Thận Yếu Có Ảnh Hưởng Đến Tinh Trùng? Có Gây Vô Sinh Không?

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Thận yếu có ảnh hưởng đến tinh trùng? Có gây vô sinh không?” là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi chức năng thận suy giảm có thể tác động tiêu cực khả năng tình dục ở nam giới và gây ra một số vấn đề sinh lý như di tinh, mộng tinh, rối loạn cương dương, suy giảm ham muốn.

Thận yếu có ảnh hưởng đến tinh trùng?

Thận yếu đề cập đến tình trạng suy giảm chức năng thận bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Máu không được thận thanh lọc, các độc tố, cặn bã sẽ không được bài tiết, đào thải ra ngoài cơ thể. Lâu dần sẽ tích tụ và khởi phát nhiều bệnh lý cũng như các biến chứng nguy hiểm.

Thận yếu có ảnh hưởng đến tinh trùng? Có gây vô sinh không?
“Thận yếu có ảnh hưởng đến tinh trùng? Có gây vô sinh không?” là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm

Thận là một trong những cơ quan quan trọng trong cơ thể có chức năng chính là lọc máu, thanh lọc và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, cơ quan này còn có nhiệm vụ điều hoà huyết áp, sản sinh hormone,… Do đó, chức năng thận suy giảm không chỉ gây ra chứng rối loạn tiểu tiện, sức khoẻ tổng thể mà còn tác động không nhỏ đến chức năng sinh lý ở nam giới.

Thực tế nhận thấy, bệnh thận yếu ở nam giới thường đi kèm với một số vấn đề sinh lý ở phái mạnh như suy giảm ham muốn tình dục, xuất tinh sớm, di tinh, mộng tinh, rối loạn cương dương, vô sinh – hiếm muộn,… Về vấn đề “Thận yếu có ảnh hưởng đến tinh trùng?” Các chuyên gia nhận thấy bệnh lý có ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng tinh binh. Theo đó, tinh trùng được sản xuất bởi tinh hoàn. Thông thường, chất lượng tinh trùng sẽ bị tác động bởi những bệnh lý nam khoa, chế độ ăn uống, sinh hoạt, ung thư tuyến tiền liệt,…

Trong khi đó, thận là cơ quan thuộc hệ tiết niệu, thường sẽ không tác động trực tiếp đến chất lượng tinh trùng. Trường hợp suy giảm chức năng thận ở giai đoạn nhẹ, chưa phát sinh biến chứng đến tinh hoàn, hầu như không ảnh hưởng đến tinh trùng. Ngược lại, nếu bệnh lý diễn tiến nặng nề có thể tác động trực tiếp đến tinh trùng cũng như chức năng sinh sản ở nam giới.

Hơn nữa, thận yếu thường khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải, đau xương khớp,… Do đó, nam giới thời không được bên bỉ, chủ động trong “cuộc yêu”. Ngoài ra,những trường hợp đang sử dụng thuốc điều trị bệnh thận yếu có thể ảnh hưởng đến khả năng tình dục.

Thận yếu có gây vô sinh không?

Bên cạnh vấn đề “Thận yếu có ảnh hưởng đến tinh trùng?” thì bệnh lý có gây vô sinh không cũng được nhiều nam giới quan tâm. Theo các chuyên gia, tình trạng suy giảm chức năng thận có thể ảnh hưởng đến quá trình thụ thai cũng như chức năng sinh sản ở nam giới. Bệnh lý nếu không được triều trị kịp thời còn có thể làm tăng nguy cơ khởi phát một số bệnh lý khác và biến chứng nguy hiểm.

Thận yếu có gây vô sinh không? 
Tình trạng suy giảm chức năng thận có thể ảnh hưởng đến quá trình thụ thai cũng như chức năng sinh sản ở nam giới

Bên cạnh đó, tình trạng thận yếu còn ảnh hưởng đến tuần hoàn máu trong cơ thể. Lâu dần có thể ảnh hưởng đến khả năng cương dương, gặp khó khăn trong việc giao hợp và thụ thải. Điều này còn ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng cũng như khả năng sinh lý ở nam giới.

