Bệnh Gout Nên Kiêng Ăn Gì
Thực Phẩm Hỗ Trợ Điều Trị Bệnh Gout và Kiêng Ăn cho Người Mắc Bệnh
Quả Anh Đào (Cherry):
- Hoạt chất anthocyanins giúp chống viêm và chống oxy hóa.
- Bổ sung 1/2 cốc cherry thường xuyên giúp giảm nồng độ axit uric và hỗ trợ điều trị.
Quả Việt Quất:
- Chứa nhiều chất xơ, vitamin K, C, mangan.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh gout và hỗ trợ điều trị cơn đau.
Sữa Ít Béo:
- Giảm nguy cơ mắc bệnh gout và bảo vệ cơ thể trước đợt bùng phát.
- Bổ sung 3 phần sữa ít béo mỗi ngày để hỗ trợ điều trị.
Cà Phê:
- Uống 4 tách cà phê mỗi ngày giảm nguy cơ mắc bệnh gout.
- Hỗ trợ giảm nồng độ axit uric và ngăn chặn cơn đau.
Đậu và Các Loại Hạt:
- Đậu lăng, đậu gà, đậu đen là nguồn protein tốt thay thế thịt.
- Cung cấp chất xơ và dưỡng chất cho cơ thể.
Các Loại Rau Xanh:
- Cải bó xôi, cà rốt, bông cải xanh hỗ trợ chống viêm và giảm đau.
- Măng tây cung cấp khoáng chất và vitamin.
Các Thực Phẩm Giàu Vitamin C:
- Ổi, ớt sừng, nho đen giảm nồng độ axit uric và chống viêm.
- Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa cơn đau gout.
Thực Phẩm Cần Hạn Chế cho Người Bị Bệnh Gout
Thực Phẩm Chế Biến Sẵn:
- Bánh ngọt, đồ ngọt, bánh nướng, khoai tây chiên.
- Hạn chế để cải thiện triệu chứng và tránh bùng phát cơn đau.
Thực Phẩm Chứa Đường Cao:
- Giảm tiêu thụ đường để hỗ trợ điều trị bệnh gout.
- Hạn chế nước ngọt, kẹo, bánh ngọt.
Nhóm Thịt Đỏ và Nội Tạng Động Vật:
- Thịt đỏ, nội tạng động vật (gan, thận) chứa nhiều purin.
- Hạn chế để giảm axit uric và nguy cơ cơn đau.
Các Loại Cá và Hải Sản Cao Purin:
- Cá thơm, cá mòi, cá thu, tôm, cua.
- Hạn chế 2-3 lần/tuần để kiểm soát nguy cơ mắc bệnh gout.
Bia Rượu và Các Thức Uống Chứa Cồn:
- Hạn chế tiêu thụ bia rượu và thức uống chứa cồn.
- Uống rượu vang với lượng vừa phải để tránh tác động xấu đến bệnh.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Bệnh gout nên kiêng ăn gì và ăn gì? là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học góp phần cải thiện và hạn chế các triệu chứng bệnh lý tiến triển nặng nề. Người có chế độ ăn hợp lý còn giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và phòng ngừa các bệnh xương khớp khác hiệu quả.
Tổng Quan Bệnh Học Gout
Bệnh gout hay còn gọi là gút, thấp phong là một trong những bệnh lý xương khớp ngày càng phổ biến hiện nay. Theo đó, bệnh hình thành là do quá trình rối loạn chuyển hóa nhân purin làm cho nồng độ acid uric trong máu tăng. Lâu dần, các tinh thể muối urat natri tích tụ lại, lắng động tại các mô và gây viêm, đau xương khớp.
- Bệnh gout là một trong những bệnh lý viêm khớp có xu hướng ngày càng gia tăng hiện nay
Bệnh gout là dạng viêm khớp phổ biến, gây ra nhiều đơn đớn cho bệnh nhân. Vị trí bị tổn thương thường là khớp ngón tay, chân, đầu gối. Không chỉ gây đau, các khớp còn bị sưng đỏ, hạn chế di chuyển, vận động. Theo thống kê, hiện nay trên thế giới có khoảng 35% dân số phải sống chung với chứng bệnh viêm khớp, trong đó có gout.
