Ngủ Dậy Bị Đau Cổ: Nguyên Nhân Và Mẹo Chữa Trị Hiệu Quả

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Ngủ dậy bị đau cổ là tình trạng mà ai bất kỳ ai cũng gặp phải vài lần trong đời. Trường hợp tình trạng này chỉ diễn ra thoáng qua và biến mất thường không đáng lo ngại, tuy nhiên những người thường xuyên ngủ dậy bị đau cổ, cơn đau kéo dài kèm theo những triệu chứng khác rất có thể đây là dấu hiệu của các bệnh lý xương khớp. 

Tình trạng ngủ dậy bị đau cổ là gì?

Cơ thể con người chúng ta có thể cử động được một cách linh hoạt là nhờ vào sự phối hợp của nhiều hệ cơ quan như hệ xương khớp, hệ thần kinh, hệ cơ… Về nguyên lý, tình trạng đau cổ sau khi ngủ dậy xảy ra do các đốt xương bị viêm hay thoái hóa xâm lấn vào búi cơ, dẫn đến căng cứng. Vì vậy, khi đột nhiên bị đau nhức cổ sau khi ngủ dậy có thể là do các cơ vùng cổ bị căng cứng, làm cho cổ không thể xoay chuyển, cử động được theo ý muốn.

Trên thực tế tình trạng ngủ dậy bị đau cổ không phải là bệnh, mà là một trong rất nhiều những triệu chứng của các bệnh lý khác nhau hoặc do thói quen ngủ sai tư thế gây ra. Những trường hợp chỉ bị đau cổ nhẹ, cơn đau nhanh chóng biến mất ngay sau đó thì phần lớn sẽ không đáng lo ngại.

Tuy nhiên, nếu bị đau cổ sau khi ngủ dậy thường xuyên, cơn đau kéo dài dai dẳng rất có thể là dấu hiệu của các bệnh lý xương khớp như đau vai gáy, viêm khớp, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm Lúc này, bạn cần phải nhanh chóng thăm khám để được chẩn đoán và điều trị bệnh theo phác đồ phù hợp.

Nguyên nhân gây ra triệu chứng ngủ dậy bị đau cổ

Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ngủ dậy bị đau cổ, trong đó có 2 nguyên nhân chính là nguyên nhân cơ học và nguyên nhân bệnh lý. Cụ thể như sau:

1. Nguyên nhân cơ học

Theo các chuyên gia cho biết, tình trạng ngủ dậy bị đau cổ xảy ra khá phổ biến, đặc biệt ở những người trong độ tuổi từ 30 – 50 và xuất phát từ các nguyên nhân sau:

  • Do tư thế ngủ không phù hợp:

Những người có thói quen ngủ nằm sấp hay nằm co quắp người, nằm nghiêng thường có nguy cơ ngủ dậy bị đau cổ cao hơn những người ngủ tư thế nằm ngửa. Vì khi nằm sấp trong thời gian dài, đặc biệt đối với những người có sức khỏe xương khớp yếu sẽ dễ gây ra đau nhức một bệnh vai, cổ.

Tình trạng này kéo dài trong nhiều giờ liền khiến cho vùng này bị thiếu máu và gây ra hiện tượng tê bì, cứng cơ, vẹo và đau cổ.

ngủ dậy bị đau cổ
Duy trì tư thế ngủ sai trong nhiều giờ liền khiến cơ cổ căng cứng dẫn đến đau nhức sau khi ngủ dậy
  • Do kê gối quá cao 

Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng kê đầu bằng gối cao sẽ giúp dễ ngủ hơn tuy nhiên thực tế thì lại không phải như vậy. Việc kê gối quá cao sẽ khiến cho đoạn nối giữa cổ, vai gáy và lưng không cùng nằm trên một đường thẳng, gấp khúc dễ làm căng cơ, thậm chí có thể làm rách cơ vùng này, kể cả khi đang ngủ.

Ngoài ra, khi kê gối quá cao cũng sẽ khiến cho cổ chúng ta bị đẩy về phía trước hoặc nếu quá thấp sẽ bị đẩy về phía sau, ngăn chặn quá trình lưu thông máu lên não, dẫn đến thiếu oxy dẫn đến đau mỏi cổ sau khi ngủ dậy. Một vài trường hợp còn gây ra chóng mặt hoặc mất ngủ.

