Ăn Gì Hết Ho Khan

6 Nhóm Thực Phẩm để Hết Ho Khan

Người đang gặp vấn đề ho khan do các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan, cảm cúm,... nên thêm vào chế độ ăn các nhóm thực phẩm sau để giảm ho và hỗ trợ phục hồi sức khỏe.

  1. Thực phẩm giàu vitamin A: Đu đủ, bí đỏ, cà chua giúp cải thiện hệ miễn dịch, ngăn ngừa vi khuẩn và virus tấn công đường hô hấp.
  2. Thực phẩm chứa nhiều vitamin C: Chanh, bưởi, ổi, kiwi tăng đề kháng, ức chế sự xâm nhập của tác nhân gây viêm, nhiễm trùng.
  3. Món ăn lỏng: Cháo, súp giúp duy trì độ ẩm cho niêm mạc họng, ngăn chặn cơn ho khan.
  4. Thực phẩm giàu omega 3: Dầu ô liu, dầu gan cá, các loại hạt giúp kháng viêm, giảm sưng hiệu quả.
  5. Các loại hành, hẹ: Hành tây, hành tăm, hành tím, lá hẹ có chất kháng sinh tự nhiên giúp tiêu diệt vi khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng.
  6. Thực phẩm có tính kháng khuẩn: Mật ong, bạc hà, gừng, củ nghệ, giấm táo giúp giảm triệu chứng và thúc đẩy phục hồi niêm mạc hô hấp.

Kiêng Ăn những Thực Phẩm sau để Hỗ Trợ Cải Thiện Ho Khan:

  1. Hải sản, thực phẩm tanh.
  2. Thực phẩm lạnh (nước đá, kem).
  3. Món ăn dầu mỡ, chiên rán.
  4. Thực phẩm có tính nóng (vải, nhãn, ớt).
  5. Món ăn quá mặn, quá ngọt.
  6. Rau củ nhiều chất nhầy.
  7. Đồ uống có gas.
  8. Rượu bia.
  9. Sữa, quýt.

Những loại thực phẩm này có thể kích thích và làm tăng triệu chứng ho khan, đồng thời ảnh hưởng đến quá trình phục hồi sức khỏe. Việc thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh và tránh những thực phẩm cần kiêng cử sẽ hỗ trợ người bệnh nhanh chóng cải thiện tình trạng ho khan.

Lựa chọn được thực phẩm phù hợp sẽ giúp ngăn ngừa kích ứng, hạn chế ngứa họng và giảm ho khan hiệu quả. Vậy nên ăn gì hết ho khan? Bài viết dưới đây tổng hợp 15 món ăn được bác sĩ khuyến nghị nên bổ sung và thống kê danh sách nhóm thực phẩm người bệnh cần tránh.

Tổng quan bệnh ho khan

Ho khan là hiện tượng thường gặp, người mắc không thể ho bật đờm hoặc dịch từ đường hô hấp ra khỏi đường thở. Ho khan có nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng nề, một số trường hợp cơn ho kéo dài, hơi bật ra quá mạnh làm người bệnh mệt mỏi khó chịu. Ai cũng có nguy cơ mắc phải triệu chứng này, từ người già đến trẻ nhỏ, không phân biệt độ tuổi, giới tính.

Ho khan là gì? Nguyên nhân gây ho khan
Ho khan là bệnh lý đường hô hấp thường gặp

Cơn ho có thường xuất hiện vào ban đêm khiến người bệnh khó ngủ, mệt mỏi cơ thể, dẫn đến hiệu suất công việc kém hiệu quả. Ngoài ho khan người bệnh có thể kèm theo một số triệu chứng khác như sốt, ngứa mũi, thở khò khè, đau họng, đau đầu, ra mồ hôi trộm,...