Theo nghiên cứu cho thấy, ở trạng thái bình thường, người khỏe mạnh có nồng độ axit uric trong máu duy trì ở mức ổn định. Cụ thể, nam giới là 210 – 420 umol/L, nữ giới là từ 150 – 350 umol/L. Khi nồng độ này thay đổi, axit uric tăng cao hoặc rối loạn là điều kiện cho bệnh gout hình thành.
- Bất kỳ khớp nào trên cơ thể cũng có khả năng bị viêm, trong đó tình trạng gout ở tay, chân là khá phổ biến
Các tinh thể urat khi bị dư thừa bắt đầu tích tụ lại trong khớp, giai đoạn đầu như đã đề cập không gây ra nhiều triệu chứng, vì thế người bệnh không nhận biết được sớm. Lúc này, các tinh thể thường rất nhỏ, cứng, sắc nhọn. Khi có điều kiện ma sát với màng hoạt dịch, chúng sẽ gây sưng đau và viêm tại khớp.
Người ta xác định có hai nguyên nhân gây bệnh gout phổ biến nhất là nguyên nhân nguyên phát và thứ phát, cụ thể như sau:
- Nguyên nhân nguyên phát: Hay còn được gọi là nguyên nhân vô căn, chiếm tỷ lệ gây bệnh cao, nhiều người gặp phải. Yếu tố này liên quan đến tính di truyền và do cơ địa của mỗi người. Theo đó, người bệnh bị gút vô căn sẽ có quá trình tổng hợp purine nội sinh cao, dẫn đến hiện tượng tăng sinh axit uric quá mức. Thông thường người bệnh ở dạng này là người trên 40 tuổi, có thói quen sinh hoạt, ăn uống không đảm bảo.
- Nguyên nhân thứ phát: Nguyên nhân khiến axit uric trong máu tăng cao là do ảnh hưởng từ bệnh lý khác. Chẳng hạn nhu tình trạng đa hồng cầu, bệnh hodgkin, sarcome hạch, đau tủy xương,…
Cần xác định nguyên nhân gây bệnh để có hướng đều trị phù hợp. Ngay khi bạn nhận thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường nên chủ động đến gặp bác sĩ để khám chữa sớm, phòng ngừa biến chứng.
Vậy, nhận biết bệnh gout thông qua những triệu chứng nào? Như trên đã nói, đây là một trong số các chứng bệnh viêm khớp phổ biến hiện nay. Bệnh gây ra triệu chứng đặc trưng là các cơn đau dữ dội, khó chịu. Ngoài ra, tùy tình trạng bệnh của mỗi người, triệu chứng sẽ nặng hay nhẹ. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết nguy cơ, bạn đọc cần lưu ý:
- Cơn đau dữ dội xuất hiện, đặc biệt là ở các vùng như khớp ngón chân cái, mắt cá chân, cổ tay, khuỷu tay, đầu gối. Các khu vực khác như khớp vai, vùng chậu hay khớp háng có xuất hiện tuy nhiên rất ít khi xảy ra. Sau 4 – 12 tiếng khi cơn đau bắt đầu, cường độ đau có thể trở nên nặng nề hơn.
- Ở các đợt đau cấp tính, cơn đau có thể xuất hiện dữ dội. Sau đó, đau giảm dần thành âm ỉ, tuy nhiên kéo dài hơn trước.
- Vùng da ở vị trí tổn thương sưng, sờ vào thấy mềm và nóng đỏ.
- Khi bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn, người bệnh có khả năng khó trở lại sinh hoạt bình thường.
Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng đối với bệnh gout
Bệnh gout là một dạng viêm khớp mãn tính gây bùng phát các cơn đau cấp tính, sưng viêm khó chịu. Thống kê nhận thấy, có khoảng 50% các trường hợp bệnh gout ảnh hưởng đến ngón chân cái, trong khi những trường hợp khác ảnh hưởng đến cổ tay, ngon tay, gót chân, đầu gối.
Bệnh lý có thể khởi phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau và gần như không thể điều trị dứt điểm. Cơn đau do bệnh lý gây ra thường bùng phát đột ngột, kéo dài từ 3 - 10 ngày. Người bệnh thường bị đau đớn dữ dội do không thể loại bỏ được axit uric dư thừa hiệu quả. Điều này cho phép axit lắng đọng, tích tụ và kết tinh ở các khớp.