  • Do yếu tố tuổi tác

Tình trạng ngủ dậy bị đau cổ thường xảy ra chủ yếu ở người lớn tuổi hoặc trung niên. Vì đây là độ tuổi mà hệ thống xương khớp bắt đầu thoái hóa và suy yếu dần. Lúc này các mao mạch máu không còn đạt độ dẻo dai và đàn hồi nhất định nên dễ bị đau nhức hơn. Ngoài ra, ngày nay tình trạng ngủ dậy bị đau cổ cũng có thể xảy ra thường xuyên ở người trẻ tuổi làm việc văn phòng hoặc tài xế lái xe đường dài.

  • Do thực hiện các chuyển động đột ngột

Việc thực hiện các cử động bất ngờ trong lúc ngủ như vung tay chân, đạp đá hay ngồi bật dậy đột ngột… đều có thể vô tình khiến cho cơ cổ bị căng cứng, tạo căng thẳng và áp lực cho vùng này khiến bạn bị đau cổ khi ngủ dậy, thậm chí nặng hơn có thể gây bong gân cổ.

  • Do cổ bị chấn thương 

Một số chấn thương vùng cổ thường gặp như chơi thể thao, tai nạn lao động, tai nạn giao thông… mức độ nhẹ thường không gây ra cơn đau ngay lập tức. Thay vào đó, khi bạn ngủ qua một đêm đến sáng hôm sau sẽ xuất hiện tình trạng đau cổ, cứng cổ khó chịu, thậm chí khiến bạn không thể cử động một lúc lâu.

  • Một số nguyên nhân khác

Bạn cũng có thể dễ dàng bị đau cổ khi ngủ dậy do sự tác động ngoại lực kéo dài như thói quen khom lưng khi làm việc, lao động nặng nhọc, lười vận động, ngồi quá lâu trước quạt gió hoặc máy lạnh, không đội nón che kín cổ gáy khi đi nắng, thường xuyên tắm gội đầu ban đêm, nghiện hút thuốc lá…

2. Nguyên nhân bệnh lý

Bên cạnh các nguyên nhân cơ học, tình trạng ngủ dậy bị đau cổ cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý xương khớp như:

  • Thoái hóa đốt sống cổ: Theo thống kê, có đến 80% trường hợp bệnh lý gây ngủ dậy bị đau cổ là do thoái hóa đốt sống cổ. Đây là tình trạng phần khớp và sụn bị thoái hóa dẫn đến không còn sự linh hoạt, kém vận động. Bên cạnh đó, khi lượng máu lưu thông đến khu vực này bị suy giảm càng khiến cho cơn đau nhức vùng cổ càng nặng, từ đó khiến người bệnh dễ dàng bị đau cổ sau khi ngủ dậy.
  • Thoát vị đĩa đệm cổ: Thông thường các đĩa đệm ở vùng cổ có nhiệm vụ giúp các cử động ở cổ diễn ra trơn tru. Tuy nhiên, khi phần nhân nhầy trong đĩa đệm dịch chuyển ra ngoài và gây chèn ép lên dây thần kinh cổ dẫn đến đau mỏi vai gáy và đau cổ. Đặc biệt, trong lúc ngủ vô tình làm cho lực tác động lên vùng cổ càng tăng lên, từ đó gây gây đau cổ khi ngủ dậy.
  • Gai cột sống cổ: Gai cột sống là tình trạng các mỏm gai nhỏ mọc ra từ hai bên đốt sống cổ. Chúng tác động đến xương khớp và các cơ quan lân cận xung quanh, đặc biệt vào giấc ngủ ban đêm dẫn đến tình trạng ngủ dậy bị đau cổ.
ngủ dậy bị đau cổ
Ngủ dậy bị đau cổ có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý xương khớp như thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống…
  • Hội chứng hẹp ống sống cổ: Hẹp ống sống cổ là bệnh lý hết sức nguy hiểm về xương khớp. Đặc trưng của bệnh là những cơn đau nhức, tê bì kéo dài từ cổ, vai gáy xuống tay, thậm chí mất cảm giác… Một số trường hợp nặng hơn có thể khiến các dây thần kinh tủy sống bị chèn ép và gây đau nhức kéo dài, điển hình là những cơn đau cổ dai dẳng sau khi ngủ dậy.
  • Đau xơ : Chứng đau xơ cơ xảy ra do sự rối loạn của các khớp dẫn đến đau nhức cơ bắp ở nhiều vị trí trên cơ thể. Đây cũng là một trong những nguyên nhân bệnh lý gây ra cứng mỏi, đau khớp cổ sau khi ngủ dậy.
  • Một số bệnh lý nhiễm trùng: Ngoài các bệnh lý về xương khớp thì tình trạng ngủ dậy bị đau cổ cũng có thể là dấu hiệu của một vài bệnh lý nhiễm trùng như não mô cầu, viêm màng não… Lúc này, người bệnh có thể bị đau cổ khi ngủ dậy, kèm theo đó là những cơn đau đầu, buồn nôn, sốt cao… Người bệnh cần chú ý thăm khám và điều trị kịp thời để tránh gây các biến chứng nguy hiểm.
  • Bệnh đau thắt ngực: Bệnh lý này xảy ra do tình trạng đau thắt ngực khiến máu huyết không thể lưu thông đến tim và các mô cơ xung quanh. Sự suy giảm oxy đến tim gây ra cơn đau tại đây và lan đến cổ, vai gáy, lưng… kèm theo hoa mắt, chóng mặt, thở dốc, mệt mỏi…

