Châm Cứu Đau Vai Gáy: Phương Pháp Hiệu Quả An Toàn

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Châm cứu đau vai gáy là phương pháp điều trị có nguồn gốc từ Đông y. Liệu pháp này sử dụng kim châm để tác động vào huyệt vị giúp cải thiện tình trạng đau nhức, giải phóng kinh lạc bị ứ trệ, thúc đẩy tuần hoàn máu và hỗ trợ tăng khả năng phòng vệ của cơ thể.

Có nên châm cứu khi bị đau vai gáy không?

Đau mỏi vai gáy hay chứng kiên tý là hội chứng cơ xương khớp phổ biến, có thể khởi phát ở nhiều độ tuổi nhưng thường gặp nhất là người có độ tuổi trung niên. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng đau mỏi ở vùng cổ, vai và gáy kèm theo các biểu hiện như cứng cổ, tê bì chân tay, khó khăn trong cúi gập/ xoay cổ, nóng rát chi trên,…

Châm Cứu Chữa Đau Vai Gáy: Phương Pháp Hiệu Quả An Toàn
Châm cứu đau vai gáy là phương pháp điều trị có nguồn gốc từ Đông y với độ an toàn cao

Các biểu hiện do bệnh đau mỏi vai gáy gây ra có xu hướng thuyên giảm sau khi dành thời gian nghỉ ngơi và trở nặng hơn khi thời tiết chuyển lạnh hay vận động mạnh. Bên cạnh sử dụng thuốc, Đông y còn kết hợp phương pháp châm cứu để cải thiện chứng kiên tý ở một số thể bệnh như phong hàn, thấp nhiệt, khí trệ huyết ứ.

Châm cứu là phương pháp dùng kim châm chuyên dụng, có độ dài ngắn, kích thước khác nhau đưa vào huyệt vị tương ứng với chứng bệnh cần điều trị để kích thích tuần hoàn máu, giải phóng ứ trệ ở kinh mạc, đồng thời điều hoà chức năng của các tạng.

Phương pháp châm cứu không chỉ được lưu truyền trong Đông y mà còn được áp dụng trong điều trị nhiều bệnh lý, nhất là các bệnh liên quan đến xương khớp. Theo nghiên cứu, tác động từ kim châm vào huyệt có tác dụng giải phóng hormone endorphin (morphin nội sinh). Loại hormone này có tác dụng thư giãn, làm giảm căng thẳng và mức độ thụ cảm cơn đau ở não bộ.

Bên cạnh đó, châm cứu còn kích thích phản xạ toàn thân giúp tăng tuần hoàn máu, ức chế sự tập trung quá mức của bạch cầu (tế bào miễn dịch có khả năng gây đau, viêm). Đồng thời, thúc đẩy dưỡng chất tập trung tại vị trí cơ xương khớp bị tổn thương để phục hồi, tái tạo cơ quan này.

Hiện nay, cải thiện cơn đau vai gáy bằng châm cứu được nhiều người bệnh lựa chọn so với dùng thuốc Tây vì ít xảy ra hiện tượng phụ thuộc, không ảnh hưởng đến chức năng gan, thận và có thể thực hiện cho người trên 65 tuổi.

Tuy nhiên, liệu pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ. Do đó, người bệnh cần kết hợp với các bài thuốc Đông y theo chỉ dẫn của thầy thuốc để đạt được kết quả điều trị tốt nhất.

Cách châm cứu chữa đau mỏi vai gáy an toàn và hiệu quả

Mặc dù có tác dụng tốt trong cải thiện cơn đau nhức, thư giãn cơ, giải phóng kinh lạc bị ứ trệ nhưng phương pháp châm cứu không áp dụng tốt cho tất cả trường hợp bị đau mỏi vai gáy. Liệu pháp này chỉ được thực hiện với trường hợp mắc chứng kiên tý ở thể khí trệ ứ huyết, thấp nhiệt và phong hàn.

1. Châm cứu đau vai gáy ở thể khí trệ huyết ứ, phong hàn

Đau mỏi vai gáy ở thể phong hàn đặc trưng bởi cơn đau khởi phát đột ngột khi tiếp xúc với gió lạnh, khí lạnh. Cơn đau nhức thường xuất hiện ở vùng cổ, kế đến lan rộng ra vùng vai gáy, đi kèm với tình trạng sợ lạnh, cứng cổ, giảm chức năng vận động do cơ co cứng. Theo Đông y, thể bệnh này xảy ra do phong hàn xâm nhập vào các kinh mạch tại vùng vai gáy gây ra hiện tượng co cứng, đau nhức, tê bì tại vị trí này.