So với các dạng ho khác, ho khan được đánh giá khó tìm ra nguyên nhân gây bệnh hơn bởi việc lấy dịch đờm làm xét nghiệm tương đối khó khăn. Do đó, chỉ có thể dựa vào hình ảnh và biện pháp thăm khám chức năng phổi, kết hợp với một số xét nghiệm khác để đưa ra chẩn đoán về các vấn đề hô hấp mà người bệnh đang gặp phải.

Có nhiều nguyên nhân gây ho khan, đây cũng là triệu chứng điển hình thường gặp trong nhiều bệnh lý về đường hô hấp. Theo đó, cấu trúc phổi có thể dần bị thoái hóa khi đường hô hấp bị viêm mạn tính, khi bị tác nhân gây bệnh xâm nhập sẽ làm tăng tính nhạy cảm của cơ quan này. Ngoài ra, việc thay đổi các yếu tố về môi trường cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng ho khan.

Với sự biến đổi khí hậu và mức độ ô nhiễm môi trường hiện nay, nhiều bệnh lý liên quan đến đường hô hấp xuất hiện. Người bệnh có thể bị ho khan khi tiếp xúc với khói bụi hoặc khi thời tiết chuyển lạnh, thời tiết khô gây kích ứng đường thở.

Bên cạnh đó, một số công việc sử dụng giọng nói thường xuyên cũng khiến dây thanh quản dễ viêm. Trường hợp không chăm sóc, giữ gìn sẽ khiến cơn ho khan khởi phát. Ngoài ra, cơn ho cũng có thể xuất hiện do người bệnh thường xuyên hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc thụ động, người có cơ địa dễ dị ứng,...

Ho khan có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về đường hô hấp. Cơn ho có thể đột ngột xuất hiện hoặc kéo dài dai dẳng tùy vào mức độ viêm nhiễm, tổn thương bên trong đường hô hấp của người bệnh. Cụ thể, đường hô hấp khi bị tổn thương dẫn đến tăng kích thích niêm mạc phế quản, phổi, hình thành xơ sẹo trong hệ hô hấp.

Thành phế quản lúc này trở nên dày hơn khiến hoạt động co giãn không còn đàn hồi như trước. Lúc này khí O2 và CO2 ra vào không được cung cấp đủ, tồn đọng lại phế nang, dẫn đến kích thích hệ hô hấp sản sinh những con ho khan bất thường.

Ho khan là dấu hiệu của bệnh gì?
Tình trạng ho khan có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau

Tình trạng tái cấu trúc của hệ hô hấp như trên làm cho cơ quan này trở nên nhạy cảm khi tiếp xúc với dị nguyên, tăng khả năng nhiễm khuẩn gây bệnh. Chứng ho khan có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về đường hô hấp. Điển hình như:

  • Viêm đường hô hấp: Các bệnh lý viêm đường hô hấp trên hoặc dưới có thể kể đến như viêm hầu họng, viêm phế quản, viêm phổi, dị ứng đường thở, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính,... có triệu chứng ho khan. Tình trạng này có thể xuất hiện vào một giai đoạn nào đó khi bệnh khởi phát. Nếu không nhận biết sớm vấn đề đang gặp phải, tình trạng viêm có nguy cơ nghiêm trọng hơn, chuyển sang ho có đờm mủ, đặc biệt nguy hiểm khi ho ra máu,...
  • Ho gà: Bệnh hình thành liên quan đến trực khuẩn ho gà có tên khoa học là bordetella pertussis. Người bệnh khi nhiễm phải chứng ho gà sẽ có các biểu hiện ban đầu tương tự như tình trạng cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên khi chuyển biến nặng, cơ thể người bệnh xuất hiện cơn ho kéo dài dẫn đến nôn mửa khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu. Bệnh ho gà xuất hiện phổ biến ở trẻ em hơn so với người trưởng thành.
  • Hen suyễn: Bệnh có tỷ lệ người mắc phải ngày càng tăng. Đây là bệnh lý bẩm sinh và liên quan mật thiết đến cơ chế dị ứng của cơ thể. Khi tiếp xúc với dị nguyên hoặc các chất gây kích thích đường thở, cơn hen bắt đầu khởi phát với các triệu chứng như ho khan, thở khò khè, khó thở.
  • Trào ngược dạ dày: Dịch vị tiêu hóa trào ngược lên trên thực quản có thể tràn vào phổi làm khởi phát các cơn ho khan kéo dài khó chịu. Bên cạnh triệu chứng ho khan, người mắc chứng trào ngược dạ dày còn có những biểu hiện bất thường như đau ngực, ợ chua, viêm họng, khàn giọng, khó nuốt,... do axit dạ dày làm bào mòn niêm mạc, kích thích đường hô hấp.
  • Hội chứng chảy dịch mũi sau: Dịch nhầy chảy từ hệ thống xoang xuống thành họng sau gây viêm, kéo theo tình trạng dây thần kinh ở khu vực này bị kích thích. Người mắc phải hội chứng chảy dịch mũi sau thường có các triệu chứng như ho kéo dài, ngứa mũi, rát họng, nuốt vướng và buồn nôn. Nguyên nhân gây bệnh thường do yếu tố thời tiết hoặc các tác nhân dị ứng từ bên ngoài.
  • Bệnh lao: Bệnh do vi khuẩn koch gây ra, khả năng lây nhiễm cao và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng phổi. Khi khởi phát, bệnh lao có triệu chứng ban đầu điển hình là cơn ho khan kéo dài, sau đó lần lượt xuất hiện các triệu chứng khác. Hiện nay, bệnh đã có phương pháp điều trị, phòng ngừa, tuy nhiên vẫn có nhiều người chủ quan, không khám sớm tạo cơ hội cho bệnh tiến triển nhanh chóng, nặng nề.
  • Bệnh tim: Tình trạng tim gặp tổn thương gây suy giảm chức năng, dẫn đến ứ trệ tuần hoàn tại phổi là nguyên nhân dẫn đến các cơn ho khan kéo dài. Bệnh tim có mức độ nguy hiểm cao cần sớm phát hiện và điều trị để phòng tránh các rủi ro không mong muốn, nhất là nguy cơ đe dọa tính mạng.
  • Ung thư phổi: Đây là một trong những bệnh lý có triệu chứng điển hình là cơn ho khan xuất hiện và kéo dài dai dẳng. Cần phát hiện và can thiệp sớm, bởi bệnh ung thư phổi có diễn biến khá phức tạp, có tỷ lệ tử vong cao nếu không điều trị kịp thời.

Trên đây là một số bệnh lý liên quan đến triệu chứng ho khan. Bạn đọc nên thận trọng, thăm khám và điều trị bệnh sớm khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường. Việc chủ quan không can thiệp điều trị có thể khiến tình trạng ho khan kéo dài, chuyển biến nặng nề ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Giải đáp ăn gì hết ho khan? 6 nhóm thực phẩm nên bổ sung

Đối với những người đang bị ho khan do mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan, cảm cúm,... nên bổ sung vào thực đơn các nhóm thực phẩm dưới đây để đẩy lùi cơn ho và thúc đẩy phục hồi sức khỏe.

Thực phẩm giàu vitamin A

Nhóm thực phẩm giàu vitamin A bao gồm đu đủ, bí đỏ, cà chua,.... có tác dụng cải thiện và tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, ngăn ngừa vi khuẩn và virus tấn công vào đường hô hấp. Đồng thời, thường xuyên bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin A sẽ giúp thúc đẩy chữa lành các tổn thương đường thở, giảm dần triệu chứng sưng viêm và giảm tần suất xuất hiện các cơn ho.

an gi het ho khan
Vitamin A sẽ giúp thúc đẩy chữa lành các tổn thương đường thở

Thực phẩm chứa nhiều vitamin C

Ăn gì hết ho khan? Ngoài những thực phẩm chứa nhiều vitamin A, bác sĩ khuyến khích người bệnh nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C như chanh, bưởi, ổi, kiwi. Bởi đây là chất giúp nâng cao đề kháng, ức chế sự xâm nhập và phát triển của tác nhân gây viêm, nhiễm trùng đường thở. Nhờ đó, các cơn ho được thuyên giảm rõ rệt và ngăn hình thành đờm nhầy trong cổ họng.

