Bé Có Đờm Nhưng Không Ho: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Bé có đờm nhưng không ho nếu không phát hiện và xử lý sớm có khả năng gây bít tắc đường thở, dẫn đến hô hấp khó khăn. Đây có thể là triệu chứng của một số bệnh lý hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ. Bố mẹ nên theo dõi triệu chứng, tìm nguyên nhân và có biện pháp can thiệp kịp thời để phòng tránh các rủi ro gây hại sức khỏe của bé.
Nguyên nhân khiến bé có đờm nhưng không ho
Đờm ở cổ họng xuất hiện do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó chủ yếu là các vấn đề viêm nhiễm hệ hô hấp. Mặc dù khá giống với dịch nhầy sản sinh tại bộ phận này, tuy nhiên đờm về bản chất chỉ xuất hiện khi cơ thể mắc bệnh. Theo đó, đờm lúc này sẽ gồm nhiều dạng vật chất như protein, tế bào miễn dịch, tế bào bạch cầu hoặc các chất lạ khác.
Trong khi đó, đa phần dịch nhầy đường hô hấp đều được tiết ra khi cơ thể trong trạng thái bình thường, khỏe mạnh. Dịch nhầy là phần quan trọng của đờm, được sản sinh với nhiệm vụ ngăn chặn sự xâm nhập của dị vật vào đường thở và phổi. Ngoài ra, như đã nói, đờm có chứa một số tế bào miễn dịch, chúng có tác dụng diệt khuẩn, phòng tránh nguy cơ nhiễm trùng gây hại đường hô hấp.
Trường hợp viêm nhiễm, nhiễm trùng đường hô hấp, lượng vi khuẩn sản sinh trong đờm tăng dần khiến cho đờm thay đổi màu sắc, kèm theo đó là mùi hôi khó chịu. Nếu không sớm loại bỏ lượng đờm này ra khỏi đường hô hấp có thể làm tắc nghẽn, biến chứng nguy hại sức khỏe.
Tình trạng bé có đờm nhưng không ho khiến không ít phụ huynh cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên theo các chuyên gia, lúc này bé vẫn sinh hoạt và ăn uống bình thường, không kèm theo các triệu chứng bất thường nào khác thì bố mẹ không nên quá hoảng hốt.
Nguyên nhân gây ra tình trạng này thường là do cấu tạo cơ thể trẻ, nhất là trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện. Phần dạ dày nằm ngang sẽ là yếu tố khiến trẻ nhỏ bị nôn trớ thường xuyên, đờm xuất hiện ở cổ nhưng không gây ho. Tuy nhiên phần chất nhầy bé nôn ra không phải trường hợp nào cũng là đờm, đôi khi đó là phần dịch trào ngược từ dạ dày lên thực quản.
Bên cạnh nguyên nhân kể trên, một số bệnh lý tai – mũi – họng cũng là yếu tố khiến bé có đờm nhưng không ho. Chẳng hạn các bệnh lý về xoang, amidan, viêm họng,… xuất hiện khi niêm mạc tại các bộ phận này bị kích thích, làm sản sinh ra dịch tiết, đờm nhớt. Trẻ em lúc này có thể ho hoặc không, cơn ho xuất hiện còn tùy vào độ tuổi, cơ địa và mức độ tổn thương, viêm nhiễm hệ hô hấp.
Một số trường hợp khác trẻ có đờm nhưng không ho do nguyên nhân bắt nguồn từ bệnh sởi, bệnh phổi, thủy đậu,… Phụ huynh có thể dựa vào màu sắc đờm được trẻ nôn ra để nhận biết vấn đề mà trẻ đang gặp phải. Cụ thể:
- Đờm trắng xanh: Trẻ đang mắc bệnh hô hấp.
- Đờm trắng đục: Nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp gây bệnh viêm họng cấp, viêm mũi,…
- Đờm xanh, đặc quánh: Là triệu chứng cảnh báo viêm nhiễm đường hô hấp do vi khuẩn.
- Đờm trắng đục như mủ, đặc và hôi: Bệnh hô hấp chuyển thành dạng mãn tính.
Bố mẹ nên quan sát biểu hiện của bé để kịp thời xử lý nhằm bảo vệ sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Các chuyên gia khuyến khích phụ huynh nên đưa con đến gặp bác sĩ nếu nhận thấy tình trạng bé có đờm nhưng không ho kéo dài. Bác sĩ sẽ chẩn đoán và hướng dẫn cách điều trị phù hợp, giảm nguy cơ gặp phải các rủi ro không mong muốn.
Tình trạng bé có đờm nhưng không ho có nguy hiểm không?
Nhiều phụ huynh thắc mắc tình trạng bé có đờm nhưng không ho nguy hiểm không. Theo các chuyên gia, để giải đáp câu hỏi này trước hết cần xác định nguyên nhân làm xuất hiện lượng đờm ở trẻ. Trường hợp do trào ngược dạ dày, trẻ sẽ cảm thấy cổ họng khó chịu, nôn trớ thường xuyên. Thông qua đó, đờm và chất nhầy ở cổ họng sẽ được đẩy ra ngoài.
