. Liều dùng và cách dùng cụ thể sẽ được chỉ định tùy theo thể trạng, mức độ bệnh và khả năng đáp ứng ở mỗi người.

Thuốc ức chế miễn dịch

Nếu bệnh nhân đáp ứng kém, thậm chí không đáp ứng Corticosteroid đặc hiệu có thể được chuyển lên tuyến trên, chỉ định sử dụng thuốc ức chế miễn dịch. Trong đó các thuốc thường được kê đơn là:

  • Cyclophosphamide.
  • Chlorambucil.
  • Azathioprine.
  • Cyclosporine A.

Những loại thuốc này luôn tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ, bệnh nhân cần làm sinh thiết thận để đưa ra hướng điều trị cụ thể phù hợp với tổn thương bệnh lý. Trong quá trình này người bệnh phải tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, theo dõi sát sao phản ứng phụ.

Các thuốc ức chế miễn dịch có thể được sử dụng thay thế Corticosteroid
Các thuốc ức chế miễn dịch có thể được sử dụng thay thế Corticosteroid

Lưu ý khi sử dụng thuốc chữa thận yếu

Những sai lầm trong việc sử dụng thuốc điều trị thận yếu có thể dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường. Chính vì vậy, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

  • Tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn về liều dùng, thời điểm dùng thuốc, không tự ý thay đổi/ngừng thuốc khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Theo dõi cơ thể, nếu nhận thấy dấu hiệu nghi ngờ phản ứng phụ cần ngừng thuốc và báo ngay với bác sĩ hoặc đến bệnh viện kiểm tra.
  • Không tự ý dùng thuốc lá, thuốc Nam được truyền miệng để trị bệnh khi chưa có kiểm nghiệm, điều này tiềm ẩn nhiều nguy hại, thậm chí có thể dẫn đến suy thận nặng phải lọc máu.
  • Kết hợp ăn uống khoa học với chế độ ăn nhiều rau xanh, rau củ tươi và tránh xa rượu bia, thuốc lá, chất kích thích.
  • Giảm bớt các thực phẩm nhiều đạm trong khẩu phần, ví dụ như trứng, sữa, cá, thịt…
  • Hạn chế ăn mặn, cắt giảm muối trong phần ăn hằng ngày.
  • Nếu xuất hiện phù nề cần giảm lượng nước tiêu thụ mỗi ngày.
  • Tích cực vận động, tham gia thể dục thể thao vừa sức để củng cố sức khoẻ, hỗ trợ quá trình điều trị.

Khi nào cần đến bệnh viện?

Nếu đã được chẩn đoán mắc chứng thận yếu và đang trong quá trình điều trị bằng thuốc, khi xuất hiện các triệu chứng sau bạn nên đến bệnh viện kiểm tra:

  • Tần suất đi tiểu dày đặc hơn, thậm chí tiểu buốt trầm trọng.
  • Chức năng sinh lý rối loạn/mất khả năng giao hợp.
  • Ngứa ngáy nghiêm trọng.
  • Mất ngủ.
  • Giảm tập trung.
  • Hơi thở nặng mùi.
  • Phù nề, sưng.
  • Chảy máu không rõ nguyên nhân.
  • Huyết áp tăng hoặc giảm đột ngột, bất thường.
  • Hôn mê.

Mẹo chữa thận yếu tại nhà:

  • Uống đủ nước hàng ngày: Giúp loại bỏ độc tố từ cơ thể và hỗ trợ duy trì sức khỏe thận.
  • Cân bằng đường huyết và huyết áp: Tuân thủ chế độ ăn uống giàu chất xơ, ít đường và chất béo để kiểm soát đường huyết và áp lực máu.
  • Ổn định cân nặng: Thực hiện chế độ ăn uống cân đối và lành mạnh, hạn chế tiêu thụ nước không cần thiết và duy trì hoạt động thể chất phù hợp.
  • Kiêng các đồ uống chứa cồn và chất kích thích.
  • Giảm đồ ăn nhiều muối và hạn chế đồ ăn giàu kali.
  • Sử dụng thuốc điều trị thận yếu theo chỉ định của bác sĩ.

