Huyệt Nhị Gian: Vị Trí, Tác Dụng Và Cách Châm Cứu Trị Bệnh

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Huyệt Nhị Gian được biết đến với công dụng cải thiện một số vấn đề như sốt, liệt mặt, đau vai gáy,… Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết để phát huy tối đa những lợi ích này là xác định đúng vị trí, áp dụng chính xác kỹ thuật khai thông. Để tìm hiểu chi tiết hơn về những băn khoăn trên, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc.

Huyệt Nhị Gian là gì?

Dưới đây là những thông tin chi tiết về huyệt Nhị Gian được ghi chép trong Y thư cổ:

Xuất xứ: Thiên ‘Bản Du’ (Linh Khu 2).

Tên gọi khác: Huyệt Chu Cốc, huyệt Gian Cốc.

Ý nghĩa tên huyệt: Huyệt nằm trên ngón trỏ, khi hơi co lại sẽ tạo thành 3 lóng gấp, vị trí huyệt ở lóng (gian) thứ hai (nhị), nên được gọi là huyệt đạo Nhị Gian.

Đặc tính:

  • Huyệt đạo thứ 2 của Đại Trường kinh.
  • Huyệt Tả của Đại Trường kinh.
  • Huyệt Vinh, thuộc hành Thủy.
Hình ảnh minh họa huyệt Nhị Gian
Hình ảnh minh họa huyệt Nhị Gian

Vị trí huyệt Nhị Gian

Huyệt nằm trên đường tiếp giáp giữa da gan tay và mu tay, ngang chỗ tiếp nối với phần thân và phần đầu trên của xương đốt thứ nhất (thuộc ngón tay trỏ). Khi sờ sẽ thấy xương vị trí đó hình vòng cung. Có 2 cách xác định huyệt Nhị Gian như sau:

Cách 1:

  • Bước 1: Co ngón tay trỏ lại.
  • Bước 2: Huyệt nằm ở chỗ lõm ở phía trước, mé ngoài khớp xương bàn tay và ngón trỏ.

Cách 2:

  • Bước 1: Dùng ngón tay cái của tay kia đặt lên mu bàn tay của tay cần xác định huyệt.
  • Bước 2: Chuyển ngón tay cái xuống phía dưới cho đến khi chạm vào đường tiếp giáp giữa da gan tay và mu tay.
  • Bước 3: Di chuyển ngón tay cái sang phía ngoài khoảng 1 cm.
  • Bước 4: Chỗ lõm dưới ngón tay cái chính là huyệt Nhị Gian.

Lưu ý: Nếu bạn không chắc chắn về vị trí huyệt Nhị Gian, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc Y học cổ truyền để được hướng dẫn. Bởi nếu xác định sai cách sẽ khiến quá trình tác động khai thông huyệt không có hiệu quả, thậm chí tiềm ẩn những tai biển không mong muốn.

Đặc điểm giải phẫu vị trí Nhị Gian huyệt như sau:

  • Dưới da của huyệt đạo là gân cơ gian cốt mu tay và xương.
  • Thần kinh vận động cơ chính là nhánh dây thần kinh quay chi phối.
  • Da vùng huyệt bị chi phối bởi tiết đoạn dây thần kinh C7.

Tác dụng của huyệt đạo Nhị Gian

Huyệt Nhị Gian được ứng dụng rất nhiều trong các liệu pháp điều trị bệnh. Cụ thể, chuyên gia phân tích tác dụng của huyệt như sau:

  • Tán tà nhiệt, thanh nhiệt: Nhờ tác dụng tán phong giải nhiệt, thanh nhiệt giải độc nên Nhị Gian huyệt được sử dụng để điều trị các bệnh do tà nhiệt gây ra như cảm cúm, ho, sốt, viêm họng, mụn nhọt.
  • Lợi yết hầu: Huyệt có tác dụng thông cổ họng, thanh nhiệt giải độc, giúp điều trị các bệnh về yết hầu như đau họng, khàn tiếng, ho, nghẹn.
  • An thần, thanh tâm: Tác động đúng cách vào huyệt sẽ giúp an thần, thanh tâm, giảm stress, lo âu, bồn chồn, dễ ngủ. Vậy nên, huyệt được dùng trong điều trị các bệnh về tâm thần như mất ngủ, hay mơ, hồi hộp, tim đập nhanh.
  • Giảm đau: Tác dụng giảm đau rõ rệt trong các trường hợp đau đầu, đau vai gáy, đau tay, đau bụng, đau răng. Do đó, huyệt có thể được sử dụng để điều trị các chứng đau do phong hàn xâm nhập, khí huyết ứ trệ.
  • Điều hòa khí huyết: Huyệt giúp lưu thông khí huyết, tăng cường sức đề kháng, được sử dụng để điều trị các bệnh do khí huyết ứ trệ bao gồm tê bì chân tay, đau mỏi cơ bắp, sưng hàm, chảy máu mũi, hoa mắt, suy nhược cơ thể.
Huyệt được ứng dụng nhiều trong điều trị bệnh
Huyệt được ứng dụng nhiều trong điều trị bệnh