Đau vai gáy thể khí trệ huyết ứ thường xảy ra do mang vác nặng, sai tư thế lâu ngày. Cơn đau do thể bệnh này gây ra có đặc điểm tương tự như chứng kiên tý thể phong hàn nên có cách châm cứu giống nhau.

Châm cứu chữa đau vai gáy ở thể khí trệ huyết ứ, phong hàn 
Đau vai gáy ở thể phong hàn cần ôn châm (kết hợp kim châm với ngải cứu)

Tuy nhiên, đau vai gáy ở thể phong hàn cần ôn châm (kết hợp kim châm với ngải cứu). Trong khi đó, đau mỏi vai gáy thể khí trệ huyết ứ cần châm tả (kỹ thuật châm cứu dùng kim mạch, châm ngược chiều kinh, thở vào chậm, thở ra rút kim, vê kim nhiều lần, châm nhanh, rút chậm, không lưu kim lâu, không bịt nơi châm sau khi rút kim ra).

Để cải thiện tình trạng đau nhức do đau mỏi vai gáy thể khí trệ huyết ứ và phong hàn, cần châm vào các huyệt vị sau:

Huyệt Phong trì:

Huyệt Phong trì là một trong những huyệt thuộc kinh Đởm. Có vị trí nằm chỗ lõm của bờ ngoài cơ thang, bờ trong cơ ức đòn chũm (đầu sát gáy). Chấm cứu huyệt vị này có tác dụng minh mục, sơ tà khí, giải biểu, thanh nhiệt, khu phong, chủ trị chứng chóng mặt, hoa mắt, đau cứng cổ gáy, cao huyết áp.

Khi châm cứu vào huyệt vị này, cần châm thẳng ngang với trái tai. Sâu khoảng 0.5 – 1 thốn và hướng mũi kim về phía mắt bên kia.

Huyệt Kiên tỉnh:

Kiên tỉnh là huyệt vị nằm ở vai, điểm cao nhất của đầu ngoài xương đòn. Khi day ấn vào huyệt vị này sẽ có cảm giác ê tức. Huyệt Kiên tỉnh chủ trị chứng cổ gáy cứng, bại liệt do trúng phong, đau nhức vùng vai, lưng trên. Khi châm, châm thẳng vào huyệt, sâu 0.5 – 0.8 thốn, ôn cứu trong 5 – 10 phút.

Huyệt Thiên trụ:

Đây là huyệt vị thứ 10 của kinh Bàng quang. Huyệt nằm ở sau gáy, đo ngang huyệt Á môn ra 1.3 thốn, nằm ngay dưới u lồi chẩm phía ngoài. Tương tự huyệt Kiên tỉnh, khi châm vào huyệt Thiên trụ cần châm thẳng. Tuy nhiên, có thể châm sâu 0.5 – 1 thốn và ôn cứu từ 3 – 5 phút.

Huyệt Thiên tông:

Huyệt Thiên tông là huyệt vị thứ 11 của kinh Tiểu trường có vị trí ở dưới hố giữa xương gai. Huyệt vị này có tác dụng tuyên thông khí trệ ở sườn ngực nên thường được dùng châm cứu chữa đau nhức bả vai, cánh tay. Khi châm, có thể châm xiên về 4 phía hoặc châm thẳng. Châm sâu 0.1 – 5 thống, cần ôn cứu 5 – 10 phút.

Huyệt Dương trì (cùng bên đau):

Huyệt Dương trì (Biệt dương) có vị trí nằm ở mặt ngoài của hằn cổ tay, ngay chỗ lõm khớp cổ tay. Huyệt có tác dụng giải nhiệt ở bán biểu, bán lý, thư cân, thông lạc. Xoa bóp bấm huyệt hoặc châm cứu vào huyệt vị này có tác dụng giảm đau nhức, bầm bím khớp cổ tay. Đối với huyệt Dương trì, cần châm thẳng, sâu 0.3 – 0.5 thốn, ôn cứu từ 5 – 10 phút.

Huyệt Dương lăng tuyền:

Đây là huyệt vị nằm ở đầu gối, ngay chỗ lõm phía trước, nằm dưới đầu xương mác. Huyệt Dương lăng tuyền có tác dụng thanh thấp nhiệt, khu phong tà, thư cân mạch, viêm khớp gối, chủ trị chứng đau lưng đùi, đau dây thần kinh. Dùng kim châm thẳng vào huyệt, sâu 1 – 1.5 thốn và ôn cứu từ 5 – 10 phút

Huyệt Kiên ngung:

Huyệt Kiên ngung là huyệt vị thứ 15 của kinh Đại trường. Để xác định huyệt vị, cần dang thẳng cánh tay, huyệt nằm ở chỗ nối giữa bả vai và cánh tay.