Món ăn lỏng

Những người bị ho khan hoặc mắc bệnh về đường hô hấp nên tăng cường bổ sung các món ăn được chế biến dạng lỏng và mềm như cháo, súp. Nhóm thực phẩm này sẽ giúp duy trì độ ẩm cho niêm mạc họng, ngăn chặn các cơn ho khan. Đặc biệt, khi ăn đồ ăn lỏng sẽ tránh tình trạng cọ xát tổn thương vùng họng, ngăn ngừa sưng viêm khó chịu.

Ăn gì hết ho khan? Thực phẩm giàu omega 3

Bao gồm dầu ô liu, dầu gan cá tuyết, trong cá béo và các loại hạt,... Acid béo Omega 3 được chứng minh mang tác dụng kháng viêm, giảm sưng hiệu quả. Nhờ đó, khi tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều chất này sẽ giúp làm dịu cổ họng, ngăn các cơn ho, đồng thời giảm tỷ lệ sưng tấy, nhiễm trùng nghiêm trọng.

an gi het ho khan
Acid béo Omega 3 mang tác dụng kháng viêm, giảm sưng

Các loại hành, hẹ

Bao gồm hành tây, hành tăm, hành tím, lá hẹ,... Nghiên cứu phát hiện trong thành phần các loại hành hẹ này chứa hoạt chất kháng sinh tự nhiên, giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh và ngăn ngừa nhiễm trùng đường thở. Sử dụng hằng ngày sẽ giúp xoa dịu cơn ho, giảm cảm giác ngứa rát trong cổ họng.

Ăn thực phẩm có tính kháng khuẩn hết ho khan

Chuyên gia khuyến nghị người bị ho khan nên ăn các thực phẩm có tính kháng khuẩn dưới đây để giảm triệu chứng và thúc đẩy phục hồi niêm mạc hô hấp.

  • Mật ong: Thành phần mật ong chứa các chất sát khuẩn, kháng viêm và làm dịu niêm mạc, giúp giảm cơn ngứa và đau rát hiệu quả.
  • Bạc hà: Tinh dầu trong lá bạc hà giúp làm mát cổ họng, dịu triệu chứng sưng tấy, đồng thời các hoạt chất kháng khuẩn sẽ giúp sát trùng, ngăn ngừa viêm nhiễm nghiêm trọng hơn.
  • Gừng: Các hoạt chất trong củ gừng như zingiberol, geraniol, capsaicin, hydrocarbon sesquiterpenic giúp tăng cường miễn dịch, làm dịu các cơn ho. Đặc biệt, các hoạt chất này giúp giãn nở mạch máu, thúc đẩy khí huyết lưu thông tới cơ quan hô hấp để thúc đẩy phục hồi.
  • Củ nghệ: Chất kháng viêm curcumin trong củ nghệ sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, virus và các gốc tự do tấn công hệ hô hấp, nhờ đó giảm ho khan và ngăn ngừa triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp hiệu quả.
  • Giấm táo: Hàm lượng acid tự nhiên dồi dào trong giấm táo có tác dụng tiêu diệt các tác nhân gây ho ở vòm họng như vi khuẩn, virus,... đồng thời tăng sinh lợi khuẩn, nâng cao miễn dịch và phòng ngừa bội nhiễm.

Nên kiêng ăn gì hết ho khan?

Kiêng ăn gì hết ho khan? Chuyên gia Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc thống kê danh sách những nhóm thực phẩm người bệnh cần tránh để hỗ trợ cải thiện tích cực tình trạng sức khỏe.

