Trẻ Ho Nhiều Về Đêm Có Đờm: Nguyên Nhân, Cách Chăm Sóc

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Trẻ ho nhiều về đêm có đờm là triệu chứng thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, có khả năng trẻ đang mắc các vấn đề về hô hấp như bệnh viêm phế quản, tiểu phế quả, hen suyễn, viêm phổi,… Cần chủ động đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị sớm, nhất là khi trẻ bị ho có đờm về đêm thường xuyên.

Nguyên nhân khiến trẻ ho nhiều về đêm có đờm

Như bạn đọc đã biết, ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm tống dị vật như bụi bẩn, vi khuẩn, dịch đờm,… ra khỏi đường hô hấp. Các chuyên gia mô tả hiện tượng này bằng hình ảnh nắp thanh âm đóng mở mạnh tạo ra cơn ho sù sụ, ho kéo dài dai dẳng.

Nguyên nhân khiến trẻ ho nhiều về đêm có đờm
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ ho nhiều về đêm có đờm

Ho có thể xuất hiện ở nhiều nhóm đối tượng, trong đó phổ biến nhất là trẻ em, người có cơ địa nhạy cảm, sức đề kháng kém. Tình trạng trẻ ho nhiều về đêm có đờm khiến cho nhiều phụ huynh lo lắng. Bởi, vấn đề này không chỉ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ mà còn gây ra các tác hại về mặt sức khỏe và tinh thần.

Vậy, lý do vì sao trẻ ho nhiều về đêm có đờm? Dưới đây là một số yếu tố chính làm xuất hiện cơn ho có đờm ở trẻ nhỏ, nhất là thời gian bùng phát thường vào buổi đêm:

Do hệ miễn dịch yếu

Trẻ em là nhóm đối tượng có hệ miễn dịch cũng như sức đề kháng non yếu, dễ bị tác động khi gặp phải tác nhân gây hại. Chẳng hạn như virus, vi khuẩn, bụi bẩn, hóa chất,… chúng xâm nhập vào đường hô hấp có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm, tổn thương niêm mạc.

Khi đó, trẻ bắt đầu khởi phát các cơn ho bất thường nhằm tống dị vật ra ngoài đường thở. Tuy nhiên, một số tác nhân gây bệnh xâm nhập sâu, sức đề kháng và hệ miễn dịch kém không chống lại chúng sẽ dẫn dến các bệnh lý về đường hô hấp. Cơn ho xuất hiện nhiều vào ban đêm khiến trẻ khó ngủ, kèm theo đó là các triệu chứng khó chịu khác.

Ảnh hưởng thời tiết

Nhiệt độ vào ban đêm thường hạ thấp hơn so với ban ngày. Chính vì thế, các triệu chứng hô hấp sẽ xuất hiện vào ban đêm nhiều hơn. Cơn ho có đờm ở trẻ cũng vì thế mà bùng phát khi nhiệt độ bắt đầu xuống thấp vào ban đêm hoặc khi “trái gió trở trời”.

Chính vì thế bố mẹ nên giữ ấm cho trẻ bằng cách mặc quần áo ấm, đắp chăn, thoa dầu bàn chân và mang tất,… Nhất là những khi thời tiết chuyển lạnh thất thường, nhiệt độ giảm nhanh có thể làm cơ thể trẻ bị nhiễm lạnh, dẫn đến các cơn ho khó chịu.

Tư thế nằm ngủ của trẻ

Ngoài ra, trẻ ho nhiều về đêm có đờm cũng có thể hình thành do tư thế nằm ngủ của trẻ. Thông thường vào ban ngày, trẻ khó chịu đường hô hấp có thể ho nhằm khạc nhổ đờm dãi ra ngoài để làm thông thoáng đường thở.

Nguyên nhân khiến trẻ ho nhiều về đêm có đờm
Tư thế ngủ của trẻ có thể làm kích thích cơn ho xuất hiện vào ban đêm

Tuy nhiên khi ngủ, tư thế nằm có thế làm ứ đọng đờm nhớt trong phế nang, kích thích cơn ho xuất hiện. Chính vì thế, phụ huynh nên lưu ý, khi trẻ ngủ nên dùng một cái gối mềm kê đầu bé cao hơn thân người để tránh tình trạng đờm nhớt tích tụ gây nghẹt đường thở.