Huyệt vị có tác dụng khu phong, giải nhiệt, trừ thấp, thanh tiết hỏa khí ở dương minh. Châm cứu vào huyệt Kiên ngung có tác dụng giảm đau nhức do phong thấp, đau cổ, vai, cánh tay do hội chứng cổ vai gáy. Châm thẳng vào huyệt 0.5 – 1.5 thốn và không ôn cứu.

Trường hợp không có điều kiện châm cứu hàng ngày, người bệnh có thể xoa bóp các huyệt vị trên. Tuy nhiên khi châm huyệt trị chứng kiên tý thể khí trệ huyết ứ, cần thực hiện chậm để tránh gây đau nhức, tổn thương khớp.

2. Châm cứu chữa đau mỏi vai gáy thể thấp nhiệt (do viêm nhiễm)

Hội chứng đau vai gáy ở thể thấp nhiệt thường xảy ra do viêm nhiễm, đặc trưng bởi tình trạng sưng nóng khớp, đau nhức. Hiện tượng viêm ở khớp gây ra tình trạng khó khăn trong việc vận động, ăn uống kém, người sốt.

Châm cứu chữa đau mỏi vai gáy thể thấp nhiệt (do viêm nhiễm) 
Hội chứng đau vai gáy ở thể thấp nhiệt thường xảy ra do viêm nhiễm, đặc trưng bởi tình trạng sưng nóng khớp, đau nhức

Đối với thể bệnh này, cần áp dụng bài thuốc có tác dụng trừ thấp, hành khí hoạt huyết, khu phong, thanh nhiệt, giải độc kết hợp với châm cứu các huyệt sau:

Huyệt Phong môn: 

Đây là huyệt vị thứ 12 của kinh Bàng quang, có vị trí nằm ngay dưới mỏm đốt sống lưng thứ 2 đo ngang khoảng 1.5 thốn. Huyệt Phong môn có tác dụng khu phong tà, giải biểu, chủ trị vẹo cổ gáy, đau nhức vùng lưng và vai gáy. Khi châm huyệt này, cần châm xiên hướng về phía cột sống và sâu 0.5 – 0.8 thốn.

Huyệt Hợp cốc:

Huyệt có vị trí ở bờ ngoài, chính giữa xương bàn tay ngón trỏ (ngón tay thứ 2). Huyệt Hợp cốc có tác dụng phát biểu, khu phong, trấn thống (kiểm soát cơn đau), thanh tiết phế khí. Châm thẳng vào huyệt 0.5 – 1 thốn có thể cải thiện đau nhức ở ngón tay, yếu liệt cánh tay, tê bì do chứng kiên tý gây ra. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không được châm huyệt vị này.

Huyệt Đại chùy:

Huyệt Đại chùy (Đại truỳ) có vị trí ngay sau gáy. Để xác định huyệt, cần ngồi thẳng lưng, hơi cuối nhẹ về phía trước, lúc này sẽ hiện 3 u xương. U cao nhất là đốt sống cổ số 7 và huyệt Đại chùy ngay dưới mỏm gai của đốt sống này.

Huyệt vị có tác dụng định thần, thông dương, giải biểu, thanh tâm, điều khó, nâng cao sức đề kháng. Châm vào huyệt Đại chùy chủ trị chứng cổ vai gáy cứng, đầy tức, đau ở ngực sườn.

Châm cứu huyệt vị này, cần châm chếch lên, luồn kim dưới mỏm gai đốt sống cổ thứ 7. Chỉ châm sâu 0.5 – 1 thốn, không nên châm quá sâu. Khi thầy thuốc châm cứu, nếu có giảm giác như điện giật, cần thông báo ngay để rút kim ra kịp thời.

Huyệt Khúc trì:

Huyệt vị nằm ở ngay chỗ lằn khuỷu tay. Để xác định huyệt, cần co khuỷu tay vào ngực sẽ thấy hằn khuỷu tay hiện rõ. Huyệt vị nằm ở ngay đầu của nếp gấp.