Đối với nữ giới, thận yếu không ảnh hưởng đến khả năng ham muốn tình dục nhưng lại tác động tiêu cực đến việc mang thai. Số liệu thống kê cho thấy, nhiều trường hợp nữ giới bệnh thận yếu khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, thai nhi dị tật bẩm sinh, khó thụ thai,…

Các biểu hiện bệnh thận yếu ở giai đoạn đầu thường đáp ứng tốt các biện pháp điều trị và chăm sóc, do đó người bệnh không nên quá lo lắng. Rất ít trường hợp phát sinh các biến chứng ảnh hưởng đến tinh trùng cũng như quá trình sinh sản. Để tránh các rủi ro và biến chứng do bệnh lý gây ra, người bệnh cần tiến hành thăm khám và điều trị sớm. Căn cứ vào nguyên nhân, mức độ triệu chứng và thể trạng, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Các biện pháp điều trị bệnh thận yếu hiệu quả

Thận yếu là một trong những bệnh lý phổ biến ở người trung niên và người cao tuổi. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều đáp ứng tốt các biện pháp điều trị và chăm sóc đúng cách nếu được phát hiện sớm, bệnh lý ở mức độ nhẹ.

Dưới đây là một số biện pháp thường được áp dụng trong điều thận yếu:

1. Chữa thận yếu từ các thảo dược tự nhiên

Chữa bệnh thận yếu từ các thảo dược tự nhiên được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi biện pháp chủ yếu tận dụng các nguyên liệu tự nhiên nên có độ lành tính, an toàn cao, áp dụng cho nhiều đối tượng và hạn chế lạm dụng thuốc tân dược. Tuy nhiên, các mẹo chữa này thường mang lại hiệu quả hạn chế và chậm nên chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ hoặc chuyển sang giai đoạn ổn định.

Chữa thận yếu từ các thảo dược tự nhiên
Trà hà thủ ô có hiệu quả với nam giới bị thận yếu đi kèm với biểu hiện suy giảm ham muốn, tinh trùng loãng

Một số bài thuốc chữa không chỉ cải thiện tình trạng thận yếu mà còn giúp tăng cường chức năng sinh lý ở nam giới nếu áp dụng đều đặn và đúng cách. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian chữa thận yếu được áp dụng phổ biến.

  • Đu đủ xanh cải thiện bệnh lý: Chuẩn bị 1 trái đu đủ xanh, gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt bỏ phần đầu, nạo bỏ phần hạt. Kế đến cho 1 ít muối vào bên trong quả đu đủ và mang đi hấp cách thuỷ khoảng 20 phút thì tắt bếp. Ăn quả đu đủ lúc còn nóng để đạt được hiệu quả chữa trị tốt nhất. Thực hiện đều đặn mỗi ngày đến khi triệu chứng bệnh lý thuyên giảm.
  • Cây mã đề chữa bệnh: Chuẩn bị khoảng 1 nắm lá mã đề, sau khi ngâm rửa sạch thì cho vào ấm cùng với 1 lít nước và đun trên lửa nhỏ. Đến khi sắc lại còn 1/2 thì tắt bếp, chắt lấy phần nước chia thành nhiều lần và uống hết trong ngày.
  • Uống trà gừng chữa thận yếu: Chuẩn bị 1 củ gừng tươi, cạo vỏ, rửa sạch và thái thành lát mỏng. Cho vài lát gừng vào tách hãm với 200 – 300ml nước sôi và uống khi còn ấm. Mỗi ngày uống 1 tách trà gừng vào buổi sáng hoặc buổi tối trước khi ngủ.
  • Bài thuốc chữa bệnh lý từ hà thủ ô: Chuẩn bị khoảng 4 gam hà thủ ô thái lát phơi khô rồi cho vào bình. Cho lượng nước vừa đủ vào và đun sôi khoảng 20 phút trên lửa nhỏ. Để nước nguội và chia thành nhiều lần uống hết trong ngày. Trà hà thủ ô có hiệu quả với nam giới bị thận yếu đi kèm với biểu hiện suy giảm ham muốn, tinh trùng loãng.

