Đau Mỏi Vai Gáy Nên Ăn Gì?

Có nhiều thực phẩm có lợi cho người bị đau mỏi vai gáy, đặc biệt là những thực phẩm giàu canxi, vitamin D, phốt pho và các dạng khoáng chất khác. Những chất này giúp giảm đau, tăng cường sức khỏe xương khớp và hỗ trợ tái tạo tế bào xương.

  1. Vitamin D và Canxi:
    • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin D như sữa, cá hồi, cá thu.
    • Thực phẩm giàu canxi như đậu, rau cải, sữa tươi.
  2. Magie:
    • Bổ sung thực phẩm giàu magie như rau màu xanh, cá hồi, đậu nành.
  3. Axit Béo Có Lợi:
    • Sử dụng các thực phẩm chứa axit béo có lợi như cá hồi, đậu nành, hạt chia.
  4. Phốt Pho:
    • Thực phẩm giàu phốt pho như thịt gà, hải sản, ngũ cốc nguyên hạt.
  5. Chống Viêm:
    • Sử dụng thực phẩm chống viêm như nghệ, tỏi, gừng, dầu oliu.
  6. Chất Xơ:
    • Thực phẩm giàu chất xơ như rau cải, súp lơ trắng, khoai lang, ngô.
  7. Nước Uống Hỗ Trợ:
    • Nước củ cải đường, trà xanh, nước ép cần tây, nước dừa, nước nho đỏ.

Kiêng Ăn:

  • Tránh thực phẩm nhiều đường, đồ ăn mặn, đồ ăn nhanh.
  • Hạn chế chất kích thích như cà phê, rượu, bia.

Xây dựng chế độ ăn lành mạnh và cân bằng để giúp cải thiện tình trạng sức khỏe xương khớp và giảm đau mỏi vai gáy.

Đau mỏi vai gáy nên ăn gì và kiêng ăn những gì để giảm cơn đau, tăng cường sự chắc khỏe, linh hoạt cho các khớp xương? Với câu hỏi này, Viện Y Dược Dân Tộc đã tổng hợp lại một số thông tin quan trọng trong bài viết dưới đây. Mời quý độc giả cùng đón đọc.

Tổng quan bệnh lý đau mỏi vai gáy

Đau mỏi vai gáy là một dạng rối loạn cơ - xương thường gặp nhất, đặc trưng bởi triệu chứng đau nhức, tê bì, ê mỏi vai, gáy và cổ. Hội chứng thường là hệ quả của thói quen sinh hoạt, vận động và làm việc thiếu khoa học.

Đau Mỏi Vai Gáy Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Biểu Hiện, Cách Chữa Trị
Đau mỏi vai gáy là một dạng rối loạn cơ - xương thường gặp ở nhiều đối tượng và độ tuổi

Tuy nhiên, một số trường hợp bị đau vai gáy có thể là biểu hiện của một số bệnh xương khớp. Bệnh lý có thể xảy ra ở mọi đối tượng và độ tuổi khác nhau. Nhưng thường phổ biến ở người trong độ tuổi trung niên.

Các triệu chứng bệnh nếu được thăm khám và khắc phục kịp thời có thể thuyên giảm nhanh chóng chỉ sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, trường hợp chủ quan, bệnh lý tiến triển dai dẳng có thể ảnh hưởng đến hiệu suất lao động, học thấp, giảm mức độ tập trung và gây suy giảm chất lượng cuộc sống.

Thực tế nhận thấy, bệnh có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Trong đó, nguyên nhân tác động trực tiếp là do rối loạn cơ - xương cổ và vai - gáy. Từ đó dẫn đến tình trạng đau nhức, tê bì, co cứng khó chịu.

Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra bệnh lý:

1. Nguyên nhân thường gặp 

Nhiều trường hợp bị đau mỏi vai gáy bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt không khoa học và duy trì các tư thế xấu trong thời gian dài.

