Người Điều Trị Bệnh Đau Dạ Dày Ăn Chôm Chôm Được Không?

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Chôm chôm là loại trái cây quen thuộc, được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon và hàm lượng dinh dưỡng phong phú. Tuy nhiên đối với những người đang gặp vấn đề về dạ dày, việc ăn chôm chôm vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Vậy bị đau dạ dày ăn chôm chôm được không? Bài viết dưới đây hãy cùng Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc lý giải chi tiết về vấn đề này.

Bị đau dạ dày ăn chôm chôm được không?

Chôm chôm là một loại trái cây nhiệt đới có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á. Đây là một loại quả thơm ngon, bổ dưỡng, chứa nhiều vitamin và khoáng chất, bao gồm:

  • Vitamin: Vitamin C, vitamin B6, niacin, folate, riboflavin, thiamin, pantothenic acid.
  • Khoáng chất: Kali, magie, phốt pho, sắt, canxi, đồng, mangan.
  • Chất xơ: Bao gồm cả loại chất xơ hòa tan và không hòa tan.
  • Chất chống oxy hóa: Bao gồm hợp chất Polyphenol và Flavonoid.
Chôm chôm chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất
Chôm chôm chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất

Những dưỡng chất này trong chôm chôm có tác dụng tăng cường miễn dịch, cải thiện tim mạch, tiêu hóa, hỗ trợ giảm cân và làm sáng da. Tuy nhiên do chôm chôm có tính nóng nên nhiều người băn khoăn không biết “đau dạ dày ăn chôm chôm được không”? 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người đang bị đau dạ dày nên hạn chế ăn chôm chôm. Lý do là vì:

  • Chôm chôm chứa nhiều đường tự nhiên: Khi tiêu thụ quá nhiều đường, đặc biệt là đường fructose có thể gây ra các triệu chứng khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy. Điều này càng làm cho tình trạng đau dạ dày thêm trầm trọng.
  • Chôm chôm có tính axit cao: Axit trong chôm chôm có thể kích thích dạ dày, làm tăng tiết axit dịch vị, dẫn đến ợ chua, nóng rát, khó chịu và làm tình trạng đau dạ dày thêm nặng hơn.
  • Chôm chôm chứa nhiều chất xơ: Chất xơ trong chôm chôm tuy tốt cho hệ tiêu hóa nhưng khi đang bị đau dạ dày – hệ tiêu hóa đang yếu ớt thì việc sử dụng chôm chôm sẽ làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Điều này dẫn đến hiện tượng đầy hơi, khó tiêu.
  • Chôm chôm có tính nóng: Tính nóng của loại quả này sẽ làm kích thích niêm mạc dạ dày, gây ra các triệu chứng như ợ hơi, ợ nóng, chướng bụng… 
  • Tăng nguy cơ bị viêm loét: Việc tiêu thụ quá nhiều chôm chôm còn làm tăng mức độ viêm, làm gián đoạn quá trình hồi phục ổ viêm, đồng thời tăng nguy cơ bị viêm loét dạ dày.

Hướng dẫn cách dùng chôm chôm cho người bệnh

Mặc dù người bị đau dạ dày nên hạn chế sử dụng chôm chôm. Tuy nhiên trong trường hợp quá thèm, người bệnh vẫn có thể ăn nhưng cần tuân thủ theo những hướng dẫn sau:

Người bệnh cần sử dụng chôm chôm đúng cách
Người bệnh cần sử dụng chôm chôm đúng cách
  • Liều lượng: Hãy ăn với lượng vừa phải, không quá 10 quả mỗi ngày. Tốt nhất nên chia ra thành 2-3 lần sử dụng, không nên ăn dồn vào cùng một lúc.
  • Lựa chọn chôm chôm: Nên chọn chôm chôm chín cây, vỏ căng bóng, màu sắc tươi sáng. Không dùng những quả đã bị thối, mốc, có đốm đen.
  • Cách dùng: Nhai kỹ khi ăn chôm chôm để giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Có thể chế biến chôm chôm thành dạng sinh tố hoặc nước ép nhưng cần chú ý tới liều lượng.
  • Thời gian sử dụng: Nên ăn chôm chôm sau bữa ăn 30 phút, không nên ăn lúc đói.
  • Lựa chọn thay thế khác: Thay vì sử dụng chôm chôm, người bệnh có thể lựa chọn những loại trái cây khác tốt cho dạ dày như: Chuối, táo, dưa hấu,… Đồng thời tránh sử dụng các loại quả như: Dứa, xoài, cóc, kiwi, hồng, cam, quýt….

Như vậy với thắc mắc “đau dạ dày ăn chôm chôm được không?” thì có thể khẳng định rằng chôm chôm không phải là lựa chọn tốt cho người đang bị đau dạ dày. Tuy nhiên, nếu bạn thực sự muốn thưởng thức loại trái cây này, hãy tuân thủ những lời khuyên được nêu ra trong bài viết để giảm bớt những tác động tiêu cực đến sức khỏe.

MÁCH BẠN: Nếu bị đau dạ dày lâu năm, dùng nhiều thuốc không khỏi, người bệnh có thể tìm đến Ths.Bs Nguyễn Thị Tuyết Lan (Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh tại BV YHCT Trung Ương). Bác sĩ đã có hơn 40 năm kinh nghiệm trong điều trị bệnh dạ dày, giúp hàng ngàn trường hợp dứt hẳn bệnh, ăn ngon, ngủ ngon, tiêu hóa tốt mà không cần phải kiêng khem quá nhiều.

Hãy gọi ngay đến số hotline 0983 845 445 hoặc liên hệ trực tiếp để được bác sĩ tư vấn cụ thể về bệnh và cách điều trị hiệu quả nhất.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983845445

Tin mới

Thoái Hóa Xương Khớp Đau Nhức, Hạn Chế Vận Động Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Thoái hóa xương khớp không chỉ là gánh nặng của người già mà còn là...

Xử lý thoát vị đĩa đệm từ căn nguyên – Bài thuốc Y học cổ truyền cho người Việt

Thoát vị đĩa đệm gây đau, tê cứng cột sống, teo cơ, tàn phế, cản...
Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Sưu tầm, kế thừa, nghiên cứu và ứng dụng các bài thuốc cổ phương là...