Bên cạnh tuân thủ các biện pháp y tế theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh gout. Bởi ở người bệnh gout, việc tiêu thụ một số thực phẩm có thể kích thích bùng phát cơn gout cấp thông qua tăng nồng độ axit uric trong cơ thể.
Các loại thực phẩm gây kích thích thường chứa hàm lượng purin cao. Đây là một hoạt chất tự nhiên được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm. Khi tiêu hóa purin, cơ thể sẽ tạo ra axit uric như một chất thải.
Ở người khỏe mạnh, cơ thể có khả năng đào thải axit uric hiệu quả. Tuy nhiên, ở người bệnh gout, cơ thể không thể loại bỏ axit uric hiệu quả. Chính vì vậy, chế độ ăn uống nhiều purin có thể gây tích tụ axit uric và dẫn đến bùng phát cơn đau do gout gây ra.
Bên cạnh đó, nhóm thực phẩm chứa nhiều đường fructose, các thức uống chứa nhiều đường cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout và khiến các triệu chứng bệnh tiến triển nặng nề hơn. Theo đó, các loại thực phẩm này có thể làm tăng nồng độ axit uric thông qua thúc đẩy một số quá trình tế bào.
Mặc khác, việc tiêu thụ các sản phẩm sữa ít béo, sản phẩm từ đậu nành, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C có thể làm giảm lượng axit uric trong máu, đồng thời phòng ngừa các cơn đau gout.
Các nghiên cứu nhận thấy, việc hạn chế các thực phẩm giàu purin và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa có thể kiểm soát cơn đau và các triệu chứng do bệnh lý gây ra. Do đó, người bệnh cần chủ động trong vấn đề "Bệnh gout nên kiêng ăn gì và ăn gì?" để có chế độ ăn phù hợp, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa cơn đau tái phát.
Bệnh gout nên kiêng ăn gì?
Thực tế, các triệu chứng do bệnh gout gây ra có xu hướng bùng phát nặng nề khi người bệnh tiêu thụ các thực phẩm chứa purin. Để hạn chế cơn đau do bệnh lý gây ra, người bệnh cần kiêng cử hoặc hạn chế một số loại thực phẩm và thức uống sau:
1. Các loại thực phẩm chế biến sẵn
Một số loại thực phẩm được chế biến sẵn, carbohydrate tinh chế có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, bệnh gout, tăng cân, bệnh tim,...
Do đó, để cải thiện các triệu chứng do bệnh lý gây ra, đồng thời hạn chế cơn đau bùng phát, người bệnh cần hạn chế các loại thực phẩm, đồ uống đã qua chế biến như bánh ngọt, đồ ngọt, bánh nướng, bánh quy giòn, khoai tây chiên, kẹo, soda, bánh mì trắng, kem,...
2. Bệnh gout nên kiêng gì? Đường
Việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa nhiều đường có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu. Những loại đường có nguồn gốc tự nhiên như fructose, siro ngô cũng có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu và khiến các triệu chứng bệnh gout tiến triển nặng nề hơn. Do đó, người bệnh cần hạn chế tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều đường để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.
Bên cạnh đó, các món ăn thức uống chứa nhiều đường còn làm tăng nồng độ axit uric trong máu. Do đó, người bệnh nên hạn chế tiêu thụ các loại nước ngọt, soda, kẹo, bánh ngọt hoặc những thức uống thể thao để hỗ trợ điều trị bệnh gout.
3. Nhóm thịt đỏ và nội tạng động vật
Trong thịt đỏ và nội tạng động vật có chứa nhiều nhân purin. Do đó, việc tiêu thụ các thực phẩm này có thể làm tăng axit uric trong máu, từ đó khiến các cơn đau do bệnh gout gây ra bùng phát nặng nề, ảnh hưởng đến chức năng vận động.
Hạn chế tiêu thụ các loại thịt đỏ (bao gồm thịt bò, thịt cừu, thịt nai) cũng như nội tạng động vật (thận, gan, tim, lưỡi) để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa cơn gout. Bên cạnh đó, trong thịt gà cũng chứa hàm lượng purin ở mức vừa phải nên người bệnh chỉ nên tiêu thụ lượng vừa đủ.