  • Ngồi làm việc quá lâu, nằm xem tivi, đứng lâu, ngồi sai tư thế, cúi cổ lâu, ngủ tựa đầu vào ghế hoặc kê gối quá cao,...
  • Tắm nước lạnh vào ban đêm, ngồi trước quạt hoặc điều hoà ở nhiệt độ thấp, dầm mưa,... Những thói quen này có thể làm co mao mạch tại vùng cổ gây thiếu máu cục bộ và dẫn đến tê bì, đau nhức.
  • Tuổi tác cao được là là một trong những nguyên nhân gây ra hội chứng đau mỏi vai gáy. Theo các chuyên gia, cơ bắp, mạch máu và xương khớp ở người cao tuổi và trung niên có xu hướng thoái hoá, suy yếu và dễ bị rối loạn hơn so với người trẻ tuổi. Theo đó, rối loạn cơ xảy ra ở cơ - xương vùng cổ, vai, gáy là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh lý.

Tình trạng đau mỏi vai gáy khởi phát bởi các nguyên nhân thông thường sẽ có xu hướng thuyên giảm nhanh chóng sau khi loại trừ các yếu tố thuận lợi, sử dụng thuốc và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi.

Nguyên nhân dẫn đến đau mỏi vai gáy 
Nhiều trường hợp bị đau mỏi vai gáy bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt không khoa học và duy trì các tư thế xấu

Bên cạnh đó, nếu bệnh khởi phát do các thói quen và tư thế xấu, thường chỉ gây ra các triệu chứng ở mức độ nhẹ và ít khí khởi phát các biến chứng nặng nề.

2. Nguyên nhân bệnh lý 

Ngoài những nguyên nhân thường gặp, hội chứng đau mỏi vai gáy cũng có thể là biểu hiện của các bệnh lý xương khớp. Cụ thể:

  • Thoái hoá cột sống cổ
  • Thoát vị đĩa đệm
  • Chấn thương vùng cổ
  • Loãng xương
  • Viêm cột sống
  • Hẹp ống sống
  • Vẹo cổ bẩm sinh
  • Viêm khớp dạng thấp

Trường hợp đau vai gáy do nguyên nhân bệnh lý thường tiến triển dai dẳng, dễ tái phát và có tính chất mãn tính. Nếu không được can thiệp điều trị, các biểu hiện của hội chứng này có thể diễn tiến nặng nề theo thời gian và gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Ngoài các nguyên nhân trên, nguy cơ đau mỏi vai gáy cũng có thể tăng lên khi bị tác động bởi các yếu tố như làm công việc văn phòng, lao động nặng, thói quen tắm đêm, sống và làm việc trong môi trường có độ ẩm cao, lạnh, mắc bệnh tiểu đường, thừa cân - béo phì,...

Bệnh thường có các biểu hiện lâm sàng và mức độ khá đa dạng. Điều này phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân, tình trạng sức khỏe cũng như khả năng chống chịu cơn đau của từng người. Tương tự như các bệnh xương khớp khác, bệnh lý có xu hướng tiến triển nặng và mức độ đau tăng lên khi có tác động cơ học.

Dấu hiệu nhận biết bệnh lý 
Bệnh lý đặc trưng bởi các cơn đau từ âm ỉ đến dữ dội ở vùng cổ, vai, gáy

Một số dấu hiệu nhận biết bệnh đau mỏi vai gáy, bao gồm:

  • Xuất hiện các cơn đau từ âm ỉ đến dữ dội ở vùng cổ, vai, gáy
  • Cơn đau có thể âm ỉ với mức độ không đáng kể hoặc cảm giác đau nhói như điện giật và nhức nhối gây mệt mỏi, khó chịu.
  • Ban đầu, cơn đau khởi phát ở vùng cổ rồi lan đến mang tai, vùng thái dương. Sau đó lan xuống bả vai, cánh tay hoặc bàn tay.
  • Một số trường hợp nặng có thể đi kèm với tình trạng tê bì, dị cảm tại bàn tay, cánh tay, cơ bị co cứng,...
  • Cơn đau có tính chất cơ học, đau mỏi nặng hơn khi lao động nặng, căng thẳng, nhiễm lạnh, ho, hắt hơi, thay đổi tư thế đột ngột,... và có xu hướng thuyên giảm sau khi nghỉ ngơi.
  • Tình trạng này có thể xuất hiện đột ngột (cấp tính) hay âm ỉ, dai dẳng (mãn tính).