Cách khai thông huyệt vị đúng kỹ thuật

Trong Y học cổ truyền, huyệt Nhị Gian được ứng dụng 2 phương pháp khai thông là châm cứu và bấm huyệt. Cụ thể kỹ thuật từng phương pháp như sau:

Châm cứu: 

  • Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ châm cứu bao gồm kim châm, bông, cồn, máy châm cứu (nếu có). Thực hiện sát trùng tay và kim châm.
  • Bước 2: Xác định vị trí của Nhị Gian huyệt.
  • Bước 3: Châm thẳng kim vào huyệt, sâu khoảng 0,5 đến 0,3 thốn.
  • Bước 4: Có thể cứu 3 – 5 tráng hoặc ôn cứu 5 – 10 phút.

Sau khi châm kim và cứu , dùng bông gòn ấn nhẹ vào huyệt để cầm máu.

Bấm huyệt: 

  • Bước 1: Xác định vị trí của Nhị Gian huyệt.
  • Bước 2: Dùng ngón tay cái day ấn huyệt trong khoảng 1 – 2 phút, Lực bấm vừa đủ, cảm thấy hơi căng tức nhưng không đau. Thực hiện mỗi bên 10 – 20 lần.
  • Bước 3: Sau khi bấm huyệt, xoa bóp nhẹ nhàng vùng huyệt và các vùng xung quanh.
Cần đảm bảo khai thông huyệt vị đúng kỹ thuật
Cần đảm bảo khai thông huyệt vị đúng kỹ thuật

Cách phối huyệt đạo Nhị Gian trong trị bệnh

Khi kết hợp huyệt đạo Nhị Gian cũng những huyệt đạo tương hợp sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân. Cụ thể, dưới đây là một số phác đồ phối huyệt được ứng dụng phổ biến hiện nay.

  • Phối cùng huyệt Tam Gian (Đại trường.3): Điều trị tình trạng buồn ngủ kéo dài (Theo Tư Sinh Kinh).
  • Phối cùng huyệt Tiền Cốc (Tiểu trường.2): Điều trị mắt viêm cấp (Theo Tư Sinh Kinh).
  • Phối cùng huyệt Âm Khích (Tm.6): Điều trị sợ lạnh (Theo Châm Cứu Tụ Anh).
  • Phối cùng huyệt đạo Hợp Cốc (Đại trường.4): Điều trị mắt có màng (Theo Châm Cứu Tụ Anh).
  • Phối cùng huyệt đạo Dương Khê (Đại trường.5): Điều trị răng sưng, họng đau (Theo Tịch Hoằng Phú).
  • Phối cùng huyệt đạo Hợp Cốc (Đại trường.4) + huyệt Gian Sử (Tâm bào.5) + huyệt Ky Môn (Tâm bào.4) + huyệt Phong Trì (Đ.20) + huyệt Thần Đạo (Đc.11) + huyệt Túc Tam Lý (Vị 36): Có tác dụng điều trị sốt cao, thương hàn gây đau đầu (Theo Loại Kinh Đồ Dực).
  • Phối cùng huyệt Thủ Tam Lý (Đại trường.10): Điều trị sưng họng, đau đầu, đau răng (Theo Thiên Tinh Bí Quyết).

Trên đây là những thông tin chi tiết về tình huyệt Nhị Gian. Việc tác động đúng cách sẽ mang lại những lợi ích lớn trong quá trình điều trị bệnh. Tuy nhiên, người bệnh cần kiên trì thực hiện, tuân thủ theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc, chuyên gia để đạt hiệu quả tốt nhất.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0988954675

Tin mới

chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...
Các chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày – Nghiên Cứu Bởi Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...