Tuy nhiên, trường hợp đờm tích tụ nhiều không được đào thải có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Đặc biệt đối với những bé có đờm nhưng không ho, nôn trớ kéo dài gây rối loạn hoạt động tiêu hóa, cơ thể trẻ không hấp thụ đủ dưỡng chất cần thiết. Điều này làm bé có cân nặng sụt giảm hoặc gặp phải các vấn đề về tiêu hóa khác ở trẻ sơ sinh.
Ngoài ra, tình trạng dịch đờm nhiều có khả năng làm tắc nghẽn đường thở, bé lúc này hô hấp gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là vào những thời điểm bé đang bú hoặc ngủ, đờm có thể gây tắc nghẽn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hô hấp và sức khỏe. Nếu vi khuẩn trong đờm sinh sôi phát triển còn có nguy cơ gây nhiễm trùng, phát sinh nhiều biến chứng khác cho trẻ nhỏ.
Cách xử lý khi bé có đờm nhưng không ho
Trẻ gặp phải các bệnh lý về đường hô hấp thường xuất hiện các cơn ho bất thường. Ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm tống dịch đờm ra khỏi đường hô hấp, khai thông đường thở. Tuy nhiên, một số trường hợp bé có đờm nhưng không ho. Vậy nên xử lý thế nào khi con gặp phải tình trạng này? Dưới đây là một số phương án được áp dụng:
Giúp bé tống đờm khỏi cổ họng
Vướng đờm trong cổ họng khiến trẻ cảm thấy khó chịu. Lúc này bố mẹ có thể hỗ trợ bé tống đờm ra ngoài bằng cách cho trẻ nằm nghiêng, trẻ sơ sinh mẹ sẽ ôm nghiêng bé về một bên. Tiếp đến lấy tay vỗ nhẹ vào ngực và lưng của bé, cách vỗ rung đờm sẽ giúp tống đờm ra khỏi cơ thể trẻ dễ dạng hơn.
Dùng lực vừa phải, vỗ từ từ từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong và hai bên. Thực hiện từ 3 – 5 phút, ngày áp dụng 2 – 3 lần. Đây là một trong những phương pháp giúp đờm tại phổi, khí quản loãng hơn, tạo điều kiện cho chúng chảy ra ngoài, tăng cường lưu thông máu, giúp thông thoáng đường thở cho trẻ.
Giữ ấm cho cơ thể bé
Sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ nhỏ còn yếu, có thể mắc phải các bệnh lý đường hô hấp khi tiếp xúc tác nhân gây hại từ môi trường. Nhất là khi thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ không khí giảm thấp. Bố mẹ nên lưu ý giữ ấm cho cơ thể bé, việc này giúp hỗ trợ khắc phục các vấn đề hô hấp, ngăn nguy cơ đờm tích tụ nhiều hơn.
Bổ sung đủ nước cho trẻ
Dịch đờm có thể trở nên đặc nếu cơ thể bé thiếu nước. Do đó, để làm loãng dịch đờm hỗ trợ việc tống chúng ra khỏi cơ thể thuận lợi hơn, bố mẹ nên cho trẻ uống đủ nước. Sử dụng nước ấm khoảng 23 độ C cũng giúp xoa dịu cảm giác khó chịu cổ họng cho trẻ.
Việc bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể còn giúp cải thiện tuần hoàn máu, tăng quá trình đào thải độc tố, cặn bã bên trong cơ thể thông qua nước tiểu. Nhờ đó, đường hô hấp giảm nguy cơ bị kích thích sản sinh đờm bên trong khí quản, cổ họng khiến bé thở dễ dàng hơn.
Áp dụng mẹo dân gian
Áp dụng một số mẹo chữa dân gian giúp làm loãng đờm cho trẻ là sự lựa chọn của nhiều phụ huynh. Bởi các biện pháp dân gian thường sử dụng nguyên liệu thiên nhiên an toàn, lành tính, thích hợp cho trẻ nhỏ. Tham khảo một số biện pháp phổ biến dưới đây:
Lê hấp đường phèn: Lê chứa nhiều nước, vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Loại quả này thanh mát, giúp thải độc, thanh nhiệt cơ thể, lành tính có thể dùng cho trẻ em. Do đó, khi bé có đờm nhưng không ho, bạn có thể làm lê hấp đường phèn cho trẻ ăn để giảm kích ứng, loãng đờm, giúp cơ thể trẻ dễ chịu hơn. Cách làm như sau:
- Dùng quả lê tươi, rửa sạch, gọt vỏ rồi cắt thành nhiều miếng nhỏ.
- Cho lê vào trong chén, thêm đường phèn và tiếp hành hấp cách thủy.
- Đến khi lê chín, đường phèn tan hết có thể lấy ra dùng.