Protein đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Vì vậy, khi hạn chế tiêu thụ các nhóm thịt đỏ giàu protein, người bệnh nên bổ sung protein từ nhiều nguồn khác để đảm bảo sức khỏe. Những loại sữa béo có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh gout, bổ sung lượng đạm cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể cung cấp nguồn protein từ các nguồn khác nhau như các loại hạt, trứng, bơ, đậu nành.
Tóm lại, người bị bệnh gout cần kiêng những loại thịt sau:
- Các loại thịt động vật hoang dã
- Các loại nội tạng động vật
- Gan bò, gà, lợn
Các loại thịt cần hạn chế tiêu thụ, bao gồm:
- Thịt gia cầm
- Thịt đỏ (thịt lợn, thịt bò, thịt cừu)
- Các loại thịt đã qua chế biến như xúc xích
- Các loại nước hầm xương, thịt
4. Một số loại cá và hải sản
Trong một số loại cá và hải sản chứa hàm lượng purin ở mức cao, vì vậy nên người mắc bệnh gout nên hạn chế tiêu thụ. Theo đó, các loại sản phẩm chứa hàm lượng purin vừa phải chỉ nên bổ sung vào khẩu phần từ 2 - 3 lần/ tuần.
Một số loại cá béo như cá hồi, cá ngừ giàu dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Axit omega 3 có trong các loại cá béo có thể làm giảm nguy cơ bùng phát cơn đau do gout gây ra. Tuy nhiên, trong những loại cá béo cũng chứa hàm lượng purin dồi dào. Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyến cáo người bệnh nên hạn chế các tiêu thụ nhóm thực phẩm này để kiểm soát các triệu chứng do bệnh lý gây ra.
Cụ thể, một số loại hải sản và cá cần kiêng, bao gồm:
- Cá thơm
- Cá mòi
- Cá thu
- Cá tuyết
- Cá trích
- Trai
- Sò
Các loại hải sản cần hạn chế:
- Tôm
- Cua
- Hàu
- Cá mồi
5. Kiêng bia rượu và các thức uống chứa cồn
Việc tiêu thụ bia rượu và các thức uống chứa cồn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout. Chính vì vậy, người bệnh cần hạn chế tiêu thụ các thức uống này trong quá trình điều trị bệnh để hạn chế cơn đau nhức, sưng viêm bùng phát gây ảnh hưởng đến chức năng vận động.
Uống bia rượu không thường xuyên được xem là nguyên nhân gây tăng axit uric máu mãn tính. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout và khiến cơn đau tiến triển nặng nề hơn. Do đó, người bệnh cần kiêng sử dụng bia rượu, các thức uống chứa cồn.
Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng nhận thấy, rượu vang tốt cho sức khỏe và ít ảnh hưởng đến người bệnh gout. Vì vậy, người bệnh có thể uống rượu vang với lượng vừa phải để tránh tác động xấu đến bệnh. Lượng rượu vang vừa đủ là khoảng 300ml đối với nam giới và 150ml đối với nữ giới.
Người bị bệnh gout nên ăn gì?
Bên cạnh các thực phẩm, thức uống cần kiêng cử và hạn chế để hạn chế bùng phát cơn gout. Người bệnh cần tăng cường bổ sung các thực phẩm lành mạnh để giúp tăng cường sức khỏe tổng thể cũng như hỗ trợ quá trình điều trị bệnh đạt được kết quả tốt nhất.
1. Các loại trái cây tốt cho người bệnh gout
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hầu hết các loại trái cây đều tốt cho người bị bệnh gout, thậm chí một số loại trái cây còn làm giảm nồng độ axit uric, hạn chế phản ứng viêm hiệu quả.
Dưới đây là một số loại trái cây được khuyến khích bổ sung vào chế độ ăn của người bệnh gout:
- Quả anh đào (Cherry): Loại quả này có chứa hoạt chất anthocyanins có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa hiệu quả. Nhiều nghiên cứu cho thấy, ăn quả anh đào thường xuyên có thể làm giảm nồng độ axit uric, cải thiện tình trạng viêm, đồng thời phòng ngừa cơn gout trong tương tai. Người bị bệnh gout có thể bổ sung vào chế độ dinh dưỡng (1/2 cốc) cherry để hỗ trợ điều trị bệnh lý.