Giảm nồng độ corticoid về đêm

Corticoid được tiết ra từ tuyến thượng thận có tác dụng chống viêm, điều hòa hoạt động chuyển hóa và ngăn cản sự xâm nhập của tác nhân gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, vào ban đêm, chất này giảm dần khiến cho trẻ dễ gặp phải các vấn đề về hô hấp, trong đó có tình trạng ho có đờm về đêm.

Tình trạng tái cấu trúc đường thở

Ngoài các nguyên nhân kể trên, hiện tượng ho về đêm ở trẻ em kèm theo đờm nhớt có thể do tình trạng tái cấu trúc đường thở gây ra. Theo đó, đường thở bị viêm nhiễm kéo dài là nguyên nhân chính khiến niêm mạc phế quản, phổi trở nên sưng phù, thu hẹp, khí đọng lại trong phế nang gây ra các cơn ho dai dẳng ở trẻ nhỏ.

Không những thế, hiện tượng tái cấu trúc, tăng sinh tại đường thở cũng là nguyên nhân khiến cho niêm mạc phổi, phế quản nhạy cảm hơn. Lúc này khi gặp phải tác nhân gây hại sẽ làm bùng phát các cơn ho bất thường về đêm cho trẻ.

Trẻ ho nhiều về đêm có đờm nguy hiểm không?

Bên cạnh các nguyên nhân kể trên, tình trạng trẻ ho nhiều về đêm có đờm có thể là dấu hiệu của các chứng bệnh về hô hấp như hen, viêm phế quản, viêm phổi,… Nếu không phát hiện và điều trị, trẻ có nguy cơ phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm.

Để phụ huynh nắm được các bệnh lý về đường hô hấp liên quan đến triệu chứng này, dưới đây là thông tin một số căn bệnh phổ biến. Cần nhận biết sớm và đưa trẻ đến gặp bác sĩ để phòng tránh các rủi ro không mong muốn:

Bệnh viêm phế quản

Viêm phế quản ở trẻ em, nhất là những bé dưới 1 tuổi. Bệnh gây ra các triệu chứng ban đầu như ho, cảm lạnh, sốt,… Nếu không được điều trị lâu dần có thể làm ảnh hưởng đến hai cuống phổi, làm tắc tiểu phế quản,…

Trẻ ho nhiều về đêm có đờm nguy hiểm không?
Ho có thể là dấu hiệu của bệnh lý hô hấp, trong đó có chứng viêm phế quản ở trẻ em

Có nhiều nguyên nhân gây nên chứng bệnh này, trong đó có thể kể đến như do virus xâm nhập, viêm nhiễm vì yếu tố môi trường hoặc ảnh hưởng bởi các bệnh lý liên quan khác,… Phụ huynh nên theo dõi biểu hiện bất thường của trẻ để sớm can thiệp điều trị.

Bệnh viêm tiểu phế quản

Viêm tiểu phế quản ở trẻ em là bệnh lý về đường hô hấp phổ biến, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Bệnh khởi phát và kéo dài 1 – 2 tuần. Nếu sức đề kháng của bé tốt hoặc được điều trị đúng phương pháp, triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm và biến mất dần. Ngược lại, trẻ có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm.

Các triệu chứng khi bệnh mới khởi phát dễ bị nhầm lẫn với tình trạng cảm lạnh như ho, sổ mũi, sốt nhẹ,… Tuy nhiên theo thời gian, các triệu chứng của bệnh sẽ ngày càng nặng hơn. Trẻ ho nhiều về đêm có đờm làm nghẹt đường thở, thở khò khè, sốt cao, nôn mửa, tiêu chảy,…

Trường hợp không phát hiện, bệnh kéo dài có thể dẫn đến biến chứng xẹp phổi, ngừng thở, co giật, rối loạn nhiệp tim,… thậm chí là dẫn đến tử vong. Do đó bố mẹ cần hết sức lưu ý các biểu hiện bất thường của trẻ, đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám và can thiệp điều trị sớm.