Huyệt Khúc trì có tác dụng thanh nhiệt, khu phong, giải biểu, sơ tà nhiệt, dưỡng huyết. Châm thẳng 1 – 1.5 thốn vào huyệt vị chủ trị trị đau nhức khuỷu tay, cánh tay, chứng liệt chi trên. Bên cạnh đó, có thể châm cứu các huyệt vị lân cận vị trí đau nhức để cải thiện sưng đau, viêm.

Lưu ý: Không xoa bóp bấm huyệt với trường hợp đau mỏi vai gáy thể thấp nhiệt. Tác động từ liệu pháp này có thể khiến vùng cổ, vai gáy bị đau nhức nặng, sưng đỏ và khiến nhiễm trùng lan rộng.

Một số lưu ý khi châm cứu đau vai gáy

Châm cứu chữa đau mỏi vai gáy là phương pháp có nguồn gốc từ Đông y. Liệu pháp này giúp cải thiện tình trạng đau nhức, sưng viêm, thúc đẩy khí huyết lưu thông, giải phóng kinh lạc bị ứ trệ, tán phong hàn xâm nhập vào kinh lạc.

Một số lưu ý khi châm cứu chữa đau vai gáy 
Phụ nữ mang thai, cho con bú, hành kinh, mắc các bệnh nội khoa,… cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện châm cứu

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cũng như phòng tránh phát sinh rủi ro khi châm cứu, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nên thực hiện châm cứu theo liệu trình để đạt được kết quả tốt nhất. Mỗi liệu trình thường kéo dài 15 ngày, mỗi ngày thực hiện 1 lần, mỗi lần kéo dài từ 15 – 20 phút.
  • Người bệnh cần chọn cơ sở y tế/ phòng khám Đông y chất lượng, đáng tin cậy để tiến hành châm cứu chữa bệnh. Việc thực hiện ở các địa chỉ không đảm bảo có thể gây ra một số rủi ro như bầm tím, nhiễm trùng, vựng châm (hạ huyết áp, trụy tim mạch,… do châm sai huyệt, châm quá sâu hoặc do tâm lý người bệnh bất ổn)
  • Trường hợp có cảm giác khó chịu khi châm, cần thông báo với thầy thuốc. Nếu nghi ngờ bị vựng châm, cần rút kim ra ngay để phòng ngừa các rủi ro.
  • Trong quá trình châm cứu, người bệnh cần giữ tâm lý thoải mái, không nên ăn quá no hoặc để bụng đói. Đồng thời, tránh sử dụng thuốc lá, bia rượu và chất kích thích trước ngày ngày châm cứu.
  • Người bị động kinh, rối loạn đông máu, đang mang thai, cho con bú, hành kinh hoặc mắc các bệnh nội khoa cần tham khảo ý kiến bác sĩ cũng như cân nhắc lợi ích và rủi ro trước khi can thiệp châm cứu đau vai gáy.
  • Tuyệt đối không tự ý châm cứu. Trong trường hợp không có điều kiện, người bệnh có thể áp dụng phương pháp bấm huyệt chữa đau vai gáy, nên đề nghị thầy thuốc hướng dẫn xác định huyệt vị và tự xoa bóp bấm huyệt để cải thiện cơn đau.

Bên cạnh đó, để hỗ trợ quá trình điều trị đau vai gáy, người bệnh nên:

  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, nhất là trong giai đoạn cổ, vai gáy sưng nóng nặng. Đồng thời, hạn chế các thói quen làm tăng áp lực lên hệ thống xương khớp như mang vác nặng, ngồi/ nằm sai tư thế,…
  • Chú ý giữ ấm cơ thể, ăn uống điều độ, tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng và nghỉ ngơi hợp lý.
  • Cần kết hợp với các bài thuốc chữa đau vai gáy (dùng ngoài + thuốc uống) để kiểm soát tốt các triệu chứng toàn thân, đồng thời rút ngắn thời gian điều trị.
  • Trường hợp đau mỏi vai gáy ở mức độ nặng, cần cân nhắc điều trị theo Tây y để kiểm soát cơn đau nhanh chóng, đồng thời dự phòng biến chứng.

Phương pháp châm cứu đau vai gáy có nguồn gốc từ Đông y. Liệu pháp này có thể cải thiện cơn đau nhức, sưng đỏ, thúc đẩy tuần hoàn máu, giải phóng ứ trệ ở kinh lạc. Tuy nhiên, để kiểm soát bệnh lý hoàn hoàn, người bệnh cần kết hợp với bài thuốc uống, đắp ngoài và xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...
Các chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày – Nghiên Cứu Bởi Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...