Biện pháp chẩn đoán chính xác tình trạng ngủ dậy bị đau cổ

Để chẩn đoán chính xác tình trạng ngủ dậy bị đau cổ là do yếu tố cơ học hay xuất phát từ bệnh lý, đầu tiên bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và kiểm tra khả năng và phạm vi cử động cổ cũng như đánh giá mức độ đau nhức thông qua một số bài kiểm tra nhỏ như đi, đứng, xoay cổ, quay người… Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ tiến hành thu thập thông tin về tiền sử bệnh lý hoặc nhưng chấn thương trước đó.

Sau đó, tùy theo đánh giá sơ bộ mà bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện các xét nghiệm kỹ thuật cao để hỗ trợ cho quá trình chẩn đoán như:

  • Chụp X – quang cột sống cổ;
  • Chụp cộng hưởng từ MRI;
  • Đo điện cơ;
  • Xét nghiệm máu nếu cần.

Cách điều trị khắc phục tình trạng ngủ dậy bị đau cổ

Đối với những trường hợp ngủ dậy bị đau cổ do yếu tố cơ học thường không cần can thiệp y tế, chỉ cần áp dụng các biện pháp giảm đau đơn giản tại nhà và điều chỉnh lối sống sinh hoạt phù hợp thì tình trạng này sẽ nhanh chóng được cải thiện. Ngược lại, với những trường hợp ngủ dậy bị đau cổ kéo dài, là dấu hiệu của các bệnh lý mãn tính cần được tích cực điều trị bằng các biện pháp chuyên sâu để kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng.

Hiện nay, để điều trị làm giảm triệu chứng ngủ dậy bị đau cổ có nhiều cách khác nhau. Tùy vào nguyên nhân gây ra và mức độ đau nhiều hay ít mà bác sĩ sẽ hướng dẫn áp dụng điều trị bằng các biện pháp phù hợp nhằm loại bỏ cơn đau nhanh nhất.

1. Áp dụng một số mẹo làm giảm đau tức thì

Để làm giảm nhanh chóng cơn đau cổ sau khi ngủ dậy, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo đơn giản, có thể thực hiện ngay tại nhà như:

ngủ dậy bị đau cổ
Chườm nóng vùng cổ đau nhức từ 15 – 20 phút giúp cải thiện hiệu quả tình trạng đau nhức, căng cứng, tê bì cổ
  • Xoa bóp, massage cổ: Khi cơn đau cổ ập đến ngay khi bạn vừa thức dậy hãy dùng lòng bàn tay xoa bóp hai bên cổ nhẹ nhàng và liên tục trong vòng 5 phút. Việc xoa bóp này sẽ giúp kích thích quá trình lưu thông máu huyết đến cổ và các bộ phận xung quanh cổ nhiều hơn, từ đó giảm đau nhức hiệu quả.
  • Chườm nóng: Nếu cơn đau vẫn chưa giảm nhiều, bạn có thể dùng túi chườm nóng hoặc khăn thấm nước ấm đắp trực tiếp lên vùng cổ bị đau nhức. Nhiệt nóng tỏa ra thẩm thấu qua da sẽ làm giãn nở các dây mạch máu bị căng cứng, kích thích lưu thông khí huyết tốt hơn, nhờ đó giảm đau nhanh chóng.
  • Tự bấm huyệt tại nhà: Bạn cũng có thể giảm tức thì cơn đau cổ bằng cách bấm huyệt theo cách sau: ngồi thẳng lưng, dùng ngón tay cái ấn vào vị trí đau nhức trên cổ với một lực vừa phải, ấn giữ trong vòng 5 giây sau đó day nhẹ thêm 5 giây nữa thì dừng. Cứ lặp đi lặp lại liên tục thao tác này trong vòng 4 – 5 lần sẽ giúp giảm đau rõ rệt.