Bệnh hen suyễn

Trẻ em có thể bị mắc bệnh hen suyễn do nhiều nguyên nhân gây ra. Chẳng hạn như nấm móc, virus, vi khuẩn,… xâm nhập và gây viêm nhiễm đường hô hấp, do di truyền từ người thân trong gia đình, ảnh hưởng thời tiết, môi trường sống và nhiều yếu tố khác.

Khi bị hen suyễn, trẻ thường có các biểu hiện như ho nhiều, ho dai dẳng, ho có đờm đặc, khó thở, thở khò khè,… Các triệu chứng có thể xuất hiện vào ban đêm khi nhiệt độ xuống thấp. Đây là chứng bệnh mãn tính, trẻ có thể phải chung sống với nó suốt đời.

Trẻ ho nhiều về đêm có đờm nguy hiểm không?
Bệnh hen suyễn có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị ho nhiều về đêm có đờm

Trường hợp không có biện pháp kiểm soát triệu chứng, lâu dần bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho hệ hô hấp. Có thể kể đến các trường hợp như viêm phổi, tràn dịch khí phổi, suy hô hấp,… làm ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Bệnh viêm phổi

Bệnh viêm phổi là tình trạng đường hô hấp bị nhiễm trùng mức độ nặng. Bệnh có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau, trong đó phổ biến nhất là những bé dưới 5 tuổi. Nhận biết thông qua các triệu chứng như ho nhiều, ban đầu ho khan, sau đó ho có đờm, đờm trắng chuyển thành xanh hoặc vàng, khó thở, sốt cao, tức ngực, nôn trớ,….

Nếu không phát hiện và điều trị, trẻ có thể phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng máu, tràn mủ màng phổi, viêm màng não, suy ho hấp cấp, trụy tim,… đe dọa tính mạng. Do đó bố mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu nhận thấy con có các biểu hiện bất thường kể trên.

Tràn dịch màng phổi

Không thể chủ quan khi nhận thấy trẻ ho nhiều về đêm có đờm, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang gặp phải các vấn đề hô hấp nguy hiểm, trong đó có tình trạng tràn dịch màng phổi. So với người trưởng thành, tràn dịch màng phổi ở trẻ em có mức độ nguy hiểm hơn do sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu.

Nhận biết bệnh thông qua các triệu chứng như ho khan, ho có đờm, nhất là khi trẻ thay đổi tư thế nằm, kèm theo đó là sốt cao trên 38.5 độ C, đau ngực âm ỉ,… Khi chụp X quang nhận thấy phổi mờ đậm, đồng điều, dịch ở dưới thấp, tim bị đẩy sang phía đối diện,…

Các bệnh lý khác

Ngoài các bệnh lý kể trên, tình trạng trẻ ho nhiều về đêm có đờm cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý khác. Chẳng hạn như chứng trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng tung dịch mũi sau, giãn phế quản, ung thư phế quản,…

Cách chăm sóc trẻ ho nhiều về đêm có đờm

Trẻ ho nhiều về đêm có đờm nếu kéo dài không khỏi có thể gây ra nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Dễ nhận thấy nhất là tình trạng ho làm cho trẻ mất ngủ, ngủ không sâu giấc khiến cơ thể mệt mỏi, sa sút tinh thần.

Cách chăm sóc trẻ ho nhiều về đêm có đờm
Cơn ho xuất hiện thường xuyên làm ảnh hưởng giấc ngủ, gây hại sức khỏe và sự phát triển của trẻ

Lâu dần, cơ thể trẻ có thể bị suy nhược, chậm phát triển. Đặc biệt nghiêm trọng hơn có khả năng gây ra các biến chứng ảnh hưởng hệ hô hấp của trẻ. Chính vì thế, phụ huynh không nên chủ quan. Khi nhận thấy bé có triệu chứng ho vào ban đêm nên có biện pháp cải thiện cho trẻ. Dưới đây là một số phương pháp thường được áp dụng:

Vệ sinh mũi họng cho trẻ

Đối với trẻ sơ sinh, mẹ có thể sử dụng máy hút dịch mũi cho trẻ để tránh tình trạng bít tắc đường thở. Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi,làm loãng chất nhầy và loại bỏ dị vật trong đường hô hấp cho trẻ.