  • Hải sản, thực phẩm tanh: Nghiên cứu Y học đã phân tích trong hải sản như mực, cá, cua, tôm, ốc,... có chứa rất nhiều protein gây dị ứng, dẫn đến kích phát những cơn kho khan không dứt. Bên cạnh đó, các bộ phận như vỏ tôm, vảy cá, xương cá dễ mắc vào cổ họng gây ngứa, đau, tổn thương niêm mạc cổ họng.
  • Thực phẩm lạnh: Tiêu biểu như nước đá, kem,... gây kích ứng cổ họng, gia tăng tần suất xuất hiện ho khan. Ngoài ra, thực phẩm lạnh có thể dẫn đến tắc đường dẫn khí, tổn thương phổi khiến bệnh nghiêm trọng hơn. Trong trường hợp phải bảo quản thực phẩm trong ngăn đá tủ lạnh, người bệnh cần lấy ra ngoài trước và để rã đông về nhiệt độ bình thường trước khi sử dụng.
  • Món ăn dầu mỡ, chiên rán: Người bệnh nên kiêng ăn các món dầu mỡ chiên rán vì acid béo từ các thực phẩm này khiến tình trạng ho nghiêm trọng hơn. Đồng thời, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ ảnh hưởng đến tuần hoàn máu tới cơ quan hô hấp và làm tăng tình trạng viêm sưng trong đường thở.
  • Thực phẩm có tính nóng: Người bị ho khan, đặc biệt là người bệnh kèm triệu chứng sốt không nên ăn các thực phẩm có tính nóng như vải, nhãn, món ăn từ gạo nếp, tiêu, ớt,... vì sẽ dẫn đến tăng thân nhiệt và hình thành đờm nhầy đặc quánh, khiến quá trình phục hồi đường thở chậm hơn.

an gi het ho khan
Người bị ho khan không nên ăn các thực phẩm có tính nóng

  • Món ăn quá mặn, quá ngọt: Bao gồm bánh ngọt, socola, kẹo, thịt xông khói,... Các món ăn này sẽ khiến cơ thể nóng từ bên trong, làm cho triệu chứng ho khan kéo dài dai dẳng.
  • Rau củ nhiều chất nhầy: Bao gồm rau đay, rau mồng tơi, rau lang, khoai sọ,... có lượng chất nhầy lớn, khi ăn dễ khiến cơ thể gia tăng tạo đờm nhớt và kích thích các cơn ho dai dẳng.
  • Đồ uống có gas: Trong đồ uống có gas chứa các loại phụ gia khiến tình trạng sưng viêm, kích thích tại niêm mạc trở nặng, khiến các cơn ho dai dẳng hơn. Bên cạnh đó, mọi người thường có thói quen uống nước có gas thêm đá lạnh, điều này càng khiến tình trạng ho khang trở nặng.
  • Rượu bia: Uống nhiều rượu bia khiến cơ thể mất nước, khiến các tế bào và mô ở cổ họng bị khô, dẫn đến kích thích niêm mạc làm cho tình trạng viêm họng, ho khan tồi tệ hơn. Rượu bia cũng gây ức chế hoạt động của tế bào bạch cầu trong máu, ảnh hưởng tiêu cực đến hệ miễn dịch khiến tình trạng ho dai dẳng hơn, nguy hiểm hơn là làm tăng nguy cơ viêm phổi.
  • Sữa, quýt: Ngoài ra, người bị ho khan nên tránh uống sữa và quýt. Bởi sữa chứa nhiều protein gây sản sinh chất nhầy hình thành đờm. Khi ăn quýt sẽ sản sinh chất Cellulite khiến tình trạng ho nghiêm trọng hơn và gia tăng dịch đờm. Vậy nên người bị ho khan không nên tiêu thụ 2 thực phẩm này.

Áp dụng mẹo dân gian để cải thiện hiện tượng ho khan có thể là lựa chọn hiệu quả, an toàn và dễ thực hiện. Một số biện pháp bao gồm sử dụng bạc hà, mật ong, tỏi và chanh.

