Bệnh Gút Có Ăn Được Mắm Tôm Không? Nên Dùng Thế Nào?
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Bệnh gút là một căn bệnh mãn tính do rối loạn chuyển hóa purin, dẫn đến tăng axit uric trong máu. Axit uric dư thừa kết tinh thành tinh thể urat, lắng đọng tại khớp gây viêm và đau nhức. Mắm tôm là loại gia vị truyền thống được nhiều người yêu thích bởi hương vị đậm đà. Tuy nhiên nhiều người băn khoăn về việc bệnh gút có ăn được mắm tôm không? Tham khảo nội dung dưới đây để biết được câu trả lời chi tiết.
Bị bệnh gút có ăn được mắm tôm không?
Mắm tôm là một loại gia vị truyền thống của Việt Nam, được làm từ tép lên men. Mắm tôm có hương vị đặc trưng, vị mặt, mùi nồng, thường được dùng để chấm bún, nem, đậu, thịt luộc hoặc làm gia vị cho các món ăn khác.
Vậy người bị bệnh gút có ăn được mắm tôm không? Chuyên gia cho biết, người bệnh nên hạn chế ăn mắm tôm, đặc biệt là trong giai đoạn cấp tính của bệnh.
Mắm tôm là một loại gia vị rất giàu nhân purin. Khi cơ thể hấp thụ một lượng lớn purin, nó sẽ tạo ra axit uric. Axit uric dư thừa trong máu có thể dẫn đến hình thành tinh thể urat, gây ra các cơn đau khớp và viêm do bệnh gút.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, lượng purin nạp vào cơ thể mỗi ngày không nên vượt quá 600mg. 1 muỗng canh mắm tôm chứa khoảng 70mg purin, tương đương 11,6% lượng purin khuyến nghị mỗi ngày.
Dưới đây là những ảnh hưởng của mắm tôm đối với bệnh gút người bệnh cần nắm rõ:
- Làm tăng nồng độ axit uric trong máu: Mắm tôm chứa hàm lượng purin rất cao, khi tiêu thụ sẽ khiến lượng axit uric trong máu tăng lên. Từ đó làm gia tăng nguy cơ bùng phát các cơn gút cấp tính và khiến bệnh trở nên nặng hơn.
- Gây đau nhức khớp: Axit uric dư thừa trong máu sẽ kết tinh thành tinh thể urat, tập trung tại các khớp gây viêm và sưng tấy. Điều này gây ra các cơn đau nhức dữ dội, đặc biệt là ở các khớp ngón chân, cổ chân, đầu gối,…
- Kéo dài thời gian điều trị: Việc tiêu thụ mắm tôm có thể khiến quá trình điều trị gút trở nên khó khăn và kéo dài hơn do ảnh hưởng đến việc kiểm soát nồng độ axit uric trong máu.
- Tăng nguy cơ biến chứng: Gút không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như sỏi thận, suy thận, tổn thương tim mạch,…
Lưu ý khi sử dụng mắm tôm cho người bệnh gút
Đối với người bệnh gút, việc sử dụng mắm tôm cần có những lưu ý nhất định để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
- Hạn chế liều lượng sử dụng
Nên sử dụng mắm tôm với lượng vừa phải, tối đa 1-2 muỗng canh cho mỗi món ăn. Không nên ăn mắm tôm thường xuyên, chỉ nên dùng thỉnh thoảng để tăng thêm hương vị cho món ăn.
- Chọn mắm tôm nguyên chất
Nên chọn mua mắm tôm được sản xuất uy tín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tránh sử dụng các loại mắm tôm pha tạp chất, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
- Chế biến mắm tôm kỹ
Nên nấu chín mắm tôm trước khi sử dụng để giảm lượng purin. Có thể kết hợp mắm tôm với các nguyên liệu khác như nước lọc, đường, cà chua, chanh, ớt,… để làm giảm bớt vị mặn và tăng thêm hương vị cho món ăn.
- Kết hợp với các thực phẩm khác
Nên ăn mắm tôm cùng với các thực phẩm có vị nhạt và giàu chất xơ như rau xanh, các loại củ, trái cây tươi,… để giúp tăng cường đào thải axit uric ra khỏi cơ thể. Nên uống nhiều nước lọc để hỗ trợ thanh lọc cơ thể và bài tiết axit uric.
- Theo dõi tình trạng sức khỏe
Sau khi sử dụng mắm tôm, cần theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân. Nếu xuất hiện bất kỳ biểu hiện bất thường nào như đau nhức khớp, sưng tấy, nóng đỏ,… Hãy ngưng sử dụng mắm tôm và tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
Như vậy với “thắc mắc bệnh gút có ăn được mắm tôm không?” thì câu trả lời là cần hạn chế sử dụng. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn thưởng thức hương vị của loại mắm này, hãy tuân thủ những lưu ý được đề cập trong bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Hãy nhớ rằng, chế độ ăn uống khoa học sẽ hỗ trợ kiểm soát bệnh gút và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Để biết thêm chi tiết chế độ ăn uống, kiêng khem phù hợp với người bệnh gout cũng như cách điều trị hiệu quả, người bệnh có thể liên hệ trực tiếp đến Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Đây là đơn vị được cấp phép chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền được đông đảo người bệnh tin tưởng lựa chọn.
Trong nhiều năm qua, Trung tâm Thuốc dân tộc đã giúp rất nhiều người thoát khỏi bệnh gout bằng bài thuốc và giải pháp từ y học cổ truyền. Đội ngũ bác sĩ y học cổ truyền đầu ngành, Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn – Nguyên Phó Giám đốc Trung tâm CNC Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương phụ trách chuyên môn bệnh Gout.
TIN BÀI NÊN ĐỌC:
- Bài thuốc Quốc Dược Phục Cốt Khang ĐẶC TRỊ bệnh gút RÚT NHANH cơn đau
- Bệnh gút có ăn được mì tôm không?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!