2. Điều trị bằng thuốc Tây

Những trường hợp người bệnh phải chịu cơn đau dai dẳng kéo dài và không thuyên giảm hoặc giảm không đáng kể sau khi áp dụng các mẹo giảm đau nên cân nhắc sử dụng các loại thuốc giảm đau nhanh không kê đơn.

Một vài loại thuốc giảm đau thường dùng cho người bị đau cổ khi ngủ dậy như: Panadol, Paracetamol, Naproxen, Ibuprofen,Acetaminophen… Đây đều là những loại loại thuốc có tác dụng giảm đau nhức, kháng viêm, chống phù nề hiệu quả sau vài lần sử dụng. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng miếng dán giảm đau để đạt hiệu quả giảm đau nhanh hơn.

Tuy nhiên, với những trường hợp triệu chứng đau cổ khi ngủ dậy nặng nề và là dấu hiệu của các bệnh lý cần thăm khám để được bác sĩ chỉ định sử dụng loại thuốc phù hợp. Một số loại thường dùng như:

  • Nhóm thuốc giãn cơ như Myonal, Mydoclam…
  • Nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAID)
  • Thuốc chống trầm cảm và Glucosamin
  • Nhóm thuốc chống trầm cảm nếu cần thiết.
ngủ dậy bị đau cổ
Để làm giảm nhanh chóng tình trạng ngủ dậy bị đau cổ bạn có thể sử dụng các loại thuốc không kê đơn

Lưu ý: Việc sử dụng bất kỳ loại thuốc Tây kê đơn hay không kê đơn cũng đều phải tuân thủ tuyệt đối liều dùng do bác sĩ chỉ định, không tự ý tăng giảm liều hay lạm dụng thuốc để tránh các tác dụng phụ nguy hiểm.

Ngoài ra, với những trường hợp cơn đau nhức cổ xuất phát từ các bệnh lý xương khớp nguy hiểm và thuyên giảm sau khi sử dụng thuốc trong thời gian dài, có những chuyển biến xấu hơn sẽ được cân nhắc phẫu thuật. Hiện nay, có 2 phương pháp phẫu thuật phổ biến là mổ hở và dùng tia laser nhằm xử lý nguyên nhân gây đau cổ hoặc phương pháp kéo giãn cột sống để làm giảm cơn đau tạm thời.

3. Giảm đau nhức cổ sau khi ngủ dậy bằng các loại thuốc Nam

Nhằm cải thiện tình trạng đau nhức cổ sau khi ngủ dậy mà không phải sử dụng thuốc Tây quá nhiều thì các loại dược liệu thuốc Nam chính là sự chọn lựa phù hợp. Phương pháp này giúp làm giảm khá hiệu quả cơn đau cứng cổ và đặc biệt là an toàn lành tính, không gây ra tác dụng phụ nhờ sử dụng dược liệu tự nhiên.

Tuy nhiên, cũng chính vì sử dụng thảo dược tự nhiên nên hiệu quả thường đến chậm hơn so với thuốc Tây, người bệnh phải kiên trì áp dụng trong thời gian dài mới có hiệu quả. Bên cạnh đó, tùy vào cơ địa, mức độ đau và nguyên nhân gây ra cơn đau là gì mà hiệu quả sẽ phát huy tốt hoặc không tốt.

Một số loại dược liệu tự nhiên giúp làm giảm đau nhức cổ sau khi ngủ dậy như: ngải cứu, hạt gấc chín, gừng, lá lốt, đinh lăng…

4. Vật lý trị liệu làm giảm đau nhức cổ

Các biện pháp vật lý trị liệu như châm cứu, bấm huyệt, giác hơi… là phương pháp đem lại hiệu quả hỗ trợ điều trị các bệnh lý xương khớp gây ra tình trạng ngủ dậy bị đau cổ. Cụ thể một vài biện pháp như:

  • Châm cứu: Phương pháp châm cứu có khả năng kích thích cơ thể giải phóng hormone endorphin – một loại hormone có tác dụng giảm đau hiệu quả.
  • Xoa bóp bấm huyệt: So với tự bấm huyệt giảm đau cổ tại nhà thì các thủ thuật bấm huyệt do chuyên gia thực hiện sẽ phức tạp hơn rất nhiều. Những thủ thuật này như day, ấn, kéo, xoa… lên các huyệt đạo nhất định để đả thông tình trạng tắc nghẽn tại huyệt vị, kích thích lưu thông mạch máu và giúp người bệnh cử động cổ dễ dàng hơn.
  • Giác hơi: Đây là phương pháp cổ truyền có tác dụng hoạt huyết, đả thông kinh mạch, giảm đau cứng cổ sau khi ngủ dậy và hỗ trợ phục hồi những tổn thương do các bệnh lý xương khớp gây ra.

