Ho Khan

Ho khan là biểu hiện thường gặp, nhiều người mắc phải. Nguyên nhân gây nên tình trạng này rất đa dạng, đây có thể là triệu chứng của các bệnh lý về đường hô hấp cần được phát hiện và điều trị kiểm soát sớm. Do đó, nếu nhận thấy cơn ho khan kéo dài không dứt, đặt biệt còn kèm theo một vài dấu hiệu bất thường khác bạn nên chủ động đến bệnh viện thăm khám để can thiệp chữa trị khi cần thiết.

Ho khan là gì?

Ho khan là hiện tượng thường gặp, người mắc không thể ho bật đờm hoặc dịch từ đường hô hấp ra khỏi đường thở. Ho khan có nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng nề, một số trường hợp cơn ho kéo dài, hơi bật ra quá mạnh làm người bệnh mệt mỏi khó chịu. Ai cũng có nguy cơ mắc phải triệu chứng này, từ người già đến trẻ nhỏ, không phân biệt độ tuổi, giới tính.

Ho khan là gì? Nguyên nhân gây ho khan
Ho khan là bệnh lý đường hô hấp thường gặp

Cơn ho có thường xuất hiện vào ban đêm khiến người bệnh khó ngủ, mệt mỏi cơ thể, dẫn đến hiệu suất công việc kém hiệu quả. Ngoài ho khan người bệnh có thể kèm theo một số triệu chứng khác như sốt, ngứa mũi, thở khò khè, đau họng, đau đầu, ra mồ hôi trộm,...

So với các dạng ho khác, ho khan được đánh giá khó tìm ra nguyên nhân gây bệnh hơn bởi việc lấy dịch đờm làm xét nghiệm tương đối khó khăn. Do đó, chỉ có thể dựa vào hình ảnh và biện pháp thăm khám chức năng phổi, kết hợp với một số xét nghiệm khác để đưa ra chẩn đoán về các vấn đề hô hấp mà người bệnh đang gặp phải.

Nguyên nhân ho khan

Có nhiều nguyên nhân gây ho khan, đây cũng là triệu chứng điển hình thường gặp trong nhiều bệnh lý về đường hô hấp. Theo đó, cấu trúc phổi có thể dần bị thoái hóa khi đường hô hấp bị viêm mạn tính, khi bị tác nhân gây bệnh xâm nhập sẽ làm tăng tính nhạy cảm của cơ quan này. Ngoài ra, việc thay đổi các yếu tố về môi trường cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng ho khan.

Với sự biến đổi khí hậu và mức độ ô nhiễm môi trường hiện nay, nhiều bệnh lý liên quan đến đường hô hấp xuất hiện. Người bệnh có thể bị ho khan khi tiếp xúc với khói bụi hoặc khi thời tiết chuyển lạnh, thời tiết khô gây kích ứng đường thở.

Bên cạnh đó, một số công việc sử dụng giọng nói thường xuyên cũng khiến dây thanh quản dễ viêm. Trường hợp không chăm sóc, giữ gìn sẽ khiến cơn ho khan khởi phát. Ngoài ra, cơn ho cũng có thể xuất hiện do người bệnh thường xuyên hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc thụ động, người có cơ địa dễ dị ứng,...

Triệu chứng ho khan

Ho khan có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về đường hô hấp. Cơn ho có thể đột ngột xuất hiện hoặc kéo dài dai dẳng tùy vào mức độ viêm nhiễm, tổn thương bên trong đường hô hấp của người bệnh. Cụ thể, đường hô hấp khi bị tổn thương dẫn đến tăng kích thích niêm mạc phế quản, phổi, hình thành xơ sẹo trong hệ hô hấp.

Thành phế quản lúc này trở nên dày hơn khiến hoạt động co giãn không còn đàn hồi như trước. Lúc này khí O2 và CO2 ra vào không được cung cấp đủ, tồn đọng lại phế nang, dẫn đến kích thích hệ hô hấp sản sinh những con ho khan bất thường.