- Quả việt quất: Trong quả việt quất chứa hàm lượng chất xơ, vitamin K, C, mangan dồi dào. Bên cạnh đó, loại quả này còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm, giảm đau do bệnh gout gây ra.Ngoài ra, bổ sung quả việt quất vào chế độ ăn thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh tim, Alzheimer.
- Táo: Trong quả táo chứa hàm lượng chất xơ, kali, vitamin C, K dồi dào. Một số nghiên cứu nhận thấy, loại quả này có thể làm giảm lượng axit uric trong máu, hỗ trợ điều trị, phòng ngừa cơn đau do bệnh lý gây ra.
- Dâu tây: Dâu tây là loại quả chứa hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao bao gồm folate, vitamin C, kali. Bổ sung dâu tây vào chế độ ăn hàng ngày có thể chống oxy hóa, phòng ngừa các cơn đau do gout gây ra và một số bệnh viêm khớp khác. Bên cạnh đó, ăn dâu tây không làm tăng lượng đường trong máu.
- Chanh: Chanh là một trong những loại trái cây có múi tốt cho sức khỏe với hàm lượng vitamin C dồi dào. Theo đó, vitamin C hỗ trợ làm giảm nồng độ axit uric trong máu, điều trị các triệu chứng gout hiệu quả. Bên cạnh đó, dùng chanh thường xuyên còn giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa sỏi thận và hỗ trợ giảm cân.
2. Các thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C là một trong những chất chống oxy hóa mạnh, giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng do bệnh gout gây ra. Các nghiên cứu nhận thấy, vitamin C có thể làm giảm nồng độ axit uric trong máu, đồng thời hạn chế bùng phát cơn đau gout đến 45%.
Các loại thực phẩm giàu vitamin C tốt cho người mắc bệnh gout, bao gồm:
- Ổi
- Ớt sừng
- Ớt chuông
- Trái cây họ cam quýt
- Nho đen
- Cải bó xôi
- Ngò tây
- Cải xoăn
- Bông cải xanh
- Kiwi
- Vải thiều
Vitamin C có thể góp phần hỗ trợ điều trị bệnh gout, đồng thời giúp tăng cường sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, người mắc bệnh sỏi thận, các bệnh mãn tính khác nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể trước khi bổ sung vitamin C.
3. Các loại đậu tốt cho người bệnh gout
Các loại đậu là một trong những thực phẩm bổ dưỡng, cung cấp chất xơ dồi dào cho cơ thể. Bên cạnh đó, các loại đậu còn được dùng để thay thế cho thịt trong việc bổ sung protein ở người không ăn thịt.
Các loại đậu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm lượng đường trong máu, giảm cholesterol, tăng vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Bên cạnh đó, hầu hết các loại đều tốt cho người bị bệnh gout, nhất là trong việc thay thế nguồn protein từ thịt.
Các loại đậu khá phổ biến, tốt cho sức khỏe, bao gồm:
- Đậu lăng (Lentils)
- Đậu gà (Chickpeas)
- Đậu đen
- Đậu Hà Lan
- Đậu nành
- Đậu cúc (Đậu Pinto)
4. Các loại rau xanh
Tương tự như các loại trái cây, hầu hết các loại rau xanh đều tốt cho người mắc bệnh gout. Mặc dù có một số loại rau xanh có chứa hàm lượng purin ở mức cao nhưng ăn rau xanh không làm tăng nồng độ axit uric trong máu và bùng phát cơn đau nhức do bệnh lý gây ra.
Một số loại rau được khuyến khích vào chế độ ăn hàng ngày để giúp tăng cường sức khỏe và phòng ngừa bệnh gout tái phát thường xuyên, bao gồm:
- Cải bó xôi giàu chất chống oxy hóa, hỗ trợ chống viêm, phòng ngừa dấu hiệu bị gút ở tay, chân
- Trong cà rốt chứa nhiều beta-carotene, thành phần này chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể. Ngoài ra, chất chống oxy hóa cao có thể cải thiện tình trạng viêm trong cơ thể.