Đau mỏi vai gáy nên ăn gì tốt?

Có khá nhiều thực phẩm có lợi cho bệnh nhân bị đau mỏi vai gáy. Trong đó, chế độ ăn giàu canxi, vitamin D, phốt pho và các vitamin, khoáng chất khác sẽ hỗ trợ tốt cho sức khỏe xương khớp. Bệnh nhân giảm các cơn đau, tế bào xương được hỗ trợ phục hồi và nâng cao sự dẻo dai, giảm các cơn đau, viêm nhiễm.
Cụ thể dưới đây là các gợi ý cho câu hỏi đau mỏi vai gáy nên ăn gì?

Bổ sung thực phẩm dồi dào vitamin D

Các thực phẩm giàu vitamin D hỗ trợ rất tốt cho hoạt động của cơ thể. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất này giúp bệnh nhân giảm sưng đau xương khớp, hỗ trợ hấp thụ canxi và tăng cường sức khỏe cho khớp xương. Với vitamin D, có thể bổ sung thông qua các loại thực phẩm quen thuộc như: Sữa, chế phẩm từ sữa, cá hồi, cá thu, cá trích, dầu gan cá, trứng cá, ngũ cốc, đậu nành,...

dau moi vai gay nen an gi
Đau mỏi vai gáy nên ăn gì? Các thực phẩm giàu vitamin D

Đau mỏi vai gáy nên ăn thực phẩm nhiều canxi

Các thực phẩm có hàm lượng canxi dồi dào sẽ giúp ích trong việc cải thiện sức khỏe xương khớp. Bệnh nhân bị đau mỏi vai gáy nên bổ sung canxi hàng ngày để giảm thoái hóa xương, bảo vệ sụn khớp, giúp các khớp luôn linh hoạt, dẻo dai và khỏe mạnh hơn.
Ngoài ra, những tế bào xương bị tổn thương cũng có thể tái tạo tốt, giảm nguy cơ viêm nhiễm hay tổn thương khác ở vai gáy. Vì vậy, bệnh nhân nên thường xuyên ăn các loại đậu, hạt, rau cải xoăn, rau bina, khoai lang, súp lơ xanh, sữa tươi, sữa chua, tôm, cua, sò, bưởi, cam,...

Đồ ăn chứa nhiều magie

Khi bệnh nhân bị thiếu magie, tình trạng đau mỏi vai gáy càng diễn ra nặng hơn vì thành phần này có tác dụng tham gia vào hình thành tế bào xương mới, mật độ khoáng xương cũng được nâng cao. Hơn nữa, magie cũng được ghi nhận có thể hỗ trợ giảm gãy xương cũng như kích thích cơ thể dễ dàng hấp thụ canxi.
Vì vậy, việc bổ sung magie đầy đủ thông qua các thực phẩm hàng ngày sẽ giúp bệnh nhân có thể giảm đau mỏi cổ vai gáy, linh hoạt trong các cử động cũng như hỗ trợ tạo sự thoải mái cho tinh thần.
Tốt nhất người bệnh nên thường xuyên ăn rau màu xanh đậm, quả bơ, cá hồi, cá ngừ, cá thu, đậu nành, ngũ cốc, hạt lanh, hạt chia,...