2. Một số bài thuốc Đông y cải thiện bệnh lý

Một số bài thuốc Đông y chữa bệnh thận yếu được nhiều người bệnh áp dụng. Biện pháp này không chỉ cải thiện các triệu chứng bệnh lý mà còn khắc phục căn nguyên khởi phát, từ đó giúp phòng ngừa tái phát hiệu quả. Việc áp dụng bài thuốc Đông y chữa bệnh lý phù hợp cũng giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện chất lượng tinh trùng và khả năng sinh sản.

Một số bài thuốc Đông y cải thiện bệnh lý
Một số bài thuốc Đông y chữa bệnh thận yếu được nhiều người bệnh áp dụng

Dưới đây là một số bài thuốc Đông y chữa thận yếu:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị các dược liệu như hồ đào nhục, bổ cốt chỉ, đỗ trọng. Các dược liệu sau khi rửa sạch thì mang đi sao với rượu. Kế đến cho vào ấm cùng với đầu khứ ý với 600ml lọc sắc đến khi còn 1/2 lượng nước thì tắt bếp. Mỗi ngày sắc uống 1 thang.
  • Bài thuốc 2: Dùng các vị thuốc thục địa, sơn dược, thỏ ty tử, sơn thù, cao lộc hươu, cao quy bản, câu kỷ tử, hoài ngu tất. Sau khi rửa sạch, để ráo nước thì tán thành bột mịn, trộn đều với lượng mật ong vừa đủ. Vò thành từng viên nhỏ và cho vào lọ thủy tinh bảo quản. Mỗi lên uống từ 2 – 4 viên, mỗi ngày dùng 2 lần.
  • Bài thuốc 3: Chuẩn bị thổ phục linh, hoài sơn, thục địa, sơn thù nhục, trạch tả, đan bì, ngũ vị tử, từ thạch. Các dược liệu sau khi rửa sạch thì cho vào ấm cùng với lượng nước lọc vừa đủ và sắc uống. Mỗi thang sắc 2 lần nước và uống hết trong ngày.

Hầu hết các bài thuốc Đông y chữa bệnh phát huy tác dụng chậm, do đó chỉ phù hợp với người mắc chứng thận yếu ở mức độ nhẹ hoặc bệnh đã chuyển sang giai đoạn ổn định. Bên cạnh đó, trước khi thực hiện, người bệnh cần tham khảo ý kiến thầy thuốc chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể, tránh phát sinh tác dụng không mong muốn.

3. Sử dụng thuốc Tây điều trị

Sử dụng thuốc Tây được xem là phương pháp điều trị chính trong chữa bệnh thận yếu. Bởi các nhóm thuốc điều trị mang lại hiệu quả cao và nhanh chóng trong việc cải thiện các triệu chứng và dự phòng các biến chứng nguy hiểm.

Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích thì việc sử dụng thuốc Tây chữa bệnh lý vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định. Do đó, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về tần suất sử dụng thuốc cũng như liều dùng, tránh phát sinh rủi ro.