- Bông cải xanh có chứa chất chống oxy hóa, sulforaphane không chỉ cải thiện cơn đau do gout gây ra mà còn làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh lý mãn tính.
- Cải xoăn và một số loại rau lá xanh khác giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, đồng thời phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh gout.
- Măng tây chứa nhiều khoáng chất, vitamin nên có thể bổ sung vào chế độ ăn của người bệnh gout để cải thiện các triệu chứng do bệnh lý gây ra.
Hầu hết các loại rau xanh thường cung cấp các khoáng chất, vitamin cần thiết để chống lại bệnh gout, đồng thời tăng cường sức khỏe tổng thể. Những loại rau trên đều phù hợp với chế độ ăn uống hàng ngày của bệnh nhân gout.
5. Sữa ít béo tốt cho người bệnh gout
Theo các chuyên gia, các sản phẩm sữa ít béo được chứng minh có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh gout. Sữa ít béo hoặc không béo có thể bảo vệ cơ thể trước những đợt bùng phát của bệnh gout. Nguyên do là loại sữa này có thể làm giảm nồng độ axit uric, chứa một số đặc tính chống viêm nhất định, đồng thời làm giảm phản ứng viêm đối với những tinh thể axit uric bên trong khớp.
Theo các khuyến cáo của các chuyên gia, người bệnh có thể bổ sung 3 phần sữa ít béo mỗi ngày để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh gout. Các loại sữa ít béo bao gồm sữa chua, sữa tách béo, phô mai.
6. Cà phê - Thức uống tốt cho bệnh nhân gout
Cà phê là một trong những loại thức uống được sử dụng rộng rãi hiện nay. Loại thức uống này được mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh gout.
Các nghiên cứu nhận thấy, một người đàn ông uống từ 4 - 5 tách cà phê mỗi ngày có thể giảm khoảng 40% nguy cơ mắc bệnh gout. Ở những người uống từ 6 tách cà phê có thể giảm đến 59% nguy cơ mắc bệnh. Trong khi đó, phụ nữ có thể uống từ 1 - 3 tách cà phê mỗi ngày để làm giảm khoảng 22% nguy cơ mắc bệnh. Phụ nữ uống từ 4 tách cà phê mỗi ngày có thể làm giảm khoảng 57% nguy cơ bùng phát các triệu chứng gout.
Từ các nghiên cứu chung, các chuyên gia nhận thấy, uống từ 4 tách cà phê mỗi ngày có thể làm giảm nồng độ axit uric trong máu, đồng thời phòng ngừa các cơn đau do bệnh gout gây ra. Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều cà phê có dẫn gây ra một số tác dụng không tốt cho sức khỏe. Do đó, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể.
7. Bệnh gout nên ăn gì? Thực phẩm purin
Purin là các hợp chất hóa học tự nhiên, bao gồm purin nội sinh và ngoại sinh. Theo đó, purin ngoại sinh được tìm thấy trong các thực phẩm còn purin nội sinh được cơ thể tạo ra. Cơ thể luôn chứa một lượng purin nhất định. Thông thường, cơ thể sẽ xử lý purin và tạo ra axit uric như một sản phẩm phụ. Axit uric được tái hấp thụ trong cơ thể sau đó đào thải ra bên ngoài dưới dạng chất thải.
Việc bổ sung quá nhiều thực phẩm giàu purin trong thời gian dài có thể làm tăng nồng độ axit uric, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout. Do đó, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn ít purin để kiểm soát nồng độ axit uric trong cơ thể, từ đó hạn chế cơn đau do bệnh lý gây ra.
Chế độ ăn uống ít purin thường bao gồm các loại loại thực phẩm chứa purin ở hàm lượng thấp như rau xanh, các loại trái cây tươi, sữa ít béo, các loại hạt. Ngoài ra, người bệnh có thể bổ sung một số loại thực phẩm chứa purin khác như:
- Trứng
- Các loại hạt
- Trà
- Thảo mộc và gia vị
- Dầu thực vật (dầu dừa, dầu ô liu, dầu hạt lanh,...)
Bài viết trên cung cấp một số cách chữa Gout theo mẹo dân gian, thuốc Tây y và Đông y, cùng lưu ý khi áp dụng các phương pháp này.