Nhóm axit béo có lợi

Đau mỏi vai gáy nên ăn gì? Các loại axit béo có lợi được chuyên gia khuyến khích nên nạp vào cơ thể thường xuyên để giảm các cơn đau mỏi vai gáy, tăng cường sự linh hoạt cho khớp xương. Đồng thời hỗ trợ ngăn chặn viêm nhiễm hoặc các yếu tố gây hại tới hệ thống cơ xương.
Do vậy, người bệnh nên thường xuyên sử dụng các thực phẩm như: Cá hồi, cá thu, trứng cá muối, dầu gan cá tuyết, đậu nành, hạt chia, hạt óc chó, hạnh nhân, bơ,...

dau moi vai gay nen an gi
Hãy thường xuyên bổ sung các axit béo có lợi vào bữa ăn hàng ngày

Các thực phẩm nhiều phốt pho

Để có thể giúp xương khớp khỏe mạnh hơn, tăng cường sức mạnh cơ bắp cũng như cải thiện độ linh hoạt cho các khớp, cơ thể cần có đủ phốt pho. Hơn nữa, bệnh nhân khi dùng những thực phẩm cung cấp dưỡng chất này đều đặn sẽ có được hiệu quả giảm đau mỏi vai gáy rõ rệt, đẩy lùi nguy cơ xảy ra các dấu hiệu thoái hóa.
Những thực phẩm giàu phốt pho gồm có: Thịt gà, thịt lợn, hải sản, sữa, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, đậu lăng, rau dền, hạt quinoa, hạt bí,...

Ăn thực phẩm chống viêm khi bị đau mỏi vai gáy

Để hỗ trợ giảm viêm nhiễm, giảm đau khi bị tổn thương ở khu vực vai gáy, bệnh nhân nên thường xuyên sử dụng những thực phẩm, gia vị có tác dụng chống viêm.
Chi tiết gồm:

  • Nghệ: Hoạt chất curcumin có thể chống viêm mạnh mẽ, ngăn chặn quá trình oxy hóa cũng như làm giảm sưng đau cho vùng cổ vai gáy. Bệnh nhân tận dụng nghệ bằng cách thêm vào món ăn, uống sữa nghệ, ăn nghệ mật ong,...
  • Tỏi: Diallyl disulfide và allicin trong tỏi cho khả năng chống viêm, giảm đau, cản trở hoạt động của các enzyme có hại cho sụn khớp. Nên thêm tỏi vào một số món ăn hoặc ngâm tỏi mật ong để sử dụng hàng ngày.
  • Gừng: Zingiberol, zingeron, shogaola là các hoạt chất nổi bật của gừng với khả năng chống lại viêm nhiễm, giảm các tính hiệu đau mỏi truyền tới não bộ và kích thích cơ thể sản sinh collagen, glycosaminoglycans. Nhờ đó giảm rõ rệt các cơn đau mỏi xương khớp, mạch máu thư giãn hơn và thần kinh không còn căng thẳng. Có thể lấy gừng làm gia vị nấu nướng hoặc uống trà gừng đều cho hiệu quả tốt.
  • Dầu oliu: Có nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe tổng thể và hệ xương khớp nói riêng. Dầu có chứa oleocanthal với khả năng hoạt động giống dược chất ibuprofen để ngăn ngừa viêm nhiễm. Tình trạng đau khớp, sưng tấy hay co cứng khớp đều được giải quyết khá hiệu quả khi bổ sung dầu vào bữa ăn.

Thực phẩm nhiều chất xơ

Chất xơ có tác dụng giảm các cơn đau nhức, ngăn chặn viêm nhiễm, sưng tấy hoặc co cứng các khớp xương. Hơn nữa, chất xơ còn có tác dụng hạ nồng độ cholesterol, đào thải độc tố khỏi cơ thể và phòng ngừa nhiều bệnh lý khác nhau. Trong chế độ ăn uống hàng ngày, nên thường xuyên sử dụng các loại rau cải, súp lơ trắng, khoai lang, ngô, bí đỏ, cà rốt, táo, dâu tây, chuối, yến mạch, gạo lứt,... để cung cấp lượng chất xơ đáng kể cho cơ thể.