1. Bạc hà:

  • Bạc hà chứa tinh dầu và nhiều dạng chất dinh dưỡng hỗ trợ điều trị ho, viêm đau họng.
  • Cách thực hiện: Hâm lá bạc hà thành trà uống hoặc giã nhuyễn lá để uống.

2. Mật ong:

  • Mật ong có khả năng kháng khuẩn và chống viêm, giúp giảm ho khan và làm dịu tổn thương nhanh chóng.
  • Cách thực hiện: Ngậm mật ong nguyên chất hoặc pha cùng nước ấm để uống.

3. Tỏi:

  • Tỏi chứa allicin và ajoene, có tác dụng kháng khuẩn tự nhiên và hỗ trợ quá trình điều trị ho.
  • Cách thực hiện: Ưng cử tép tỏi và ăn trực tiếp hoặc nướng rồi ăn.

4. Chanh:

  • Chanh cung cấp vitamin C và khoáng chất, giúp tăng sức đề kháng và làm loãng đờm.
  • Cách thực hiện: Ngậm lát chanh tươi hoặc uống nước chanh pha loãng.

Đối với thuốc Đông y, có thể sử dụng các loại dược liệu như tía tô, cam thảo và lá xương sông để giảm ho khan và làm dịu cơn ho.

5. Tía tô:

  • Tía tô có tác dụng tiêu viêm và giảm ho kéo dài.
  • Cách thực hiện: Sắc nước tía tô và uống hàng ngày.

6. Cam thảo:

  • Cam thảo có tính bình, giúp giảm ho và tăng sức đề kháng.
  • Cách thực hiện: Hãm nước sắc cam thảo và uống hàng ngày.

7. Lá xương sông:

  • Lá xương sông chứa tinh dầu và có tác dụng tiêu thũng, giảm ho và làm dịu họng.
  • Cách thực hiện: Hỗn hợp lá xương sông và mật ong để uống.

Ngoài ra, thuốc Tây y cũng là lựa chọn, nhưng cần thăm bác sĩ để đảm bảo an toàn và tuân thủ đúng chỉ định. Lời khuyên bổ sung bao gồm duy trì vệ sinh, đeo khẩu trang, tập thể dục đều đặn, và chăm sóc dinh dưỡng. Nếu triệu chứng ho kéo dài hoặc có biến chứng, việc gặp bác sĩ là cần thiết.


Bài viết trình bày về top 6 thuốc chữa ho khan dạng siro và top 3 thuốc chữa ho khan dạng viên, cung cấp thông tin về thành phần, liều lượng, chỉ định, chống chỉ định và tác dụng phụ của mỗi loại thuốc. Dưới đây là bản rút gọn:

Top 6 Thuốc Chữa Ho Khan Dạng Siro

1. Astex

  • Thành phần chính: Folium plectranthi, cortex oroxylum indicum, cineolum...
  • Liều dùng:
    • Trẻ sơ sinh đến 2 tuổi: 2 - 5ml, 3 lần/ngày.
    • Trẻ nhỏ 3 - 6 tuổi: 5 - 10ml, 3 lần/ngày.
    • Trẻ trên 6 tuổi và người lớn: 15ml, 3 lần/ngày.

2. Methorphan

  • Thành phần chính: Clorpheniramin maleat, dextromethorphan HBr, guaiphenesin...
  • Liều dùng:
    • Trẻ trên 12 tuổi và người lớn: 15ml, 3 - 4 lần/ngày.

3. P/H

  • Thành phần chính: Chiết xuất cam thảo, mạch môn, không thảo, cao đặc bách bộ, tinh dầu bạc hà...
  • Liều dùng:
    • Trẻ từ 2 - 6 tuổi: 10ml, 2 - 3 lần/ngày.
    • Người lớn: 20ml, 2 - 3 lần/ngày.