Dưới đây là một số loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị bệnh lý:

  • Thuốc kiểm soát lượng axit uric: Chức năng thận bị suy giảm dẫn đến lượng axit uric tồn đọng, không được đào thải hoàn toàn. Lâu dần ảnh hưởng đến hoạt động tiểu tiện và gây suy thận, sỏi thận,… Do đó, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc có tác dụng kiểm soát lượng axit uric để kiểm soát bệnh lý.
  • Thuốc hỗ trợ sản sinh máu: Chức năng thận suy giảm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng lọc máu. Điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu kèm theo các biểu hiện như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt. Do đó, bác sĩ có thể chỉnh định một số loại thuốc hỗ trợ sinh máu.
  • Thuốc lợi tiểu: Các loại thuốc lợi tiểu có tác dụng hỗ trợ thận đào thải các độc tố, cặn bã, làm giảm áp lực cho thận. Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định như Furosemid, Thiazid, thuốc giảm kali máu,…

4. Kết hợp các biện pháp chăm sóc tại nhà

Song song với các phương pháp điều trị, người bệnh cần thiết lập chế độ dinh dưỡng, thay đổi các thói quen xấu và sinh hoạt điều độ để hỗ trợ rút ngắn thời gian chữa trị. Đồng thời cải thiện chức năng thận, làm giảm áp lực lên cơ quan này và tăng cường chức năng sinh lý ở nam giới hiệu quả.

Kết hợp các biện pháp chăm sóc tại nhà 
Mỗi ngày bổ sung từ 2 – 2.5 lít nước giúp hỗ trợ quá trình thanh lọc, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể

Dưới đây là một số biện pháp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh thận yếu:

  • Xây dựng và duy trì chế độ ăn uống khoa học. heo đó, người bệnh cần tăng cường bổ sung những thực phẩm như rau xanh, thịt, cá, trái cây tươi,… Đồng thời, kiêng các thực phẩm chứa hàm lượng đạm cao, chỉ nên bổ sung với liều lượng phù hợp.
  • Hạn chế dùng các thức ăn nhanh, chứa nhiều đường, muối, đồ đông lạnh, các thức uống chứa cồn, caffein, chất kích thích (bia rượu, cà phê, trà đặc, nước có gas,…)
  • Mỗi ngày bổ sung từ 2 – 2.5 lít nước giúp hỗ trợ quá trình thanh lọc, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Người bệnh cũng có thể bổ sung các loại nước ép rau củ, trái cây để bổ sung các dưỡng chất, vitamin cần thiết cho cơ thể.
  • Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh căng thẳng, stress, áp lực trong thời gian dài.
  • Loại bỏ một số thói quen xấu như nhịn tiểu, quan hệ tình dục quá độ,… Những thói quen này có thể khiến chức năng thận suy giảm nghiêm trọng và khiến bệnh lý trở nên nặng nề hơn. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận, viêm thận.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để nhận biết các vấn đề sức khỏe sớm để kịp thời khắc phục. Bên cạnh đó, không tự ý sử dụng thuốc điều trị khi chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Bài viết của Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc đã giải đáp thắc mắc “Thận yếu có ảnh hưởng đến tinh trùng? Có gây vô sinh không?” cũng như một số vấn đề liên quan. Thực tế cho thấy, đa số các trường hợp mắc bệnh thận yếu ở mức độ nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến tinh trùng cũng như khả năng sinh sản. Do đó, khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị đúng cách.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

02485851102

Tin mới

Bài Thuốc Mề Đay Tiêu Ban Giải Độc Thang Kết Tinh Giá Trị Thuốc Nam Bản Địa

Bài thuốc Tiêu Ban Giải Độc Thang do Trung Tâm Thuốc Dân Tộc và Viện...
Báo chí, truyền hình đưa tin về hiệu quả bài thuốc sinh lý nam Mãnh lực Phục dương khang

Báo Chí, Truyền Hình Đưa Tin Về Hiệu Quả Bài Thuốc Sinh Lý Nam Mãnh Lực Phục Dương Khang

Bài thuốc sinh lý Mãnh lực Phục dương khang của Trung tâm Thuốc dân tộc...
Mỗi bài thuốc được nghiên cứu cẩn thận

Những Nguyên Tắc Vàng Trong Bào Chế Các Bài Thuốc Của Y Diệu Đỗ Minh

Y Diệu Đỗ Minh là thương hiệu thuộc Tập đoàn Nam Y Đỗ Minh, cung...