Đau mỏi vai gáy nên uống nước gì?

Ngoài các loại đồ ăn, nước uống cũng có thể hỗ trợ bệnh nhân giảm sưng đau cổ vai gáy. Thông thường những loại nước sau đây sẽ được ưa chuộng sử dụng nhất:

  • Củ cải đường: Nước ép từ củ cải đường cung cấp betalain, đa dạng chất chống oxy hóa, khoáng chất, vitamin. Qua đó, các enzyme gây viêm sẽ bị ức chế, ngăn cản hoạt động, giảm cơn đau nhức một cách đáng kể.
  • Trà xanh: Các chuyên gia cho biết, EGCG có trong trà xanh là một chất chống viêm, kháng khuẩn cực mạnh. Người bị đau mỏi vai gáy sử dụng trà đều đặn có thể hạn chế các tế bào gây hại, hạn chế tăng sinh cytokine (chất gây viêm) và giảm áp lực lên các khớp cổ và vai.
  • Nước ép cần tây: Bổ sung cho cơ thể nhiều polysaccharide, flavonoid và polyphenol giúp tăng cường chống viêm, ngừa oxy hóa và giảm đau tự nhiên. Tuy nhiên, nước ép cần tây nguyên chất khá khó uống, vậy nên có thể kết hợp cùng với táo, dứa,...
  • Nước dừa: Nước dừa có chứa nhiều canxi, các chất chống oxy hóa rất cần thiết cho sức khỏe xương khớp. Bổ sung nước dừa đều đặn là giải pháp giúp cơ thể được bù đắp lượng canxi hao hụt để duy trì sức khỏe xương khớp, giảm loãng xương, yếu xương. Đồng thời, hàm lượng kali trong loại nước này cũng tương đối dồi dào, vì vậy sẽ kích thích mô xương tái tạo, đẩy lùi viêm nhiễm khá tốt.
  • Nước nho đỏ: Trong quả nho đỏ có chứa thành phần chống viêm tự nhiên resveratrol. Từ đó hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho khớp xương, hạn chế tình trạng viêm khớp đáng kể. Vậy nên có thể ép nho đỏ làm nước uống hàng tuần, không dùng nước ép đóng chai vì chứa nhiều đường hóa học và các phụ gia.

dau moi vai gay nen an gi
Nước ép cần tây hỗ trợ giảm đau chống viêm

Đau mỏi vai gáy nên kiêng ăn uống gì?

Để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị bệnh, người bị đau mỏi vai gáy nên tránh một số thực phẩm có hại dưới đây:

  • Thực phẩm nhiều đường: Đường là yếu tố gia tăng phản ứng viêm nhiễm, kích thích cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn. Do vậy cần hạn chế tối đa việc ăn, uống các loại nước ngọt, bánh kẹo, bánh kem, ô mai,...
  • Đồ ăn mặn: Nạp quá nhiều muối dễ khiến cơ thể hao hụt canxi, gia tăng chỉ số acid uric khiến bệnh nhân dễ bị gout và nhiều tổn thương xương khớp khác. Hãy tránh ăn các món muối chua, đồ ăn đóng hộp, mì tôm,....
  • Đồ ăn nhanh: Các món ăn được đóng hộp, đồ ăn nhanh có chứa nhiều chất bảo quản, nhiều phụ gia, hương liệu rất có hại cho cơ thể, xương khớp. Bệnh nhân có thể bị gia tăng đau nhức, sưng tấy, viêm nhiễm tăng mạnh khi sử dụng nhóm thực phẩm này.
  • Chất kích thích: Cà phê, rượu hoặc bia,.... dễ làm giảm khả năng lưu thông máu, sụt giảm canxi. Khi này những tổn thương ở vùng vai gáy diễn ra dữ dội hơn, làm giảm tác dụng các các phương thuốc điều trị. Do đó, bệnh nhân chú ý phải kiêng hoàn toàn những đồ uống này.

dau moi vai gay nen an gi
Cần kiêng bia rượu khi bị đau mỏi vai gáy

Mẹo Chữa Đau Mỏi Vai Gáy Tại Nhà:

  • Chườm nóng hoặc lạnh.
  • Xoa bóp.
  • Giữ đủ nước cho cơ thể.
  • Thay đổi tư thế và gối ngủ.
  • Nghỉ ngơi để cơ cổ được thư giãn.
  • Bài tập vận động cổ.