Những bé lớn hơn có thể tập cho trẻ thói quen súc miệng, khò cổ họng bằng nước muối ấm để làm sạch hầu họng và giảm kích ứng. Áp dụng mỗi buổi tối trước khi đi ngủ có thể hỗ trợ làm giảm ho về đêm cho trẻ nhỏ.

Dùng máy tạo độ ẩm

Sử dụng máy tạo độ ẩm giúp không gian sinh hoạt của trẻ đỡ hanh khô, giảm nguy cơ kích thích các cơn ho, nhất là khi độ ẩm không khí xuống thấp. Đây là biện pháp bố mẹ có thể áp dụng khi thấy trẻ thường xuyên có biểu hiện ho vào ban đêm. Máy tạo độ ẩm sẽ giữ cho đường thở của bé được thông thoáng và ẩm hơn.

Ngoài ra, các chuyên gia khuyến cáo phụ huynh nên giữ cho nhà cửa thông thoáng, buổi sáng nên mở cửa sổ để tránh tình trạng nấm mốc phát triển trong phòng. Bởi việc sử dụng máy tạo độ ẩm xuyên suốt cũng gây ra không ít vấn đề cho các đồ dùng trong nhà.

Cho trẻ uống nhiều nước

Cho trẻ uống nhiều nước ấm giúp làm loãng dịch đờm trong cổ họng. Đối với trẻ sơ sinh mẹ có thể tăng cường cho bé bú nhiều hơn. Đảm bảo cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.

Dùng trà thảo mộc

Trị ho có đờm về đêm cho trẻ bằng các loại trà thảo mộc là biện pháp dân gian được nhiều người áp dụng. Theo đó, bạn có thể sử dụng một số nguyên liệu thiên nhiên như mật ong, chanh đào, quất, rau diếp cá,… để hỗ trợ trị ho cho trẻ.

Cách chăm sóc trẻ ho nhiều về đêm có đờm
Cho trẻ sử dụng một số trà thảo mộc hỗ trợ giảm ho đờm vào ban đêm

Các thảo dược chứa các hoạt chất giúp kiểm soát cơn ho, khắc phục các triệu chứng hô hấp nhẹ. Tuy nhiên, trường hợp trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi không nên áp dụng mẹo chữa với mật ong để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Thay vào đó, mẹ có thể dùng đường phèn để đảm bảo an toàn.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Theo các chuyên gia, mẹ nên tăng cữ bú cho trẻ sơ sinh để bổ sung thêm dinh dưỡng và kháng thể cho trẻ chống lại các triệu chứng khó chịu như kích ứng cổ họng, ho có đờm về đêm. Việc bú đủ hỗ trợ làm loãng dịch đờm, giúp bé hô hấp thuận lợi hơn.

Đối với trường hợp các bé lớn hơn, bố mẹ nên chú ý vấn đề ăn uống của trẻ. Cần bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng để cung cấp vitamin, khoáng chất thiết yếu cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Gợi ý một số món ăn phù hợp cho trẻ khi bị ho nhiều về đêm có đờm:

  • Ưu tiên những món lỏng, mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp nấu từ các loại thịt, rau củ quả giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất.
  • Bổ sung sữa chua để tăng cường men vi sinh giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn, đồng thời tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Thêm một số gia vị chứa chất kháng sinh, kháng viêm tự nhiên như cần tây, tỏi, hành vào các món ăn của bé.

Cân bằng dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ. Bên cạnh đó nên hạn chế cho trẻ ăn những món ăn cứng, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, nước ngọt có ga,… Thay vào đó phụ huynh nên tuyệt đối cho bé ăn chín uống sôi, chia nhỏ bữa ăn và cung cấp cho trẻ những thực phẩm dinh dưỡng phù hợp.