5. Thực hiện một số bài tập làm giảm đau và hỗ trợ điều trị bệnh lý

Bên cạnh áp dụng các biện pháp điều trị chuyên môn và hỗ trợ làm giảm đau như vừa nêu trên, các chuyên gia cũng khuyến khích người bệnh chủ động áp dụng thực hiện một số bài tập hỗ trợ để giúp dứt điểm cơn đau và hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan. Một số bài tập được đánh giá tốt và phù hợp cho vùng cổ như:

Bài tập tư thế con mèo

  • Bước 1: Dang hai chân rộng bằng hông, từ từ chống hai tay xuống sàn sao cho cánh
  • Bước 2: tay và đùi song song nhau, vuông góc với mặt sàn.
  • Bước 3: Hóp bụng lại, cong lưng và ghì cằm vào xương ức để các cơ đốt sống cổ được căng giãn tối đa.
  • Bước 4: Giữ yên cho đến khi mỏi thì thả lỏng. Lặp lại động tác này từ 5 – 7 lần.

Bài tập tư thế xỏ kim

  • Bước 1: Quỳ gối rồi từ từ chạm hai lòng bàn tay xuống sàn giống tư thế con mèo.
  • Bước 2: Dần dần hạ cánh tay xuống sao cho bả vai chạm đất và hướng về phía ngược lại.
  • Bước 3: Dùng sức nặng của phần thân trên ấn vai và cánh tay để giúp cho cổ và vai gáy được kéo căng.

Các cách phòng ngừa tình trạng ngủ dậy bị đau cổ

Hầu hết các biện pháp điều trị và làm giảm đau đều mang tính tạm thời, tình trạng ngủ dậy bị đau cổ có thể tái phát trở lại bất kỳ lúc nào nếu bạn lơ là. Vì vậy, cách tốt nhất để ngăn chặn tình trạng này chính là chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa từ sớm như:

  • Chọn tư thế ngủ đúng, tốt nhất nên nằm ngửa hoặc nếu nằm nghiêng hãy đặt thêm một chiếc gối kẹp giữa hai chân để giữ cho cột sống được thẳng.
  • Lưu ý khi ngủ không kê gối quá cao, gối nằm tốt nhất là từ 8 – 15cm và ưu tiên chọn gối làm bằng mút hoạt tính để hỗ trợ giấc ngủ tốt nhất, phòng ngừa cơn đau nhức cổ.
  • Điều chỉnh thói quen sinh hoạt hằng ngày như: không ngồi quá lâu ở một tư thế, không để luồng gió từ máy quạt hoặc máy lạnh thổi trực tiếp vào vùng đầu, cổ, vai gáy…, không cúi đầu quá lâu để sử dụng các thiết bị điện tử, tránh thực hiện các động tác đột ngột hoặc cúi gập vai, cổ về phía trước quá lâu…
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe, cải thiện sức mạnh cơ bắp. Tốt nhất nên nhờ đến sự hỗ trợ của chuyên gia để được hướng dẫn các bài tập tốt cho vùng cổ, vai gáy.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng – 1 năm/ lần để sớm phát hiện các triệu chứng bất thường về xương khớp hoặc của cơ thể để điều trị sớm.

Tình trạng ngủ dậy bị đau cổ thực tế không quá xa lạ, tuy nhiên để dứt điểm nó cần phải thăm khám để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra. Do đó, người bệnh không nên chủ quan, lơ là mà phải chủ động thăm khám để được điều trị càng sớm càng tốt, phòng ngừa phát sinh các biến chứng nguy hiểm.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Định Tâm An Thần Thang: Bài Thuốc Tốt Nhất Từ Y Học Cổ Truyền 

Mất ngủ là vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại, gây...

Cảnh Báo Mề Đay Cấp Và Mãn Tính Ở Trẻ Em Bùng Phát Tại Miền Nam 

Thời gian gần đây, số lượng trẻ em mắc mề đay cấp và mãn tính...

Nghiên Cứu Khoa Học Về Bệnh Viêm Da Cơ Địa Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Sau nhiều năm đi sâu nghiên cứu, đội ngũ chuyên gia Viện Y dược cổ...