Ho khan là dấu hiệu của bệnh gì?
Tình trạng ho khan có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau

Tình trạng tái cấu trúc của hệ hô hấp như trên làm cho cơ quan này trở nên nhạy cảm khi tiếp xúc với dị nguyên, tăng khả năng nhiễm khuẩn gây bệnh. Chứng ho khan có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về đường hô hấp. Điển hình như:

  • Viêm đường hô hấp: Các bệnh lý viêm đường hô hấp trên hoặc dưới có thể kể đến như viêm hầu họng, viêm phế quản, viêm phổi, dị ứng đường thở, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính,... có triệu chứng ho khan. Tình trạng này có thể xuất hiện vào một giai đoạn nào đó khi bệnh khởi phát. Nếu không nhận biết sớm vấn đề đang gặp phải, tình trạng viêm có nguy cơ nghiêm trọng hơn, chuyển sang ho có đờm mủ, đặc biệt nguy hiểm khi ho ra máu,...
  • Ho gà: Bệnh hình thành liên quan đến trực khuẩn ho gà có tên khoa học là bordetella pertussis. Người bệnh khi nhiễm phải chứng ho gà sẽ có các biểu hiện ban đầu tương tự như tình trạng cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên khi chuyển biến nặng, cơ thể người bệnh xuất hiện cơn ho kéo dài dẫn đến nôn mửa khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu. Bệnh ho gà xuất hiện phổ biến ở trẻ em hơn so với người trưởng thành.
  • Hen suyễn: Bệnh có tỷ lệ người mắc phải ngày càng tăng. Đây là bệnh lý bẩm sinh và liên quan mật thiết đến cơ chế dị ứng của cơ thể. Khi tiếp xúc với dị nguyên hoặc các chất gây kích thích đường thở, cơn hen bắt đầu khởi phát với các triệu chứng như ho khan, thở khò khè, khó thở.
  • Trào ngược dạ dày: Dịch vị tiêu hóa trào ngược lên trên thực quản có thể tràn vào phổi làm khởi phát các cơn ho khan kéo dài khó chịu. Bên cạnh triệu chứng ho khan, người mắc chứng trào ngược dạ dày còn có những biểu hiện bất thường như đau ngực, ợ chua, viêm họng, khàn giọng, khó nuốt,... do axit dạ dày làm bào mòn niêm mạc, kích thích đường hô hấp.
  • Hội chứng chảy dịch mũi sau: Dịch nhầy chảy từ hệ thống xoang xuống thành họng sau gây viêm, kéo theo tình trạng dây thần kinh ở khu vực này bị kích thích. Người mắc phải hội chứng chảy dịch mũi sau thường có các triệu chứng như ho kéo dài, ngứa mũi, rát họng, nuốt vướng và buồn nôn. Nguyên nhân gây bệnh thường do yếu tố thời tiết hoặc các tác nhân dị ứng từ bên ngoài.
  • Bệnh lao: Bệnh do vi khuẩn koch gây ra, khả năng lây nhiễm cao và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng phổi. Khi khởi phát, bệnh lao có triệu chứng ban đầu điển hình là cơn ho khan kéo dài, sau đó lần lượt xuất hiện các triệu chứng khác. Hiện nay, bệnh đã có phương pháp điều trị, phòng ngừa, tuy nhiên vẫn có nhiều người chủ quan, không khám sớm tạo cơ hội cho bệnh tiến triển nhanh chóng, nặng nề.
  • Bệnh tim: Tình trạng tim gặp tổn thương gây suy giảm chức năng, dẫn đến ứ trệ tuần hoàn tại phổi là nguyên nhân dẫn đến các cơn ho khan kéo dài. Bệnh tim có mức độ nguy hiểm cao cần sớm phát hiện và điều trị để phòng tránh các rủi ro không mong muốn, nhất là nguy cơ đe dọa tính mạng.
  • Ung thư phổi: Đây là một trong những bệnh lý có triệu chứng điển hình là cơn ho khan xuất hiện và kéo dài dai dẳng. Cần phát hiện và can thiệp sớm, bởi bệnh ung thư phổi có diễn biến khá phức tạp, có tỷ lệ tử vong cao nếu không điều trị kịp thời.

Trên đây là một số bệnh lý liên quan đến triệu chứng ho khan. Bạn đọc nên thận trọng, thăm khám và điều trị bệnh sớm khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường. Việc chủ quan không can thiệp điều trị có thể khiến tình trạng ho khan kéo dài, chuyển biến nặng nề ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Ho khan có nguy hiểm không?

