Huyệt Kinh Cốt Là Gì? Tìm Hiểu Vị Trí Và Tác Dụng Cho Sức Khỏe

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Trong Y học cổ truyền, huyệt Kinh Cốt được ứng dụng trong điều trị nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ về vị trí, công dụng và cách tác động khai thông huyệt đạo này. Bài viết dưới đây Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc sẽ giúp bạn giải đáp cụ thể.

Huyệt Kinh Cốt là gì?

Huyệt Kinh Cốt là huyệt đạo có xuất xứ từ Thiên ‘Bản Du’ (Linh Khu 2), đóng vai trò quan trọng trong điều trị các bệnh lý liên quan đến sơ tà và khu phong.

Trong Trung Y Cương Mục giải nghĩa về tên gọi của huyệt đạo dựa theo vị trí huyệt nằm ngay tại vị trí xương thuộc khối bàn chân thứ 5. Vị trí này có tên là Kinh Cốt, do đó huyệt đạo được lấy luôn tên đó.

Các đặc tính của huyệt Kinh Cốt như sau:

  • Huyệt thứ 64 của Bàng Quang kinh.
  • Huyệt Nguyên của Bàng Quang kinh.
Hình ảnh minh họa huyệt Kinh Cốt
Hình ảnh minh họa huyệt Kinh Cốt

Xác định vị trí Kinh Cốt huyệt

Huyệt đạo nằm ở bờ ngoài bàn chân, thẳng với ngón út, nằm trước huyệt Kim Môn (Bq 63), đầu sau của xương khớp bàn chân 5 và là nơi tiếp giáp làn da đổi màu.

Đặc điểm giải phẫu huyệt vị:

  • Dưới da vùng huyệt là cơ dạng ngón chân út cùng xương khớp bàn chân 5.
  • Thần kinh vận động cơ là nhánh dây thần kinh chày sau.
  • Da vùng huyệt đạo chịu sự chi phối của tiết đoạn thần kinh S1.

Tác dụng của Kinh Cốt huyệt trong trị bệnh

Khai thông huyệt Kinh Cốt đúng cách sẽ mang lại những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe như:

  • Chủ trị tại chỗ: Giúp điều trị đau nhức bàn chân (cả lòng bàn chân và mu bàn chân).
  • Chủ trị theo kinh: Điều trị chứng đau nhức thắt lưng, đau khớp háng, đau cứng gáy, đau đầu, giúp điều trị chứng chảy máu mũi, hoa mắt, trong mắt có màng, đau nhức mắt.
  • Chủ trị toàn thân: Huyệt đạo Kinh Cốt có khả năng điều trị chứng động kinh, sốt rét, tim đập nhanh gây hồi hộp.

Hướng dẫn châm cứu huyệt Kinh Cốt

Trong Y học cổ truyền, phương pháp được ứng dụng nhằm khai thông Kinh Cốt phổ biến là châm cứu. Tại các phòng khám, bệnh viện Y học cổ truyền sẽ tiến hành châm cứu với kỹ thuật như sau:

  • Bước 1: Để người bệnh ngồi hoặc nằm với tư thế thoải mái, thả lỏng cơ thể.
  • Bước 2: Sát trùng kim châm cứu và làm sạch vị trí huyệt đạo.
  • Bước 3: Xác định huyệt Kinh Cốt, dùng kim châm trực tiếp lên huyệt. Châm xiên, mũi kim châm sẽ hướng vào trong, phía dưới với độ sâu 0.3 – 0.5 thốn.
  • Bước 4: Tiến hành cứu từ 3 – 5 tráng và ôn cứu 5 – 10 phút tùy từng thể trạng bệnh nhân.

Sau khi buổi châm cứu kết thúc, người bệnh cần nằm lại phòng khám khoảng 30 phút để bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe. Nếu phát hiện các phản ứng bất thường như toát nhiều mồ hôi, đau nhức chân, choáng váng,… sẽ cần có biện pháp xử lý an toàn.

Châm cứu phối huyệt đúng cách để tăng hiệu quả trị bệnh
Châm cứu phối huyệt đúng cách để tăng hiệu quả trị bệnh

Phối hợp huyệt tăng hiệu quả trị bệnh

Theo ghi chép từ Y thư cổ, huyệt Kinh Cốt khi được phối cùng các huyệt hợp có thể tăng hiệu quả trị bệnh. Cụ thể như sau:

  • Phối cùng huyệt Thừa Sơn + huyệt Thừa Cân + huyệt Thương Khâu: Giúp điều trị chân mỏi (theo Thiên Kim Phương).
  • Phối cùng huyệt Nhiên Cốc (Th 2) + huyệt Thận Du (Bq 23): Điều trị chứng chân lạnh (theo Thiên Kim Phương).
  • Phối cùng huyệt Trung Phong (C 4) + huyệt Tuyệt Cốt (Đ 39): Điều trị cơ thể tê dại (theo Thiên Kim Phương).
  • Phối cùng huyệt Trung Lữ Du (Bq 29): Điều  trị lưng đau không cúi được (theo Tư Sinh Kinh).
  • Phối cùng huyệt Đại Trữ (Bq 12): Điều trị đau cứng cổ vai gáy không thể cúi (theo Tư Sinh Kinh).
  • Phối cùng huyệt Đại Chung (Th 4): Giúp điều trị Tâm Đởm nhiệt (Châm Cứu Đại Thành).
  • Phối cùng huyệt Khích Thượng + huyệt Nội Quan (Tb 6) + huyệt Thông Lý (Tm 5) + huyệt Thiếu Phủ (Tm 8): Có tác dụng điều trị cơ tim viêm (theo Châm Cứu Học Thượng Hải).

Người bệnh cần lưu ý, tuyệt đối không tự ý phối huyệt tại nhà. Bởi tùy vào tình trạng bệnh và cơ địa mỗi người, lương y sẽ chẩn đoán để điều chỉnh phác đồ châm cứu, bỏ bớt hoặc kết hợp thêm huyệt để tăng hiệu quả trị bệnh, đồng thời ngăn ngừa tai biến nguy hiểm.

Trên đây là thông tin chi tiết liên quan đến huyệt Kinh Cốt. Huyệt đạo này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả và an toàn sức khỏe, người bệnh cần đến các phòng khám, bệnh viện hoặc trung tâm Y học cổ truyền để được lương y bắt mạch, chẩn đoán và tiến hành châm cứu chữa bệnh đúng kỹ thuật.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0988954675

Tin mới

chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...
Các chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày – Nghiên Cứu Bởi Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...