4. Sapphire

  • Thành phần chính: Dextromethorphan hydrobromide, guaifenesin, chlorpheniramine...
  • Liều dùng:
    • Trẻ từ 6 tháng đến 12 tuổi: 1,25 - 2,5ml, 3 - 4 lần/ngày.

5. Prospan

  • Thành phần chính: Cao lá thường xuân, gôm xanthan, sorbitol, hương anh đào...
  • Liều dùng:
    • Trẻ dưới 6 tuổi: 2,5ml, 3 lần/ngày.
    • Người từ 18 tuổi trở lên: 5 - 7,5ml, 3 lần/ngày.

6. Bảo Thanh

  • Thành phần chính: Xuyên bối mẫu, bán hạ, ngũ vị tử, qua lâu nhân, mật ong, ô mai, vỏ quýt...
  • Liều dùng:
    • Trẻ dưới 3 tuổi: 5ml, 3 lần/ngày.
    • Người lớn: 15ml, 3 lần/ngày.

Top 3 Thuốc Chữa Ho Khan Dạng Viên

1. Dextromethorphan

  • Liều dùng:
    • Trẻ từ 2 - 6 tuổi: 2,5 - 5mg, 4 tiếng/lần.
    • Trẻ từ 6 - 12 tuổi: 5 - 10mg, 4 tiếng/lần.
    • Người lớn: 10 - 20mg, 4 tiếng/lần.

2. Codein Phosphate

  • Liều dùng:
    • Trẻ từ 1 - 5 tuổi: 3mg, 3 - 4 lần/ngày.
    • Trẻ từ 5 - 12 tuổi: 5 - 10mg, 3 - 4 lần/ngày.
    • Người lớn: 10 - 20mg, 3 - 4 lần/ngày.

3. Bisolvon

  • Liều dùng:
    • Trẻ từ 2 - 6 tuổi: ¼ viên, 3 lần/ngày.
    • Trẻ 6 - 12 tuổi: ½ viên, 3 lần/ngày.
    • Người lớn: 1 viên, 3 lần/ngày.

Lưu Ý Khi Dùng Thuốc Chữa Ho Khan

  • Mua thuốc ở địa chỉ uy tín, không tự ý thay đổi liều lượng.
  • Tuân thủ đúng liều lượng và cách dùng theo hướng dẫn.
  • Kiêng các thực phẩm kích thích và thực hiện sinh hoạt lành mạnh.

Khi Nào Cần Đi Khám Bác Sĩ

  • Gặp tác dụng phụ khi sử dụng thuốc.
  • Trẻ nhỏ không bú, bú ít.
  • Có triệu chứng nghiêm trọng sau 7 ngày sử dụng.

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi “ăn gì hết ho khan?”. Ngoài việc bổ sung các nhóm thực phẩm được khuyến nghị, người bệnh cũng cần tránh tiêu thụ nhóm thực phẩm đã được bác sĩ thống kê trong bài., Từ đó xây dựng được chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học thúc đẩy triệu chứng bệnh nhanh cải thiện.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0974 026 239

Tin mới

Cảnh Báo: Hệ Lụy Từ Thuốc Sinh Lý Nam Tác Dụng Nhanh Khi Lạm Dụng

Vì tính tiện dụng, dễ mua nên nhiều nam giới đã tìm đến các loại...

Bài Thuốc Mề Đay Tiêu Ban Giải Độc Thang Kết Tinh Giá Trị Thuốc Nam Bản Địa

Bài thuốc Tiêu Ban Giải Độc Thang do Trung Tâm Thuốc Dân Tộc và Viện...
Báo chí, truyền hình đưa tin về hiệu quả bài thuốc sinh lý nam Mãnh lực Phục dương khang

Báo Chí, Truyền Hình Đưa Tin Về Hiệu Quả Bài Thuốc Sinh Lý Nam Mãnh Lực Phục Dương Khang

Bài thuốc sinh lý Mãnh lực Phục dương khang của Trung tâm Thuốc dân tộc...