Kê đầu cho trẻ khi ngủ

Các chuyên gia chỉ ra việc trẻ nằm ngửa có thể làm tăng áp lực lên khu vực cổ, tư thế khiến cho triệu chứng khó thở, ho đờm có nguy cơ nghiêm trọng hơn. Chính vì thế, bố mẹ nên kê đầu cao hơn ngực cho trẻ khi ngủ. Dùng gối mềm kê đầu và dưới vai trẻ. Cách này đồng thời còn giúp giảm nguy cơ dịch mũi chảy ngược gây ho và tắc nghẽn đường hô hấp cho trẻ.

Giữ ấm cơ thể trẻ

Lựa chọn quần áo cho trẻ sao cho phù hợp với thời tiết. Mùa đông lạnh nên giữ ấm cho cơ thể, nhất là các khu vực như cổ, ngực, gáy, bàn tay, bàn chân,… Khi đi ra ngoài nên đeo khẩu trang cho trẻ, hạn chế cho bé tiếp xúc với nhiều người.

Không sử dụng điều hòa thấp hơn 25 độ C cho trẻ, không cho bé ngồi ở vị trí điều hòa, quạt phả trực tiếp vào người. Chú ý giữ ấm cho trẻ, tránh nhiễm lạnh khiến cơn ho trở nên nghiêm trọng hơn.

Vệ sinh không gian sống

Dị vật như lông thú nuôi bụi bẩn, phấn hoa, khói thuốc,… có thể xâm nhập vào đường thở của trẻ gây viêm nhiễm, đặc biệt là đối với trẻ có cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng. Chính vì thế, bố mẹ nên vệ sinh không gian sống sạch sẽ, lau chùi, quét dọn bề mặt đồ vật trẻ thường xuyên tiếp xúc, giữ không sống thoáng mát để hạn chế các bệnh lý về hô hấp cho trẻ.

Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Vậy trẻ ho nhiều về đêm có đờm khi nào nên đến gặp bác sĩ. Các chuyên gia khuyến khích phụ huynh nên đưa con thăm khám khi trẻ có các triệu chứng sau đây:

Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?
Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?
  • Cơn ho đờm xuất hiện thường xuyên không có dấu hiệu thuyên giảm mặc dù đã áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà.
  • Ho đờm kéo dài dai dẳng, hơn 14 ngày không thấy cải thiện, thậm chí trong dịch đờm của trẻ có máu, màu sắc thay đổi bất thường.
  • Trẻ ho kèm theo sốt cao, đờm xanh, vàng có mùi hôi,.
  • Trẻ bị khó thở, thở khò khè, bỏ bú, ăn uống kém, sụt cân nhanh,…

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng của từng trẻ. Bố mẹ tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc tân dược trị ho tại nhà cho trẻ khi chưa được bác sĩ hướng dẫn. Bởi sử dụng sai thuốc, sai liều dùng có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm, ảnh hưởng sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Hy vọng thông tin về vấn đề trẻ ho nhiều về đêm có đờm trên đây đã giúp ích được cho bạn đọc. Chuyên gia khuyến khích phụ huynh nên chủ động đưa trẻ đến gặp bác sĩ thăm khám và điều trị để phòng tránh các rủi ro không mong muốn. Đặc biệt là khi cơn ho dai dẳng kéo dài và kèm theo các triệu chứng bất thường khác.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0974 026 239

Tin mới

Định Tâm An Thần Thang: Bài Thuốc Tốt Nhất Từ Y Học Cổ Truyền 

Mất ngủ là vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại, gây...

Cảnh Báo Mề Đay Cấp Và Mãn Tính Ở Trẻ Em Bùng Phát Tại Miền Nam 

Thời gian gần đây, số lượng trẻ em mắc mề đay cấp và mãn tính...

Nghiên Cứu Khoa Học Về Bệnh Viêm Da Cơ Địa Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Sau nhiều năm đi sâu nghiên cứu, đội ngũ chuyên gia Viện Y dược cổ...