Cách chữa thận yếu bằng Tây y:

  • Sử dụng các loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc chống tăng huyết áp, thuốc ngăn ngừa thiếu máu, thuốc cân bằng axit uric và thuốc điều trị rối loạn phốt pho và canxi.
  • Kết hợp nhiều loại thuốc để tăng hiệu quả điều trị.

Cách chữa thận yếu trong ngoại khoa:

  • Áp dụng phác đồ như ghép thận, lọc màng bụng và chạy thận nhân tạo khi phương pháp điều trị bằng thuốc không hiệu quả.
  • Cần sự theo dõi chặt chẽ từ bác sĩ sau khi áp dụng phương pháp ngoại khoa.

Cây thuốc Nam và thuốc Đông y:

  • Sử dụng các loại cây thuốc Nam như cỏ xước, bòng bong, mã đề và rau ngổ để hỗ trợ cải thiện chức năng thận.
  • Áp dụng các bài thuốc Đông y có thành phần tự nhiên và an toàn cho sức khỏe.

Tuy nhiên, trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp nào, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo điều trị phù hợp và an toàn nhất.


Người bị thận yếu cần thay đổi chế độ ăn để cải thiện tình trạng sức khỏe. Dưới đây là một số thực phẩm khuyến khích:

  1. Bí ngô: Bổ sung nhiều tinh bột, chất xơ, vitamin, và khoáng chất, giảm áp lực lên thận.
  2. Ớt chuông: Chứa nhiều vitamin và lycopene, giúp bảo vệ thận khỏi tác động xấu.
  3. Thực phẩm giàu Omega 3: Cá hồi, cá ngừ, hạt chia, giúp giảm viêm, đau, và chậm quá trình tổn thương thận.
  4. Rau xanh đậm: Loại bỏ tế bào gốc tự do và cặn thừa trong cơ thể, cung cấp Omega 3.
  5. Quả mọng: Việt quất, dâu, mâm xôi chứa nhiều chất chống ô nhiễm tự do và vitamin C.
  6. Đậu: Sử dụng đậu làm nguồn chất đạm thay vì ăn thịt.
  7. Dưa lưới: Chứa nhiều vitamin và khoáng chất, không chứa chất béo, thích hợp cho người bị bệnh thận.

Tuy nhiên, cần hạn chế thực phẩm như muối, thực phẩm giàu protein, photpho, và kali để tránh tăng áp lực và nồng độ chất hại cho thận. Thay đổi lối sống, giảm căng thẳng, và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh cũng là quan trọng để duy trì sức khỏe thận. Đề xuất thăm bác sĩ để được tư vấn chính xác và chi tiết hơn.


Hội chứng thận yếu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Việc sử dụng thuốc chữa thận yếu giúp kiểm soát, làm giảm triệu chứng, ngăn bệnh tiến triển nặng. Trong thời gian dùng thuốc, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý tăng giảm liều lượng hoặc đổi thuốc/ngưng thuốc để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

02485851102

Tin mới

Dẫn đầu thông tin y tế Thái Nguyên

Dẫn đầu thông tin y tế, kiến tạo tương lai sức khỏe cùng Sở Y tế Thái Nguyên

Trong bối cảnh thông tin y tế tràn lan, Thainguyenmedical.com được đánh giá là nguồn...

Thoái Hóa Xương Khớp Đau Nhức, Hạn Chế Vận Động Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Thoái hóa xương khớp không chỉ là gánh nặng của người già mà còn là...

Xử lý thoát vị đĩa đệm từ căn nguyên – Bài thuốc Y học cổ truyền cho người Việt

Thoát vị đĩa đệm gây đau, tê cứng cột sống, teo cơ, tàn phế, cản...