Cách chữa Gout theo mẹo dân gian:
Đậu xanh:
- Hỗ trợ điều trị Gout bằng cách chuyển hóa protein và giảm axit uric.
- Rang khô đậu xanh và ăn cùng nước đun sôi hàng ngày.
Nấm lim xanh:
- Hỗ trợ giảm đau, chống viêm và ngăn ngừa thoái hóa khớp.
- Đun sôi nấm lim xanh và uống nước nấm hàng ngày.
Gừng:
- Chứa gingerol và shogaol, giảm tinh thể muối urat, giảm đau và các triệu chứng Gout.
- Ngâm chân tay trong nước gừng trước khi đi ngủ.
Lưu ý khi chữa Gout theo mẹo dân gian:
- Chỉ sử dụng mẹo dân gian cho trường hợp nhẹ, mới khởi phát.
- Tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng để tránh tác dụng phụ nguy hiểm.
- Kiên trì ít nhất 3 tuần để thấy hiệu quả.
Thuốc Tây y chữa Gout:
- Thuốc giảm đau, kháng viêm (Naproxen, Indomethacin).
- Thuốc hạ axit uric (Allopurinol, Febuxostat, Probenecid).
Lưu ý khi chữa Gout bằng thuốc Tây y:
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Uống sau khi ăn để giảm ảnh hưởng đến dạ dày.
Thuốc Nam chữa Gout:
Hy thiêm:
- Giảm sưng, đau nhức xương khớp.
- Sắc nước và uống hàng ngày.
Tía tô:
- Cải thiện acid uric trong máu, giảm sưng viêm.
- Sắc nước lá tía tô và uống hàng ngày.
Lá lốt:
- Chống oxy hóa, giảm đau và tăng khả năng vận động.
- Sắc nước và uống trước khi đi ngủ.
Lá trầu không:
- Chống viêm, giảm sưng, hỗ trợ phục hồi khớp.
- Sắc nước và uống trước khi ăn sáng.
Lưu ý khi áp dụng phương pháp Đông y:
- Tuân thủ liều lượng và cách dùng theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Chia nước thuốc thành nhiều lần uống trong ngày.
- Nhớ rằng, trước khi tự áp dụng bất kỳ biện pháp nào, nên thảo luận với bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Tùy thuộc vào nguyên nhân, triệu chứng và khả năng đáp ứng, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc điều trị phù hợp giúp kiểm soát bệnh lý nhanh chóng.
Thuốc điều trị cơn đau gút cấp: giúp ức chế phản ứng viêm, đồng thời làm giảm sưng đau tại khớp.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): vừa có tác dụng giảm đau vừa chống viêm nên thường được dùng trong điều trị cơn gout cấp tính, đi kèm nóng rát, sưng đỏ khớp. Có một số loại thuốc sau: aspirin, ibuprofen, indomethacin, ketoprofen, naproxen.
- Colchicine: Sử dụng để kiểm soát cơn gout cấp và mãn tính. Hạn chế liều cao để tránh tác dụng phụ như tổn thương gan, suy tủy xương.
- Corticosteroid: Chỉ định khi không đáp ứng với NSAIDs hoặc colchicine, hoặc khi chúng không phù hợp. Dùng qua đường uống hoặc tiêm trực tiếp vào khớp.
Thuốc giảm acid uric trong máu: giúp kiểm soát bệnh gút. Mục tiêu là giảm acid uric dưới 300 umol/l cho người có hạt tophi và dưới 360 umol/l cho người chưa có hạt tophi. Tùy thuộc vào cơ chế tác dụng, bác sĩ phân thành các nhóm sau:
- Thuốc ức chế tổng hợp acid uric máu: Febuxostat, Allopurinol
- Thuốc tiêu acid uric: Pegloticase
- Thuốc giúp tăng thải acid uric: Probenecid
- Thuốc ức chế tái hấp thu acid uric có chọn lọc: Lesinurad
Một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý cần đa dạng các loại thực phẩm. Điều này giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, cải thiện các triệu chứng do bệnh lý gây ra. Do đó, bên cạnh tìm hiểu "Bệnh gout nên kiêng ăn gì và ăn gì?" người bệnh cần kết hợp xây dựng thực đơn phù hợp. Trong trường hợp cần thiết, nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!