Phương Pháp Tây Y:

  • Thuốc giảm đau Paracetamol.
  • Thuốc chống viêm không steroid.
  • Thuốc giãn cơ.
  • Thuốc bôi giảm đau tại chỗ.
  • Thuốc giảm đau thần kinh.
  • Phương pháp phẫu thuật (trong trường hợp nặng).

Khi Nào Nên Đi Khám Bác Sĩ:

  • Đau không giảm sau khi áp dụng các phương pháp tự nhiên.
  • Đau cổ vai gáy cấp tính với mức độ nặng.
  • Triệu chứng kèm theo khó thở, buồn nôn, hoa mắt, ù tai, chóng mặt.
  • Tình trạng đau nhức ngày càng trở nên nặng hơn, thậm chí khi đi ngủ.

Thuốc Nam Chữa Đau Mỏi Vai Gáy:

  • Ngải cứu.
  • Lá lốt.
  • Lá kinh giới.
  • Cây trinh nữ.

Mỗi bài thuốc Đông Y đều kết hợp nhiều thành phần thảo dược có tác động tích cực đối với xương khớp, mạch máu và cơ. Tuy nhiên, cần sự kiên nhẫn khi sử dụng thuốc Đông Y, và việc tham khảo ý kiến của bác sĩ được khuyến khích.


Bài viết trình bày về 5 loại thuốc chữa đau mỏi vai gáy và 6 thực phẩm chức năng, viên uống hỗ trợ. Dưới đây là bản rút gọn của nội dung:

1. Diclofenac:

  • Thuốc chống viêm, giảm đau không chứa steroid.
  • Liều: 100-150mg/ngày, uống trước bữa ăn.

2. Meloxicam:

  • Chữa đau mỏi vai gáy do thoái hoá đốt sống cổ.
  • Liều: 7.5-15mg/ngày, uống với nước.

3. Celecoxib 200mg:

  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID).
  • Liều: 200mg/lần/ngày, chia 2 lần/ngày.

4. Mydocalm:

  • Thuốc giãn cơ giảm đau mỏi vai gáy.
  • Liều: 150-450mg/ngày, chia 3 lần/ngày.

5. Ibuprofen:

  • Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid.
  • Liều: 1.2-1.8g/ngày, uống/tiêm tùy dạng bào chế.

6 viên uống hỗ trợ:

  • Arinamin Ex Plus, Glucosamine HCL 1500mg Kirkland, Glucosamine Puritan’s Pride, Flex-5, Viên vai gáy Thái Dương, Viên xương khớp Eisai.

Lưu ý khi sử dụng thuốc:

  • Uống thuốc đúng liều và cách sử dụng.
  • Không tự y án mua thuốc mà không có hướng dẫn của bác sĩ.
  • Kết hợp với lối sống lành mạnh và thực phẩm giàu canxi, vitamin D.

Khi cần đến bệnh viện:

  • Xuất hiện triệu chứng nguy cơ như khó thở, đau ngực, mệt mỏi.
  • Sốt cao, tiểu khó, thị lực suy giảm, phát ban nổi mẩn.

Đau mỏi vai gáy nên ăn gì, kiêng những thực phẩm nào là những thông tin quan trọng người bệnh không nên bỏ qua. Cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, cân bằng dưỡng chất để có thể cải thiện bệnh lý hiệu quả nhất. Hạn chế tối đa các nguy cơ xảy ra nhiều biến chứng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...
Các chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày – Nghiên Cứu Bởi Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...