- Mỗi ngày cho trẻ ăn 2 – 3 lần đến khi hết phần lê hấp, lưu ý ăn nóng sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.
Mật ong chanh nóng: Mật ong chứa nhiều chất kháng viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa tốt cho cơ thể. Bên cạnh đó, nước cốt chanh cũng chứa nhiều vitamin, khoáng chất thiết yếu. Hai nguyên liệu hỗ trợ nhau làm loãng dịch đờm, tăng đề kháng cho trẻ. Sử dụng theo cách sau:
- Dùng khoảng 2 muỗng mật ong nguyên chất, 1 muỗng nước cốt chanh cho vào ly.
- Khuấy đều với 100ml nước ấm rồi cho trẻ uống.
- Sử dụng mỗi buổi sáng, không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.
Ngoài hai biện pháp kể trên, còn rất nhiều mẹo chữa dân gian giúp hỗ trợ tống đờm ra khỏi đường hô hấp cho trẻ em. Tuy nhiên bố mẹ không nên lạm dụng, chỉ áp dụng với liều lượng vừa đủ. Trường hợp áp dụng một thời gian không thấy triệu chứng thuyên giảm, bố mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị theo hướng dẫn.
Đưa trẻ thăm khám bác sĩ
Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bé, chuyên gia vẫn khuyến khích phụ huynh đưa con đến bệnh viện thăm khám và điều trị sớm. Đặc biệt là khi tình trạng bé có đờm nhưng không ho kèm theo các triệu chứng bất thường khác như khó thở, khó nuốt, sụt cân,…
Nếu đờm tiết ra nhiều, đặc, gây ứ đọng lâu ngày có khả năng dẫn đến bít tắc đường thở. Bác sĩ có thể sẽ sử dụng máy hút đờm để hỗ trợ điều trị. Bên cạnh đó, bố mẹ tuyệt đối không được tự ý mua và cho trẻ sử dụng thuốc khi chưa được chỉ định. Bởi, nguy cơ dùng sai thuốc, quá liều có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho cơ thể trẻ nhỏ.
Chính vì thế, bố mẹ nên tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Trong quá trình chăm sóc, nếu nhận thấy con có các triệu chứng lạ nên thông báo để được hỗ trợ xử lý sớm, phòng tránh các rủi ro ảnh hưởng sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Phòng ngừa các bệnh lý hô hấp cho trẻ nhỏ
Như đã đề cập, trẻ em nhất là những bé sơ sinh có hệ miễn dịch và sức đề kháng còn non yếu. Do đó khi gặp phải tác nhân gây hại, bé có thể mắc phải các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt tại hệ hô hấp. Tình trạng bé có đờm nhưng không ho hoặc ho kéo dài kèm theo các triệu chứng khác không khắc phục có thể dẫn đến biến chứng nguy hại.
Vì thế, chuyên gia khuyên phụ huynh nên chủ động trong công tác phòng bệnh cho trẻ. Việc ngăn ngừa từ sớm sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro phát sinh các bệnh lý về đường hô hấp. Một số lưu ý như sau:
- Giữ không gian sống, sinh hoạt của trẻ thông thoáng, sạch sẽ. Lau chùi bề mặt vật dụng, đồ chơi mà trẻ thường xuyên cầm nắm để tránh hại khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp.
- Vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ hàng ngày, tập cho trẻ thói quen đánh răng trước khi đi ngủ, dùng nước muối ấm súc miệng, khò cổ họng để phòng bệnh viêm họng, viêm amidan,…
- Giữ ấm cho cơ thể bé khi thời tiết chuyển lạnh, không bật quạt, máy lạnh hướng trực tiếp vào người bé.
- Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Ưu tiên những món dễ nhai, dễ tiêu hóa. Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung vitamin, khoáng chất, giúp hệ tiêu hóa, sức đề kháng của trẻ khỏe mạnh hơn.
- Tránh cho trẻ ăn đồ lạnh, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, hạn chế cho bé uống nước ngọt có ga.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ giúp theo dõi tình trạng của bé. Nếu cần thiết bác sĩ sẽ kịp thời can thiệp điều trị, phòng ngừa các nguy cơ cho trẻ nhỏ.
Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đọc đã có thêm thông tin về vấn đề trẻ có đờm nhưng không ho do đâu gây ra và hướng khắc phục hiệu quả. Đây là hiện tượng thường gặp, tuy nhiên bố mẹ không nên chủ quan. Ngoài các nguyên nhân sinh lý bình thường, đờm xuất hiện dày đặc có thể là dấu hiệu của bệnh về viêm nhiễm đường hô hấp. Do đó, phụ huynh nên theo dõi triệu chứng và tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp can thiệp phù hợp.
Xem Thêm:
- Bé Bị Ho Có Đờm Sổ Mũi Uống Thuốc Gì? Chăm Sóc Thế Nào?
- Trẻ Ho Nhiều Về Đêm Có Đờm: Nguyên Nhân, Cách Chăm Sóc
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!