Cơn ho khan có thể diễn ra trong thời gian ngắn, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp ho kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt đời sống và sức khỏe. Trường hợp cơn ho là biểu hiện của các bệnh lý khác nhưng không được can thiệp điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hại sức khỏe.

Ho khan có nguy hiểm không?
Cơn ho kéo dài không kiểm soát ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh

Trường hợp cơn ho kéo dài có thể khiến người bệnh bị kệt quệ năng lượng, đau đầu, thường xuyên buồn nôn, cơ bắp và ngực đau nhức khó chịu do ho thường xuyên, khản giọng, đau vùng hầu họng, một số trường hợp ho mạnh có thể làm gãy xương sườn.
Trên đây là những ảnh hưởng của ho khan đối với sức khỏe, bên cạnh đó tình trạng này còn làm rối loạn tâm lý người bệnh. Họ dễ có cảm giác tự ti, ngại ngùng khi giao tiếp với người xung quanh, đặc biệt có nguy cơ trầm cảm. Chính vì thế các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên chủ động thăm khám sớm để phòng tránh các rủi ro không mong muốn cho sức khỏe, tinh thần.

Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa ho khan

Ho khan là tình trạng cơn ho xuất hiện không đờm nhớt, có thể kéo dài hoặc diễn ra trong thời gian ngắn. Tùy vào nguyên nhân gây ho mà người bệnh áp dụng phương pháp điều trị khác nhau. Ngoài ra, để nhanh chóng cải thiện bệnh, bảo vệ sức khỏe, người bệnh không nên bỏ qua vấn đề chăm sóc cơ thể.
Một số lưu ý như:

  • Để giảm ho về đêm, khi ngủ người bệnh nên sử dụng 1 chiếc gối mềm kê cao đầu. Biện pháp giúp hạn chế tình trạng chảy dịch mũi sau, trào ngược dịch dạ dày làm kích thích cổ họng phát sinh các cơn ho khó chịu.
  • Sử dụng nước ấm để tắm giúp giảm nguy cơ nhiễm lạnh khiến cơn ho kéo dài.
  • Tránh xa khói thuốc lá, có thể dùng máy tạo độ ẩm không khí để tránh tình trạng không khí khô kích thích cơn ho tái phát. Ngoài ra, bạn nên vệ sinh không gian sống sạch sẽ, giặt mền gối, màn cửa,... để tránh bụi bẩn kích thích niêm mạc.
  • Tránh các tác nhân gây dị ứng như lông thú nuôi, phấn hoa,...
  • Ăn uống đầy đủ dinh dướng, bổ sung cho cơ thể thực phẩm giàu vitamin để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giảm tình trạng đau rát cổ họng do ho kéo dài. Tránh ăn những món lạnh, cay nóng,... bởi chúng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập đường hô hấp.
  • Uống nhiều nước, vận động cơ thể nhẹ nhàng giúp máu huyết lưu thông, tăng cường sức đề kháng và nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.

Ho khan có thể là biểu hiện kích ứng bình thường khi hệ hô hấp gặp phải dị nguyên gây hại. Tuy nhiên đây cũng có thể là biểu hiện cảnh báo các bệnh lý về đường hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản,... hay bệnh về tiêu hóa như trào ngược dạ dày. Do đó, người bệnh khi thấy cơn ho kéo dài, kèm theo các biểu hiện bất thường nên chủ động đến gặp bác sĩ để được điều trị xử lý sớm.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0974 026 239

Tin mới

Định Tâm An Thần Thang: Bài Thuốc Tốt Nhất Từ Y Học Cổ Truyền 

Mất ngủ là vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại, gây...

Cảnh Báo Mề Đay Cấp Và Mãn Tính Ở Trẻ Em Bùng Phát Tại Miền Nam 

Thời gian gần đây, số lượng trẻ em mắc mề đay cấp và mãn tính...

Nghiên Cứu Khoa Học Về Bệnh Viêm Da Cơ Địa Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Sau nhiều năm đi sâu nghiên cứu, đội ngũ chuyên gia Viện Y dược cổ...